Bài giảng Giáo dục hướng nghiệp 11 - Bài 7: Phương pháp giâm cành - Năm học 2022-2023 - Hà Thiên An

Bài giảng Giáo dục hướng nghiệp 11 - Bài 7: Phương pháp giâm cành - Năm học 2022-2023 - Hà Thiên An

- Là phương pháp nhân giống vô tính cây trồng.

- Cây con tạo ra bằng cách một đoạn cành tách khỏi cây mẹ tạo rễ trong điều kiện thích hợp

- Áp dụng cho 1 số cây dễ ra rễ như: sắn, rau muống, rau ngót

 

pptx 47 trang Trí Tài 03/07/2023 2750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục hướng nghiệp 11 - Bài 7: Phương pháp giâm cành - Năm học 2022-2023 - Hà Thiên An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH 
 Trình bày các phương pháp Nhân giống vô tính? 
BÀI 7: PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH 
I. Khái niệm 
II. Ưu nhược điểm 
1. Ưu điểm 
2. Nhược điểm 
III. Những yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ ra rễ 
1. Yếu tố nội tại của cành giâm 
2. Yếu tố ngoại cảnh 
3. Yếu tố kĩ thuật 
IV. Sử dụng chất điều hòa ST trong giâm cành. 
I. Khái niệm 
- Là phương pháp nhân giống vô tính cây trồng. 
- Cây con tạo ra bằng cách một đoạn cành tách khỏi cây mẹ tạo rễ trong điều kiện thích hợp 
- Áp dụng cho 1 số cây dễ ra rễ như : sắn, rau muống, rau ngót 
II. Ưu nhược điểm của phương pháp chiết cành 
1. Ưu điểm 
G i ữ được đặc tính giống với cây mẹ. 
Sớm ra hoa kết quả. 
Hệ số nhân giống cao, thời gian cho cây giống nhanh 
2. Nhược điểm 
Nhiều thế hệ không thay đổi dẫn đến già hóa. 
Đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao, đòi hỏi đầu tư lớn. 
III. Những yếu tố ảnh hưởng đến ra rễ của cành giâm . 
1. Yếu tố nội tại của cành giâm 
a . Các giống cây 
- Cây dễ ra rễ: cây dây leo, dâu, mận, gioi, chanh 
- Cây khó ra rễ: thân gỗ cứng, xoài, nhãn, hồng, táo 
b. Chất luợng của cành giâm 
- Cây mẹ cho cành giâm phải tốt 
- Đặc điểm của cành giâm phải phù hợp: không quá già, 
không quá non, dài 10-15cm, đường kính 0,5cm 
2. Yếu tố ngoại cảnh 
a. Nhiệt độ: liên quan đến hô hấp, tiêu hao chất dinh dưỡng, hình thành bộ rễ. 
b. Độ ẩm: Luôn giữ độ ẩm bảo hòa ở mặt lá. 
c. Ánh sáng: tuyệt đối tránh ánh sáng trực xạ. 
d. Giá thể cành giâm 
- Chọn thời vụ giâm cành thích hợp. 
- Khu giâm cành có mái che bằng lưới phản quang PE. 
- Dùng bình phun mù tưới giữ ẩm ở mặt lá và giữ cho giá thể không bị úng. 
3. Yếu tố kĩ thuật 
- Giá thể cành giâm. 
- Chọn cành giâm. 
- Kĩ thuật cắt cành: cắt vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. 
- Cắm cành vào giá thể 
- Chăm sóc cành sau khi giâm. 
IV. S ử d ụ ng ch ấ t đ i ề u hòa ST trong giâm cành.  
* Giúp cành giâm ra rễ sớm, chất lượng bộ rễ tốt. 
* Một số chất thường được sử dụng: NAA, IBA, IAA, ... 
* Lưu ý: 
- Pha đúng nồng độ, liều lượng. 
- Thời gian xử lý phải phù hợp: tùy thuộc nồng độ pha, 
tuổi cành giâm, giống cây 
- Nhúng phần gốc hom giâm vào dung dịch. 
BÀI 8: PHƯƠNG PHÁP CHIẾT CÀNH 
I. Khái niệm 
II. Ưu nhược điểm 
1. Ưu điểm 
2. Nhược điểm 
III. Những yếu tố ảnh hưởng 
1. Giống cây: 
2. Tuổi cây, cành chiết 
3. Thời vụ chiếtI. Khái niệm 
IV. Quy trình kĩ thuật chiết cành 
I. Khái niệm 
- Chiết cành là phương pháp nhân giống vô tính. 
- Từ 1 cành trên cây mẹ tạo điều kiện để cành ra rễ rồi tách ra tạo thành cá thể mới. 
II. Ưu nhược điểm của phương pháp chiết cành 
1. Ưu điểm 
Sớm ra hoa kết quả- 
Giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ. 
Cây thấp, tán gọn, phân cành đều thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch. 
Sớm cho cây giống (khoảng 3 - 6 tháng tùy loại). 
2. Nhược điểm 
Một số giống cho hiệu quả thấp do tỷ lệ ra rễ thấp. 
Hệ số nhân giống không cao. 
Tuổi thọ vườn cây trồng từ chiết cành là không cao. Nếu chiết nhiều sẽ ảnh hưởng đến ST của cây mẹ. 
Cây chiết qua nhiều thế hệ dễ bị nhiễm vi rut. 
III. Những yếu tố ảnh hưởng đến ra rễ của cành chiết. 
1. Giống cây 
Giống khác nhau khả năng ra rễ khác nhau. 
2. Tuổi cây, tuổi cành 
Tuổi cây, tuổi cành càng cao khả năng ra rễ càng thấp. Cần lưu ý khi chọn cành chiết. 
3. Thời vụ chiết: 
Miền Bắc: Vụ xuân: tháng 3 – 4. và Vụ thu: tháng 8 – 9. 
Miền Nam: Chiết vào đầu mùa mưa 
* Chú ý : 
- Chọn cây, chọn cành chiết nên chọn cây khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh và có phẩm chất quả tốt, năng xuất cao, hợp với thị hiếu người tiêu dùng. 
- Chọn các loại cành có 2 nhánh , đường kính từ 1-2 cm, chiều dài từ 40-60cm. Cành đã hoá gỗ nằm ở vị trí tầm tán phơi ra ngoài ánh sáng. 
IV. Quy trình kĩ thuật chiết cành 
- Chọn cành chiết trên cây mẹ tốt 
- Khoanh vỏ: Chiều dài khoanh vỏ gấp 1,5 - 2 lần Ø cành chiết. 
- Cạo sạch lớp tế bào tượng tầng sát phần vỏ. 
- Đặt vết khoanh vào tâm bầu chiết. Chất độn bầu - d ùng đất thịt nhẹ, đất mùn, trộn với mùn cưa, trấu,rơm,và phân chuồng ủ hoai theo tỉ lệ 2/3 và đất bó bầu đảm bảo độ ẩm . 
- Bó bầu bằng giấy PE. 
Cố định bầu chiết bằng dây cột để bầu không xoay. 
Ra ngôi cành chiết: Sau khi chiết 3-4 tháng bầu có màu rễ màu nâu vàng hoặc hơi xanh thì cắt cành đem ra vườn ươm. 
1. Chuẩn bị: 
- Dao ghép, cắt cành 
- Ni lông trắng để bó bầu 
- Nguyên liệu làm giá thể 
- Chế phẩm kích thích ra rễ 
- Ô doa, thùng tưới... 
2. Quy trình thực hành: 
Bước1 : Chuẩn bị giá thể bầu chiết 
Bước2 : Chọn cành chiết 
Bước 3 : Khoanh vỏ cành chiết 
Bước 4: Bó bầu 
Video chiết cành 
BÀI 9: PHƯƠNG PHÁP G H ÉP VÀ CÁC KIỂU GHÉP 
I. Khái niệm Và cơ sở khoa học 
1. Khái Niệm 
2. Cơ sở khoa học 
II. Ưu nhược điểm 
1. Ưu điểm 
2. Nhược điểm 
III. Những yếu tố ảnh hưởng 
1. Giống cây: 
2. Tuổi cây, cành chiết 
3. Thời vụ chiếtI. Khái niệm 
IV. Quy trình kĩ thuật ghép cành 
1. Ghép rời 
2. Ghép áp cành 
I. Khái niệm và cơ sở khoa học: 
1. Khái niệm chung 
- Là phương pháp nhân giống vô tính cây trồng. 
- Cá thể mới được tạo ra bằng cách lấy một bộ phận của cây khác (cây giống) gắn lên 1 cây khác (cây gốc ghép). 
- Cây con mang đặc tính của cây mẹ, tăng khả năng chống chịu nhờ bộ rễ của cây gốc ghép. 
2. Cơ sở khoa học 
- Làm tượng tầng của cây gốc ghép & bộ phận ghép tiếp xúc → phân hóa thành mạch dẫn giúp vận chuyển các chất bình thường giữa cây gốc ghép và bộ phận ghép. 
II. Ưu nhược điểm của phương pháp chiết cành 
1. Ưu điểm 
Sớm cho hoa và kết quả 
Giữ được đầy đủ đặc tính của giống muốn nhân ..tính di truyền ổn định 
Cây sinh trưởng và phát triển tốt nhờ tính thích nghi và tính chống chịu của cây gốc ghép 
Tăng tính chống chịu của cây 
Hệ số nhân giống cao 
Duy trì được nòi giống với những giống không hạt, những giống khó chiết hay giâm cành 
2. Nhược điểm 
Chỉ áp dụng được với những cây có quan hệ họ hàng với nhau. 
Kỹ thuật ghép đòi hỏi khá phức tạp, nhất là chọn gốc ghép, cành ghép, mắt ghép và thao tác khi ghép để đảm bảo cây giống khỏe và sạch bệnh. 
Cây ghép qua nhiều thế hệ dễ bị nhiễm vi rut. 
III. Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ghép sống . 
1. Giống cây 
Giống làm gốc ghép và Giống cây cho mắt ghép, cành ghép phải có mqh họ hàng với n 
2. Chất lượng cây gốc ghép 
Tuổi cây, tuổi cành càng cao khả năng ra rễ càng thấp. Cần lưu ý khi chọn cành chiết. 
3. Chất lượng cành ghép 
Cành bánh tẻ, 3 - 6 tháng tuổi, phía ngoài, giữa tầng tán. 
4. Thời vụ ghép 
Miền Bắc: tháng 5 - 8, miền Nam: đầu mùa mưa . 
5. Thao tác kĩ thuật 
 Dao ghép phải sắc, thao tác phải nhanh gọn. 
Vết cắt, cành ghép, gốc ghép phải đảm bảo vệ sinh. 
Tượng tầng của cành ghép và gốc ghép tiếp xúc càng 
nhiều càng tốt. 
Buộc chặt vết ghép để tránh mưa, nắng, và cành ghép thoát hơi nước quá mạnh . 
IV. Thao tác k ĩ thu ậ t 
Kể tên các phương pháp ghép phổ biến? 
* 2 phương pháp ghép : ghép cành và ghép mắt 
1. Ghép cành : 
a. Ghép áp 
b. Ghép nêm 
c. Ghép chẻ bên 
d. Ghép đoạn cành 
2. Ghép mắt : 
a. Ghép cửa sổ 
b. Ghép chữ T 
c. Ghép mắt nhỏ có gỗ. 
 2 phương pháp: Ghép rời ( Ghép mắt và ghép đoạn cành) và ghép liền ( ghép áp cành) 
 PHƯƠNG PHÁP GHÉP VÀ CÁC KIỂU GHÉP 
1. Ghép rời: (lấy một bộ phận khỏi cây mẹ gắn vào cây gốc ghép)  
Qui trình kỹ thuật: 
Bước 1: M ở g ốc g h é p, 
Bước 2: L ấ y m ắt g h é p. 
Bước 3: G h é p m ắt g h é p v à o g ốc g h é p. 
Bước 4: Cố định vết ghép bằng d â y b uộc . 
KĨ THUẬT GHÉP MẮT 
1.1. Ghép cửa sổ 
a . Chuẩn bị: 
- Dao ghép, cắt cành 
- Ni lông trắng để buộc. 
- Cây gốc ghép trồng trong bầu. 
- Các giống cây ăn quả ... 
b. Quy trình thực hành: 
Bước1 : Chọn cành để lấy mắt ghép 
Bước2 : Mở gốc ghép theo kiểu cửa sổ 
Bước 3 : Lấy mắt ghép 
Bước 4: Ghép - Đặt mắt ghép lên vị trí gốc ghép 
Bước 5 : Cố định vết ghép bằng dây cột. 
VIDEO GHÉP MẮT CỬA SỔ 
KĨ THUẬT GHÉP MẮT 
1.2. Ghép chữ T 
a. Chuẩn bị: 
- Dao 
- Ni lông trắng bản mỏng 
- Các gốc ghép trên luống hoặc trong bầu 
 Các cây giống 
b. Quy trình thực hành: 
Bước1 : Chọn cành, xử lý cành để lấy mắt ghép 
Bước2 : Cách mở gốc ghép theo kiểu chữ T 
Bước 3 : Cách lấy mắt ghép 
Bước 4: Luồn mắt ghép vào gốc ghép 
Bước 5: Buộc dây 
KĨ THUẬT GHÉP MẮT 
1.2. Ghép chữ T 
VIDEO CHỮ T 
KĨ THUẬT GHÉP MẮT 
3. Ghép mắt nhỏ có gỗ 
VIDEO GHEP MẮT NHỎ CÓ GỖ 
2. Ghép liền: Ghép áp cành 
- Tạo vị trí thích hợp cho cây gốc ghép và cành ghép. 
- Chọn các cành có đường kính tương đưong. 
- Vạt mảnh nhỏ trên cây gốc ghép và cành ghép có đường 
kính tương đương. 
- Dùng dây nilon buộc kín, chặt cành ghép và gốc ghép 
tại vị trí ghép. 
- Sau khoảng 30 ngày cắt ngọn cây gốc ghép, đưa bầu cây gốc ghép đã sống ra vườn ươm. 
-Trên cây gốc ghép và cành ghép đều cắt vát một miếng vừa chớm đến lớp gỗ dài 1,5- 2 cm , rộng 0,4-0,5 cm. 
- Áp gốc ghép vào cành ghép ở vị trí cắt vỏ, dùng dây nilon buộc chặt lại. 
- Buộc cố định túi bầu gốc ghép vào 1 cành gần nhất.Hàng ngày tưới nước giữ ẩm cho túi bầu gốc ghép và cây mẹ 
- Sau 30 – 40 ngày vết ghép liền sẹo, cắt ngọn gốc ghép, cắt cành ghép ra khỏi cây mẹ rồi đưa trồng ra vườn. 
Cây gốc ghép được trồng trong túi nilông . 
Ghép áp 
2. Ghép liền: Ghép áp cành 
Cây gốc ghép được trồng trong túi nilông . 
Ghép áp 
Bước 1 : Đặt bầu cây gốc ghép 
Bước 2 : Cắt vỏ cây gốc ghép. 
Bước 3 : Cắt vỏ cành ghép 
Bước 4: Đặt gốc ghép áp vào cành ghép 
Bài học đã kết thúc. 
Chúc các em học tốt 
Hẹn gặp lại 
KIỂM TRA 1 TIẾT 
TRẮC NGHIỆM: 
Câu 1: ưu điểm của phương pháp chiết cành là cây trồng bằng cành chiết:  	 A. Sớm ra hoa kết quả; 	 B. Giữ được đặc tính ,tính trạng của cây mẹ; 
	 C. Tuổi thọ cao; 	 D. A& B đúng.  Câu 2: Để tăng tỉ lệ ra rễ của cành chiết người ta thường dùng các chất:  	 A. IBA; 	 B. NAA; 	 C. IAA; 	 D. A&C đúng.  Câu 3: Thời vụ ghép tốt nhất vào thời kỳ:  	 A. Nhiệt độ( 25-35)0C, độ ẩm(70-80)%; 	 B. Nhiệt độ( 25-30)0C, độ ẩm(65-80)%;  	 C. Nhiệt độ( 20-30)0C, độ ẩm(80-90)%; 	 D. Tất cả đều sai.  Câu 4: Kiểu ghép rời là:  	 A. Ghép cửa sổ; 	 B. Ghép chữ T; 	 C. Ghép đoạn cành; 
 D. Ghép áp cành; 	 E. A, B & D đúng; 	 F. A, B & C đúng.  Câu 5: Cây gốc ghép và cành lấy mắt ghép không róc vỏ thường dùng kiểu:  	 A. Ghép mắt chữ T; 	 B. Ghép mắt cửa sổ; 
	 C. Ghép mắt nhỏ có gỗ; 	 D. Ghép đoạn cành; 	 
	 E. A, B & C đúng; 	 F. A, C & D đúng.  
KIỂM TRA 1 TIẾT 
TRẮC NGHIỆM:  
Câu 6: Ghép đoạn cành trên cây mẹ chọn những cành:  A. (3- 6) tháng tuổi, khoảng cách lá dày, có mầm ngủ ở nách lá; 
 B. (3- 6) tháng tuổi, khoảng cách lá thưa, có mầm ngủ đã tròn mắt cua ở nách lá;  C. (6- 8) tháng tuổi, khoảng cách lá thưa, có mầm ngủ đã tròn mắt cua ở nách lá; 
 D. Tất cả đều sai.  Câu 7: Khi ghép đoạn cành, trên cành ghép chỉ cắt lấy một đoạn dài:  	 A. (6-8) cm; 	 B. (2-4) cm; 	 C. (4-6) cm; 	 D. (8-10) cm;  Câu 8: Chọn cành chiết có đường kính gốc cành bằng:  	 A. (1-3)cm; 	 B. (0,5-1,5)cm; 	 C. (1,5-2)cm; 	 D. (2-3)cm;  Câu 9: Ghép áp cành, cắt vỏ cây gốc ghép cách mặt bầu cây gốc ghép:  	 A. (15-20) cm; 	 B. (5-10) cm; . 	 C.(20-25) cm; 	 D.15-20) cm;  Câu 10: Gieo hạt thích hợp với cây ăn quả nhiệt đới là:  	 A. (23-35)0C, độ ẩm (70-80)%; 	 B. (23-35)0C, độ ẩm (85-95)%;  	 C. (23-35)0C, độ ẩm (80-90)%; . 	 	 D. (25-35)0C, độ ẩm (70-80)% 
KIỂM TRA 1 TIẾT 
II. TỰ LUẬN: 
Câu1 : Vườn tạp có đặc điểm gì? Kế hoạch cải tạo vườn tạp gồm những nội dung gì? cho ví dụ? 
Câu2 : Ưu nhược điểm của phương pháp giâm cành? Hiện nay người ta thường sử dụng những phương pháp nhân giống bằng hạt không? Vì sao? 
Câu 3 . Liên hệ thực tế ở địa phương, hãy so sánh và đối chiếu để tìm điểm giống và khác nhau với các mô hình vườn đã học ? 
BÀI 10: PHƯƠNG PHÁP TÁCH TRỒI CHẮN RỄ 
I. Phương pháp tách trồi 
1. Khái niệm 
2. Ưu – Nhược điểm 
3. Những điểm cần lưu ý 
II. Phương pháp chắn rễ 
1. Ưu – Nhược điểm 
2. Phương pháp tiến hành 
I. Phương pháp tách trồi 
1. Khái niệm chung 
- Là phương pháp nhân giống vô tính cây trồng. 
- Cá thể mới được tạo ra bằng cách tách chồi từ cây mẹ 
- Ví dụ: dứa, hoa đồng tiền, chuối 
2. Ưu, nhược điểm 
- Sớm ra hoa kết quả 
- Giữ được đặc tính di truyền của cây mẹ. 
- Tỷ lệ sống cao. 
Nhược điểm chủ yếu là hệ số nhân giống thấp, cây con không đồng đều, dễ mang mầm mống sâu bệnh. 
I. Phương pháp tách trồi 
1. Khái niệm chung 
2. Ưu, nhược điểm 
3. Những điểm cần lưu ý khi nhân giống bằng tách chồi 
- Cây con và chồi tách để trồng có chiều cao, hình thái, khối lượng đồng đều, đạt tiêu chuẩn kĩ thuật nhất định. 
- Cây con và chồi phải xử lý diệt trừ sâu bệnh, trước khi trồng bằng thuốc chống rệp sáp. 
- Các cây con hoặc các loại chồi con có cùng kích thước, khối lượng, cần được trồng thành khu riêng để tiên chăm sóc và thu hoạch. 
I. Phương pháp chắn rễ 
1. Ưu, nhược điểm 
- Là phương pháp nhân giống cổ truyền. 
- Sớm ra hoa kết quả. 
- Các đặc tính tốt của mẹ được giữ vững. 
- Nhược điểm là hệ số nhân giống thấp nếu quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến ST - PT của cây mẹ. 
- Dễ thực hiên cho các giống: hồng, táo, đào, mơ, mận 
2. Cách tiến hành 
- Tháng 11 - 12: cây ngừng sinh trưởng bới đất quanh gốc từ tán vào. 
- Chọn rễ tốt, dùng dao cắt đứt hẳn rễ, cây con tạo thành sau 2 - 3 tháng, Cây cao 20 - 25 cm đem trồng. 
BÀI 11: PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO 
I. Khái niệm 
II. Ưu - N hược điểm 
III. Điều kiện nuôi cấy 
IV. Quy trình kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào 
I. Khái niệm 
- Là phương pháp nhân giống vô tính 
- Cây con tạo ra bằng cách lấy 1 tế bào hoặc 1 nhóm tế 
Bào (mô) ở đỉnh sinh trưởng mầm ngủ đỉnh sinh trưởng rễ mô lá nuôi cấy trong môi trường thích hợp 
- MT nuôi cấy thường chứa: thạch aga, đường đơn, 
đường kép, các loại muối khoáng, các chất điều hòa sinh 
trưởng như IBA, NAA, IAA , các vitamin nhóm B và xitokinin với tỷ lệ thích hợp cho từng giống. 
II. Ưu nhược điểm 
1. Ưu điểm 
Tạo cây trẻ hóa, giống sạch bệnh. 
Độ đồng đều cao, giữ nguyên các đặc tính tốt của mẹ. 
Hệ số nhân giống rất cao (SX giống trên quy mô CN). 
2. Nhược điểm 
Dễ phât sinh biến dị nếu giống dễ mẫn cảm với chất điều hòa sinh trưởng. 
Giá thành sản xuất cây giống còn cao. 
III. Điều kiện nuôi cấy . 
1. Chọn mẫu và xử lý mẫu 
Chọn chồi ngọn làm mẫu nuôi cấy. 
Xử lý: rửa sạch trong cồn 90o, xử lý bằng Ca(OCl)2 7% trong 20 phút, rửa bằng nước vô trùng. 
2. Tạo môi trường nuôi cấy thích hợp 
Dùng môi trường Morashige và Skoog gồm: NAA, IBA, kenetin, benzyladenin với liều lương thích hợp tùy thuộc vào từng giai đoạn nuôi cấy tế bào. 
3. Phòng nuôi cấy có chế độ nhiệt và ánh sáng thích hợp 
Nhiệt độ trung bình từ 22 - 25oC. 
Ánh sáng đèn huỳnh quang 3500 - 4000 lux. Có chu kỳ chiếu sáng 16 - 18/24 giờ. 
I V . Quy trình kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào . 
1. Chọn mẫu dung để nuôi cấy 
Có thể dùng tất cả các phần tươi của cơ thể thực vật, nhưng phải sạch bệnh, đúng loại mô , đúng giai đoạn phát triển 
2. Khử trùng 
Dùng xà phòng để khử trùng (như ở phần III). 
3. Tái tạo chồi 
T hực hiên trong điều kiện môi trường thích hợp (như ở phần II). 
4. Tái tạo rễ 
Sau khi chồi đạt kích thước cần thiết cần chuyển chồi sang môi trường tạo rễ. 
5. Nuôi cây trong môi trường thích ứng 
Sau khi chồi đã ra rễ cấy cây vào môi trường thích ứng đẻ cây thích nghi với điều kiện tự nhiên. 
Giá thể thường là invitro (cát, đất phù sa, trấu hun, xơ dừa hoặc hỗn hợp của chúng). 
6. Trồng cây trong vườn ươm 
Khi cây phát triển bình thường và đạt tiêu chuẩn cây giống, chuyển cây ra vườn ươm và chăm sóc như các cây con khác. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_huong_nghiep_11_bai_7_phuong_phap_giam_ca.pptx