Bài thuyết trình môn Sinh học Lớp 11 - Bài 31: Tập tính ở động vật

Bài thuyết trình môn Sinh học Lớp 11 - Bài 31: Tập tính ở động vật

Slide1: mở đầu

Slide 2: lí con cua và hình ảnh cua lột xác

Slide 3: KÍNH CHÀO QUÝ THẦY, CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH THÂN MẾN. Chúng ta vừa nghe vài giai điệu trong bài lí con cua của nhạc sĩ minh vy. Bài hát viết trên một hiện tượng có thật cua đồng. khi cua đồng thay vỏ, cơ thể yếu ớt. khi cua cái thay vỏ thì cua đực đứng ở ngoài cửa hang bảo vệ cho cua cái và tìm thức ăn cho cua cái. Nhưng đến khi con cua đực thay vỏ thì ngược lại con cua cái không những bảo vệ, không tìm thức ăn cho cua đực mà còn rủ con cua đực khác về ăn thịt con cua đực. rồi đến con cua đực tiếp theo cũng chịu số phận như vậy. hiện tượng thay vỏ, thay đổi bạn tình ở cua như thế được gọi là tập tính. Vậy tập tính của động vật là gì? Có mấy loại chúng ta cùng tìm hiểu bài 31-Tập tính ở động vật, chương trình sinh học 11

Slide 4: bài 31-Tập tính ở động vật

Slide 5: Để tìm hiểu nội dung bài học ta cùng xác định mục tiêu bài học cần đạt được là:

Thứ nhất: phát biểu được khái niệm tập tính

Thứ 2: phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được

Thứ 3: trình bày được cơ sở thần kinh của tập tính

 

docx 6 trang Ngát Lê 25/10/2024 450
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình môn Sinh học Lớp 11 - Bài 31: Tập tính ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THUYẾT TRÌNH
 BÀI 31- TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Slide1: mở đầu
Slide 2: lí con cua và hình ảnh cua lột xác
Slide 3: KÍNH CHÀO QUÝ THẦY, CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH THÂN MẾN. Chúng ta vừa nghe vài giai điệu trong bài lí con cua của nhạc sĩ minh vy. Bài hát viết trên một hiện tượng có thật cua đồng. khi cua đồng thay vỏ, cơ thể yếu ớt. khi cua cái thay vỏ thì cua đực đứng ở ngoài cửa hang bảo vệ cho cua cái và tìm thức ăn cho cua cái. Nhưng đến khi con cua đực thay vỏ thì ngược lại con cua cái không những bảo vệ, không tìm thức ăn cho cua đực mà còn rủ con cua đực khác về ăn thịt con cua đực. rồi đến con cua đực tiếp theo cũng chịu số phận như vậy. hiện tượng thay vỏ, thay đổi bạn tình ở cua như thế được gọi là tập tính. Vậy tập tính của động vật là gì? Có mấy loại chúng ta cùng tìm hiểu bài 31-Tập tính ở động vật, chương trình sinh học 11
Slide 4: bài 31-Tập tính ở động vật
Slide 5: Để tìm hiểu nội dung bài học ta cùng xác định mục tiêu bài học cần đạt được là:
Thứ nhất: phát biểu được khái niệm tập tính
Thứ 2: phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được
Thứ 3: trình bày được cơ sở thần kinh của tập tính
Để đạt được những mục tiêu như trên chúng ta cần tìm hiểu các nội dung sau đây
Thứ nhất: Tập tính là gì
Thứ 2: phân loại và cơ sở thần kinh của tập tính 
Slide 6: xem đoạn phim con ếch vồ mồi. qua đoạn phim chúng trên chúng ta thấy, khi con ếch phát hiện con mồi thì một loại các hoạt động đã diễn ra: nó rình mồi, phóng người chộp lấy con mồi và nuốt chửng con mồi. Toàn bộ các hành động đó chính là tập tính. Như vậy tập tính là gì?
Slide 7: Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) giúp động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. ví dụ một số tập tính: chim di cư, gấu nhủ đông, hổ săn mồi. vậy tập tính có mấy loại chúng có điểm gì khác nhau. II. phân loại và cơ sở thần kinh của tập tính
Slide 8: Tập tính có 2 loại cơ bản: tập tính bẩm sinh và tập tính học được nếu dựa vào dấu hiệu đặc điểm của tập tính. Chúng ta sẽ cùng hoàn thiện phiếu học tập này để cùng tìm hiểu kĩ hơn 2 loại tập tính về các đặc điểm sau đây: đó là khái niệm, tính chất, cơ sở, số tế bào thần kinh. Để làm được phiếu học tập này, chúng ta cùng theo dõi các ví dụ sau
Slide 9: ở hình đầu tiên là hình nhện giăng tơ, nhện thực hiện nhiều động tác nối tiếp nhau để hình thành một tấm lưới.bất cứ con nhện nào khi sinh ra không cần ai chỉ dạy cũng biết giăng tơ. như vậy tập tính bẩm sinh sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài
ở hình thứ 2: con vẹt nói tiếng người chúng ta thấy sống trong môi trường nuôi nhốt, một số con vẹt có thể bắt trước được tiếng của người do quá trình luyện tập. đây là một dạng của tập tính học được. loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể thông qua học tập, đặc trưng cho cá thể
Như vậy chúng ta có thể hoàn thành một phần phiếu học tập như sau
Slide 10: Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có còn tập tính học được là loại tập tính hình thành trong quá trình sống của cá thể. Tập tính bẩm sinh có tính chất là di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Còn tập tính học được không di truyền, hình thành thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho cá thể. Để áp dụng một phần phiếu học tập các em hãy làm bài tập nhỏ sau đây
Slide 11: Các em hãy quan sát 6 ví dụ sau đây và hãy phân loại tập tính nào là tập tính học được và tập tính nào là tập tính bẩm sinh?
1. những chú vịt con tuy mới sinh ra nhưng chúng đã biết bơi rất giỏi
2. Chú khỉ ở vười bách thú có khả năng sử dụng ống hút để uống nước dừa
3. Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ người người qua đường dừng lại
4. Các đồng chí công an sử dụng chó nghiệp vụ truy bắt tội phạm
5. Vào mỗi buổi sáng sớm, những chú gà trống cất cao tiếng gáy báo hiệu một ngày mới bắt đầu
6. Những chú chim con mới nở đợi chờ những miếng mồi ngọn mà mẹ đem về
Slide 12: câu hỏi 1
Trong những ví dụ về tập tính sau đây, những tập tính nào là tập tính bẩm sinh?
 1. những chú vịt con tuy mới sinh ra nhưng chúng đã biết bơi rất giỏi
 2. Chú khỉ ở vười bách thú có khả năng sử dụng ống hút để uống nước dừa
 3. Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ người người qua đường dừng lại
 4. Các đồng chí công an sử dụng chó nghiệp vụ truy bắt tội phạm
 5. Vào mỗi buổi sáng sớm, những chú gà trống cất cao tiếng gáy báo hiệu một ngày mới bắt đầu
 6. Những chú chim con mới nở đợi chờ những miếng mồi ngọn mà mẹ đem về
Slide 13: như vậy chúng ta có thể dễ dàng xác định tập tính bẩm sinh bao gồm: vịt con biết bơi, chim mẹ bón mồi, gà trống gáy còn tập tính học được là khỉ sử dụng ống hút, chó nghiệp vụ bắt tội phạm và người tham gia giao thông dừng lại trước đèn đỏ.
Slide 14: chúng ta cùng quay lại phiếu học tập còn chưa hoàn thành với các nội dung: tích chất, cơ sở và số tế bào thần kinh.
Slide 15: Chúng ta cùng đi phân tích ví dụ bên trên: 
+ khi tò vò xây tổ xong nó sẽ đi kiếm nhện và đốt cho chúng sống dở chết dở. Sau đó tò vò mang nhện về tổ rồi lấp đất lại. Không phải tò vò nuôi nhện mà nó bắt, nhốt nhện vào tổ, đẻ trứng trong đó chờ khi ấu trùng tò vò ra đời thì có sẵn nguồn thức ăn dự trữ. Ấu trùng tò vò lớn lên thì nhện cũng bị ăn thịt, đây là tập tính của loài tò vò. Các nhà khoa học đã làm một thí nghiệm: họ lấy con nhện ra khỏi tổ. đến giai đoạn này con tò vò vẫn đem đất về và lấp tổ lại như bên trong vẫn có con nhện. Dạng tập tính bấm sinh này nó hằn sâu vào trong cơ thể sinh vật, không thay đổi được như đa được lập trình sẵn. đây là dạng phản xạ không điều kiện.
Slide 16: Trong trường hợp người tham gia giao thông khi gặp đèn đỏ đều dừng lại, nhưng trong hình ảnh bên này, người tham gia giao thông vẫn tiếp tục chạy xe khi có lệch điều khiển của cảnh sát giao thông. Đây là một dạng tập tính học được nhưng con người đã linh hoạt và có sự thay đổi. nó là một dạng phản xạ có điều kiện và có sự điều chỉnh khi cần
Vậy Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ. Các phản xạ thực hiện qua cung phản xạ.
Kích thích ngoài hoặc trong->Cơ quan thụ cảm->Hệ thần kinh->Cơ quan thực hiện->Hành động
Đến đây chúng ta có thể hoàn thiện phần còn lại của phiếu học tập 
Slide 17, 18: phiếu học tập
+ về tính chất: tập tính bẩm sinh do gen quy định, bền vững, không thay đổi, trả lời lại kích thích theo một trình tự nhất định còn tập tính học được do quá trình hình thành các mối quan hệ mới giữa các nơron, không bền vững, có thể thay đổi.
+ về cơ sở: tập tính bẩm sinh là phản xạ không điều kiện còn tập tính học được là phản xạ có điều kiện
+ về số tế bào thần kinh: tập tính bẩm sinh ít tế bào thần kinh tham gia còn tập tính học được có nhiều tế bào thần kinh tham gia
 Slide 19: Sau đây chúng hãy cùng phân tích một ví dụ sau: ở chìm dòng dọc, cách làm tổ của hai loài chống mái là khác nhau như trên hình ảnh. Riêng đối với con chim đực, chúng cẩn thận để làm nên chiếc tổ rất xinh đẹp nhằm dẫn dụ chim cái dựa vào kinh nghiệm mà nó học được. Như vậy tập tính làm tổ của chim sinh ra đã có nên được gọi là tập tính bẩm sinh, tuy nhiên tập tính này ngày càng được hoàn thiện hơn qua học tập, rút kinh nghiệm. do đó đây cũng là tập tính học được. Như vậy chim làm tổ được gọi là tập tính hỗn hợp. Vậy tập tính hỗn hợp là gì?
Slide 20: Tập tính hỗn hợp là tập tính sinh ra đã có và được hoàn thiện dần trong đời cá thể. qua việc tìm hiểu tập tính hỗn hợp, em hãy làm bài tập sau đây
Slide 21: câu hỏi 2
Slide 22 : như vậy trong các tập tính trên, tập tính cóc rình mồi là con ong bò vẽ là tập tính hỗn hợp. khi con cóc rình mồi là con ong bò vẽ ta thấy: nó nhổm người lên, phóng lưỡi ra để bắt mồi. khi nó nhổm người lên, phóng lưỡi ra để bắt mồi đây là một chuỗi các hành động sinh ra đã có được và như vậy nó thuộc về tập tính bẩm sinh. Nhưng khi nó bắt được con mồi, nó lại vội vàng nhả ra và thu mình lại để tránh con mồi không lấy làm ngon lành. như vậy rõ ràng con cóc này đã biết được điều đó là nhờ chúng rút kinh nghiệm từ một số lần bắt những con mồi có tính chất nguy hiểm như trường hợp này là con ong bò vẽ. như vậy đây lại là tập tính học được. vậy trong ví dụ này vừa có sự kết hợp giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được hay là một loại tập tính là tập tính hỗn hợp.
Slide 23: chúng ta hãy ứng dụng phiếu học tập tính đến phản xạ không điều kiện và có điều kiện và tuổi thọ để trả lời câu hỏi sau đây
2. Tại sao ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được?
1.Tại sao ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch các tập tính chủ yếu là tập tính bẩm sinh?
Slide 24: câu hỏi 3
Slide 25: Trả lời câu hỏi 
1. Số lượng TBTK ít, cấu tạo HTK đơn giản à Khả năng học tập, rút kinh nghiệm kém.
- Tuổi thọ thường ngắn à Không có nhiều thời gian cho việc học tập. nên Hầu hết tập tính là tập tínhbẩm sinh.
2. HTK phát triển à Thuận lợi cho học tập và rút kinh nghiệm.
- tuổi thọ dài nên Hầu hết tập tính là tập tính học được.
Slide 26: sau đây các em hãy quan sát một số hình ảnh tập tính ở người và động vật.
Vd: em bé mới sinh ra đã biết bú, biết khóc
Slide 27: Tập tính mèo bắt chuột
Slide 28: ếch giao phối và đẻ trứng trong mùa sinh sản
Slide 29: tập tính di cư của đàn voi.
Slide 30 củng cố: như vậy qua bài học hôm nay chúng ta đã biết tập tính của động vật là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường giúp động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. và dựa vào đặc điểm của tập tính chia làm hai loại là tập tính bẩm sinh cơ sở thần kinh là phản xạ không điều kiện và tập tính học được cơ sở thần kinh là phản xạ có điều kiện. để củng cố thêm kiến thức bài học các em hãy làm một số bài tập nhỏ sau đây
Slide 31: Câu 1: Sáo vẹt nói tiếng người đây thuộc loại tập tính gì?
a. Học được
b. Bẩm sinh
c. Bản năng
d. Hỗn hợp
Slide 32: Câu 2: Cơ sở thần kinh của tập tính là
a. phản xạ
b. hệ thần kinh
c. cung phản xạ
d. trung ương thần kinh
 Slide 33: tài liệu tham khảo
Slide 34-kết thúc: Bài học của chúng ta đến đây là kết thúc, cảm ơn quý thầy cô và các em đã theo dõi bài giảng. xin chào và hẹn gặp lại

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_thuyet_trinh_mon_sinh_hoc_lop_11_bai_31_tap_tinh_o_dong.docx