Bài thuyết trình Sinh học Lớp 11 - Bài 4+5+6: Các nguyên tố khoáng và dinh dưỡng Nitơ ở thực vật

Bài thuyết trình Sinh học Lớp 11 - Bài 4+5+6: Các nguyên tố khoáng và dinh dưỡng Nitơ ở thực vật

Để tìm hiểu bài học này chúng ta cùng nhau xác định được mục tiêu của bài học:

1. Kiến thức:

- Phát biểu được các khái niệm: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây, các yếu tố dinh dưỡng đạ lượng, vi lượng.

- Mô tả được một số dấu hiệu điển hình khi thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng và nêu được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, đặc biệt là vai trò sinh lí của nguyên tố N.

- Liệt kê các nguồn cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây, dạng phân bón (muối khoáng) cây hấp thụ được.

- Trình bày được các con đường cố định N và vai trò của quá trình cố định N bằng con đường sinh học đối với thực vật và ứng dụng thực tiễn trong ngành trồng trọt

-Trình bày được ý nghĩa của liều lượng phân bón hợp lí đối với cây trồng, môi trường và sức khỏe con người.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh vẽ và sơ đồ

3. Thái độ:

- Vận dụng bón phân hợp lý, đúng liều lượng, phân bón phải ở dạng dễ hòa tan để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng tốt mà không gây ô nhiễm nông sản, ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí, đến sức khỏe con người và động vật, giảm năng suất cây trồng. Bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất, nước, không khí.

- Có thói quen sử dụng phân bón dựa trên cơ sở khoa học, tránh lãng phí, thất thoát

4.Năng lực : -Năng lực tự học - Năng lực sáng tạo

 - Năng lực vận dụng kiến thức liên môn , thực tiễn để giải quyết vấn đề

 

doc 8 trang Ngát Lê 25/10/2024 620
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Sinh học Lớp 11 - Bài 4+5+6: Các nguyên tố khoáng và dinh dưỡng Nitơ ở thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUYẾT MINH
Bài 4,5,6- CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG VÀ DINH DƯỠNG NI TƠ Ở THỰC VẬT 
 SST 

Tên
NỘI DUNG
 Slide 1 

Tiêu đề

 Slide 2 

Slide chào

 Slide 3 

 Video Giáo viên
- Xin kính chào các Quí vị cùng các em HS đã tới dự bài giảng điện tử ELEARNING hôm nay : CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG VÀ 
 DINH DƯỠNG NI TƠ Ở THỰC VẬT trong chương trình Sinh học 11 THPT, bài giảng này bao gồm nội dung của 3 bài: 4,5,6.
- Bài giảng do cô giáo Nguyễn Thị Đào, giáo viên Sinh học trường THPT Bình Xyên thực hiện.
 Slide 4 
	
Video giới thiệu bài 
 Kính thưa toàn thể các quí vị cùng các em HS: Sau khi tìm hiểu về quá trình TĐ nước ở thực vật ở bài 1 bài 2 và bài 3 thì ta thấy : Luôn luôn kèm theo quá trình hấp thụ nước, vận chuyển nước, thoát hơi nước ra bên ngoài đó là các ion khoáng. Để tìm hiểu rõ hơn về vai trò của các ion khoáng đối với thực vật đặc biệt một trong các nguyên tố quan trọng đó là nguyên tố N. Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu tìm hiểu bài học hôm nay.
 Slide 5 
	
Mục tiêu 
Để tìm hiểu bài học này chúng ta cùng nhau xác định được mục tiêu của bài học: 
1. Kiến thức:
- Phát biểu được các khái niệm: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây, các yếu tố dinh dưỡng đạ lượng, vi lượng. 
- Mô tả được một số dấu hiệu điển hình khi thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng và nêu được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, đặc biệt là vai trò sinh lí của nguyên tố N. 
- Liệt kê các nguồn cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây, dạng phân bón (muối khoáng) cây hấp thụ được.
- Trình bày được các con đường cố định N và vai trò của quá trình cố định N bằng con đường sinh học đối với thực vật và ứng dụng thực tiễn trong ngành trồng trọt
-Trình bày được ý nghĩa của liều lượng phân bón hợp lí đối với cây trồng, môi trường và sức khỏe con người.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh vẽ và sơ đồ
3. Thái độ: 
- Vận dụng bón phân hợp lý, đúng liều lượng, phân bón phải ở dạng dễ hòa tan để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng tốt mà không gây ô nhiễm nông sản, ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí, đến sức khỏe con người và động vật, giảm năng suất cây trồng. Bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất, nước, không khí.
- Có thói quen sử dụng phân bón dựa trên cơ sở khoa học, tránh lãng phí, thất thoát
4.Năng lực : -Năng lực tự học - Năng lực sáng tạo
 - Năng lực vận dụng kiến thức liên môn , thực tiễn để giải quyết vấn đề
 Slide 6 

Nội dung
-Để đạt được các mục tiêu đó, chúng ta cần tìm hiểu các nội dung sau đây của bài học: 
 I. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây
II. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây
III. Nguôn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây
IV. Quá trình chuyển hóa Ni tơ trong đất và cố định Ni tơ 
V. Phân bón với năng xuất cây trồng và môi trường.----Và sau đây chúng ta cùng nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết từng nội dung trong bài học.
 Slide 7 

Mục 1/Phần I
- Nội dung thứ nhất : I. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây
Dựa vào vốn kiến thức hóa học và sinh học để trả lời các câu hỏi sau:
1. Trong tự nhiên có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
2. Trong cơ thể cây trồng có chứa bao nhiêu nguyên tố hóa học?đó là các nguyên tố nào
(Chờ thời gian: )

 Slide 8 

Bảng HTTH

 Slide 9 

 KN nguyên tố dd khoáng thiết yếu
- Trong tự nhiên có 118 nguyên tố hóa học
- Trong cơ thể thực vật chứa nhiều nguyên tố như trong bảng HTTH. Tuy nhiên chỉ có 17 nguyên tố là các nguyên tố khoáng thiết yếu đối với cây trồng, cụ thể là:
C ,H, O, N, P, K ,S, Ca, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni, ngoài ra ( Na Co Si) chỉ cần 1số lượng rất ít cho các loại cây.
- Như vậy để đảm bảo tiêu chí là các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu thì cần các tiêu chí nào?
Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:
*Nguyên tố mà nếu thiếu nó cây không thể hoàn thành chu trình sống.
*Không thể được thay thế bởi bất kỳ nguyên tố khoáng nào khác. 
*Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.
 Slide 10 

TN
- Để thấy rõ hơn vai trò của các nguyên tố khoáng thiết yếu chúng ta quan sát TN sau đây minh họa về cây thiếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu:
TH1: Đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu
TH2 : thiếu 1 số nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu
TH3: Chỉ chứa nước cất ( cây trồng không có chất dd)
Thời gian:
Chúng ta thấy rõ ràng các nguyên tố dd khoáng thiết yếu đã có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của cây.
 Slide 11 

Mục 2/Phần I 
Chúng ta chuyển sang phần 2 nhỏ: Phân loại các nguyên tố dd khoáng thiết yếu

 Slide 12 

 Bảng phân loại
- Quan sát Hình vẽ dưới đây cho biết:
- Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu được phân thành mấy nhóm, căn cứ vào đâu để phân loại chúng?
 Slide 13 

Phân biệt 2 nhóm NT
- Trong cơ thể thực vật, căn cứ vào hàm lượng tỉ lệ và thành phần, người ta chia các nguyên tố dd khoáng thiết yếu thành 2 nhóm chính: Nhóm đạ lượng và nhóm vi lượng.
- Ngoài ra đối với các nguyên tố có rất ít trong cây người ta còn xếp thành nhóm nhỏ: Siêu vi lượng.
+ Nhóm các NT đa lượng: là các nguyên tố chiếm >100mg/1kg chất khô của cây 
 C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg
+ Nhóm các NT vi lượng là các nguyên tố: chiếm <100mg/1kg chất khô của cây
 Fe, Mn,B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni 
 Slide 14 

Slide chuyển
Như vậy, các nguyên tố dù là vi lượng hay đa lượng chúng đều có vai trò rất lớn đối với cây trồng. và chúng có những vai trò khác nhau.
Chúng ta cùng tìm hiểu xem vai trò cụ thể đó là gì, qua phần thứ II.
Thời gian: (chuyển slide)
 Slide 15 

Mục 1/Phần II
- Phần1 nhỏ: Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.
- Quan sát bảng 4. sau và từ đó khái quát vai trò của các nguyên tố thiết yếu
 Slide 16 

Quan sát dấu hiệu 
* Hiện tượng thiếu các nguyên tố dd thường được biểu hiện ra thành 1 số dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên lá, thân hoặc rễ. Chúng ta hãy cùng quan sát các hình ảnh sau để nhân biết dấu hiệu thiếu 1 số nguyên tố ở cây trồng, từ đó khái quát vai trò của các nguyên tố thiết yếu?
Slide 17
 Ảnhcác Dấu hiệu ở cây trồng
Chèn Nhạc 
 Slide18

Dấu hiệu thiếu Mg
* Thiếu Mg: Làm chậm quá trình ra hoa, cây thường bị vàng lá do thiếu diệp lục. Triệu chứng điển hình là các gân lá còn xanh trong khi phần thịt lá đã biến vàng. Xuất hiện các mô hoại tử thường từ các lá phía dưới, lá trưởng thành lên lá non, 
Magiê là thành phần quan trọng của phân tử diệp lục nên nó quyết định hoạt động quang hợp của cây. Đây cũng là chất hoạt hóa của nhiều enzym rất quan trọng đối với quá trình hô hấp và trao đổi chất của cây. Mg rất cần đối với các cây ngắn ngày như lúa, ngô, đậu, khoai tây 
Slide 19
Dấu hiệu thiếu Ca, K
* – Khi thiếu Ca thì đỉnh sinh trưởng và chóp rễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các mô phân sinh ngừng phân chia, sinh trưởng bị ức chế. 
 - Triệu chứng đặc trưng của cây thiếu Ca là các lá mới ra bị dị dạng, chóp lá uốn câu, rễ kém phát triển, ngắn, mềm hóa nhầy và chết. 
* -Biểu hiện rất rõ khi thiếu K là lá hẹp, ngắn, Lá có màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và nhiều chấm đỏ ở mặt lá., lá dễ héo rũ và khô. 
 +Cây lúa thiếu K sinh trưởng kém, trỗ sớm, chín sớm, nhiều hạt lép lửng, mép lá về phía đỉnh biến màu vàng. 
 +Ngô thiếu K làm đốt ngắn, mép lá nhạt dần sau chuyển màu huyết dụ, lá có gợn sóng..
Slide 20
Dấu hiệu thiếu P, Fe
*– Khi thiếu P, lá cây ban đầu có màu xanh đậm, sau chuyển màu vàng, hiện tượng này bắt đầu từ các lá phía dưới trước, và từ mép lá vào trong, sinh trưởng của rễ bị tiêu giảm.
 - Cây lúa thiếu P làm lá nhỏ, hẹp, đẻ nhánh ít, trỗ bông chậm, chín kéo dài, nhiều hạt xanh, hạt lép. 
- Cây ngô thiếu P sinh trưởng chậm, lá có màu lục rồi chuyển màu huyết dụ.
*- Sự thiếu hụt Fe Lá cây sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong khi gân lá vẫn còn xanh. Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện trước hết ở các lá non, sau đến lá già,
Slide 21
Vai trò 

Tóm lại : Vai trò của các nguyên tố khoáng thiết yếu là:
NT Đa lượng
Thường đóng vai trò cấu trúc trong tế bào, là thành phần của các đa phân tử hữu cơ trong TB : Pr, L, G, aN 
- Ảnh hưởng đến tính chất của hệ thống keo chất nguyên sinh như: Diện tích bề mặt, độ ngậm nước, độ nhớt và độ bền vững của hệ thống keo.
NT vi lượng:
Thường là thành phần không thể thiếu được ở hầu hết các E, chúng hoạt hóa các E trong quá trình TĐC của cơ thể.
- Liên kết với các chất hữu cơ tạo thành hợp chất hữu cơ – kim loại( hợp chất cơ- kim)
 ..
*Mỗi một nguyên tố đã nêu , mặc dù là nguyên tố thiết yếu, nhưng chúng chỉ phát huy tốt vai trò của mình với đời sống cây trồng khi chiếm một hàm lượng nhất định, phù hợp với từng loại cây. Còn khi quá thừa, hay quá thiếu, chúng thường gây rối loạn sinh trưởng của cây và có những biểu hiện đặc trưng. Qua đây chúng ta biết được những biểu hiện khi cây thiếu hụt một số nguyên tố, từ đó có thể phân biệt giữa triệu chứng thiếu dinh dưỡng với các triệu chứng bệnh do vi sinh vật gây ra. Từ đó có sự điều chỉnh việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trong quá trình canh tác.	 
Slide 22 

Bài tập vận dụng+ ĐA
- Để kiểm tra xem khả năng nhận biết của các quí vị về dấu hiệu các cây trồng thiếu cácchất dinh dưỡng, chúng ta làm các bài tập nhỏ sau đây:
- Quan sát hình : Cây bình thường có lá xanh, do thiếu dinh dưỡng cây bị vàng lá.
- Hãy cho biết: Đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion nào trong 3 loại ion dưới đây để lá cây xanh lại ?
- Thời gian: 10 giây 
ĐA: Chúng ta sẽ chọn đó là Mg2+ vì rõ ràng ta đã biết:
- Thiếu Fe2+ : Đầu tiên gân lá bị vàng sau đó lá bị vàng toàn bộ
- Thiếu Ca2+ : Lá vàng, nhỏ
- Thiếu Mg2+ : Lá trên vẫn xanh, chỉ ở dưới có lá vàng
Slide 23 

Dấu hiệu thiếu N
Một trong những nguyên tố quyết định năng suất, chất lượng cây trồng đó là Ni tơ. Chúng ta chuyển sang phần 2 nhỏ tìm hiểu về : Vai trò sinh lí của nguyên tố N:
Mời các quí vị cùng quan sát hình vẽ, một vấn đề đặt ra: Thiếu nitơ có ảnh hưởng như thế nào đối với cây trồng?
Slide 24 

Mục 2/Phần II
2 nhỏ: vai trò của nguyên tố N
- QS Trên hình vẽ: Ở cây Cà chua trong trường hợp thiếu N cây có lá vàng, thân còi cọc, sinh trưởng kém, năng suất kém.
Slide 25 

TN1 về thiếu N
- Chúng ta lần lượt xem xét các TH sau đây ở câu Lúa, hãy cho biết biểu hiện của từng cây khi trồng trong các dung dịch ?
+ TH thứ nhất a: cây lúa được trồng trong dd có đầy đủ các nguyên tố dd khoáng thiết yếu
+TH thứ 2 b : cây lúa được trồng dd thiếu K
+ TH thứ 3 c: Cây lúa được trồng trong dd thiếu N
+ TH thứ 4 d: cây lúa được trồng trong dd thiếu P
Thời gian giây
Cây a: cây phát triển mạnh, lá xanh vì được trồng đầy đủ dinh dưỡng.
Cây b: cây ít phát triển, là cây vàng vì thiếu Kali.
Cây c: cây hầu như không phát triển, lá vàng.
Cây d: cây có phát triển nhưng lá cây mọc thấp, có một số là vàng vì thiếu Photpho.
Vậy căn cứ trên hình vẽ chúng ta hãy rút ra nhận xét về vai trò sinh lí của N đối với sự phát triển của cây?
* Từ sự quan sát hình 5.1 hãy trả lời 2 câu hỏi sau:
1. Vì sao khi cây thiếu nitơ lá thường có màu vàng?
2. Tại sao khi thiếu nitơ quá trình sinh trưởng của cây giảm, cây không phát triển được?
*- Thiếu nitơ làm giảm quá trình tổng hợp prôtêin, sự sinh trưởng của các cơ quan bị giảm. 
- Thiếu nitơ gây hiện tượng vàng lá( từ vàng ít đến nhiều) xuất hiện trước hết ở các lá già do sự phân giải diệp lục và huy động nguồn nitơ từ các lá phía dưới cho phần phía trên đang tăng trưởng. 
 - Sinh trưởng bị kìm hãm, làm giảm năng suất. 
Slide 26 

TN2 về thiếu N
Nhạc - Nitơ là thành phần cấu tạo của hợp chất sinh học nào?
 Nitơ tham gia quá trình nào trong cơ thể thực vật ?
Nhạc .
Slide 27 

TN về thiếu N
Nhạc 
Slide 28 

Vai trò của N
- N là nguyên tố dd khoáng thiết yếu thuộc nhóm đa lượng vì vậy nó có tất cả các vai trò của 1 nguyên tố dd khoáng: 
* Vai trò chung: Thiếu N cây không thể sinh trưởng và phát triển bình thường được.
* Vai trò cấu trúc: Có trong thành phần của hầu hết các chất hữu cơ trong cây (prôtêin, enzim, a.nuclêic, sắc tố quang hợp, các chất dự trữ năng lượng ATP, các chất tham gia điều hòa sinh trưởng ).
* Vai trò điều tiết: N là thành phần cấu tạo của Protein - enzim, Coenzim và ATP à tham gia điều tiết quá trình trao đổi chất thông qua các hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng, điều tiết trạng thái ngậm nước của các phân tử Pr trong tế bào chất, 
Slide 29 

Slide chuyển tiếp

Slide 30 

Mục 1/Phần III

- Qua phân tích về vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu cũng như đối với nguyên tố N ta thấy chúng có vai trò rất quan trọng với cây - Thế thì nơi nào là nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu này? Chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu mục III. Nguồn cung cấp ngyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây.
-1 nhỏ: Đối với các ion khoáng:
( hình .
Slide 31 

Sơ đồ 1
- Quan sát chúng ta thấy nguồn cung cấp chủ yếu các ngyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây là đất
- Các muối khoáng trong đất tồn tại ở 2 dạng: Dạng không tan và dạng hòa tan(hay còn gọi là ion).Và các dạng không tan sẽ chuyển hóa thành dạng hòa tan.
-Đối với cây thì chỉ hấp thụ các dạng được hòa tan. trong trường hợp này cây sẽ hấp thụ 2 dạng: amoni và dạng nitrat. Quá trình chuyển hóa từ dạng không tan thành dạng hòa tan bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như: - Hàm lượng nước- Độ thoáng khí ( lượng O2)- Độ pH- t0- hệ Vi sinh vật đất. Các nhân tố này lại bị ảnh hưởng bởi cấu trúc của đất
Slide 32 

Sơ đồ 2
 Nhac-Thời gian ..
Slide 33 

Mục 2/Phần III
- 2 nhỏ : Đối với nguyên tố N: Cây có thể lấy được nitơ từ đâu trong tự nhiên?

Slide 34 

Sơ đồ 3
 Nhac-Thời gian ..
Slide 35 

Các dạng N
- N tồn tại ở 2 nơi : trong khí quyển và đất
* Trong khí quyển: ni tơ tồn tại ở dạng N2 chiểm tới 80% . Ở dạng N2 này cây không hấp thu được, còn ở dạng NO hay NO2 thì lại rất độc đối với thực vật.
*Trong đất: N tồn tại ở 2 dạng
+ Dạng N hữu cơ( xác động thực vật ): Không tan nên cây không hấp thụ được
+Dạng N vô cơ hòa tan( NH4+ - dạng amoni , NO3- - dạng nitrat) Cây hấp thu tốt. cần biết thêm nữa là: dạng nitrat rất dễ bị rửa trôi xuống các lớp đất nằm sâubên dưới còn NH4+ được các hạt keo đất tích điện âm giữ lại trên bề mặt của chúng). 
* Có 1 CH đặt ra là: Vì sao khi bón phân hóa học nên bón làm nhiều lần?
* Để tránh hiện tượng rửa trôi, nhất là đạm gốc NO3-
* Vậy Làm thế nào để cây có thể hấp thụ được N ở dạng N2 trong khí quyển, cũng như N ở dạng khoáng vô cơ và N ở dạng hữu cơ trong đất. Chúng ta chuyển sang nghiên cứu phần IV.Quá trình chuyển hóa N trong đất và cố định N.
Slide 36 

Mục 1/Phần IV +
Sơ đồ 4
-IV.Quá trình chuyển hóa N trong đất và cố định N.
- Phần 1 nhỏ: Quá trình chuyển hóa N trong đất
- Mời các quí vị và các em QS sơ đồ sau
- Dạng N hữu cơ luôn được chuyển thành dạng N vô cơ nhờ hoạt động của hệ VSV đất-VSV khoáng hóa.
Slide 37 

Sơ đồ 5
 Nhac-Thời gian ..
Slide 38 

Sơ đồ 6
 Nhac-Thời gian ..
Slide 39 

Sơ đồ 7
Nhac-Thời gian 
Trong đất còn xảy ra một quá trình chuyển hóa N nữa đó là quá trình Phản nitrat hóa do VSV kị khí thực hiện đã biến đổi NO3- thành N tự do bay vào khí quyển , người ta gọi đó là sự mất đạm.
Slide 40 

Sơ đồ 8
TÓM LẠI: Quá trình chuyển hoá nitơ trong đất nhờ các vi sinh vật trong đất như sau:
* Có 1 vấn đề đặt ra là: Chúng ta có biện pháp nào để để giúp cho quá trình chuyển hóa các dạng muối khoánng trong đất từ dạng không tan trở thành dễ tan? 
* Công việc cần làm là:
 - Làm cỏ sục bùn,
 - Phá váng sau khi đất ngập úng, 
 - Cày phơi ải đất, cày lật úp rạ xuống,
 - Bón phân cho đất chua. Tất cả điều này là để cải tạo đất, làm MT Đất thoáng khí, diệt VK kị khí, giảm sự mất đạm.
* Căn cứ vào quá trình chuyển hóa N này ta thấy N trong khí quyển có thể chuyển hóa thành NH4+ do VK cố định đạm. Chúng ta chuyển sang tìm hiểu phần 2 nhỏ.: Quá trình cố định N phân tử.
Slide 41 

Mục 2/Phần IV+ Sơ đồ 9
* Quan sát hình và cho chỉ ra con đường cố định nitơ và sản phẩm của nó?
 
Slide 42 

Sơ đồ 10
*Có 2 con đường cơ bản cố định N phân tử: Con đường Vật lí- Hóa học. Con đường Sinh học.
Slide 43 

Con đường Vật lí- hóa học
*Chúng ta hãy tìm hiểu con đường : Vật lí- Hóa học
Nhạc .
Slide 44 

Câu hỏi mở rộng
* Sự phóng điện trong cơn giông đã o xi hóa N phân tử thành Nitrat. Chúng ta đã từng nghe câu ca dao: >..Như vậy câu ca dao trên được hiểu theo ý nghĩa Sinh học là như thế nào?
* “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ ” là lúa đang ở thời điểm làm đòng chuẩn bị trổ bông cần nhiều đạm.
* “Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Không phải lúa nghe tiếng mà phát triển được. *Thực chất là: Sấm sét tạo ra điều kiện về nhiệt độ và áp suất rất cao (t0 : 30000 C) là điều kiện cắt đứt mối liên Ba rất bền trong phân tử Ni tơ à N2 chuyển thành dạng nguyên tử N, liên kết với O2 tạo thành N2 + O2 = 2NO
 NO + O2 = NO2
 4NO2 + 2H2O + O2 = 4HNO3
Các axit này theo nước mưa vào đất, trao đổi với các cation kim loại tao các muối Nitrat à đây là nguồn đạm cung cấp cho cây trồng. cây lúa trổ đòng nhanh.
Slide 45 

Con đường sinh học

*Mặc dù nitrơ chiếm tới 80% thành phần khí quyển nhưng thực vật bậc cao không thể sử dụng trực tiếp nguồn nitro này.
*Nitro trong khí quyển dưới dạng N Ξ N , và chỉ 1 số sinh vật nhân sơ thích nghi có thể sử dụng được .
*Để có thể sử dụng được nitro, Vi sinh vật phải chuyển hóa nó thành ammoniac hoặc nitrate. Đây chính là con đường Sinh học
*Quá trình này Nhờ một số loại Vi khuẩn có enzim nitrogenaza bao gồm 2 nhóm: 
 - VK sống tự do ( Azotobacter, Cyanobacteria ) 
 - VK sống cộng sinh ( Rhizobium, Anabaena,azolleae )
 Chúng Liên kết N2 với H2 à hình thành NH3
Slide 46 

Ảnh 1 -VSV cố định N 
 Đây là một số hình ảnh về 1 số VSV cố định N:
Nhac-Thời gian ..
Slide 47 

Ảnh 2 VSV cố định N 
 Nhac-Thời gian ..
* Vì sao các vi sinh vật sống tự do và sống cộng sinh có khả năng cố định được nitơ phân tử thành NH3 ?
 * Vi khuẩn cố định nitơ có khả năng tuyệt vời như vậy vì : 
 - Trong các vi khuẩn cố định nitơ có một enzim độc nhất vô nhị là nitrogenaza.
 - Nitrogenaza có khả năng bẻ gãy 3 liên kết cộng hóa trị bền vững giữa 2 nguyên tử nitơ để nitơ liên kết với hiđrô tạo ra amôniac (NH3)
- Trong môi trường nước, NH3 chuyển thành NH4+
Slide 48 

Điều kiện để cố định N
Và như Vậy ĐK để cho các VSV cố định được N phân tử là :
Có Enzim Nitrogennaza
Có lực khử mạnh: NADPH2, FADH2 , ATP
Trong MT kị khí
 .
* Trên đất nghèo đạm chúng ta cần trồng loại cây gì để cải tạo đất?
Thời gian
- Cây họ Đậu, cây keo à Vì các loại cây này có các VSV sống cộng sinh trong rễ của chúng
* Vậy quá trình cố định nito phân tử bằng con đường sinh học có vai trò như thế nào?
 + Quá trình cố định nito bằng con đường sinh học là biến nito phân tử (N2 ) có sẵn trong khí quyển nhưng thực vật không hấp thụ được thành các dạng nito khoáng NH3 
( àNH4+ - trong môi trường nước) cây dễ dàng hấp thụ. 
+Nhờ có quá trình cố định nito phân tử bằng con đường sinh học xảy ra ở điều kiện bình thường tại hầu như khắp mọi nơi trên Trái Đất mà lượng nito mất hàng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại nhằm đảm bảo nguồn cung cấp dinh dưỡng nito bình thường trong cây.
*Nhân gian ta có câu : Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống - ở các bài trước chúng ta đã tìm hiểu tính hợp lí về nhu cầu nước và chế độ cung cấp nước cho cây trồng một cách hợp lí. Vậy thì đối với các nguyên tố khoáng cung cấp hợp lí cho cây trồng là như thế nào ? Chúng ta chuyển sang tìm hiểu nội dung phần V. Phân bón với năng suất cây trồng.
Slide 49 

Mục 1/Phần V

1 nhỏ: Bón phân hợp lý và năng suất cây trồng:
** Tại sao phải bón phân hợp lý?
** Bón phân hợp lý là bón như thế nào?
- Đúng loại phân theo nhu cầu của cây.
- Đúng liều lượng.
- Tùy thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.
- Tùy Điều kiện đất đai.
- Tùy Thời vụ.
Slide 50 

Tranh vẽ minh họa

Slide 51 

Sơ đồ minh họa

Slide 52 

Mục 2/Phần V
2 nhỏ : Các phương pháp bón phân
** Quan sát các hình dưới đây và cho biết tên các phương pháp bón phân?

Slide 53
Mục 3/PhầnV
3 nhỏ : Phân bón với MT
Quan sát hình và cho biết việc bón phân quá mức ảnh hưởng như thế nào đới với môi trường?

Slide 54 
Hậu quả 
* Bón phân hợp lý g đảm bảo năng suất và phẩm chấtcủa cây trồng.
* Bón nhiều quá nhu cầu, dư lượng phân bón sẽ 
** Tích lũy trong mô thực vật g giảm chất lượng nông sản phẩm.
** Làm xấu tính chất của đất, thay đổi kết cấu đất
** Dư lượmng phân bón sẽ bị nước mưa cuốn xuống các thủy vực gây ô nhiễm môi trường nước a Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Slide 55
Tham khảo phân bón sinh học
* Chúng ta tham khảo nguồn phân bón sinh học 
* Phân bón sinh học là các loại phân bón có chứa vi sinh vật mà tăng cường hoạt động của vi sinh vật trong đất. Phân bón sinh học có khả năng kích thích sự tăng trưởng của cây bằng cách gia tăng sự hấp thu những chất cần thiết cho cây.
* Vi sinh vật được sử dụng trong phân bón sinh học chủ yếu là các loại vi khuẩn thúc đẩy sinh trưởng thực vật (PGPR).
* Các PGPR có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự sinh trưởng của thực vật.
Slide 56 
MỞ RÔNG 1

Slide 57
MỞ RÔNG 2

Slide 58 
MỞ RÔNG 3

Slide 59
MỞ RÔNG 4

Slide 60
MỞ RÔNG 5

Slide 61 
BT củng cố
 Gồm các Slide 62: C1, 63:c2, 64: C3, 65: c4, 66: C5; 67: Kiểm tra Kết quả
Slide(62) 68
CỦNG CỐ 1

Slide(63)69
CỦNG CỐ 2

Slide(64)
70 
CỦNG CỐ 3

Slide(65)71
CỦNG CỐ 4

Slide(66)72
Bài học

Slide(67)73
HD về nhà 1

Slide(68)74
HD về nhà 2

Slide(69)75 
 TLTK

Slide(70)76 
Cảm ơn
Kính thưa các quí vị cùng các em HS--Bài học hôm nay đến đây là kết thúc. ----- Xin chân thành cảm ơn các quí vị cùng các em HS đã lắng nghe ---- Xin kính chào và hẹn gặp lại !

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_thuyet_trinh_sinh_hoc_lop_11_bai_456_cac_nguyen_to_khoan.doc