Báo cáo Phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học Vật lý Lớp 10

Báo cáo Phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học Vật lý Lớp 10

1. Thu thập thông tin của học sinh về:

- Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi: ngoan, lễ phép, dễ xúc động.(quan sát, phỏng vấn)

- Khả năng học tập: Lớp 9 điểm Lý trên 7,5 và hoàn thành được các nhiệm vụ học tập nhưng hiện tại chưa tích cực tham gia vào các hoạt động học tập của lớp, của nhóm; tiếp thu bài chậm, thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. (hồ sơ, quan sát)

- Sức khỏe thể chất: thường xuyên mệt mỏi trong giờ học Vật Lý . (quan sát)

- Quan hệ giao tiếp (với bạn, thầy cô): Trước đây hòa đồng, vui vẻ, hiện tại ít phát biểu trong giờ học Vật Lý (quan sát)

- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Mẹ, cha quan tâm, chăm sóc. (phỏng vấn)

- Điểm mạnh, hạn chế: tiếp thu nhanh, có khả năng giao tiếp với bạn, có tính kiên nhẫn (phỏng vấn)

- Nguồn lực bên ngoài: A có mối quan hệ tốt đẹp với cha mẹ; A có 1 người bạn thân học tốt môn Vật Lý, được bạn giúp đỡ trong học tập; gia đình kinh tế ổn định

- Mong đợi của HS: hiểu và làm được bài tập môn Vật Lý

- Những thông tin khác:

- Sở thích: thích chơi game, thích thể thao (phỏng vấn)

- Đặc điểm tính cách: trung thực. (quan sát)

 

doc 3 trang Đoàn Hưng Thịnh 5252
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học Vật lý Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 4.
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN TƯ VẤN,
HỖ TRỢ HỌC SINH 
TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC - VẬT LÝ LỚP 10
Thông tin của học sinh: N-V-A
* Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ: GV bộ môn Vật Lý
Lý do tư vấn, hỗ trợ:
Năm học lớp 9, A được đánh giá là một học sinh ngoan, chăm chỉ, học lực khá, có ý thức trong học tập. Tuy nhiên, sang lớp 10 do kiến thức mới trong môn vật lí và môi trường học tập thay đổi. A không hiểu bài, theo kịp các bạn trong lớp, khó hòa nhập với môi trường học tập cấp 3. Kể từ đó A thường xuyên mệt mỏi, mất tập trung thụ động trong học tập và không hoàn thành những nhiệm vụ GV giao. Bên cạnh đó, kĩ năng quản lí thời gian không tốt, chưa biết cách tự học và áp lực từ kì vọng của phụ huynh 
1. Thu thập thông tin của học sinh về:
- Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi: ngoan, lễ phép, dễ xúc động.(quan sát, phỏng vấn)
- Khả năng học tập: Lớp 9 điểm Lý trên 7,5 và hoàn thành được các nhiệm vụ học tập nhưng hiện tại chưa tích cực tham gia vào các hoạt động học tập của lớp, của nhóm; tiếp thu bài chậm, thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. (hồ sơ, quan sát)
- Sức khỏe thể chất: thường xuyên mệt mỏi trong giờ học Vật Lý . (quan sát)
- Quan hệ giao tiếp (với bạn, thầy cô): Trước đây hòa đồng, vui vẻ, hiện tại ít phát biểu trong giờ học Vật Lý (quan sát)
- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Mẹ, cha quan tâm, chăm sóc. (phỏng vấn)
- Điểm mạnh, hạn chế: tiếp thu nhanh, có khả năng giao tiếp với bạn, có tính kiên nhẫn (phỏng vấn)
- Nguồn lực bên ngoài: A có mối quan hệ tốt đẹp với cha mẹ; A có 1 người bạn thân học tốt môn Vật Lý, được bạn giúp đỡ trong học tập; gia đình kinh tế ổn định
- Mong đợi của HS: hiểu và làm được bài tập môn Vật Lý
- Những thông tin khác:
- Sở thích: thích chơi game, thích thể thao (phỏng vấn)
- Đặc điểm tính cách: trung thực. (quan sát)
2. Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh:
Qua thông tin thu thập được từ bước 1, giáo viên đưa ra những vấn đề mà A đang gặp phải gồm:
Căng thẳng vì học nhiều môn
Lượng kiến thức mới và khó đối với môn Vật Lý
Áp lực về điểm số
Yêu cầu của giáo viên cấp 3 cao hơn so với cấp 2
Áp lực vì mong đợi của bố mẹ
Kĩ năng quản lý thời gian không tốt, chưa biết cách tự học 
3. Xác định vấn đề của học sinh:
- khó khăn trong học tập môn vật lí
- Nguyên nhân: Căng thẳng vì học nhiều môn, lượng kiến thức mới và khó đối với môn Vật Lý, chưa có phương pháp học môn vật lí phù hợp, áp lực về điểm số và chính suy nghĩ tiêu cực đã khiến cho sự căng thẳng của A càng nghiêm trọng. Thêm vào đó mong đợi của bố mẹ, yêu cầu của giáo viên các môn học càng làm củng cố thêm sự căng thẳng của em.
-	 Ít tương tác với thầy cô, bạn bè vì không nắm vững nội dung học tập.
4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ: 
@ Mục tiêu:
Giúp A nắm được các kiến thức trọng tâm và làm được bài tập môn Vật Lý, có phương pháp học môn vật lí, xác định được mục đích phấn đấu và xây dựng được kế hoạch học tập thích hợp
Hướng dẫn, tư vấn A cách phân bố thời gian học tập hợp lý
@ Hướng tư vấn, hỗ trợ:
- Trò chuyện ,trao đổi với học sinh về những căng thẳng ,áp lực hoc tập giúp e thay đổi suy nghĩ tiêu cực và có thái độ tích cực 
- Cung cấp tài liệu học tâp, hỗ trợ em những vấn đề gặp khó để em thấy hứng thú trong học tập môn vật lý
-Hướng dẫn phương pháp học tập môn vật lý 
- Trao đổi với GVCN
Nói chuyện với bố mẹ A để bố mẹ hiểu và động viên, giúp đỡ A ở nhà
Hướng dẫn cách xây dựng thời gian biểu cho việc học hợp lý
Tư vấn cho A tham gia các hoạt động tập thể, vui chơi, hoạt động thể thao để giải tỏa stress
Việc xác định các hướng tư vấn, hỗ trợ trên dựa trên việc tôn trọng học sinh: giáo viên tin tưởng vào khả năng thay đổi của A và thể hiện trách nhiệm, mong muốn của giáo viên mang lại điều tốt đẹp cho học sinh.
@ Thời gian và thời lượng: tuần thứ 4 đến tuần thứ 8
@ Người thực hiện: GVBM
@ Nguồn lực:
Giới thiệu cho học sinh tài liệu tham khảo, trang web để học sinh tự học online
Chia nhóm học tập với bạn để hỗ trợ A 
-Bên cạnh giáo viên chủ nhiệm, học sinh trong lớp cần có sự hỗ trợ của gia đình,đặc biệt là bố mẹ, bạn bè và các giáo viên bộ môn
* GV bộ môn:
- Trò chuyện, tâm sự với A, chia sẻ những khó khăn mà em đang gặp phải.
- Hướng dẫn , hỗ trợ để A có thể tự hoàn thành các bài tập trên lớp.
- Gọi điện trao đổi hoặc gặp gỡ ba mẹ của A để trao đổi, đề nghị quan tâm A nhiều hơn học tập hằng ngày.
- Quan sát quá trình học tập của em A trên lớp,
- Hướng dẫn ba mẹ của A cách giúp đỡ, kèm cặp em trong học tập.
- Quan tâm, giúp đỡ em trong từng tiết học để em hoàn thành nhiệm vụ.
* Phụ huynh:
- Quan tâm về giờ giấc sinh hoạt hằng ngày cũng như giờ đến lớp;
- Kèm cặp thêm về nội dung học tập
- Thường xuyên trò chuyện với em
* Học sinh khác trên lớp:
- Hỗ trợ bạn trong quá trình học tập qua hình thức Đôi bạn cùng tiến
-Sử dụng kênh thông tin, phối hợp với gia đình trong hỗ trợ, tư vấn cho học sinh: Trong trường hợp này, giáo viên có thể sử dụng kênh thông tin trực tiếp bằng cách gọi điện thoại trực tiếp với cha mẹ hoặc với học sinh hay qua email hoặc zalo để có thể có sự trao đổi thông tin nhanh chóng và kịp thời.
5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh :
Sử dụng phương pháp trò chuyện, thuyết phục, trực quan.
Gv thực hiên các hướng tư vấn trên bước 4 
6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh 
*Qua thời gian GV hỗ trợ 5 tuần Gv sẽ quan sát và nhận xét em A có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực: 
- Đã không còn biểu hiện mệt mỏi trong lớp
- Bước đầu em đã hoàn thành được một số hoạt động ở lớp từ đơn giản đến phức tạp;
- Đã có sự tập trung trong giờ học, tiếp thu được những nội dung cơ bản của bài học;
- Tích cực hợp tác hơn với thầy cô, bạn bè

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_phan_tich_truong_hop_thuc_tien_tu_van_ho_tro_hoc_sin.doc