Chuyên đề Các thủ tục chuẩn vào ra đơn giản. Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình

Chuyên đề Các thủ tục chuẩn vào ra đơn giản. Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Biết các lệnh vào ra đơn giản để nhập thông tin từ bàn phím và đưa thông tin ra màn hình.

- Biết các bước soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.

- Biết một số công cụ của môi trường Turbo pascal.

2. Kĩ năng:

- Viết được một số lệnh vào ra đơn giản.

 - Bước đầu sử dụng được chương trình dịch để phát hiện lỗi.

 - Bước đầu chỉnh sửa được chương trình dựa vào thông báo lỗi của chương trình dịch và tính hợp lý của kết quả thu được.

3. Thái độ:

- Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao.

- Thấy được sự cần thiết của các thủ tục vào ra, sáng tạo trong vận dụng vào các bài toán đơn giản.

 - Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết của người lập trình như: xem xét vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, sáng tạo, không thỏa mãn với các kết quả ban đầu đạt được,

 

doc 11 trang Ngát Lê 25/10/2024 180
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Các thủ tục chuẩn vào ra đơn giản. Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI GIỚI THIỆU
Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có nhiều lợi thế cho cả hai quá trình dạy và học. Đối với bài giảng E-Learning có nhiều đặc tính nổi trội có thể giúp người học tự học tập nghiên cứu vào mọi thời gian, không gian khác nhau.
	Môn Tin học có đặc thù riêng: Học sinh thường xuyên được tiếp cận với máy tính chính vì vậy khi sử dụng bài giảng điện tử nói chung và E-Learning nói riêng sẽ kích thích được sự say mê học tập của các em. Ở bài giảng E-Learning này(là tiết lí thuyết của bài “CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA ĐƠN GIẢN - SOẠN THẢO, DỊCH, THỰC HIỆN VÀ HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH”)
nên tôi chỉ thiên vào thuyết giảng lí thuyết và có một số ví dụ minh họa, mục đích cuối cùng giúp học sinh hiểu và lĩnh hội được những nội dung của bài học, từ đó trang bị cho các những kiến thức cơ bản để có thể ứng dụng vào thực hiện các thủ tục chuẩn vào ra đơn giản, ghi nhớ và có kĩ năng soạn thảo, hiệu chỉnh, dịch, thực hiện chương trình. Và hơn thế nữa từ kiến thức cơ bản trong bài, học sinh rèn luyện cho mình tư duy lôgic hơn khi phân tích và kỹ năng thực hành.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng nghiên cứu bài học, vận dụng CNTT, tích hợp kiến thức liên môn là yêu cầu của tất cả các bộ môn trong đó có môn Tin học. Với mong muốn được chia sẻ thông tin, tôi chọn bài bài “CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA ĐƠN GIẢN - SOẠN THẢO, DỊCH, THỰC HIỆN VÀ HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH” để làm bài dự thi Thiết kế bài giảng điện tử E - learning. 
Thiết kế giáo án và bài giảng điện tử này không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý từ quí Thầy Cô. 
Tôi xin chân thành cám ơn. 
Bảo Lộc, 6.11.2016
 Người viết
 Phạm Ngọc Cảnh 	 	 (Email: hezman99@gmail.com)
PHẦN I. THIẾT KẾ GIÁO ÁN (KỊCH BẢN)
Bài: “CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA ĐƠN GIẢN - SOẠN THẢO, DỊCH, THỰC HIỆN VÀ HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH” 
Thời lượng: 1 tiết - Tiết: 7
MỤC TIÊU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Biết các lệnh vào ra đơn giản để nhập thông tin từ bàn phím và đưa thông tin ra màn hình.
- Biết các bước soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình..
- Biết một số công cụ của môi trường Turbo pascal.
2. Kĩ năng:
- Viết được một số lệnh vào ra đơn giản.
	- Bước đầu sử dụng được chương trình dịch để phát hiện lỗi.
	- Bước đầu chỉnh sửa được chương trình dựa vào thông báo lỗi của chương trình dịch và tính hợp lý của kết quả thu được.
3. Thái độ:
- Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao.
- Thấy được sự cần thiết của các thủ tục vào ra, sáng tạo trong vận dụng vào các bài toán đơn giản.
	- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết của người lập trình như: xem xét vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, sáng tạo, không thỏa mãn với các kết quả ban đầu đạt được, 
B. PHƯƠNG PHÁP
- GV nêu vấn đề, phát vấn kết hợp với diễn giảng, đặt câu hỏi.
- Thảo luận, qui nạp, tích hợp RLKN diễn đạt.
- Động não, suy nghĩ tìm hiểu cách thực hiện và trả lời các câu hỏi.
C. CHUẨN BỊ
1. Của giáo viên: Thiết kế bài giảng, giáo án điện tử, bài tập và câu hỏi trắc nghiệm. Tìm hiểu thêm 1 số kiến thức để cung cấp cho học sinh. 
2. Của học sinh: Đọc kĩ bài, xem bài trước, vở, sách giáo khoa, giấy nháp 
3. Đồ dùng dạy học: Máy vi tính, Projecter, phần mềm - công cụ hỗ trợ: Adobe presenter 7.0, Power Point, phần mềm Media Player Classic, K-Lite Code Pack, Quick Time cài trong máy vi tính để chạy các file hình, âm thanh, video .
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC (KỊCH BẢN)
HOẠT ĐỘNG GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1
Tên hoạt động: Giới thiệu, mục tiêu bài học ôn kiến thức cũ và dẫn dắt.
Nội dung chính:
1. Giới thiệu về bản thân và bài “CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA ĐƠN GIẢN - SOẠN THẢO, DỊCH, THỰC HIỆN VÀ HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH”
2. Giới thiệu mục tiêu bài học.
3. Ôn lại kiến thức, hiểu khái niệm phép toán, biểu thức, câu lệnh gán thông qua làm 1 số bài tập để chuẩn bị bài học mới.
Đánh giá kết quả ôn tập qua các bài tập hs làm.
4. Bài toán dẫn dắt
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhập dữ liệu vào từ bàn phím
- Y/cầu hs n/cứu Sgk cho biết cấu trúc chung của thủ tục nhập dữ liệu trong NNLT Pascal:
- HS : N/cứu Sgk và trả lời:
Ví dụ: khi viết chtrình giải tính chu vi và diện tích hình chữ nhật, ta phải nhập vào các đại lượng nào? viết lệnh nhập?
- Suy nghĩ, trả lời: phải nhập giá trị vào 2 biến a, b. Lệnhnhập:Readln(a,b);
Hỏi: Khi nhập giá trị cho nhiều biến, ta phải thực hiện như thế nào?
HS : Các giá trị phải được cách nhau ít nhất một dấu cách (Space) hoặc kí tự xuống dòng (Enter).
Hỏi: Lệnh Read và Readln khác nhau như thế nào?
- Suy nghĩ, trả lời : Read: Readln
Hoạt động 2: Đưa dữ liệu ra màn hình
GV : Sau khi xữ lí xong, để nhìn thấy được kết quả ta phải dùng thủ tục xuất dữ liệu.
Y/cầu hs n/cứu Sgk cho biết cấu trúc chung của thủ tục xuất dữ liệu trong NNLT Pascal
- N/cứu Sgk và trả lời.
GV: Write khác Writeln ở chỗ nào?
GV: Danh sách kết quả ra bao gồm những gì?
Hs: Suy nghĩ, trả lời
GV: Khi được thông tin ra còn có các qui cách ra nào?
Hs: Suy nghĩ
- Để nhập giá trị cho 1 biến từ bàn phím, ta thường đưa thêm câu dẫn dắt sau đó mới đến câu lệnh nhập. Bằng cách dùng cặp thủ tục write và read.
Ví dụ: 
Write(‘Hay nhap chieu dai va rong a,b:’);
Read(a,b);
Hoạt động 3: Giải bài toán đặt vấn đề
- Giáo viên cho học sinh suy nghĩ sau đó chiếu chương trình.
- Yêu cầu học sinh nắm thật chắc từng thành phần trong chương trình.
Hoạt động 4: Củng cố bài học
- Cho HS làm 1 số câu hỏi trắc nghiệm để củng cố kiến thức cho HS
- Tổng kết các phần phải nhớ của bài học này
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- GV dặn dò HS ghi nhớ kiến thức và làm bài tập
- Trình chiếu phần giới thiệu và mục tiêu bài học.
- Kiến thức, kỹ năng và thái độ.
- Trình chiếu các câu hỏi trắc nghiệm, HS làm bài.
- Kết quả về điểm số cho phần này
- Nêu bài toán dẫn dắt để hs thấy sự cần thiết của thủ tục chuẩn vào/ra
1. Nhập dữ liệu vào từ bàn phím
Ta sử dụng thủ tục chuẩn read hoặc readln có cấu trúc như sau: 
 read( , , );
 readln( , , );
 Ví dụ 1: 
 read(a,b);
 readln(a,b);
* Chú ý: 
 - Danh sách biến vào: là một hay nhiều biến đơn, trường hợp nhiều biến đơn phải cách nhau bởi dấu ’,’
 - Read khác Readln ở chỗ thủ tục read khi ta nhập giá trị của mỗi biến cách nhau bởi dấu cách, còn thủ tục readln khi ta nhập giá trị của mỗi biến xong thì Enter
 - Thủ tục READLN có thể không có tham số dùng để tạm dừng chương trình cho đến khi người dùng ấn phím Enter (Readln;)
2. Đưa dữ liệu ra màn hình
 Để đưa dữ liệu ra màn hình tại vị trí con trỏ, ta dùng thủ tục write hoặc writeln với cấu trúc: 
 Write( , );
 Writeln( , );
- Write khác Writeln ở chỗ khi xuất kết quả ra màn hình, với Write thì con trỏ chuột nằm cuối dòng, Writeln con trỏ xuống dòng, nằm ở đầu dòng dưới
- Danh sách kết quả: Có thể là tên biến, biểu thức, hàm hoặc hằng.
- Các hằng xâu thường được dùng để đưa ra chú thích hoặc để tách các kết quả.
- Các thành phần trong kết quả ra được viết cách nhau bởi dấu ’,’.
Ghi chú: - Các thủ tục readln và writeln có thể không có tham số. 
* Quy cách đưa thông tin ra: 
 Kết quả số thực : : 
 Kết quả khác : 
Độ rộng và số chữ số thập phân là các hằng nguyên dương.
 Ví dụ: 
 Writeln(n:5,x:6:2);
 Write(i:3,j:4,a+b:8:3);
 - - 36 – 24.00
425 - - 56 - - 23.200
- HS suy nghĩ cách viết chương trình sau đó so sánh với bài giải mẫu.
- Giáo viên cho Hs xem video viết chương trình trên phần mềm free pascal và chạy chương trình trực tiếp.
- HS làm bài tập trắc nghiệm.
- 2 thủ tục vào/ra và các thao tác cơ bản cho HS.
- Xem lại bài học và ghi nhớ thật kỹ từng thủ tục, thao tác
- Dặn dò học sinh xem các phần phụ lục cần thiết trong SGK và xem bài giảng Webquest trên trang “Em yêu tin học” tại địa chỉ: 
- Dặn dò HS thực hành các ví dụ trong bài học nếu có điều kiện.

PHẦN II: THUYẾT MINH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
(TRÌNH CHIẾU)
Tên bài giảng: 
“CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA ĐƠN GIẢN - SOẠN THẢO, DỊCH, THỰC HIỆN VÀ HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH”
Thời lượng: 1 tiết - Tiết: 7
TT
Nội dung các hoạt động
(các slide)
Kiến thức, kỹ năng HS lĩnh hội
Đa phương tiện
Tài nguyên
(tác giả,
bản quyền)
Slide 1
Giới thiệu bài học
Kênh chữ, kênh âm thanh, kênh hình ảnh và video

Slide 2


- Giới thiệu và nêu mục tiêu bài học.
Kênh chữ và âm thanh.


Slide 3


- Giới thiệu và nêu cấu trúc của bài giảng.
Kênh chữ và âm thanh.


Slide 4 đến Slide 10


- Kiểm tra bài cũ và 5 bài tập ôn lại kiến thức cần thiết.
- Đánh giá kết quả.
Kênh chữ và âm thanh. 
Bài tập trắc nghiệm E-Learning.

Slide 11

- Bài toán đặt vấn đề 1
- Giải bài toán đặt vấn đề
Kênh chữ , âm thanh và hình ảnh

Slide 12


- Bài toán đặt vấn đề 2
- Dẫn dắt vào bài mới
Kênh chữ , âm thanh và kênh hình ảnh

Slide 13


I. Các thủ tục chuẩn vào ra đơn giản
1. Nhập dữ liệu vào từ bàn phím. 
Kênh chữ , âm thanh

Slide 14

I. Các thủ tục chuẩn vào ra đơn giản
2. Nhập dữ liệu vào từ bàn phím.
- Cú pháp
- Ví dụ
- Lưu ý

Kênh chữ , âm thanh 

Slide 15 

I. Các thủ tục chuẩn vào ra đơn giản
2. Nhập dữ liệu vào từ bàn phím.
- Qui cách đưa thông tin ra
- Ví dụ minh họa

Kênh chữ , âm thanh, kênh hình ảnh

Slide 16


I. Các thủ tục chuẩn vào ra đơn giản
- Ví dụ minh họa

Kênh chữ và kênh âm thanh

Slide 17


I. Các thủ tục chuẩn vào ra đơn giản
- Chạy ví dụ minh họa

Kênh chữ, âm thanh và kênh hình ảnh

Slide 18


II. Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
- Giới thiệu màn hình làm việc của pascal
Kênh chữ và âm thanh, hình ảnh

Slide 19

II. Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
- Giới thiệu màn hình làm việc của pascal
Kênh chữ, âm thanh và kênh hình ảnh

Slide 20


II. Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
- Lưu chương trình
Kênh chữ, âm thanh và kênh hình ảnh

Slide 21


II. Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
- Biên dịch chương trình
Kênh chữ, âm thanh và kênh hình ảnh

Slide 22


II. Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
- Chạy chương trình
Kênh chữ, âm thanh và kênh hình ảnh

Slide 23


II. Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
- Một số chức năng khác
Kênh chữ, âm thanh và kênh hình ảnh

Slide 24


* Giải bài toán đặt vấn đề.
- Viết chương trình hoàn chỉnh để giải bài toán này.
Kênh chữ, âm thanh và kênh hình ảnh

Slide 25


* Giải bài toán đặt vấn đề:
- Viết chương trình trên Free Pascal và chạy chương trình
Kênh chữ, âm thanh, kênh hình ảnh và kênh video.

Slide 26
đến 32


- Bài tập củng cố với 5 bài tập ôn những kiến thức cần thiết.
- Đánh giá kết quả.
Kênh chữ, âm thanh và kênh hình ảnh

Slide 33


Ghi nhớ: Những kiến thức cần ghi nhớ của bài học

Kênh chữ, âm thanh và kênh hình ảnh

Slide 34

Dặn dò: 
- Làm bài tập
- Xem trước bài tiết sau
- Xem phụ lục
- Giới thiệu và học thêm bài giảng webquest

Kênh chữ, âm thanh, kênh hình ảnh và kênh âm thanh

Slide 35


Tài liệu tham khảo và lời chào tạm biệt
Kênh chữ, âm thanh, kênh hình ảnh và video.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa tin học 11
Sách bài tập tin học 11
Sách giáo viên tin học 11
Sách thiết kế bài giảng tin học 11 – ThS Lê Thủy Thạch(Nhà xuất bản ĐHQG)
Sách thiết kế bài giảng tin học 11 – Trần Doãn Vinh(Nhà xuất bản ĐHSP) 
Sách để học tốt tin học 11 - Trần Doãn Vinh(Nhà xuất bản ĐHQG)
Sách phương pháp giải các dạng bài tập tin học 11 – ThS Đậu Mạnh Hoàn(Nhà xuất bản ĐHQG)

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_cac_thu_tuc_chuan_vao_ra_don_gian_soan_thao_dich_t.doc
  • docxPhieuThamDinh.docx
  • docBiaThuyetMinhB7,8-QuocGia.doc
  • docBiaThuyetMinhB7,8.doc
  • docBiaHoSoB7,8.doc