Giáo án Công nghệ 12 - Chủ đề 15: Máy điện xoay chiều ba pha

Giáo án Công nghệ 12 - Chủ đề 15: Máy điện xoay chiều ba pha

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Biết công dụng, cấu tạo, cách nối dây, nguyên lí làm việc của máy biến áp ba pha.

- Biết được công dụng, cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách nối dây động cơ không đồng bộ ba pha.

b. Kĩ năng:

- Phân tích cấu tạo của máy biến áp từ hình vẽ

- Nối dây động cơ không đồng bộ ba pha.

- Áp dụng được công thức của bài để giải bài tập.

c. Thái độ:

- Tích cực hoạt động, thảo luận tìm hiểu kiến thức về động cơ không đồng bộ 3 pha, máy biến áp ba pha và sử dụng động cơ có hiệu quả, an toàn, kinh tế.

- Thực hiện đúng quy trình làm việc và các quy định về an toàn điện, an toàn lao động.

- Có thái độ yêu mến đối với ngành điện lực quốc gia.

- Có ý thức sử dụng tiết kiệm điện năng.

2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh:

- Tự học, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề : Mô tả được đặc điểm cấu tạo, trình bày được nguyên lí làm việc của máy điện xoay chiều ba pha, máy biến áp 3 pha, động cơ không đồng bộ 3 pha, trình bày được cách nối dây.

- Giao tiếp và hợp tác: Chủ động đề xuất công việc có thể hoạt động hợp tác, biết tiếp nhận mong muốn hợp tác từ nhóm. Xác định được vai trò của mình trong nhóm, tự đánh giá khả năng của mình và của thành viên trong nhóm để phân công công việc phù hợp, khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp. Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin, trình bày được nội dung chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha”

- Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Khai thác sử dụng máy vi tính và mạng Internet trong học tập để tự học các nội dung của chủ đề.Đánh giá sự phù hợp của dữ liệu tìm thấy thuộc chủ đề "Máy điện xoay chiều ba pha, động cơ không đồng bộ 3 pha". Xác lập liên hệ giữa kiến thức đã biết với thông tin mới thu thập và dùng thông tin đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập của chủ đề.

 

docx 13 trang lexuan 7441
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 12 - Chủ đề 15: Máy điện xoay chiều ba pha", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/5/2020
Tiết: 26,27,28 
 CHỦ ĐỀ 15: 	 MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA
 (3 tiết)
* Giới thiệu chung chủ đề: Máy điện xoay chiều 3 pha gồm 4 nội dung chính
1. Nội dung 1: Khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện 3 pha
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của phần này là học sinh biết được thế nào là máy điện xoay chiều 3 pha, phân loại và công dụng của các máy điện 3 pha.
2. Nội dung 2: Máy biến áp 3 pha
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết khái niệm, cấu tạo, nguyên lí làm việc của máy biến áp 3 pha
3. Nội dung 3: Khái niệm, công dụng của động cơ không đồng bộ 3 pha.
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết được thế nào là động cơ không đồng bộ 3 pha, cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách đấu dây của động cơ không đồng bộ 3 pha
* Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 3 tiết. 
- Tiết 1: Tìm hiểu khái niệm, công dụng, phân loại, máy điện xoay chiều 3 pha, máy biến áp ba pha
- Tiết 2: Tìm hiểu khái niệm, công dụng của động cơ không đồng bộ 3 pha.
- Tiết 3: Ôn tập phần máy điện xoay chiều 3 pha
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức: 
- Biết công dụng, cấu tạo, cách nối dây, nguyên lí làm việc của máy biến áp ba pha.
- Biết được công dụng, cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách nối dây động cơ không đồng bộ ba pha.
b. Kĩ năng: 
- Phân tích cấu tạo của máy biến áp từ hình vẽ 
- Nối dây động cơ không đồng bộ ba pha. 
- Áp dụng được công thức của bài để giải bài tập.
c. Thái độ:
- Tích cực hoạt động, thảo luận tìm hiểu kiến thức về động cơ không đồng bộ 3 pha, máy biến áp ba pha và sử dụng động cơ có hiệu quả, an toàn, kinh tế.
- Thực hiện đúng quy trình làm việc và các quy định về an toàn điện, an toàn lao động.
- Có thái độ yêu mến đối với ngành điện lực quốc gia.
- Có ý thức sử dụng tiết kiệm điện năng.
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh:
- Tự học, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề : Mô tả được đặc điểm cấu tạo, trình bày được nguyên lí làm việc của máy điện xoay chiều ba pha, máy biến áp 3 pha, động cơ không đồng bộ 3 pha, trình bày được cách nối dây. 
- Giao tiếp và hợp tác: Chủ động đề xuất công việc có thể hoạt động hợp tác, biết tiếp nhận mong muốn hợp tác từ nhóm. Xác định được vai trò của mình trong nhóm, tự đánh giá khả năng của mình và của thành viên trong nhóm để phân công công việc phù hợp, khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp. Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin, trình bày được nội dung chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha”
- Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Khai thác sử dụng máy vi tính và mạng Internet trong học tập để tự học các nội dung của chủ đề.Đánh giá sự phù hợp của dữ liệu tìm thấy thuộc chủ đề "Máy điện xoay chiều ba pha, động cơ không đồng bộ 3 pha". Xác lập liên hệ giữa kiến thức đã biết với thông tin mới thu thập và dùng thông tin đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập của chủ đề.
1. Giáo viên: 
- Tranh vẽ hình Tranh vẽ các hình 25. 1; 25. 2; 25.3 ;26.2 ; 26.7 SGK, mô hình máy biến áp, các lá thép kĩ thuật điện.(chữ E,I,O, U), máy chiếu
- GV giao nhiệm vụ cho HS
2. Học sinh:
- Quan sát tìm hiểu về máy điện xoay chiều ba pha, máy biến áp 3 pha, động cơ không đồng bộ 3 pha ứng dụng mạch điện xoay chiều ba pha dùng trong thực tiễn cuộc sống thông qua sách báo, mạng Internet Cụ thể:
	+ Tìm hiểu thế nào là máy điện xoay chiều ba pha; phân loại máy điện 3 pha
	+ Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí làm việc của máy biến áp 3 pha
	+ Tìm hiểu khái niệm, công dụng cấu tạo và nguyên lí làm việc của động cơ không đồng bộ 3 pha.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới "Máy điện xoay chiều ba pha"
- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
Chia học sinh trong lớp thành các nhóm nhỏ. Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức và hiểu biết để trao đổi với bạn trong nhóm theo các câu sau:
(1) Kể tên các máy điện 3 pha mà em gặp trong thực tế.
(2) Các máy điện đó khi làm việc những máy nào làm việc có bộ phận chuyển động, máy làm làm việc có các bộ phận đều đứng yên?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ (gồm có hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm)
+ Hoạt động cá nhân: Mỗi học sinh tự tìm hiểu kiến thức và trả lời câu hỏi.
+ Hoạt động nhóm: Thư kí của nhóm tóm tắt các ý kiến để nhóm trưởng trình bày.
- Báo cáo kết quả và thảo luận (hoạt động cả lớp)
+ Lần lượt mỗi nhóm lên bảng viết kết quả của nhóm mình.
+ Nhóm khác quan sát và bổ sung.
- Giáo viên kết luận
Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
* Dự kiến sản phẩm
+ Học sinh trình bày được các nhiệm vụ được chuyển giao.
+ Học sinh tích cực trao đổi thảo luận.
+ Học sinh kể được một số máy điện và phân loại máy điện
* Đánh giá kết quả
- Giáo viên đánh giá sự hoạt động tích cực của học sinh.
* Giáo viên dùng hình ảnh trình chiếu các máy điện từ đó dẫn HS vào chủ đề "Máy điện 3 pha" 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Học sinh hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để tìm hiểu về: 
+ Biết khái niệm về máy điện xoay chiều ba pha.
+ HS phân loại và công dụng của máy điện 3 pha
- Giúp học sinh phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, trình bày và sử dụng tốt ngôn ngữ kĩ thuật.
* Nội dung 1: Hình thành kiến thức về "Khái niệm , phân loại, máy điện xoay chiều ba pha".
- Phát phiếu học tập số 1.
- Học sinh hoạt động cá nhân và nhóm để thức hiện phiếu học tập số 1
- Học sinh trình bày nội dung
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả nhóm và rút ra kết luận.
* Dự kiến sản phẩm 
- Học sinh trả lời được các câu hỏi trong phiếu học tập.
- Học sinh biết cách trình bày và phản biện các nội dung đã học.
* Đánh giá kết quả
- Trong quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên khéo léo giải thích và hướng dẫn học sinh thực hiện các nội dung bài học.
* Dùng hình ảnh trình chiếu để kết luận về máy điện ba pha, phân loại và công dụng máy điện 3 pha (xem phụ lục).
- Tăng cường hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
- Giúp học sinh phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, trình bày và sử dụng tốt ngôn ngữ kĩ thuật.
- Thông qua hoạt động, học sinh trả lời được khái niệm, công dụng cấu tạo, nguyên lí làm việc của máy biến áp 3 pha.
Nội dung 2: Hình thành kiến thức về "Máy biến áp 3 pha"
- Phát cho các nhóm HS mô hình các máy biến áp 3 pha hoặc 1 pha yêu hoàn thành phiếu học tập
- Phát phiếu học tập số 2
- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời phiếu học tập số 2.
- Học sinh trình bày và phản biện.
- Giáo viên nhận xét.
- GV hướng dùng máy chiếu giới thiệu cách nối biến áp 3 pha và hướng dẫn hs xây dựng công thức tính hệ số biến áp pha và dây
* Dự kiến sản phẩm
- Học sinh trả lời được các câu hỏi trong phiếu học tập.
+ Học sinh trình bày khái niệm, công dụng của máy biến áp 3 pha
+ HS trình bày cấu tạo, nguyên lí làm việc của máy biến áp 3 pha.
- Học sinh biết cách trình bày và phản biện các nội dung đã học.
* Đánh giá kết quả
- Trong quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên khéo léo giải thích và hướng dẫn học sinh thực hiện các nội dung bài học.
- Một vài nội dung gợi ý:
+ HS xem phụ lục 3 một số hình ảnh máy biến áp và cách mắc MBA
- Thông qua hoạt động cá nhân và nhóm, học sinh hình thành các kiến thức về cấu tạo, công dụng động cơ không đồng bộ ba pha.
- Giúp học sinh phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, trình bày và sử dụng tốt ngôn ngữ kĩ thuật.
* Nội dung 3: Hình thành kiến thức về "Khái niêm, công dụng, cấu tạo động cơ không đồng bộ ba pha"
Đặt vấn đề: chúng ta đa tìm hiểu máy điện tĩnh vậy máy điện động có cấu tạo, nguyên lí làm việc như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu động cơ không đồng bộ 3 pha
- GV cho HS xem hình ảnh cấu tạo của động cơ không đồng bộ 3 pha, yêu cầu HS kết hợp đọc SGK và hoàn thành phiếu học tập 
- Giáo viên phát phiếu học tập số 3
- Học sinh hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
- Học sinh trả lời và phản biện.
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- Giáo viên tổng kết
* Dự kiến sản phẩm
- Học sinh trả lời được các câu hỏi trong phiếu học tập.
+ Là máy điện động
+ Có tốc độ quay của rô to nhỏ hơn tốc độ của từ trường quay
+ Cấu tạo gồm rôto và stato
+ Stato gồm: lõi thép và dây quấn (lõi thép gồm nhiều lá thép mỏng kĩ thuật điện gép lại với nhau mặt trong sẽ rãnh, dây quấn làm bằng dây điện từ bên ngoài phủ lớp sơn cách điện, gồm 3 pha AX,BY,CZ đặt trong các rãnh stato)
+ Rôto gồm lõi thép và đây quấn ( lõi thép gồm nhiều lá thép kĩ thuật điện gép với nhau, mặt ngoài xẻ rảnh, bên trong có lỗ để lắp trục,ghép lại thành hình trụ; Dây quấn có 2 kiểu: rôto lồng sóc, và rôto đây quấn)
- Học sinh biết cách trình bày và phản biện các nội dung thuộc sơ đồ mạch điện ba pha.
* Đánh giá kết quả 
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
- Tăng cường hoạt động cá nhân và nhóm để tìm hiểu nguyên lí làm việc động cơ không đồng bộ 3 pha
- HS nắm được cách đấu dây của động cơ không đồng bộ 3 pha
- Biết cách đảo chiều quay của động cơ không đồng bộ 3 pha.
- Giúp học sinh phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, trình bày và sử dụng tốt ngôn ngữ kĩ thuật.
* Nội dung 4: Hình thành kiến thức về "Nguyên lí làm việc của ĐC không đồng bộ 3 pha"
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin về NLLC của động cơ không đồng bộ 3 pha và hoàn thành phiếu học tập số 4
- Phát phiếu học tập số 4.
- Học sinh hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
- Học sinh trả lời và phản biện.
- Giáo viên tổng kết, đánh giá
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
* Dự kiến sản phẩm
- Học sinh trả lời và phản biện được các câu hỏi trong phiếu học tập.
- NLLV dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và lực điện từ
+ cách đảo chiều quay của động cơ là giữ nguyên 1 pha và đảo 2 pha còn lại.
* Đánh giá kết quả
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sự trả lời và phản biện của học sinh thông qua phiếu học tập.
- Giáo viên sử dụng video mô tả nguyên lý làm việc để khắc sâu kiến thức cho HS
Hoạt động 3: Ôn tâp (Luyện tập)
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Ôn lại kiến thức, nội dung bài học, chuyên đề.
+ Tạo sự hào hứng trong học sinh khi ôn lại kiến thức đã học.
+ Giáo viên tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tiễn để giải thích những hiện tượng kĩ thuật hoặc những lưu ý khi vận hành, bảo dưỡng những thiết bị có liên quan đến nội dung học tập.
+ Sử dụng các câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực để ôn tập cho học sinh. (Xem Phụ lục )
* Dự kiến sản phẩm
- Học sinh trả lời được các câu hỏi luyện tập.
- Có tinh thần học tập hào hứng, vui vẻ.
* Đánh giá kết quả
- Trong quá trình trả lời câu hỏi, giáo viên gợi ý và giúp đỡ học sinh trả lời.
- Giáo viên kết luận chuyên đề và động viên tinh thần học tập của học sinh.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vân đề thực tiễn.
+ Tìm hiểu thêm các kiến thức thực tế của mạch điện xoay chiều ba pha và mạng điện truyền tải cũng như phân phối trong đời sống hằng ngày.
+ Học sinh sưu tầm, tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học, tìm hiểu về một số động cơ không đồng bộ 3 pha trong thực tế, nếu có điều kiện tham quan các nhà máy điện để tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí làm việc, cách đão chiều quay động cơ
* Dự kiến sản phẩm
- Thực hiện các nội dung tìm tòi, mở rộng ở nhà. 
- Học sinh có thể hỏi người thân, thợ sửa chữa điện để hoàn thành các nhiệm vụ vừa nêu.
* Đánh giá kết quả
HS tự đánh giá
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Nhận biết 
Câu 1: Máy biến áp là:
A. Máy điện dùng biến đổi điện áp nhưng giữ nguyên tần số dòng điện.
B. Máy điện dùng biến đổi điện áp và tần số dòng điện.
C. Máy biến đổi tần số nhưng giữ nguyên điện áp
D. Máy biến đổi dòng điện.
Câu 2: Lõi thép của máy biến áp gồm nhiều lá thép kỹ thuật điện mỏng, sơn cách điện, ghép chặt lại nhằm.
A. Giảm dòng điện phu cô trong lõi thép.	B. Đảm bảo độ bền cho các lá thép
C. Chống rò điện từ lõi ra vỏ máy	D. Cả 3 phương án
Câu 3: Máy biến áp hoạt động dựa trên:
A. Hiện tượng cảm ứng điện từ
B. Từ trường quay
C. Hiện tượng cảm ứng điện từ và lực điện từ.
D. Hiện tượng lực tương tác điện từ giữa từ trường quay và dòng điện cảm ứng.
Câu 4: Góc lệch pha giữa các sđđ trong các dây quấn máy biến áp ba pha là:
A. 	B. 	C. 	D. Tất cả đều sai.
Câu 4: Động cơ không đồng bộ ba pha khi hoạt động có:
A. Tốc độ quay của rôto nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.
B. Tốc độ quay của Rôto lớn hơn tốc độ quay của từ trường
C. Tốc độ quay của rôto bằng tốc độ quay của từ trường
D. Tốc độ quay của rôto không phụ thuộc vào tốc độ quay của từ trường.
Câu 5: Hệ số trượt trong động cơ không đồng bộ ba pha được xác định theo biểu thức nào sau đây:
A. s = 	B. s = 	C. s = 	D. s = 
Câu 6: Động cơ không đồng bộ ba pha là loại động cơ mà khi làm việc:
A. Tốc độ quay của roto nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường
B. Tốc độ quay của roto lớn hơn tốc độ quay của từ trường
C. Tốc độ quay của roto bằng tốc độ quay của từ trường
D. Tốc độ quay của roto không liên quan đến tốc độ quay của từ trường
2. Thông hiểu
Câu 7: Điểm giống nhau chủ yếu của máy biến áp và máy phát điện là:
A. Cùng là máy điện xoay chiều có lõi thép và dây quấn.
B. Cùng là máy điện động.
C. Cùng là máy điện tĩnh
D. Khi hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và lực điện từ.
Câu 8: Máy biến áp không làm biến đổi đại lượng nào sau đây:
A. Tần số của dòng điện	B. Điện áp
C. Cường độ dòng điện	D. Điện áp và cường độ dòng điện.
Câu 9: Cách nối dây của biến áp ba pha nào làm cho hệ số biến áp dây lớn nhất:
A. Nối Y/D	B. Nối Y/Y	C. Nối D/Y	D. Nối D/D
Câu 10: Khi sử dụng biến áp không cần quan tâm đến đại lượng nào ?
A. Tần số dòng điện của nguồn.	B. Điện áp của nguồn điện
C. Công suất định mức của biến áp	D. Không có đáp án đúng
Câu 11: Các lá thép kĩ thuật điện của lõi thép máy biến áp cần phải được phủ lớp cách điện ở hai mặt trước khi ghép lại với nhau nhằm mục đích:
A. Đảm bảo độ bền cho các là thép	B. Chống rò điện từ lõi ra vỏ máy
C. Giảm dòng phu-cô trong lõi thép	D. Cả ba phương án trên
Câu 12: Điểm giống nhau chủ yếu của máy biến áp 3 pha và các máy điện xoay chiều 3 pha khác là ở chổ:
A. Làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ	B. Cùng là máy điện xoay chiều
C. Cũng có lõi thép và dây quấn.	D. Cả 3 phương án trên
Câu 13: Điểm giống nhau của máy phát điện và động cơ điện là:
A. Cấu tạo chung đều có hai phần tĩnh và phần động.
B. Cùng là máy biến đổi điện năng thành cơ năng.
C. Cùng là máy biến đổi cơ năng thành điện năng.
D. Các đáp án đều sai.
Câu 14: Trong động cơ không đồng bộ ba pha, tốc độ quay của rôto luôn nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường quay là vì:
A. Để tạo sự biến thiên của từ trường quay trên dây quấn rôto
B. Để tạo sự biến thiên của từ trường quay trên dây quân stato.
C. Có sự tổn hao điện năng trong dây stato.
D. Có sự tổn hao điện năng trong dây rôto.
Câu 15: Hộp đấu dây trên vỏ động cơ điện xoay chiều ba pha có 6 cọc đấu dây nhằm thuận tiện cho việc:
A. Thay đổi cách đấu dây theo điện áp của lưới điện, cấu tạo của động cơ, thay đổi chiều quay của động cơ.
B. Thay đổi cách đấu dây theo điện áp của lưới điện.
C. Thay đổi cách đấu dây theo cấu tạo của động cơ.
D. Thay đổi chiều quay của động cơ.
Câu 16: Động cơ điện có thể bị cháy khi nào ?
A. Điện áp của nguồn điện quá cao hay quá thấp so với điện áp định mức của động cơ.
B. Điện áp của nguồn bằng điện áp định mức của động cơ.
C. Điện áp của nguồn lớn hơn điện áp định mức của động cơ 10V
D. Điện áp của nguồn nhỏ hơn điện áp định mức của động cơ 10V
Câu 17: Các máy điện nào có thể dùng thay thế cho nhau ?
A. Máy phát điện và động cơ điện.	B. Động cơ điện và máy biến áp.
C. Máy phát điện và máy biến áp.	D. Không thể thay thế cho nhau được.
Câu 18: Trong động cơ không đồng bộ ba pha, tốc độ quay của rôto luôn nhỏ hơn tốc độ của từ trường quay là vì:
A. Để tạo sự biến thiên của từ trường quay trên dây quấn của stato
B. Để tạo sự biến thiên của từ trường quay trên dây quấn của rôto
C. Có sự tổn hao điện năng trong dây quấn stato
D. Có sự tổn hao điện năng trong dây quấn rôto
Câu 19: Hộp đấu dây trên vỏ động cơ điện xoay chiều ba pha có 6 cọc đấu dây nhằm thuận tiện cho việc:
A. Thay đổi cách đấu dây theo điện áp của lưới điện.
B. Thay đổi cách đấu dây theo cấu tạo của động cơ.
C. Thay đổi chiều quay của động cơ.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 20: Sở dĩ gọi động cơ không đồng bộ vì tốc độ:
A. n = n1	B. n > n1	C. n < n1	D. Tất cả đều sai
Câu 21: Với tần số f = 50 Hz nếu P = 2 thì tốc độ từ trường là:
A. n1 = 1000 vòng/phút	B. n1 = 2000 vòng/phút	C. n1 = 1500 vòng/phút	D. n1 = 750 vòng/phút
3. Vận dụng thấp: 
Câu 22: Một máy biến áp 3 pha đấu Y / Yo, Kp và Kd có quan hệ như thế nào:
A. Kd = Kp	B. Kd = Kp	C. Kd = 3 Kp	D. Kd = Kp
Câu 23: Một máy biến áp 3 pha đấu Yo /∆, Kp và Kd có quan hệ như thế nào:
A. Kd = Kp	B. Kd = 3 Kp	C. Kd = Kp	D. Kd = Kp
Câu 24: Stato của động cơ không đồng bộ ba pha có mấy đầu dây nối vào hộp đấu dây đặt ở vỏ động cơ ?
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 25: Một máy biến áp 3 pha đấu ∆/Yo, Kp và Kd có quan hệ như thế nào:
A. Kd = Kp	B. Kd = Kp	C. Kd = 3 Kp	D. Kd = Kp
4. Vận dụng cao:
Câu 26: Một máy biến áp 3 pha, mỗi pha dây quấn sơ cấp của máy biến áp có 1500 vòng, dây quấn thứ cấp 50 vòng. Dây quấn của máy biến áp được nối theo kiểu ∆/Yo, và được cấp bởi nguồn điện 3 pha 4 dây có điện áp 380/220V. Hệ số biến áp dây và hệ số biến áp pha là giá trị nào sau đây:
A. Kp=30 và Kd=17,3.	B. Kp=17,3 và Kd=30.	C. Kp=35 và Kd=17,3.	D. Kp=35 và Kd=17.
Câu 27: Một máy biến áp 3 pha, mỗi pha dây quấn sơ cấp của máy biến áp có 1500 vòng, dây quấn thứ cấp 50 vòng. Dây quấn của máy biến áp được nối theo kiểu ∆/Yo, và được cấp bởi nguồn điện 3 pha 4 dây có điện áp 380/220V. Điện áp pha và điện áp dây của cuộn thứ cấp là giá trị nào sau đây:
A. Up2=25V, Ud2=19.5	B. Up2=19,5V, Ud2=25V
C. Up2=21,99, Ud2=12,7V	D. Up2=12,7V, Ud2=21,99V
Câu 28: Một máy biến áp 3 pha, mỗi pha dây quấn sơ cấp của máy biến áp có 11000 vòng, dây quấn thứ cấp 200 vòng. Dây quấn của máy biến áp được nối theo kiểu ∆/Yo, và được cấp bởi nguồn điện 3 pha có Ud=22Kv. Hệ số biến áp dây và hệ số biến áp pha là giá trị nào sau đây:
A. Kp=29 , Kd=52,15.	B. Kp=52,15 , Kd=29.	C. Kp=55 , Kd=31.75.	D. Kp=31,75 , Kd=55
Câu 29: Một máy biến áp 3 pha, mỗi pha dây quấn sơ cấp của máy biến áp có 11000 vòng, dây quấn thứ cấp 200 vòng. Dây quấn của máy biến áp được nối theo kiểu ∆/Yo, và được cấp bởi nguồn điện 3 pha có Ud=22Kv. Điện áp pha và điện áp dây của cuộn thứ cấp là giá trị nào sau đây
A. A. Up2=400V, Ud2=692,8V.	B. Up2=692,8, Ud2=400V.
C. Up2=380V, Ud2=220V.	D. Up2=220V, Ud2=380.
Câu 30: Trên nhãn động cơ không đồng bộ ba pha có ghi D/Y; 220V/380V; 3000 vòng/phút; cosj = 1,2 đại lượng nào ghi sai:
A. Hệ số công suất	B. Điện áp định mức
C. Tốc độ quay của rôto	D. Không có đại lượng nào ghi sai
V. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CÁC PHIẾU HỌC TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
 Câu 1: Máy điện xoay như thế nào gọi là máy điện xoay chiều 3 pha?
	Máy điện làm việc với dòng điện xoay chiều 3 pha gọi là máy điện 3 pha. Sự làm việc của chúng dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và lực điện từ.
Câu 2: Dựa vào phần khởi động hãy phân loại máy điện 3 pha? Và nêu công dụng của chúng?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Máy biến áp có điện áp vào lớn hơn điện áp ra là máy biến áp gì?
Câu 2: Công dụng máy biến áp 3 pha mà em biết?
Câu 3: Nêu cấu tạo máy biến áp 3 pha?
Câu 4: Nêu nguyên lí làm việc của máy biến áp 3 pha?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Động cơ thuộc loại máy điện tĩnh hay động?
 Câu 2: Tại sao gọi là không đồng bộ ?
Câu 3: Động cơ không đồng bộ ba pha gồm những bộ phận nào?
Câu 5: Stato gồm những bộ phận nào và cấu tạo của chúng?
Câu 6: Rôto gồm những bộ phận nào và cấu tạo của chúng?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1: Nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha dựa vào hiện tượng nào?
Câu 2: Tại sao tốc độ quay của rôto luôn nhỏ hơn tốc độ của từ trường
Câu 3: Giải thích cách đấu dây?
Câu 4: Muốn đổi chiều quay của động cơ ta làm như thế nào?
PHỤ LỤC 2:
1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHỤC VỤ CHO CHUYÊN ĐỀ
Máy biến áp
A
X
x
a
y
b
c
z
B
Y
C
Z
2. CÔNG THỨC TÍNH HỆ SỐ MBA PHA VÀ DÂY
Hệ số biến áp pha: KP = , Hệ số biến áp dây: Kd= 
3. SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA HỆ SỐ BIẾN ÁP PHA VÀ DÂY
a. Trường hợp 1: Máy biến áp nối sao - sao có dây tr.tính. (Y/Yo) Kd = Kp
b. Trường hợp 2: Máy biến áp nối sao – tam giác. (Y/D) 
c.Trường hợp 3: MBA nối tam giác – sao có dây tr.tính (D/Yo)
Vá m¸y
C¸nh qu¹t
Ro to
Stato
R«to

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_12_chu_de_15_may_dien_xoay_chieu_ba_pha.docx