Giáo án Công nghệ 12 - Chủ đề 5: Ôn tập

Giáo án Công nghệ 12 - Chủ đề 5: Ôn tập

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Củng cố các kiến thức về các linh kiện điện tử và các mạch điện tử đã học.

- Chuẩn bị bài ôn tập tốt, vận dụng các kiến thức đã học vào bài kiểm tra kết thúc phần linh kiện và các mạch điện tử.

b. Kĩ năng:

- Nhận dạng, phân loại, đọc được các linh kiện điện tử.

- Lắp được các mạch điện tử đơn giản.

- Đo và kiểm tra các linh kiện, các mạch điện.

 c. Thái độ:

- Hứng thú học tập

- Có tác phong của nhà khoa học.

2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh.

- Năng lực khái quát hệ thống hóa nội dung học tâp.

- Năng lực giải quyết vấn đề: phân tích, tìm hiểu các kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn ngoài cuộc sống

- Năng lực hợp tác: với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho học sinh năng lực hợp tác trong làm việc. Hình thức thảo luận theo nhóm nhỏ, học sinh bầu ra trưởng nhóm và hoạt động theo sự dẫn dắt của trưởng nhóm. Học sinh có khả năng phối hợp nhịp nhàng để chọn ra các ý tưởng chung của nhóm và tôn trọng, ghi nhận ý tưởng cá nhân.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.

 

docx 8 trang lexuan 10190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 12 - Chủ đề 5: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/10/2019
Tiết: 11 
 CHỦ ĐỀ 5: ÔN TẬP 
* Giới thiệu chung chủ đề: Chủ gồm 2 nội dung chính
1. Nội dung 1: Ôn ập các linh kiện điên tử
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của phần này là ôn tập cấu tạo, công dụng, ký hiệu, nguyên lí làm việc của các linh kiện điện tử, cách đo kiểm tra các linh kiện
2. Nội dung 2: Ôn tập lại các mạch điện tử
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh nắm được các khái niệm, phân loại, chức năng của các mạch điện tử
* Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 1 tiết. 
- Ôn tập cấu tạo, công dụng, ký hiệu, nguyên lí làm việc của các linh kiện điện tử, cách đo kiểm tra các linh kiện (20')
- Ôn tập các khái niệm, phân loại, chức năng của các mạch điện tử (15')
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức về các linh kiện điện tử và các mạch điện tử đã học.
- Chuẩn bị bài ôn tập tốt, vận dụng các kiến thức đã học vào bài kiểm tra kết thúc phần linh kiện và các mạch điện tử.
b. Kĩ năng: 
- Nhận dạng, phân loại, đọc được các linh kiện điện tử.
- Lắp được các mạch điện tử đơn giản.
- Đo và kiểm tra các linh kiện, các mạch điện.
 c. Thái độ: 
- Hứng thú học tập
- Có tác phong của nhà khoa học.
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh.
- Năng lực khái quát hệ thống hóa nội dung học tâp.
- Năng lực giải quyết vấn đề: phân tích, tìm hiểu các kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn ngoài cuộc sống
- Năng lực hợp tác: với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho học sinh năng lực hợp tác trong làm việc. Hình thức thảo luận theo nhóm nhỏ, học sinh bầu ra trưởng nhóm và hoạt động theo sự dẫn dắt của trưởng nhóm. Học sinh có khả năng phối hợp nhịp nhàng để chọn ra các ý tưởng chung của nhóm và tôn trọng, ghi nhận ý tưởng cá nhân.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: 
- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm để thực hiện dạy theo dự án.
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời.
2. Học sinh: 
- Ôn tập kiến thức đã học
- Bảng sơ đồ tóm tắt các kiến thức đã học trên giấy A0
- Tăng cường tổ chức hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm ( dạy học theo dự án, kĩ thuật khăn trải bàn). Trong nhóm bầu ra nhóm trưởng để quản lí, điều hành nhóm. Bố trí sơ đồ lớp học cho thuận tiện phương pháp dạy học theo nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học phần các linh kiện điện tử và một số mạch điện tử cơ bản.
 Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lờ các nội dung chính đã học 
* Dự kiến sản phẩm: Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình. 
* Đánh giá kết quả:
- GV theo giỏi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát để phát hiện khó khăn của học sinh trong quá thảo luận.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
 Ôn tập kiến thức đã học ve các linh kienj điện tử các mạch điện tử đã học 
* Nội dung : Hệ thống kiến thức phần linh kiện điện tử và các mạch điện tử cơ bản
* Chia lớp làm các nhóm nhỏ và yêu cầu trình bày các nội dung của nhóm đã chuẩn bị ở nhà được giao từ tiết trước.
- Nhóm 1: Trình bày các linh kiện thụ động
- Nhóm 2: Trình bày các linh kiện tích cực
- Nhóm 3: Trình bày mạch chỉnh lưu
- Nhóm 4: Trình bày mạch khuếch đại mạch tạo xung
 * Dự kiến sản phẩm: HS nêu kết quả của nhóm 
Các nhóm treo bảng nhóm thể hiện kết quả của nhóm mình trên bảng.
* Đánh giá kết quả:
Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập để đánh giá HS
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Học sinh trả lời được các câu hỏi 
- Học sinh làm việc theo cá nhân, nhóm trả lời các câu hỏi phần linh kiện điện tử và các mạch điện tử
* Dự kiến sản phẩm: 
HS nêu kết quả thảo luận của nhóm
* Đánh giá kết quả:
GV đánh giá quá trình làm bài tập của HS
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
HS thiết kế các mạch nguồn 1 chiều dùng cho các đồ dùng gia đình
- Yêu cầu HS làm viêc ở nhà thiết kế các mạch nguồn 1 chiều dùng cho các đồ dùng gia đình
* Dự kiến sản phẩm: 
kết quả lập bản vẽ của cá nhân nhóm
* Đánh giá kết quả:
HS tự đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí 
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Câu 1: Công dụng của điện trở là:
A. Hạn chế dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.
B. Hạn chế hoặc điều khiển dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.
C. Điều chỉnh dòng điện và tăng cường điện áp trong mạch điện.
D. Tăng cường dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.
Câu 2: Đặc điểm của điện trở nhiệt loại có 
A. Hệ số dương là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R tăng.
B. Hệ số dương là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R giảm.
C. Hệ số âm là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R tăng.
D. Hệ số âm là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R giảm về không (R = 0)
Câu 3: Trong các nhóm linh kiện điện tử sau đây, đâu là nhóm chỉ toàn các linh kiện tích cực?
A. Điôt, tranzito, tirixto, triac.
B. Điện trở, tụ điện, cuộn cảm, điôt.
C. Tụ điện, điôt, tranzito, IC, điac.
D. Tranzito, IC, triac, điac, cuộn cảm.
Câu 4:Ý nghĩa của trị số điện trở là:
 A. Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở.
 B. Cho biết mức độ chịu đựng của điện trở.
 C. Cho biết khả năng phân chia điện áp của điện trở.
 D. Cho biết khả năng hạn chế điện áp trong mạch điện.
Câu 5: Công dụng của tụ điện là:
A. Ngăn chặn dòng điện một chiều, cho dòng điện xoay chiều đi qua, lắp mạch cộng hưởng
B. Ngăn chặn dòng điện xoay chiều, cho dòng điện một chiều đi qua, lắp mạch cộng hưởng.
C. Tích điện và phóng điện khi có dòng điện một chiều chạy qua.
D. Ngăn chặn dòng điện, khi mắc phối hợp với điện trở sẽ tạo thành mạch cộng hưởng.
Câu 6: Để phân loại tụ điện người ta căn cứ vào 
A. Vật liệu làm lớp điện môi giữa hai bản cực của tụ điện.
B. Vật liệu làm vỏ của tụ điện.
C. Vật liệu làm hai bản cực của tụ điện.
D. Vật liệu làm chân của tụ điện.
Câu 7: Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?
A. Tụ điện có điện dung thay đổi được.
B. Tụ điện có điện dung cố định.
C. Tụ điện bán chỉnh.
D. Tụ điện tinh chỉnh.
Câu 8: Ý nghĩa của trị số điện dung là:
A. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện.
B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của tụ điện.
C. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng hóa học của tụ khi nạp điện.
D. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng cơ học của tụ khi phóng điện.
Câu 9: Ý nghĩa của trị số điện cảm là:
A. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của cuộn cảm.
B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm
C. Cho biết mức độ tổn hao năng lượng trong cuộn cảm khi dòng điện chạy qua.
D. Cho biết khả năng tích lũy nhiệt lượng của cuộn cảm khi dòng điện chạy qua.
Câu 10: Trên một tụ điện có ghi 160V - 100F. Các thông số này cho ta biết điều gì?
A. Điện áp định mức và trị số điện dung của tụ điện.
B. Điện áp định mức và dung kháng của tụ điện.
C. Điện áp đánh thủng và dung lượng của tụ điện.
D. Điện áp cực đại và khả năng tích điện tối thiểu của tụ điện.
Câu 11: Trong các nhận định dưới đây về tụ điện, nhận định nào không chính xác?
A. Dung kháng cho biết mức độ cản trở dòng điện một chiều đi qua tụ điện.
B. Dung kháng cho biết mức độ cản trở dòng điện xoay chiều đi qua tụ điện.
C. Dòng điện xoay chiều có tần số càng cao thì đi qua tụ điện càng dễ.
D. Tụ điện cũng có khả năng phân chia điện áp ở mạch điện xoay chiều.
Câu 12: Loại tụ điện nào chỉ sử dụng cho điện một chiều và phải mắc đúng cực?
A. Tụ hóa	B. Tụ xoay	C. Tụ giấy	D. Tụ gốm
Câu 13: Công dụng của cuộn cảm là:
A. Ngăn chặn dòng điện cao tần, dẫn dòng điện một chiều, lắp mạch cộng hưởng.
B. Ngăn chặn dòng điện một chiều, dẫn dòng điện cao tần, lắp mạch cộng hưởng.
C. Phân chia điện áp và hạn chế dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn cảm.
D. Ngăn chặn dòng điện cao tần, khi mắc với điện trở sẽ tạo thành mạch cộng hưởng.
Câu 14: Cuộn cảm được phân thành những loại nào?
A. Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.
B. Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm hạ tần.
C. Cuộn cảm thượng tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.
D. Cuộn cảm thượng tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm hạ tần.
Câu 15: Cảm kháng của cuộn cảm cho ta biết điều gì?
A. Cho biết mức độ cản trở dòng điện xoay chiều của cuộn cảm.
B. Cho biết mức độ cản trở dòng điện một chiều của cuộn cảm
C. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của cuộn cảm.
D. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm.
Câu 16: Trong các nhận định dưới đây về cuộn cảm, nhận định nào không chính xác?
A. Dòng điện có tần số càng cao thì đi qua cuộn cảm càng dễ.
B. Dòng điện có tần số càng cao thì đi qua cuộn cảm càng khó.
C. Cuộn cảm không có tác dụng ngăn chặn dòng điện một chiều.
D. Nếu ghép nối tiếp thì trị số điện cảm tăng, nếu ghép song song thì trị số điện cảm giảm.
Câu 17: Công dụng của điện trở:
A. Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện.	B. Phân chia điện áp trong mạch điện.
C. Tất cả sai.	D. Tất cả đúng.
Câu 18: Cấu tạo của tụ điện:
A. Dùng dây kim loại, bột than.
B. Dùng dây dẫn điện quấn thành cuộn.
C. Dùng hai hay nhiều vật dẫn ngăn cách bởi lớp điện môi.
D. Câu a, b,c đúng
Câu 19: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: cam, vàng, xanh lục, kim nhũ. Trị số đúng của điện trở là.
A. 34x102 KΩ ±5%.	B. 34x106 Ω ±0,5%.	C. 23x102 KΩ ±5%.	D. 23x106Ω ±0,5%.
Câu 20: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: nâu, xám, vàng, xanh lục. Trị số đúng của điện trở là.
A. 18 x104 Ω ±0,5%.	B. 18 x104 Ω ±1%.	C. 18 x103 Ω ±0,5%.	D. 18 x103 Ω ±1%.
Câu 21: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: cam, đỏ, vàng, ngân nhũ. Trị số đúng của điện trở là.
A. 32 x104 Ω ±10%.	B. 32 x104 Ω ±1%.	C. 32 x104 Ω ±5%.	D. 32 x104 Ω ±2%.
Câu 22: Một điện trở có giá trị 72x108 Ω ±5%. Vạch màu tương ứng theo thứ tự là:
A. tím, đỏ, xám, kim nhũ	B. tím, đỏ, xám, ngân nhũ
C. xanh lục, đỏ, xám, kim nhũ	D. xanh lục, đỏ, ngân nhũ
Câu 23: Một điện trở có giá trị 56x109 Ω ±10%. Vạch màu tương ứng theo thứ tự là.
A. xanh lục, xanh lam, trắng, ngân nhũ	B. xanh lục, xanh lam, tím, kim nhũ
C. xanh lam, xanh lục, tím, ngân nhũ	D. xanh lam, xanh lục, trắng, kim nhũ
Câu 24: Vạch thứ tư trên điện trở có bốn vòng màu có ghi màu kim nhũ thì sai số của điện trở đó là:
A. 2%	B. 5%	C. 10%	D. 20%
Câu 25: Tranzito là linh kiện bán dẫn có 
A. Hai lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E).
B. Ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: anôt (A), catôt (K) và điều khiển (G).
C. Một lớp tiếp giáp P – N, có hai cực là: anôt (A) và catôt (K).
D. Ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E).
Câu 26: Người ta phân Tranzito làm hai loại là:
A. Tranzito PPN và Tranzito NPP.	B. Tranzito PNP và Tranzito NPN.
C. Tranzito PPN và Tranzito NNP.	D. Tranzito PNN và Tranzito NPP.
Câu 27: Tirixto chỉ dẫn điện khi 
A. UAK > 0 và UGK > 0.	B. UAK 0 và UGK 0.
Câu 28: Khi Tirixto đã thông thì nó làm việc như một Điôt tiếp mặt và sẽ ngưng dẫn khi 
A. UAK 0.	B. UGK 0.	C. UAK 0.	D. UGK = 0.
Câu 29: Hãy chọn câu Đúng.
A. Triac có ba cực là: A1, A2 và G, còn Điac thì chỉ có hai cực là: A1 và A2.
B. Triac có ba cực là: A, K và G, còn Điac thì chỉ có hai cực là: A và K.
C. Triac và Điac đều có cấu tạo hoàn toàn giống nhau.
D. Triac có hai cực là: A1, A2, còn Điac thì có ba cực là: A1, A2 và G.
Câu 30: Nguyên lí làm việc của Triac khác với tirixto ở chỗ:
A. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều và đều được cực G điều khiển lúc mở.
B. Khi đã làm việc thì cực G không còn tác dụng nữa.
C. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều và không cần cực G điều khiển lúc mở.
D. Có khả năng làm việc với điện áp đặt vào các cực là tùy ý.
Câu 31: Thông thường IC được bố trí theo kiểu hình răng lược có 
A. Hai hàng chân hoặc một hàng chân.	B. Hai hàng chân hoặc ba hàng chân.
C. Ba hàng chân hoặc bốn hàng chân.	D. Bốn hàng chân hoặc năm hàng chân.
Câu 32: Tirixto thường được dùng 
A. Trong mạch chỉnh lưu có điều khiển.
B. Để khuếch đại tín hiệu, tạo sóng, tạo xung 
C. Để điều khiển các thiết bị điện trong các mạch điện xoay chiều.
D. Để ổn định điện áp một chiều.
Câu 33: Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?
A. Tranzito loại NPN	B. Tranzito loại PNP	C. Tranzito loại NNP	D. Tranzito loại PPN
Câu 34: Công dụng của Điôt bán dẫn:
A. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
B. Khuếch đaị tín hiệu, tạo sóng, tạo xung.
C. Dùng trong mạch chỉnh lưu có điền khiển.
D. Dùng để điều khiển các thiết bị điện
Câu 35: Chức năng của mạch chỉnh lưu là:
A. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
B. Biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều.
C. Ổn định điện áp xoay chiều.
D. Ổn định dòng điện và điện áp một chiều
Câu 36: Trong mạch chỉnh lưu cầu phải dùng tối thiểu bao nhiêu điôt?
A. Một điôt	B. Hai điôt	C. Ba điôt	D. Bốn điôt
Câu 37: Trong mạch chỉnh lưu cầu, nếu có một trong các điôt bị đánh thủng hoặc mắc ngược chiều thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Cuộn thứ cấp của biến áp nguồn bị ngắn mạch, làm cháy biến áp nguồn.
B. Dòng điện sẽ chạy qua tải tiêu thụ theo chiều ngược lại.
C. Biến áp nguồn vẫn hoạt động tốt, nhưng không có dòng điện chạy qua tải tiêu thụ.
D. Không có dòng điện chạy qua cuộn thứ cấp của biến áp nguồn.
Câu 38: Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều có bao nhiêu khối?
A. 3 khối	B. 4 khối	C. 5 khối	D. 6 khối
Câu 39: Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều, ta có thể bỏ bớt những khối nào mà vẫn đảm bảo mạch điện còn hoạt động được?
A. Khối 4 và khối 5.	B. Khối 2 và khối 4.	C. Khối 1 và khối 2.	D. Khối 2 và khối 5.
Câu 40: Trong mạch nguồn một chiều thực tế, nếu tụ C1 hoặc C2 bị đánh thủng thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Mạch điện bị ngắn mạch làm cháy biến áp nguồn.
B. Mạch không còn chức năng chỉnh lưu, điện áp ra vẫn là điện áp xoay chiều.
C. Dòng điện chạy qua tải tiêu thụ tăng vọt, làm cháy tải tiêu thụ.
D. Điện áp ra sẽ ngược pha với điện áp vào.
Câu 41: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không liên quan đến mạch khuếch đại điện áp dùng OA?
A. Điện áp ra và điện áp vào luôn có cùng chu kì, tần số và cùng pha.
B. Tín hiệu Uvào được đưa tới đầu vào đảo thông qua điện trở R1.
C. Đầu vào không đảo được nối mass (nối đất)
D. Điện áp ra luôn ngược pha với điện áp vào.
Câu 42: Người ta có thể làm gì để thay đổi hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại điện áp dùng OA?
A. Chỉ cần thay đổi giá trị của điện trở hồi tiếp (Rht).
B. Thay đổi tần số của điện áp vào.
C. Thay đổi biên độ của điện áp vào.
D. Đồng thời tăng giá trị của điện trở R1 và Rht lên gấp đôi.
Câu 43: Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, nếu thay các điện trở R1 và R2 bằng các đèn LED thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Các đèn LED sẽ luân phiên chớp tắt.	B. Mạch sẽ không còn hoạt động được nữa.
C. Xung ra sẽ không còn đối xứng nữa.	D. Các tranzito sẽ bị hỏng.
Câu 44: Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, để có xung đa hài đối xứng thì ta cần phải làm gì?
A. Chỉ cần chọn các tranzito, điện trở và tụ điện giống nhau.
B. Chỉ cần chọn hai tụ điện có điện bằng nhau.
C. Chỉ cần chọn các các điện trở có trị số bằng nhau.
D. Chỉ cần chọn các tranzito và các tụ điện có thông số kĩ thuật giống nhau.
Câu 45: Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, để tăng chu kì của xung đa hài thì phương án tối ưu nhất là:
A. Tăng điện dung của các tụ điện.	B. Giảm điện dung của các tụ điện.
C. Tăng trị số của các điện trở.	D. Giảm trị số của các điện trở.
Câu 46: IC khuếch đại thuật toán có bao nhiêu đầu vào và bao nhiêu đầu ra?
A. Hai đầu vào và một đầu ra.	B. Một đầu vào và hai đầu ra.
C. Một đầu vào và một đầu ra.	D. Hai đầu vào và hai đầu ra.
Câu 47: Hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại điện áp dùng OA phụ thuộc vào 
A. Trị số của các điện trở R1 và Rht	B. Chu kì và tần số của tín hiệu đưa vào.
C. Độ lớn của điện áp vào.	D. Độ lớn của điện áp ra.
Câu 48: Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, sự thông – khóa của hai tranzito T1 và T2 là do sự 
A. Phóng và nạp điện của hai tụ điện C1 và C2.
B. Điều khiển của hai điện trở R1 và R2.
C. Điều khiển của hai điện trở R3 và R4.
D. Điều khiển của nguồn điện cung cấp cho mạch tạo xung.
Câu 49: Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, người ta đã sử dụng những loại linh kiện điện tử nào?
A. Tranzito, điện trở và tụ điện.	B. Tirixto, điện trở và tụ điện.
C. Tranzito, đèn LED và tụ điện.	D. Tranzito, điôt và tụ điện.
Câu 50: Công dụng chính của IC khuếch đại thuật toán (OA) là:
A. Khuếch đại dòng điện một chiều.	B. Khuếch đại điện áp.
C. Khuếch đại chu kì và tần số của tín hiệu điện.	D. Khuếch đại công suất.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_12_chu_de_5_on_tap.docx