Giáo án Công nghệ 12 - Chủ đề 9: Máy tăng âm

Giáo án Công nghệ 12 - Chủ đề 9: Máy tăng âm

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Hiểu được sơ đồ khối và nguyên lí của máy tăng âm.

- Biết được dạng tín hiệu khi khuêch đại trong mạch khuếch đại công suất.

b. Kĩ năng:

- Biết sự dụng máy tăng âm vào trong đời sống.

c. Thái độ:

- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học

2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh:

- Khả năng giả quyết vấn đề thông qua nguyên lí làm việc của máy tăng âm

- Rèn năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề. Năng lực hoạt động nhóm.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên

- Tranh vẽ các hình 18 - 1, 18 – 2, 18 - 3 SGK.

2. Học sinh:

- Đọc trước bài 18 SGK

- Tìm hiểu một số máy tăng âm, cách điều chỉnh máy tăng âm trong thực tế.

 

docx 3 trang lexuan 4680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 12 - Chủ đề 9: Máy tăng âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/12/2019
Tiết: 20
 Chương IV: MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG
 CHỦ ĐỀ 9: MÁY TĂNG ÂM
 (1 tiết)
* Giới thiệu chung chủ đề: Chủ đề máy tăng âm gồm 2 nội dung chính
1. Nội dung 1: khái niệm về máy tăng âm
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của phần này là khái niệm phân loại máy tăng âm
2. Nội dung 2: Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy tăng âm
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết các khối và chức năng các khối trong máy tăng âm
* Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 1 tiết. 
- Khái niệm về máy tăng âm (5')
- Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy tăng âm (30')
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Hiểu được sơ đồ khối và nguyên lí của máy tăng âm.
- Biết được dạng tín hiệu khi khuêch đại trong mạch khuếch đại công suất.
b. Kĩ năng:
- Biết sự dụng máy tăng âm vào trong đời sống.
c. Thái độ: 
- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh:
- Khả năng giả quyết vấn đề thông qua nguyên lí làm việc của máy tăng âm
- Rèn năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề. Năng lực hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Tranh vẽ các hình 18 - 1, 18 – 2, 18 - 3 SGK.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài 18 SGK 
- Tìm hiểu một số máy tăng âm, cách điều chỉnh máy tăng âm trong thực tế.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Học sinh biết được vì sao phải dùng máy tăng âm. 
Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
Các em có thể quan sát khi các em hát vào mic hay nói vào mic thi nhỏ nhưng sau khi qua một thiết bị thì âm thanh sẽ to hơn nguyên nhân như thế nào và tại sao như vậy ?
- Hs nghe giáo viên gợi ý. 
- GV hướng dẫn và theo dõi học sinh làm việc theo nhóm, yêu cầu hs xác định vấn đề nghiên cứu và báo cáo trước lớp để thống nhất các vấn đề nghiên cứu.
* Dự kiến sản phẩm
Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình. 
* Đánh giá kết quả
GV theo giỏi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát để phát hiện khó khăn của học sinh trong quá thảo luận.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Học sinh hiểu được khái niệm, phân loại máy tăng âm.
Nội dung 1: Hình thành kiến thức về khái niệm máy tăng âm, phân loại máy tăng âm.
- GV chia lớp làm các nhóm và giao thảo luận theo phiếu học tập các nội dung sau đây:
+ Nội dung 1: sưu tầm một số hình ảnh máy tăng âm và cho biết máy tăng âm dùng ở đâu.
+ Nội dung 2: đọc mục I SGK và phân loại máy tăng âm.
- Hs nghe giáo viên gợi ý. 
- GV hướng dẫn và theo dõi học sinh làm việc theo nhóm, yêu cầu hs xác định vấn đề nghiên cứu và báo cáo trước lớp để thống nhất các vấn đề nghiên cứu.
* Dự kiến sản phẩm
+ biết được thế nào là máy tăng âm, phân loại được máy tăng âm
* Đánh giá kết quả
- HS đánh giá lẫn nhau
- Gv đánh giá kết quả làm việc của nhóm
- Biết được sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của máy tăng âm
- Biết dạng tín hiệu vào và ra trong mạch khuếch đại công suất
Nội dung 2: Hình thành kiến thức về các khối và nguyên lí làm việc của các khối trong máy tăng âm
- GV chia lớp làm các nhóm và giao HS đọc mục II SGK thảo luận theo phiếu học tập nội dung sau đây: 
+ trình bày sơ đồ khối và nêu chức năng các khối
+ Dạng tín hiệu vào và ra trong mạch khuếch đại công suất
- HS làm việc theo nhóm, GV theo dõi gợi ý cho HS 
* Dự kiến sản phẩm
+ Hs nêu được sơ đồ khối và chức năng các khối trong máy tăng âm.
* Đánh giá kết quả
- Gv đánh giá kết quả làm việc của nhóm
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Hệ thống hóa được kiến thức về khái niêm máy tăng âm, chức năng các khối trong máy tăng âm
 Cho các nhóm HS hệ thống hóa phần sơ đồ khối và chức năng các khối
* Dự kiến sản phẩm
kết quả làm việc của nhóm
sơ đồ tư duy của nhóm
* Đánh giá kết quả
- Giáo viên cho HS nhận xét đánh giá lẫn nhau, đồng thời GV cung đánh giá kết quả làm việc của các nhóm
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn
+ Trả lời các câu hỏi:
- máy tăng âm dùng ở đâu
- Cách điều chỉnh độ trầm bỗng của âm thanh.
* Dự kiến sản phẩm
sản phẩm làm việc của cá nhân nhóm
* Đánh giá kết quả
GV đánh giá và HS tự đánh giá lẫn nhau
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Nhận biết
Câu 1: Cường độ âm thanh trong máy tăng âm do khối nào quyết định ?
A. Mạch khuyếch đại công suất	B. Mạch trung gian kích
C. Mạch âm sắc	D. Mạch tiền khuyếch đại
Câu 2: Tín hiệu vào và ra ở mạch khuếch đại công suất trong máy tăng âm là:
A. Tín hiệu âm tần	B. Tín hiệu cao tần	C. Tín hiệu trung tần	D. Tín hiệu ngoại sai
Câu 3: Đặc điểm của tín hiệu vào và ra ở mạch khuếch đại công suất:
A. Cùng tần số	B. Cùng biên độ	C. Cùng pha	D. Cùng tần số, biên độ
Câu 4: Chọn đáp án sai trong chức năng các khối trong máy tăng âm:
A. Khối mạch vào: tiếp nhận tín hiệu cao tần
B. Khối mạch tiền khuyếch đại: Tín hiệu âm tần qua mạch vào có biên độ rất nhỏ nên cần khuyếch đại tới một trị số nhất định.
C. Khối mạch âm sắc: dùng để điều chỉnh độ trầm, bổng của âm thanh.
D. Khối mạch khuyếch đại công suất: khuyếch đại công suất âm tần đủ lớn để đưa ra loa.
Câu 5: Các khối cơ bản của máy tăng âm gồm:
A. 6 khối	B. 5 khối	C. 4 khối	D. 7 khối
078: Khối nào của máy tăng âm thực hiện nhiệm vụ khuếch đại công suất âm tần đủ lớn để phát ra loa?
A. Khối mạch khuếch đại công suất.	B. Khối mạch tiền khuếch đại.
C. Khối mạch âm sắc.	D. Khối mạch khuếch đại trung gian
Câu 6: Tín hiệu vào và ra ở mạch khuếch đại công suất ở máy tăng âm là:
A. Tín hiệu âm tần.	B. Tín hiệu cao tần.	C. Tín hiệu trung tần.	D. Tín hiệu ngoại sai.
2. Thông hiểu: 
Câu 7: Mức độ trầm bổng của âm thanh trong máy tăng âm do khối nào quyết định ?
A. Mạch âm sắc	B. Mạch khuyếch đại trung gian
C. Mạch khuyếch đại công suất	D. Mạch tiền khuếch đại
3. Vận dụng: 
Câu 8: Máy tăng âm thường được dùng:
A. Khuếch đại tín hiệu âm thanh	B. Biến đổi tần số
C. Biến đổi điện áp	D. Biến đổi dòng điện

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_12_chu_de_9_may_tang_am.docx