Giáo án Công nghệ lớp 12 - Võ Văn Lợi

Giáo án Công nghệ lớp 12 - Võ Văn Lợi

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức :

 - Biết được cấu tạo, ký hiệu, số liệu kĩ thuật và công của các linh kiện điện tử cơ bản như: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

 2. Kĩ năng :

 - Nhận biết, phân biệt các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

 3. Thái độ :

 - Vận dụng công dụng của các linh kiện điện tử để giải thích các hiện tượng thực tế.

II. CHUẨN BỊ :

 1. Chuẩn bị của giáo viên : Tranh vẽ các hình 2-2;2-4;2-7 trong SGK; Vật mẫu về điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

 2. Chuẩn bị của học sinh : Sưu tầm các linh kiện điện trở các loại tụ, cuộn cảm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Ổn định tình hình lớp : (1’)

 2. Kiểm tra bài cũ : (4’) Kiểm tra sự chuẩn bị sách vỡ dụng cụ học tập của HS.

 3. Giảng bài mới :

- Giới thiệu bài : Các thiết bị điện tử được lắp bỡi các linh kiện gì và cấu tạo các linh kiện đó ra sao hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu?

 

doc 87 trang lexuan 7960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ lớp 12 - Võ Văn Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15/8/2017 
Tiết : 1 
 Chương I : LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
 Bài 2 : ĐIỆN TRỞ - TỤ ĐIỆN - CUỘN CẢM
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
 - Biết được cấu tạo, ký hiệu, số liệu kĩ thuật và công của các linh kiện điện tử cơ bản như: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
 2. Kĩ năng :
 - Nhận biết, phân biệt các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm. 
 3. Thái độ : 
 - Vận dụng công dụng của các linh kiện điện tử để giải thích các hiện tượng thực tế.
II. CHUẨN BỊ :
 1. Chuẩn bị của giáo viên : Tranh vẽ các hình 2-2;2-4;2-7 trong SGK; Vật mẫu về điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
 2. Chuẩn bị của học sinh : Sưu tầm các linh kiện điện trở các loại tụ, cuộn cảm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp : (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ : (4’) Kiểm tra sự chuẩn bị sách vỡ dụng cụ học tập của HS.
 3. Giảng bài mới : 
- Giới thiệu bài : Các thiết bị điện tử được lắp bỡi các linh kiện gì và cấu tạo các linh kiện đó ra sao hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu?
- Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15’
Hoạt động 1: Tìm hiểu về điện trở 
- Công dụng của điện trở là gì ?
- Hãy xem thông tin mục b.
-Điện trở thường được cấu tạo bằng gì ?
-Hãy xem thông tin mục c.
-Theo công suất có loại nào ?
- Theo trị số có loại nào ?
- Khi đại lượng vật lí tác động lên điện trở trị số nó thay đổi thì phân loại thế nào ?
-Cho HS quan sát các loại điện trở thật.
- Dùng bảng vẽ hình 2.2 SGK giới thiệu kí hiệu.
- Trị số điện trở cho biết gì ?
- Đơn vị điện trở là gì ? 
- Công suất định mức là gì ? Đơn vị đo là gì ?
Hoạt động 1: Tìm hiểu về điện trở :
- Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.
-Xem thông tin mục b.
-Thường dùng kim loại có điện trở suất cao hoặc dùng bột than phun lên lõi sứ.
-Xem thông tin mục b.
-CS nhỏ, CS lớn.
-Trị số cố định hoặc có biến đổi.
-Điện trở nhiệt : Hệ số dương , Hệ số âm
-Điện trở biến đổi theo điện áp.
- Quang điện trở
-Quan sát các loại điện trở thật.
-Ghi nhận kí hiệu.
- Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở.
 + Đơn vị: Ôm ( )
+ 1k =103
+ 1M=106
- Là công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài mà không hỏng.
Đơn vị đo là oát : W.
I. Điện trở:
1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, ký hiệu:
a) Công dụng:
 Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.
b) Cấu tạo: 
 Bằng kim loại có điện trở suất cao hoặc dùng bột than phun lên lõi sứ.
c) Phân loại: Theo :
- Công suất: Công suất nhỏ , công suất lớn .
- Trị số: Loại cố định hoặc có thể biến đổi (gọi là biến trở hoặc chiết áp )
- Trị số điện trở thay đổi theo tác động :
+Điện trở nhiệt :có hai loại :
* Hệ số dương :Khi nhiệt độ tăng thì R tăng .
* Hệ số âm :Khi nhiệt độ tăng thì R giảm .
+Điện trở biến đổi theo điện áp : Khi U giảm thì R tăng 
+Quang điện trở: Khi ánh rọi vào thì R giảm .
d) Kí hiệu : SGK
2. Các số liệu kĩ thuật của điện trở:
a) Trị số điện trở: 
+ Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở.
+ Đơn vị: Ôm ( )
+ 1k =103( viết tắt K)
+ 1M=106(Viết tắt M)
b) Công suất định mức: 
 Là công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài mà không hỏng.
Đơn vị đo là oát : W.
10’
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về tụ điện :
-Công dụng của tụ điện là gì ?
- Cấu tạo của tụ điện thế nào ?
-Có những loại tụ điện nào ?
-Giới thiệu HS quan sát các dạng của tụ thật.
- Trị số điện dung cho biết khả năng gì của tụ ? 
-Nêu đơn vị điện dung và các ước số của nó ; quan hệ các đơn vị ?
- Điện áp định mức của tụ điện là gì ?
- Dung kháng của tụ điện xác định bỡi hệ thức nào ?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về tụ điện :
- Ngăn cản dòng điện 1 chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua.
- Là tập hợp của hai hay nhiều vật dẫn ngăn cách bỡi lớp điện môi.
- Tụ xoay, tụ giấy, tụ mica, tụ gốm,tụ ni lon, tụ dầu, tụ hoá.
-Quan sát các dạng thụ thật.
- Cho biết khả năng tích luỹ điện trường của tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của tụ điện.
- Đơn vị đo là fara ( F ). Các ước số : 
+ 1 F =10-6F
+ 1 nF =10-9F
+ 1 pf = 10-12F.
-là trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ điện.
- 
II. Tụ điện:
1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu:
a) Công dụng: 
 Ngăn cản dòng điện 1 chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua.
b)Cấu tạo: Tụ điện là tập hợp của hai hay nhiều vật dẫn ngăn cách nhau bởi lớp điện môi .
c) Phân loại: Căn cứ vào lớp điện môi giữa hai bản cực để phân loại và gọi tên các tụ điện :tụ xoay ,tụ giấy , tụ mica, tụ gốm ,tụ nilon, tụ dầu ,tụ hóa .
d) Kí hiệu : SGK
2. Các số liệu kỹ thuật của tụ điện:
a) Trị số điện dung:
 Cho biết khả năng tích luỹ điện trường của tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của tụ điện.
- Đơn vị đo là fara ( F ). Các ước số : 
+ 1 F =10-6F
+ 1 nF =10-9F
+ 1 pF = 10-12F.
b) Điện áp định mức: 
( Uđm)là trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ điện mà vẫn đảm bảo an toàn tụ không bị đánh thủng .
 c) Dung kháng của tụ điện: 
10’
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về cuộn cảm :
- Cuộn cảm có tác dụng gì ?
-Cuộn cảm được cấu tạo bằng gì ?
-Nêu phân loại cuộn cảm ?
- Cho HS quan sát các cuộn cảm, và giới thiệu kí hiệu.
- Trị số cuộn cảm cho biết khả năng gì của cuộn cảm ?
- Trị số cuộn cảm phụ thuộc vào gì ?
-Đơn vị của hệ số tự cảm ?
-Hãy xem thông tin mục b) ; c).
- Hệ số phẩm chất của cuộn cảm đặc trưng cho gì ?
- Cảm kháng là gì ?
- Viết biểu thức cảm kháng ?
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về cuộn cảm :
- Thường dùng để dẫn dòng điện một chiều, chặn dòng điện cao tần.
- Dây dẫn điện quấn thành cuộn cảm.
- Dùng dây dẫn điện quấn thành cuộn cảm.
-Quan sát các dạng cuộn cảm và ghi nhận kí hiệu.
- Cho biết khả năng tích luỹ năng lượng từ trường khi có dòng điện chạy qua.
- Phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, vật liệu lõi, 
- Đơn vị đo là Henry ( H ). Các ước số : 
- 1 mH =10-3H
- 1 H =10-6H
HS: Xem thông tin.
- Đặc trưng cho tổn hao năng lượng trong cuộn cảm.
- Là đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó.
- XL= 2fL
III. Cuộn cảm:
1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, ký hiệu:
a) Công dụng:
 Thường dùng để dẫn dòng điện một chiều, chặn dòng điện cao tần.
b) Cấu tạo: 
 Dây dẫn điện quấn thành cuộn cảm.
c) Phân loại:
 Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.
d) Kí hiệu : SGK
2. Các số liệu kỹ thuật của cuộn cảm:
a)Trị số điện cảm :
+ Cho biết khả năng tích luỹ năng lượng từ trường khi có dòng điện chạy qua.
+ Đơn vị đo là Henry ( H ). Các ước số : 
- 1 mH =10-3H
- 1 H =10-6H
b) Hệ số phẩm chất: 
c) Cảm kháng:
 XL= 2fL
4’
Hoạt động 4 : củng cố :
1. Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Điện trở dùng hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.
B. Tụ điện có tác dụng ngăn cản dòng điện 1 chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua.
C. Cuộn cảm thường dùng để dẫn dòng điện một chiều, chặn dòng điện cao tần.
D. Điện áp định mức của tụ là trị số điện áp đặt vào hai cực tụ điện để nó hoạt động bình thường.
2. Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Trị số điện trở cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở.
B. Trị số điện dung cho biết khả năng tích luỹ điện trường của tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của tụ điện.
C. Công suất định mức của điện trở là công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian ngắn mà không hỏng.
D. Trị số điện cảm cho biết khả năng tích luỹ năng lượng từ trường khi có dòng điện chạy qua.
Hoạt động 4 : củng cố :
1. Đáp án : D.
2. Đáp án : C
4. Dặn dò học sinh : (1’) Đọc bài 3 và chuẩn bị mẫu báo cáo. Tiết sau thực hành.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn : 22/08/2017 
Tiết : 2 
Bài 3 : THỰC HÀNH
 ĐIỆN TRỞ - TỤ ĐIỆN – CUỘN CẢM
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
 - Nhận biết được hình dạng và phân lọai điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
 - Nắm được qui ước ghi vòng màu và cách đọc giá trị cảu các linh kiện.
 2. Kĩ năng :
 - Đọc và đo được số liệu kĩ thuật của các linh kiện điện trở, tụ điện và cuộn cảm.
 3. Thái độ :
 - Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an tòan.
II. CHUẨN BỊ :
 1. Chuẩn bị của giáo viên : Đồng hồ vạn năng một chiếc, các lọai điện trở có trị số từ 100Ω - 470Ω 20 chiếc gồm lọai ghi trị số và lọai chỉ thị bằng vòng màu., các lọai tụ điện gồm 10 chiếc ( tụ giấy , tụ sứ, tụ hóa), các lọai cuộn cảm 6 chiếc (gồm lõi không khí, lõi ferit, lõi sắt từ)
 2. Chuẩn bị của học sinh : Ôn bài 2 đọc bài 3 và chuẩn bị bản báo cáo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp : (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ :(1’) Kiểm tra chuẩn bị mẫu báo cáo của HS
 3. Giảng bài mới : 
- Giới thiệu bài: Để kiểm tra chất lượng của các linh kiện điện trở, tụ và cuộn cảm ta đo trị số của chúng như thế nào ? Đọc giá trị của của chúng theo qui tắc và ghi thế nào hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 3 ?!
- Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1 : (8’) Hướng dẫn ban đầu : 
+ Giới thiệu mục tiêu tiết học : 
 - Nhận biết được hình dạng và phân lọai điện trở, tụ điện, cuộn cảm
 - Đọc và đo được số liệu kĩ thuật của các linh kiện điện trở, tụ điện và cuộn cảm.
+ Giới thiệu nội dung và qui trình thực hành : 
 a) Qui ước về màu để ghi và đọc trị số điện trở :
Đen
Nâu
đỏ
Cam
Vàng
Xanh lục
Xanh lam
Tím
Xám
trắng
số 0
số 1
số 2
số 3
số 4
số 5
số 6
 số 7
 số 8
số 9
Giá trị điện trở biểu hiện bỡi các vòng màu :
- Vòng thứ nhất chỉ chữ số thứ nhất.
- Vòng thứ hai chỉ chữ số thứ hai.
- Vòng thứ ba chỉ số chữ số 0 đặt tiếp theo chữ số thứ hai.
- Vòng thứ tư chỉ mức sai số theo qui ước ( SGK).
Ví dụ : SGK.
b) Cách đọc số liệu kĩ thuật ghi trên tụ điện :
+ Trên tụ thường ghi hai số liệu kĩ thuật :
- Điện áp định mức (V)
 - Trị số điện dung, đơn vị F. tụ gốm thường ghi con số mà không ghi đơn vị : ví dụ : 101 có giá trị 100pF ; 102 có giá trị 1000pF ; 203 có giá trị là 20000pF.
Bước 1 : Quan sát và nhận biết các loại linh kiện.
Bước 2: Chọn ra 5 điện trở màu. Lần lượt đọc giá trị từng điện trở và đo trị số bằng đồng hồ, ghi vào bảng 1. 
Bước 3: Chọn 3 loại cuộn cảm khác nhau về vật liệu làm lõi và cách quấn dây rồi điền vào bảng 2.
Bước 4: Chọn ra 1 tụ có cực tính và 1 tụ không có cực tính để đọc các số liệu kĩ thuật, ghi vào bảng 3.
+ Phân dụng cụ cho các nhóm : Các nhóm nhận và kiểm tra số lượng dụng cụ.
MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH 
ĐIỆN TRỞ – CUỘN CẢM – TỤ ĐIỆN
Họ và tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Lớp : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
1. Tìm hiểu, đọc và đo trị số của điện trở : Bảng 1 SGK.
2. Tìm hiểu về cuộn cảm : Bảng 2 SGK.
3. Tìm hiểu về tụ điện : Bảng 3 SGK.
4. Đánh giá kết quả thực hành : 
Hoạt động 2 : (30) Thực hành :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
Quan sát nhận biết và phân lọai các linh kiện, đọc và đo trị số điện trở.
+ Hãy xác định điện trở, cuộn cảm tụ điện dựa vào hình dạng đặc điểm bên ngòai của chúng . 
+ Hãy đọc trị số điện trở ghi bằng vòng màu.
+ Chuẩn bị của giáo viên lấy một điện trở màu đọc và hướng dẫn Chuẩn bị của học sinh các đọc.
+ Ghi số liệu đọc được vào bảng 1.
+ Chuẩn bị của giáo viên hướng dẫn Chuẩn bị của học sinh cách sử dụng đồng hồ vạn năng 
+ Hãy đo trị số điện trở của các điện trở và ghi vào bảng số 1. 
+ Ghi nhận xét vào cột tương ứng.
Quan sát nhận biết và phân lọai các linh kiện, đọc và đo trị số điện trở.
+ HS xem các dụng cụ và xác định các linh kiện và đặt các linh kiện cùng lọai một chỗ.
+ HS đọc trị số điện trở dựa vào hướng dẫn của Chuẩn bị của giáo viên hoặc dựa vào cách hướng dẫn của SGK.
+ HS tiếp tục đọc các trị số điện trở màu khác 
+ Các nhóm ghi số liệu đọc được vào bảng 1.
+ HS quan sát và nhớ lại cách sử dụng đồng hồ vạn năng ở lớp 11.
+ Các nhóm tiến hành đo trị số điện trở và ghi vào bảng số 1.
+ Ghi nhận xét vào cột tương ứng.
10’
Tìm hiểu về cuộn cảm :
+ Hãy chọn ra 3 lọai cuộn cảm khác nhau về vật liệu làm lõi và cách quấn dây rồi điền vào bảng 2.
+ Hãy phân biệt cuộn dây cao tần, trung tần và âm tần.
+ Ghi kí hiệu vật liệu lõi vào bảng 2.
+ Ghi nhận xét vào bảng 2.
Tìm hiểu về cuộn cảm :
+ HS quan sát các cuộn dây và xác định các cuộn dây.
+ Xác định cuộn dây cao tần ,trung tần , âm tần.
+ Ghi kí hiệu vật liệu lõi vào bảng 2.
+ Ghi nhận xét vào bảng 2.
10’
Tìm hiểu về tụ điện :
+ Chuẩn bị của giáo viên lấy một tụ điện đọc và giải thích số liệu kĩ thuật trên tụ điện.
+ Hãy chọn một tụ điện có cực tính và một tụ điện không có cực tính, đọc và ghi các số liệu kĩ thuật vào bảng số 3.
+ Hãy giải thích các số liệu kĩ thuật ghi trên tụ điện.
Tìm hiểu về tụ điện :
+ Nghe hướng dẫn và đọc, giải thích số liệu kĩ thuật của các tụ điện còn lại.
+ Chọn một tụ điện có cực tính và một tụ điện không có cực tính, đọc và ghi các số liệu kĩ thuật vào bảng số 3.
+ Ghi giải thích số liệu kĩ thuật vào bảng 3.
Họat động 3 : (4’) Đánh giá tiết thực hành:
+ HS hòan thành báo cáo về kết quả thực hành theo mẫu.
+ GV dựa vào quá trình thực hành và kết quả thực hành nhận xét đánh tiết thực hành .
 + Nộp báo cáo thực hành và thu dọn dụng cụ, vệ sinh phòng thực hành.
4. Dặn dò học sinh :(1’) Tham khảo bài 4. Xem lại bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn cũng như ứng dụng của chất bán dẫn trong việc tạo ra các linh kiện bán dẫn (điốt, tranzito). (vật lý 11).
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn : 01/09/2017 
Tiết: 3 
	 Bài 4 : LINH KIỆN BÁN DẪN VÀ IC
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
 - Biết cấu tạo, kí hiệu, phân loại và công dụng của một số linh kiện bán dẫn và IC.
 - Biết được nguyên lý làm việc của tirixto và triac
 2. Kĩ năng :
 - Phân biệt được các linh kiện bán dẫn và nhận biết được các cực của chúng.
 3. Thái độ :
 - Có thái độ học tập nghiêm túc, thảo luận tìm hiểu kiến thức.
II. CHUẨN BỊ :
 1. Chuẩn bị của giáo viên : Các hình và tranh vẽ : 4-1, 4-2, 4-3, 4-4, 4-6, 4-7 ( SGK)
- Một số linh kiện mẫu : các loại điốt tiếp điểm và tiếp mặt, các loại tranzito PNP và NPN, các loại tirixto, triac,diac, IC
 2. Chuẩn bị của học sinh : Xem lại bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn cũng như ứng dụng của chất bán dẫn trong việc tạo ra các linh kiện bán dẫn (điốt, tranzito). (vật lý 11). Tham khảo bài 4.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp : (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
 Câu hỏi: Công dụng, cấu tạo của điện trở ? Trị số điện trở cho bết ? Công suất định mức của điện trở là gì ?
Trả lời: 
 - Công dụng hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.
 Cấu tạo :Bằng kim loại có điện trở suất cao hoặc dùng bột than phun lên lõi sứ.
Trị số điện trở: Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở. Đơn vị: Ôm ( ), 1k =103( viết tắt K),1M=106(Viết tắt M);
 Công suất định mức: Là công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài mà không hỏng. Đơn vị đo là oát : W.
 3. Giảng bài mới :
- Giới thiệu bài : (1’) Trong vật lí 11 ta có nói đến linh kiện bán dẫn.Hôm nay chúng ta tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí làm việc của chúng !
- Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
Hoạt động 1: Ôn và tìm hiểu thêm về điốt và tranzito:
GV: Xem thông tin mục I SGK.
- Điốt bán dẫn có cấu tạo thế nào?
-Theo chế tạo, điốt chia mấy loại ?
- Nêu đặc điểm, công dụng của điôt tiếp điểm ?
- Nêu đặc điểm, công dụng của điôt tiếp mặt ?
-Theo chức năng có mấy loại, công dụng mỗi loại ?
- Vẽ kí hiệu điốt và chỉ chiều dòng điện điôt cho qua ?
Hoạt động 1: Ôn và tìm hiểu thêm về điốt và tranzito:
HS: Xem thông tin mục I.
- Là linh kiện bán dẫn có 1 lớp tiếp giáp P-N, có hai cực A, K.
- Hai loại : Điôt tiếp điểm và điôt tiếp mặt
- Điôt tiếp điểm : Chỗ tiếp giáp rất nhỏ, chỉ cho dòng điện nhỏ đi qua, dùng để tách sóng và trộn tần.
- Điôt tiếp mặt : Chỗ tiếp giáp có diện tích lớn, cho dòng điện lớn đi qua, dùng chỉnh lưu.
+ Hai loại : 
- Điôt ổn áp : Ổn định điện áp một chiều.
- Điôt chỉnh lưu : Biến dòng xoay chiều thành dòng điện một chiều.
- Vẽ và nêu chiều dòng điện cho qua điốt.
I. Điốt bán dẫn :
1. Cấu tạo: 
 Linh kiện bán dẫn có 1 lớp tiếp giáp P-N, có hai cực A, K.
2. Phân loại :
+ Theo chế tạo :
- Điôt tiếp điểm.
- Điôt tiếp mặt.
+ Theo chức năng :
- Điôt ổn áp : 
- Điôt chỉnh lưu : 
+Kí hiệu trong mạch điện: hình 4.1 SGK.
7'
Hoạt động 2: Tìm hiểuTranzito
- Cấu tạo của tranzito có mấy lớp tiếp giáp và mấy cực ?
- Người ta phân loại tranzito thế nào ?
- Kí hiệu và chiều dòng điện qua mỗi loại ?
-Công dụng của tranzito ?
Hoạt động 2: Tìm hiểuTranzito
- Là linh kịên bán dẫn có 2 lớp tiếp giáp P – N và có 3 cực ( E,B,C).
- dựa vào cấu tạo phân loại : PNP và NPN.
- Vẽ kí hiệu và chỉ chiều dòng điện cho qua mỗi loại.
- Dùng để khuếch đại, tách sóng và xung . . .
II. Tranzito : 
1. Cấu tạo : 
 Linh kịên bán dẫn có 2 lớp tiếp giáp P – N và có 3 cực ( E,B,C)
2. Phân loại :
+ PNP
+NPN
- Sơ đồ cấu tạo và kí hiệu trong mạch điện: hình 4.3 SGK
3. Công dụng : Dùng để khuếch đại, tách sóng và xung . . .
8'
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tirixto:
GV: Hãy xem thông tin mục III.1.
- Cấu tạo tirixto có mấy lớp tiếp giáp P-N và mấy cực ?
-Vẽ kí hiệu, chỉ tên các cực ?
- Tirixto có công dụng gì ?
GV: Hãy xem thông tin mục III.2.
- Khi chưa có UGK > 0, UAK> 0 thì tirixto đẫn điện không ?
- Khi nào nó dẫn điện ?
-Các số liệu kĩ thuật chính của tirixto là gì ?
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tirixto:
HS: Xem thông tin mục III. 1 SGK.
- Có 3 lớp tiếp giáp P – N với 3 cực : A, K,G.
- Vẽ kí hiệu, chỉ tên các cực
- Dùng trong mạch chỉnh lưu có điểu khiển
HS: Xem thông tin mục III. 2 SGK.
- Khi chưa có UGK > 0 thì dù UAK> 0, nó vẫn không dẫn điện.
- Khi có UGK > 0 và UAK> 0, nó cho dòng điện đi từ A sang K, UGK không còn tác dụng.
- IAkđm, UAkđm, UGKđm và IGKđm.
III. Tirixto :
1. Cấu tạo và công dụng :
+ Cấu tạo: 
 Có 3 lớp tiếp giáp P – N với 3 cực : A, K,G.
+ Kí hiệu : h.4.4.
+ Công dụng: Dùng trong mạch chỉnh lưu có điểu khiển.
2. Nguyên lý làm việc và số liệu kĩ thuật :
a) Nguyên lí làm việc :
+ Khi chưa có UGK > 0 thì dù UAK> 0, nó vẫn không dẫn điện. + Khi có UGK > 0 và UAK> 0, nó cho dòng điện đi từ A sang K, UGK không còn tác dụng. 
b) Số liệu kĩ thuật :
 IAkđm, UAkđm, UGKđm và IGKđm.
5’
Hoạt động 4: Tìm hiểu về triac và điac
GV: Hãy xem thông tin mục III.1.
-Cấu tạo của triac và điac giống và khác nhau thế nào ?
GV: Giới thiệu cấu tạo và kí hiệu bằng trang vẽ.
-Công dụng của triac và điac ?
GV: Hãy xem thông tin mục III.2 .
- Khi nào triac mở cho dòng điện chạy từ A1 sang A2 ?
-Khi nào triac mở cho dòng điện chạy từ A2 sang A1 ?
- Điac hoạt động cho dòng điện qua khi nào ?
- Nêu số liệu kĩ thuật của triac và điac ?
Hoạt động 4: Tìm hiểu về triac và điac
-Xem thông tin.
-Cả hai đều có cấu trúc nhiều lớp ; triac có 3 cực A1, A2, G còn điac không có cực G.
-Theo dõi tranh vẽ.
- Dùng để điều khiển trong các mạch điện xoay chiều.
- Xem thông tin.
- Khi G và A2 có điện thế âm so với A1 thì triac mở, A1 đóng vai trò anốt, A2 đóng vai trò là catốt, dòng điện đi từ A1 sang A2
-Khi G và A2 có điện thế dương so với A1 thì triac mở, A2 đóng vai trò anốt, A1 đóng vai trò là catốt, dòng điện đi từ A2 sang A1
- Khi được kích mở bằng cách nâng cao điện áp đặt vào hai cực
- IAđm, UAkđm, UGK và IGK.
IV.Triac và điac :
1. Cấu tạo kí hiệu và công dụng :
+Cấu tạo : cả hai đều có cấu trúc nhiều lớp ; triac có 3 cực A1, A2, G còn điac không có cực G.
+ Cấu tạo và kí hiệu trong mạch điện: hình 4.6SGK
- Công dụng : Dùng để điều khiển trong các mạch điện xoay chiều.
2. Nguyên lý làm việc và số liệu kỹ thuật : 
a) Nguyên lý làm việc : 
*Triac :
+ Khi G và A2 có điện thế âm so với A1 thì triac mở, I từ A1 sang A2
+ Khi G và A2 có điện thế dương so với A1 thì triac mở, I từ A2 sang A1
* Điac : 
 Được kích mở bằng cách nâng cao điện áp đặt vào hai cực 
b)Số liệu kĩ thuật : IAđm, UAkđm, UGK và IGK.
5’
Hoạt động 5: Tìm hiểu về quang điện tử và vi mạch tổ hợp :
GV: Hãy xem thông tin mục V.
- Quang điện trở là gì ?
- Cho biết công dụng của quang điện trở ?
GV: Yêu cầu xem thông tin mục VI
- Vi mạch tổ hợp là gì ?
- IC tương tự dùng để làm gì ?
- IC số dùng để làm gì ?
Hoạt động 5: Tìm hiểu về quang điện tử và vi mạch tổ hợp :
- Xem thông tin.
- là linh kiện điện tử có thông số thay đổi theo độ chiếu sáng.
- Dùng trong các mạch điện tử điều khiển bằng ánh sáng.
HS: Xem thông tin.
- Là vi mạch điện tử tích hợp, gọi tắt là IC.
- Dùng để khuếch đại, tạo dao động, ổn áp thu phát sóng vô tuyến điện, giải mã ti vi màu . 
- Dùng trong thiết bị tự động, thiết bị xung số, trong xử lí thông tin, trong máy tính điện tử. .
V. Quang điện tử :
+ là linh kiện điện tử có thông số thay đổi theo độ chiếu sáng.
+ Dùng trong các mạch điện tử điều khiển bằng ánh sáng.
VI. Vi mạch tổ hợp 
+ Là vi mạch điện tử tích hợp.
+ Phân loại :
-IC tương tự : dùng để khuếch đại, tạo dao động, ổn áp. . .
-IC số : dùng trong thiết bị tự động, xung số, trong máy tính điện tử. . .
2’
Hoạt động 6: củng cố :
1. Nêu cấu tạo và công dụng của điôt ?
2. Nêu cấu tạo và công dụng của tranzito ?
3. Tirixto thường dùng để làm gì ?
4. Triac và điac cho dòng điện qua nó có chiều thế nào ?
Hoạt động 6: củng cố :
1. HS nêu lại cấu tạo và công dụng.
2. HS nêu lại cấu tạo và công dụng.
3. Nêu công dụng.
4. Cho dòng điện qua được theo hai chiều tuỳ thuộc điện áp đặt vào các cực.
4. Dặn dò học sinh : (1’) Đọc thêm : thông tin bổ sung ; Đọc bài thực hành : bài 5. Mỗi tổ chuẩn bị điôt tiếp điểm và tiếp mặt (tốt + xấu) : 6 chiếc ; Tirixto và triac (tốt và xấu) : 6 chiếc. và mẫu báo cáo thực hành trang 31,32 SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn : 5/09/2017 
Tiết: 4 
	 	Bài 5 : THỰC HÀNH : ĐIÔT – TIRIXTO - TRIAC
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
 - Củng cố nguyên lí làm việc của các linh kiện : Điốt ; Tirixto ; Triac và nắm vững kí hiệu của chúng.
 2. Kĩ năng :
 - Nhận dạng được các loại điốt, tirixto và triac.
 -Đo được điện trở thuận, điện trở ngược của các linh kiện để xác định được cực anôt, catôt loại tốt ; xấu.
 3. Thái độ :
 -Có ý thức thực hiện đúng qui trình và các qui định về an toàn.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên : Mỗi nhóm : 1 đồng hồ vạn năng ; điôt tiếp điểm và tiếp mặt (tốt + xấu) : 6 chiếc ; Tirixto và triac (tốt và xấu) : 6 chiếc.
2. Chuẩn bị của học sinh : Ôn bài 4 ; cách sử dụng đồng hồ vạn năng ; Mỗi tổ chuẩn bị điôt tiếp điểm và tiếp mặt (tốt + xấu) : 6 chiếc ; Tirixto và triac (tốt và xấu) : 6 chiếc. và mẫu báo cáo thực hành trang 31,32 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp :(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ : (1’)Kiểm tra chuẩn bị mẫu báo cáo.
 3. Giảng bài mới : 
- Giới thiệu bài: để hiểu rõ hơn nguyên lí làm việc của các linh kiện bán dẫn hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thực hành.
- Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1 : Hướng dẫn ban đầu : (8’)
+ Giới thiệu mục tiêu tiết học : Quan sát, nhận biết các loại linh kiện. Đo điện trở thuận và nghịch của các linh kiện.
+ Giới thiệu nội dung và qui trình thực hành : 
Bước 1 : Quan sát, nhận biết các loại linh kiện :
 Căn cứ hình dạng, cấu tạo bên ngoài để chọn riêng ra : Điốt tiếp điểm, điốt tiếp mặt, tirixto, triac :
 - Điốt tiếp điểm có hai điện cực, dây dẫn nhỏ.
 - Điốt tiếp mặt có hai điện cực, dây dẫn to.
 - Tirixto và triac đều có ba điện cực.
Bước 2: Chuẩn bị đồng hồ đo :
 Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở x 100. Kiểm tra chỉnh lại kim động hồ cho đúng vị trí 0 khi chập hai đầu que đo lại.
Chú ý : 
 - Que đỏ cắm ở cực dương (+) của đồng hồ là cực âm (-) của pin 1,5V ở trong đồng hồ.
 - Que đen cắm ở cực âm (-) của đồng hồ là cực dương (+) của pin 1,5V ở trong đồng hồ.
Bước 3: Đo điện trở thuận và nghịch của các linh kiện :
 a) Chọn ra hai loại điốt rồi lần lượt đo điện trở thuận, ngược theo hình 5.1 SGK. Ghi vào bảng báo cáo. Nhận xét ghi Điốt tốt hay xấu.
 b) Chọn ra tirixto rồi lần lượt đo điện trở thuận, ngược trong hai trường hợp cho UGK = 0 và UGK > 0V theo hình 5.2 SGK. Ghi kết quả vào bảng báo cáo. Nhận xét dẫn điện hay không.
 c) Chọn ra triac rồi lần lượt đo điện trở giữa hai đầu A1 và A2 trong hai trường hợp :
 - Cực G để hở và đo theo hình 5.3a SGK.
 - Cực G nối với A2 và đo theo hình 5.3b. ghi kết quả vào bảng báo cáo. Nhận xét dẫn điện hay không.
+ Phân dụng cụ cho các nhóm : Các nhóm nhận và kiểm tra số lượng dụng cụ.
MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH 
ĐIÔT – TIRIXTO – TRIAC
Họ và tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Lớp : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
1. Tìm hiểu và kiểm tra điốt : Bảng 1 SGK.
2. Tìm hiểu và kiểm tra tirixto : Bảng 2 SGK.
3. Tìm hiểu và kiểm tra triac : Bảng 3 SGK.
4. Đánh giá kết quả thực hành : 
Hoạt động 2 : (30’)Thực hành :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1. Quan sát, nhận biết các loại linh kiện 
+ Yêu cầu các nhóm quan sát nhận biết các loại linh kiện : Điốt tiếp điểm, điốt tiếp mặt, tirixto, triac
+ Quan sát theo dõi các nhóm lựa chọn linh kiện.
+ Yêu cầu đại diện nhóm nêu căn cứ đặc điểm để nhận biết.
1. Quan sát, nhận biết các loại linh kiện 
+ Các nhóm thảo luận nhận biết các loại linh kiện.
+ Căn cứ hình dạng, cấu tạo bên ngoài để chọn riêng ra : Điốt tiếp điểm, điốt tiếp mặt, tirixto, triac 
+ Đại diện nhóm nêu đặc diểm nhận biết các linh kiện chỉ cụ thể vào linh kiện.
10’
2. Chuẩn bị đồng hồ đo 
+ Yêu cầu các nhóm quan sát đồng hồ đo và chuyển thang đo điện trở về x 100.
+ Kiểm tra việc chỉnh lại kim của các nhóm.
+ Yêu cầu các nhóm chỉ và nêu thang đo cần đọc trên mặt chia độ ứng thang đo đã chuyển trên.
+ Yêu cầu các nhóm nêu chỉ cực dương và cực của pin trong đồng hồ đo.
2. Chuẩn bị đồng hồ đo 
+ Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở x 100. 
+ Kiểm tra chỉnh lại kim động hồ cho đúng vị trí 0 khi chập hai đầu que đo lại.
+ Quan sát mặt thang đo nắm vững thang đo cần đọc. Đại diện nêu thang đo đọc trên mặt chia độ.
+ Nêu cực dương và cực âm của pin trong đồng hồ đo.
15’
3. Đo điện trở thuận và nghịch của các linh kiện
+ Theo dõi cách đo điốt của các nhóm.
+ Theo dõi cách đo Tirixto của các nhóm. Chỉ dẫn thêm đối với nhóm còn chưa nắm vững cách đo.
+ Nhắc nhở các nhóm ghi số liệu đo được vào bảng báo cáo và ghi nhận xét.
+ Theo dõi cách đo Tirixto của các nhóm. Chỉ dẫn thêm đối với nhóm còn chưa nắm vững cách đo.
3. Đo điện trở thuận và nghịch của các linh kiện 
a) Đo điện trở thuận và nghịch của điốt :
+ Ghi vào bảng báo cáo. Nhận xét ghi điốt tốt hay xấu.
 b) Đo điện trở thuận, ngược của Tirixto trong hai trường hợp cho UGK = 0 và UGK > 0V theo hình 5.2 SGK. Ghi kết quả vào bảng báo cáo. Nhận xét dẫn điện hay không.
 c) Lần lượt đo điện trở giữa hai đầu A1 và A2 của triac trong hai trường hợp :
 - Cực G để hở và đo theo hình 5.3a SGK.
 - Cực G nối với A2 và đo theo hình 5.3b. ghi kết quả vào bảng báo cáo. Nhận xét dẫn điện hay không.
Hoạt động 3 : (4’) Đánh giá kết quả : 
+ Các nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hành và tự đánh giá.
+ Nhận xét ý thức HS trong giờ thực hành.
+ HS hoàn thành và nộp báo cáo, thu dọn dụng cụ, vệ sinh phòng học.
4. Dặn dò học sinh :(1’) Ôn kiến thức về tranzito, chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành trang 35 SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn : 12/09/2017 
Tiết : 5 
	 Bài 6 : THỰC HÀNH : TRANZITO
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
 -Cũng cố kiến thức về tranzito.
 2. Kĩ năng :
 - Nhận dạng được các loại tranzito PNP, NPN cao tần, âm tần, công suất nhỏ, công suất lớn.
 - Đo được điện trở thuận , ngược giữa các chân của tranzito để phân biệt loại tranzito PNP, NPN, phân biệt loại tốt, xấu và xác định được điện cực B của tranzito.
 3. Thái độ :
 - Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các qui định về an toàn.
II. CHUẨN BỊ :
 1. Chuẩn bị của giáo viên : dụng cụ, vật liệu cho 1 nhóm HS:
 - Đồng hồ vạn năng : 1 chiếc
 - Tranzito các loại: PNP. NPN cao tần, âm tần, công suất nhỏ, công suất lớn (loại tốt, xấu) của Nhật Bản: 8 chiếc.
 2. Chuẩn bị của học sinh : Ôn kiến thức về tranzito, mẫu báo cáo thực hành trang 35 SGK..
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp :( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ : (1’) Kiểm tra chuẩn bị mẫu báo cáo.
 3. Giảng bài mới : 
- Giới thiệu bài: Ta đã học về tranzito, nay ta tìm hiểu cách kiểm tra chất lượng tranzito như thế nào !
- Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1 : ( 7’) Hướng dẫn ban đầu :
+ Giới thiệu mục tiêu tiết học : 
 - Quan sát, nhận biết các tranzito PNP va NPN cao tần, âm tần, công suất nhỏ, công suất lớn.
. - Đo được điện trở thuận , ngược giữa các chân của tranzito để phân biệt loại tranzito PNP, NPN, phân biệt loại tốt, xấu và xác định được điện cực B của tranzito.
+ Giới thiệu nội dung và qui trình thực hành : 
 - GV Nêu cách đặt tên và kí hiệu tranzito Nhật Bản.
 - Giải thích các kí hiệu.
 - Nêu cách đo để tìm ra cực B và phân biệt loại PNP và NPN : Đo điện trở thuận và điện trở ngược của tiếp giáp P-N theo sơ đồ hình 6.1. SGK.
Bước 1: Quan sát, nhận biết và phân loại các tranzito của Nhật Bản
Bước 2: Chuẩn bị đồng hồ đo: chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở x 100. Kiểm tra chỉnh lại kim đồng hồ cho đúng vị trí 0 khi chập hai đầu que đo lại.
Chú ý : 
 - Que đỏ cắm ở cực dương (+) của đồng hồ là cực âm (-) của pin 1,5V ở trong đồng hồ.
 - Que đen cắm ở cực âm (-) của đồng hồ là cực dương (+) của pin 1,5V ở trong đồng hồ.
Bước 3: Xác định loại và chất lượng tranzito : đo điện trở đế xác định loại, chất lượng của tranzito theo hình 6.1 và hình 6.2. Sau đó ghi trị số điện trở và nhận xét vào bảng của mẫu báo cáo thực hành.
 + Phân dụng cụ cho các nhóm : Các nhóm nhận và kiểm tra số lượng dụng cụ.
MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH 
ĐIÔT – TIRIXTO – TRIAC
Họ và tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Lớp : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
1. Tìm hiểu và kiểm tra tranzito : Bảng ghi giá trị đo trang 35 SGK.
2. Đánh giá kết quả thực hành : 
Hoạt động 2: (30’)Thực hành :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động củ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_12_vo_van_loi.doc