Giáo án Đại số 10 - Dấu nhị thức bậc nhất

Giáo án Đại số 10 - Dấu nhị thức bậc nhất

 1. Kiến thức:

- Nắm được khái niệm nhị thức bậc nhất và định lí về dấu của nhị thức bậc nhất.

- Nắm được các bước xét dấu nhị thức bậc nhất, các bước xét dấu một biểu thức là tích (thương) của các nhị thức bậc nhất.

1. Kỹ năng:

- Biết cách xét dấu nhị thức bậc nhất.

- Biết cách xét dấu một biểu thức là tích (thương) của các nhị thức bậc nhất.

- Áp dụng dấu nhị thức vào giải bất phương trình bằng cách xét dấu biểu thức của nó.

2. Thái độ:

- Rèn luyện tư duy lôgic, khả năng khái quát hóa, quy lạ về quen thông qua việc hình thành và phát biểu định lí về dấu của nhị thức bậc nhất và hoạt động giải toán.

- Rèn luyện thái độ nghiêm túc, tính cẩn thận, chặt chẽ, khoa học thông qua các hoạt động xét dấu một biểu thức; tinh thần đoàn kết hợp tác cũng như khả năng làm việc độc lập trong các hoạt động làm việc theo nhóm.

3. Đinh hướng phát triển năng lực:

- Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán.

 

doc 6 trang lexuan 7500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 10 - Dấu nhị thức bậc nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mẫu giáo án (Thiết kế tiến trình dạy học) 
TÊN BÀI (CHỦ ĐỀ):DẤU NHỊ THỨC BẬC NHẤT
I. Mục tiêu của bài (chủ đề)
 Kiến thức:
- Nắm được khái niệm nhị thức bậc nhất và định lí về dấu của nhị thức bậc nhất.
- Nắm được các bước xét dấu nhị thức bậc nhất, các bước xét dấu một biểu thức là tích (thương) của các nhị thức bậc nhất.
Kỹ năng: 
- Biết cách xét dấu nhị thức bậc nhất.	
- Biết cách xét dấu một biểu thức là tích (thương) của các nhị thức bậc nhất.
- Áp dụng dấu nhị thức vào giải bất phương trình bằng cách xét dấu biểu thức của nó.
Thái độ:
- Rèn luyện tư duy lôgic, khả năng khái quát hóa, quy lạ về quen thông qua việc hình thành và phát biểu định lí về dấu của nhị thức bậc nhất và hoạt động giải toán.
- Rèn luyện thái độ nghiêm túc, tính cẩn thận, chặt chẽ, khoa học thông qua các hoạt động xét dấu một biểu thức; tinh thần đoàn kết hợp tác cũng như khả năng làm việc độc lập trong các hoạt động làm việc theo nhóm.
Đinh hướng phát triển năng lực:
- Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
Kế hoạch dạy học, SGK, các phiếu học tập, đồ dùng phục vụ dạy và học.
Bảng phụ về dấu của nhị thức bậc nhất.
2. Học sinh:
 - Học bài cũ và đọc trước nội dung bài mới trong SGK. 
 - Các đồ dùng học tập, SGK, vở ghi, nháp.
III. Chuỗi các hoạt động học
 1. GIỚI THIỆU (HOẠT ĐỘNG TIẾP CẬN BÀI HỌC) (thời gian 5 phút)
Mục tiêu: Tạo sự hứng khởi học sinh để vào bài mới, giúp học sinh nhớ lại các kiến thức đã học có liên quan đến nội dung bài mới, từ đó giúp các em tìm ra kiến thức mới dựa trên các kiến thức đã biết.
Nội dung: đưa ra câu hỏi bài tập và yêu cầu học sinh chuẩn bị trước ở nhà.
Kỹ thuật tổ chức: chia lớp thành hai nhóm, đưa các câu hỏi cho từng nhóm chuẩn bị ở nhà, dự kiến các tình huống đặt ra để gợi ý học sinh trả lời câu hỏi.
Sản phẩm: Học sinh trả lời các câu hỏi đặt ra.
Thực hiện hoạt động khởi động: (GV đưa phiếu bài tập cho học sinh chuẩn bị ở nhà)
NHÓM 1:
PHIẾU BÀI TẬP NHÓM 1:
Cho các biểu thức: 
1) Biểu thức nào đã cho có dạng với .
2) Tìm nghiệm của biểu thức có dạng đó
NHÓM 2:
PHIẾU BÀI TẬP NHÓM 2:
1) Giải bất phương trình: . 
2) Biễu diễn tập nghiệm đó trên trục số.
Hoạt đông trên lớp:
- Học sinh đại diện hai nhóm báo cáo kết quả thu được.
- GV nhận xét chỉnh sửa kiến thức học sinh trả lời.
- GV nêu vấn đề: Về tên gọi biểu thức dạng () , làm sao giải bất phương trình có dạng tích hoặc thương các biểu thức bậc nhất ta đi vào bài học:
” DẤU NHỊ THỨC BẬC NHẤT”
 2. NỘI DUNG BÀI HỌC (HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC)
TIẾT 1: 2.1 Đơn vị kiến thức 1 (10’) 
1) Nhị thức bậc nhất
	a) Khởi động(tiếp cận)
Gợi ý
Cho các biểu thức: 
- Nhận xét hệ số chứa x của nó
b) Hình thành kiến thức.
Nhị thức bậc nhất đối với x là biểu thức có dạng ()
Nghiệm nhị thức là nghiệm phương trình ax + b = 0.
c) Củng cố
Phiếu học tập số 2:
Câu 1(NB): Trong các biểu thức sau , biểu thức nào không phải là nhị thức bậc nhất:
A. 2x – 5 B. 3 – x C. 2 + 1 D. 2018 x	
Câu 2 (NB): Số 2 là nghiệm của nhị thức nào sau:
A. x2 – 4 B. – x – 2 C. 2x – 1 D x - 1
	2.2 Đơn vị kiến thức 2 (15’)
2) Dấu nhị thức bậc nhất
	a) Khởi động(tiếp cận)
Gợi ý
- Từ việc giải bất phương trình: . Hãy chỉ ra các khoảng mà x lấy giá trị trong đó thì nhị thức 
có giá trị 
- Cùng dấu với hệ số của x (a = 2)
- Trái dấu với hệ số của x (a = 2)
b) Hình thành kiến thức.
- Xét 
Khi thì nên f(x) cùng dấu với a.
Khi thì nên f(x) trái dấu với a.
Định lý: Nhị thức cùng dấu với a khi x lấy giá trị trong khoảng , trái dấu với a khi x lấy giá trị trong khoảng .
( Dấu của nhị thức được xác định theo qui tắc: “ Phải cùng , trái trái” ) 
c) Củng cố
Phiếu học tập số 3:
Nhóm 1: a) Nêu thao tác để xét dấu một nhị thức.
 b) Xét dấu nhị thức f(x) = 3x + 2
Nhóm 2: a) Nêu thao tác để xét dấu một nhị thức.
 b)Xét dấu nhị thức f(x) = - 2x + 5
	2.3 Đơn vị kiến thức 3 (15’)
 3) Xét dấu tích, thương các nhị thức bậc nhất.
	a) Khởi động(tiếp cận)
Gợi ý
Làm thế nào để suy ra dấu của biểu thức:
- Áp dụng định lý để xét dấu 2 nhị đã cho.
- Lập bảng xét dấu chung 2 nhị thức trên cùng một bảng
rồi suy ra dấu biểu thức đó 
b) Hình thành kiến thức.
f (x) là tích (thương) các nhị thức bậc nhất. 
 +Áp dụng định lý về dấu của nhị thức để xét dấu từng nhân tử. 
 + Lập bảng xét dấu chung cho tất cả các nhị thức có mặt trong đó ta suy ra được dấu của f(x).
c) Củng cố
Phiếu học tập số 4:
Nhóm 1: Xét dấu biểu thức 
Nhóm 2: Xét dấu biểu thức 
 TIẾT 2: 3. HOẠT ĐÔNG LUYỆN TẬP (15’)
Bài toán
HĐ GV & HS
Bài 1: Xét dấu biểu thức 
Bài 2: Xét dấu biểu thức 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, nhóm 1,2 làm bài 1; nhóm 3,4 làm bài 2.
- HS thảo luận theo nhóm
- GV: Gọi hai nhóm 2 và 3 cử đại diện lên trình bày, nhóm 1,4 nhận xét và bổ sung
- GV nhận xét và chỉnh sửa kết quả
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (30’)
Bài toán
HĐ GV & HS
Bài 1: Giải bất phương trình: 
 (1)
-GV phát phiếu học tập cho học sinh
H1: Khi giải bất phương trình có ẩn ở mẫu ta phải làm gì?
H2: Sau khi qui đồng và biến đổi biểu thức vế trái có dạng gì?
H3: Tìm nghiệm bpt là chọn dấu biểu thức ở VT như thế nào?
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi,lên bảng làm bài,nhận xét bổ sung (nếu cần) và ghi nhớ kết quả.
GV nhận xét và chỉnh sửa kết quả 
Bài 2: Giải bất phương trình:
 (2)
-GV phát phiếu học tập cho học sinh
H1: Khi giải bất phương trình có chứa trị tuyệt đối ta phải làm gì?
H2: Sau khi bỏ trị tuyệt đối ta được những trường hợp nào?
H3: Tìm nghiệm bpt có hai trường hợp ta phải làm như thế nào?
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi,lên bảng làm bài,nhận xét bổ sung (nếu cần) và ghi nhớ kết quả.
GV nhận xét và chỉnh sửa kết quả 
Bài 3: Giải phương trình: 
 (3)
x
 -1 1	
x+1
 - 0 + +
x-1
 - - 0 +
 * x <-1 : (3) -( x +1) – ( x – 1) = 4
 - 2x = 4
 x = - 2 (thỏa)
+ : (3) 
 ( không thỏa)
+ : (3) (thỏa)
Vậy pt có nghiệm : x = 2, x = -2
GV gợi ý và hướng dẫn học sinh tìm kết quả
-Lập BXD 2 nhị thức trong trị tuyệt đối trên cùng một bảng.
- Nghiệm của nhị thức chia trục số làm các tập con.
- Giải phương trình không chứa trị tuyệt đối trên các tập đó 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_10_dau_nhi_thuc_bac_nhat.doc