Giáo án Dạy nghề Làm vườn Lớp 11

Giáo án Dạy nghề Làm vườn Lớp 11

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Biết được một số mô hình vườn ở nước ta

- Hiểu rõ yêu cầu, nội dung, thiết kế vườn

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỉ năng phân tích cho học sinh.

3.Thái độ: Giúp học sinh xác định thái độ đúng đắn trong việc thiết kế vườn góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

1. Các năng lực chung

1.1. Năng lực tự học : Học sinh xác định được mục tiêu bài học

1.2. Năng lực giải quyết vấn đề: Làm việc độc lập với SGK

1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua thuyết trình

1.4. Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung bài học

1.5. Năng lực tư duy sáng tạo : phân biệt được các mô hình vườn ở các địa phương khác nhau

2 . Năng lực chuyên biệt: quan sát tranh ảnh, video.

 

doc 108 trang huemn72 18530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Dạy nghề Làm vườn Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết: 
Bài mở đầu: GIỚI THIỆU NGHỀ LÀM VƯỜN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:	
- Biết được vị trí, vai trò quan trọng của nghề làm vườn và phương hướng phát triển của nghề làm vườn ở nước ta.
- Trình bày được các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỉ năng phân tích cho học sinh.
3.Thái độ: Giúp học sinh xác định thái độ đúng đắn, góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
1. Các năng lực chung
1.1. Năng lực tự học : Học sinh xác định được mục tiêu bài học
1.2. Năng lực giải quyết vấn đề : Làm việc độc lập với SGK
1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua thuyết trình 
1.4. Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung 
1.5. Năng lực tư duy sáng tạo : phân biệt được vai trò phương hướng phát triển nghề làm vườn với các ngành nghề khác
2 . Năng lực chuyên biệt: quan sát tranh ảnh, video về một số nghề khác
III. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC: 
1. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết (MĐ 1)
Thông hiểu (MĐ 2)
Vận dụng thấp (MĐ 3)
Vận dụng cao (MĐ 4)
Giới thiệu nghề Làm Vườn
Vai trò của Nghề Làm vườn
Tình hình của Nghề Làm vườn
Phương hướng phát triển của Nghề Làm vườn
Liên hệ thực tế Nghề làm Vườn ở địa phương
2. Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên :
- Giáo án.
- Phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.
- Bảng phụ, SGK, 
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
* Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong.
 * Kiểm tra bài cũ : 
Hoạt động 1. Khởi động 
Ở Việt Nam ta làm vườn nó gắn liền với cuộc sống của mỗi người dân, từ nông thôn đến thành thị. Có người làm vườn với mục đích để để tạo thêm vẻ đẹp cho không gian của ngôi nhà mà mình đang ở nhưng có người làm vườn với mục đích để cải thiện cuộc sống gia đình, có người làm vượn lại nhằm mục đích tăng thêm nguồn thu nhập nhưng không ít người đã giàu lên từ nghề làm vườn. Vậy nghề làm vườn chó vai trò và vị trí như thế nào?.
1) Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh. 
- Bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần sẽ lĩnh hội trong bài học mới.
- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
 2) Nội dung
- HS nghe câu hỏi, tìm câu trả lời. Dựa vào câu trả lời của hs để giới thiệu à Giới thiệu nghề Làm Vườn
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- Học sinh thảo luận theo cặp đôi, giáo viên gọi đại diện 1 nhóm trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích và hoàn thiện kiến thức.
 4) Sản phẩm học tập
 - Báo cáo của nhóm về kết quả thảo luận.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức 
Mục đích
- Hiểu được vị trí vai trò của Nghề Làm Vườn
- Biết tình hình và phương hướng phát triển Nghề
- Trình bày các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường
 2) Nội dung
Trình bày nội dung kiến thức mà học sinh cần hình thành
- Trình bày được vị trí vai trò của Nghề Làm Vườn
- Trình bày được tình hình và phương hướng phát triển Nghề
- Trình bày được các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Các bước
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS đọc SGK thảo luận nhóm trả lời:
Nhóm 1: Tìm hiểu vị trí nghề làm vườn
Nhóm 2: Tìm hiểu tình hình và phương hướng phát triển nghề làm vườn ở nước ta.
Nhóm 3: Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề làm vườn.
Nhóm 4: Tìm hiểu các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nhận nhiệm vụ của nhóm.
- Phân công người viết báo cáo vào bảng phụ.
- Phân công người trình bày.
- Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động, chủ động phát hiện những học sinh khó khăn để giúp đỡ; khuyến khích học sinh hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
HS quan sát, thảo luận nhóm để trả lời
Báo cáo kết quả
GV chỉ định đại diện các nhóm trình bày câu trả lời
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
Đánh giá kết quả
GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra kiến thức chuẩn.
- Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội dung .
Kiến thức:
I. Vị trí nghề làm vườn
1. Vườn là nguồn bổ sung thực phẩm và lương thực.
2. Vườn tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho nông dân.
3. Làm vườn là cách thích hợp nhất để đưa đất chưa sử dụng thành đất nông nghiệp.
4. Vườn tạo nên môi trường sống trong lành cho con người
II. Tình hình và phương hướng phát triển nghề làm vườn ở nước ta.
1. Tình hình nghề làm vườn hiện nay.
- Làm vườn là nghề truyền thống lâu đời của nhân dân ta và có hiệu quả kinh tể cao.
- Hiện nay phong trào kết hợp hệ thống vườn, ao chuồng được phổ biến rộng rãi khắp nơi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
à Nghề làm vườn ở nước ta hiện nay đang phát triển mạnh mẽ và đang được chú trọng
2. Phương hướng phát triển của nghề làm vườn.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, xây dựng các mô hình vườn phù hợp với từng địa phương.
- Khuyến khiách phát triển vườn đồi, vườn rừng trang trại ở vùng trung du miền núi .
- áp dụng khoa học kỉ thuật .
- Tăng cường hoạt động của hội làm vườn.
III. Mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề làm vườn.
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
b. Kĩ năng 
c. Thái độ
 2. Nội dung chương trình
 3. Phương pháp học tập môn nghề làm vườn.
- Phương pháp đặc biệt tối ưu nhất đó là học lí thuyết đi đôi với việc làm thực hành.
IV. Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
1. Biện pháp đăm bảo an toàn lao động
- Các dụng cụ thường dùng như: kéo, cuốc, ven, cày bừa dể gây thương tích cho người lao động.
- Khi tiếp xúc với các lọai dụng cụ, tiếp xúc với thời tiết, tiếp xúc với các loại hóa chất.
- Cần hết sức cẩn then khi sử dụng các loại dụng cụ.
- Cần chuản bị đầy đủ mũ nón áo mưa .
-Cần đeo găng tay khi tiếp xúc với các loại hóa chất 
2. Biện pháp bảo vệ môi trường
- Hạn chế dùng các loại phân bón,hóa chất.
- Hạn chế dùng các thuốc hóa học bảo vệ thực vật, nên thay thế các chế phẩm sinh học.
3. Biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm
- Hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc hóa học
- Khi sử dụng phân hóa học và thuốc hóa học cần phải tính thời gian cách li trước khi sử dụng.
. Hoạt động 3. Luyện tập
1) Mục đích 
Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.
2) Nội dung
 Làm bài tập về giới thiệu nghề Làm vườn
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
 * Chuyển giao nhiệm vụ
 GV yêu cầu học sinh làm bài tập ở phần biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá
	* Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết bài tập được giao. 
- Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.
 * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
 Làm việc cả lớp
 - GV chỉ định một vài HS trình bày câu trả lời. 
 - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
 * Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3
 Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá
 Ghi kết quả đánh giá vào vở.
 Hoạt động 4. Vận dụng
 Hoạt động này được thực hiện ngoài giờ học trên lớp
1) Mục đích 
 Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học về giới thiệu Nghề Làm vườn
. Qua đó, cũng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được.
2) Nội dung 
 Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- GV đưa câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm cặp đôi để trả lời
 4) Sản phẩm học tập ( dự kiến)
Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng
 Không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện và cũng không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện giống nhau.
1) Mục đích
Học sinh mở rộng hiểu biết về nghề Làm vườn
2) Nội dung và kĩ thuật thực hiện
Học sinh tra cứu trên mạng internet, tìm đọc sách liên quan đến nội dung bài học để tìm hiểu thêm về Nghề Làm vườn
 Ghi chép và lưu lại hình ảnh thu thập được về Nghề Làm vườn
Ngày soạn: 
Tiết: 
 CHƯƠNG I: THIẾT KẾ VƯỜN
Bài 1: THIẾT KẾ VƯỜN VÀ MÔ HÌNH VƯỜN 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:	
- Biết được một số mô hình vườn ở nước ta
- Hiểu rõ yêu cầu, nội dung, thiết kế vườn
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỉ năng phân tích cho học sinh.
3.Thái độ: Giúp học sinh xác định thái độ đúng đắn trong việc thiết kế vườn góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
1. Các năng lực chung
1.1. Năng lực tự học : Học sinh xác định được mục tiêu bài học
1.2. Năng lực giải quyết vấn đề: Làm việc độc lập với SGK
1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua thuyết trình 
1.4. Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung bài học
1.5. Năng lực tư duy sáng tạo : phân biệt được các mô hình vườn ở các địa phương khác nhau
2 . Năng lực chuyên biệt: quan sát tranh ảnh, video...
III. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC: 
1. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết (MĐ 1)
Thông hiểu (MĐ 2)
Vận dụng thấp (MĐ 3)
Vận dụng cao (MĐ 4)
Thiết kế Vườn
Khái niệm vườn
Yêu cầu Làm vườn
Mô hình vườn ở địa phương
Liên hệ thực tế Vườn với các địa phương khác
2. Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên :
- Giáo án.
- Phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.
- Bảng phụ, SGK, 
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
* Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong.
* Kiểm tra bài cũ : Vị trí nghề làm vườn , tình hình và phương hướng phát triển nghề làm vườn ở nước ta như thế nào?
3. Nội dung bài mới
Hoạt động 1. Khởi động 
Kể một số vườn cây mà em biết? Để xây dựng một mảnh vườn cây ăn quả ở địa phương như vậy thì trước hết chúng ta phải làm những công việc gì?
1) Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh. 
- Bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần sẽ lĩnh hội trong bài học mới.
- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
 2) Nội dung
- HS nghe câu hỏi, tìm câu trả lời. Dựa vào câu trả lời của hs để giới thiệu à Giới thiệu nghề Làm Vườn
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- Học sinh thảo luận theo cặp đôi, giáo viên gọi đại diện 1 nhóm trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích và hoàn thiện kiến thức.
 4) Sản phẩm học tập
 - Báo cáo của nhóm về kết quả thảo luận.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức 
 1) Mục đích
- Hiểu được thiết kế Vườn
- Biết được một số mô hình vườn ở các vùng sinh thái khác nhau
 2) Nội dung
Trình bày nội dung kiến thức mà học sinh cần hình thành
- Trình bày được khái niệm, yêu cầu, nội dung thiết kế vườn
- Trình bày được đặc điểm và các mô hình vườn khác nhau ở Việt Nam
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Các bước
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Thiết kế vườn là gì? Khi thiết kế vườn cần có yêu cầu gì? Nội dung thiết kế như thế nào?
GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS đọc SGK thảo luận nhóm trả lời:
Nhóm 1: Vườn sản xuất vùng đồng bằng Bắc Bộ (đặc điểm và mô hình vườn)
Nhóm 2: Vườn sản xuất vùng đồng bằng Nam Bộ (đặc điểm và mô hình vườn)
Nhóm 3: Vườn sản xuất vùng đồng bằng ven biển (đặc điểm và mô hình vườn)
Nhóm 4: Vườn sản xuất vùng đồng bằng trung du miền núi (đặc điểm và mô hình vườn)
- Trả lời vấn đáp, dưới sự hướng dẫn, nêu vấn đề của GV
- Nhận nhiệm vụ của nhóm.
- Phân công người viết báo cáo vào bảng phụ.
- Phân công người trình bày.
- Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động, chủ động phát hiện những học sinh khó khăn để giúp đỡ; khuyến khích học sinh hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
HS quan sát, thảo luận nhóm để trả lời
Báo cáo kết quả
GV chỉ định đại diện các nhóm trình bày câu trả lờii
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
Đánh giá kết quả
GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra kiến thức chuẩn.
- Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội dung .
Kiến thức:
I Thiết kế vườn
1 Khái niệm: là xây dựng mô hình vườn trên cơ sở điều tra,mục tiêu ,có tính khoa học ,tính khả thi nhằm đảm bảo hoạt động vườn phát triển có hiệu quả
2 Yêu cầu:
- Đảm bảo tính đa dạng
- Tăng cường hoạt động sống của vi sinh vật trong đất
- Sản xuất trên một cấu trúc nhiều tầng
3- Nội dung thiết kế
- Thiết kế tổng quát vườn sản xuất
- Xác định vị trí các khu
- Thiết kế các khu vườn
II- Một số mô hình vườn sản xuất ở các vùng sinh thái khác nhau
1. Vườn sản xuất vùng đồng bằng bắc bộ
a. Đặc điểm: (SGK)
b. Mô hình vườn
- Vườn được thiết kế trên đất thổ cư 
- Trong vườn trồng nhiều loại cây, nhiều tầng tán.
- Liền kề với nhà ở và ở gần ao. Trên mặt ao có bắc giần để trồng mướp, bầu bí.
- Xung quanh vườn có trồng cây để làm hàng rào.
- Chuồng: được thiết kế xa nhà ở
2. Vườn sản xuất vùng đồng bằng nam bộ
- Vườn: 
+ Do địa hình thấp trũng, lên làm vườn lên luống cao, có mương thoát nước. Luống phải cao hơn đỉnh lũ lịch sử
+ Quanh vương phải có hệ thống đê bao ngăn lũ và có hệ thống cống.
+ Trong vườn trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao: Xoài, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng
- Ao: đóng vai trò là mương
- Chuồng: làm trên mặt ao
3.Vườn sản xuất vùng trung du miền núi: (SGK)
4 .Vườn sản xuất vùng ven biển: (SGK)
. Hoạt động 3. Luyện tập
1) Mục đích 
Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.
2) Nội dung
 Làm bài tập về thiết kế vườn
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
 * Chuyển giao nhiệm vụ
 GV yêu cầu học sinh làm bài tập ở phần biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá
	* Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết bài tập được giao. 
- Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.
 * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
 Làm việc cả lớp
 - GV chỉ định một vài HS trình bày câu trả lời. 
 - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
 * Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3
 Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá
 Ghi kết quả đánh giá vào vở.
 Hoạt động 4. Vận dụng
 Hoạt động này được thực hiện ngoài giờ học trên lớp
1) Mục đích 
 Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học về thiết kế vườn
. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được.
2) Nội dung 
 Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- GV đưa câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm cặp đôi để trả lời
 4) Sản phẩm học tập (dự kiến)
Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng
 Không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện và cũng không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện giống nhau.
1) Mục đích
Học sinh mở rộng hiểu biết về thiết kế vườn
2) Nội dung và kĩ thuật thực hiện
Học sinh tra cứu trên mạng internet, tìm đọc sách liên quan đến nội dung bài học để thiết kế vườn
 Ghi chép và lưu lại hình ảnh thu thập được về Mô hình vườn
Ngày soạn: 
Tiết: 
 Bài 2: CẢI TẠO, TU BỔ VƯỜN TẠP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:	
- Biết được đặc điểm của vườn tạp.
- Hiểu rõ nguyên tắc và các bước cải tạo, tu bổ vườn tạp
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỉ năng phân tích cho học sinh.
3.Thái độ: Giúp học sinh xác định thái độ đúng đắn trong việc cải tạo tu bổ vườn
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
1. Các năng lực chung
1.1. Năng lực tự học : Học sinh xác định được mục tiêu bài học
1.2. Năng lực giải quyết vấn đề: Làm việc độc lập với SGK
1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua thuyết trình 
1.4. Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung bài học
1.5. Năng lực tư duy sáng tạo : phân biệt được các mô hình vườn ở các địa phương khác nhau
2 . Năng lực chuyên biệt: quan sát tranh ảnh, video...
III. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC: 
1. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết (MĐ 1)
Thông hiểu (MĐ 2)
Vận dụng thấp (MĐ 3)
Vận dụng cao (MĐ 4)
Cải tạo tu bổ vườn tạp
Đặc điểm của vườn tạp
Mục đích cải tạo vườn tạp
Nguyên tắc cải tạo vườn và các bước cải tạo vườn tạp
Liên hệ thực tế ở địa phương các bước cải tạo tu bổ vườn tạp
2. Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên :
- Giáo án.
- Phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.
- Bảng phụ, SGK, 
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
* Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong.
* Kiểm tra bài cũ : Thiết kế vườn là gì? Các yêu cầu của công việc thiết kế vườn?
3. Nội dung bài mới
Hoạt động 1. Khởi động 
Vườn ở gia đình và địa phương chúng ta có phải là vườn tạp không? Vì sao? Nếu cải tạo vườn có khắc phục được những hạn chế và khai thác được những tiềm năng của vườn không?
1) Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh. 
- Bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần sẽ lĩnh hội trong bài học mới.
- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
 2) Nội dung
- HS nghe câu hỏi, tìm câu trả lời. Dựa vào câu trả lời của hs để giới thiệu à cải tạo, tu bổ vườn tạp 
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- Học sinh thảo luận theo cặp đôi, giáo viên gọi đại diện 1 nhóm trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích và hoàn thiện kiến thức.
 4) Sản phẩm học tập
 - Báo cáo của nhóm về kết quả thảo luận.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức 
 1) Mục đích
- Hiểu được đặc điểm của vườn tạp.
- Biết được nguyên tắc và các bước cải tạo, tu bổ vườn tạp
 2) Nội dung
Trình bày nội dung kiến thức mà học sinh cần hình thành
- Trình bày được đặc điểm của vườn tạp, mục đích cải tạo vườn.
- Trình bày được nguyên tắc và các bước cải tạo, tu bổ vườn tạp địa phương
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Các bước
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS đọc SGK thảo luận nhóm trả lời:
Nhóm 1: Đặc điểm của vườn tạp ở nước 
Nhóm 2: Mục đích cải tạo vườn
Nhóm 3: Nguyên tắc cải tạo vườn.
Nhóm 4: Các bước thực hiện cải tạo, tu bổ vườn tạp
- Nhận nhiệm vụ của nhóm.
- Phân công người viết báo cáo vào bảng phụ.
- Phân công người trình bày.
- Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động, chủ động phát hiện những học sinh khó khăn để giúp đỡ; khuyến khích học sinh hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
HS quan sát, thảo luận nhóm để trả lời
Báo cáo kết quả
GV chỉ định đại diện các nhóm trình bày câu trả lời
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
Đánh giá kết quả
GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra kiến thức chuẩn.
- Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội dung .
Kiến thức:
I. Đặc điểm của vườn tạp ở nước 
- Đa số vườn tự sản, tự tiêu là chủ yếu. Vườn là nơi cung cấp rau củ, quả .
- Cơ cấu giống cây trồng trong vườn được hình thành một cách tùy tiện, tự phát.
- Cây trồng trong vườn phân bố, sắp xếp không hợp lý gây ra sự lấn chiếm không gian của nhau.
- Giống cây trồng thiếu chọn lọc kém chất lượng, năng suất kém.
II. Mục đích cải tạo vườn
- Tùy vào điều kiện, gia đình địa, phương mà việc cải tạo vườn có mục đích khác nhau.
- Tăng giá trị sản phẩm của vườn thông qua các sản phẩm sản xuất ra.
- Tạo vườn đáp ứng nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng.
- Sử dụng triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.
III. Nguyên tắc cải tạo vườn.
1. Bám sát những yêu cầu của một vườn sản xuất.
- Đảm bảo tính đa dạng sinh học trong vườn.
- Bảo vệ đất, tăng cường kết cấu đất, thành phần các chất hữu cơ và sự hoạt động tốt của hệ vi sinh vật.
-Vườn có nhiều tầng tán.
2. Cải tạo, tu bổ vườn
- Cải tạo tu bổ vườn tạp không thể làm tùy tiện, thiếu căn cứ khoa học cũng như điều kiện cụ thể cho phép.
- Trước khi cải tạo vườn cần điều tra cụ thể nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương nơi có vườn.
IV. Các bước thực hiện cải tạo, tu bổ vườn tạp
*Quy trình thực hiện cải tạo tu bổ vườn tạp gồm các bước
1. Xác định hiện trạng , phân loại vườn.
- Xác định nguyên nhân tạo nên vườn tạp.
2. Xác định mục đích cụ thể của việc cải tạo vườn.
- Mục đích cụ thể của cải tạo vườn tùy theo điều kiện của mỗi gia đình, thực trạng của vườn tạp hiện tại mà chủ vườn lựa chọn.
3. Điều tra, đánh giá các yếu tố có liên quan đến cải tạo vườn.
- Các yếu tố thời tiết khí hậu, thủy văn.
- Thành phần, cấu tạo đất, địa hình 
- Các loại cây trồng có trong vùng, tình hình sâu bệnh hại cây trồng.
- Các hoạt động sản xuát, kinh doanh trong vùng có liên quan.
- Các tiến bộ kĩ thuật áp dụng ở địa phương.
- Tình trạng đường xá, phương tiện giao thông.
4. Lập kế hoạch cải tạo vườn
- Vẽ khu vườn tạp hiện tại.
- Thiết kế khu vườn sau cải tạo.
- Lên kế hoạch cải tạo cụ thể từng phân của vườn.
- Sưu tầm các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, phẩm chất cây giống tốt theo dự kiến ban đầu.
- Cải tạo đất vườn: dự kiến cải tại đến đâu thì làm đất đến đó.
. Hoạt động 3. Luyện tập
1) Mục đích 
Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.
2) Nội dung
 Làm bài tập về cải tạo tu bổ vườn tạp
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
 * Chuyển giao nhiệm vụ
 GV yêu cầu học sinh làm bài tập ở phần biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá
	* Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết bài tập được giao. 
- Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.
 * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
 Làm việc cả lớp
 - GV chỉ định một vài HS trình bày câu trả lời. 
 - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
 * Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3
 Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá
 Ghi kết quả đánh giá vào vở.
 Hoạt động 4. Vận dụng
 Hoạt động này được thực hiện ngoài giờ học trên lớp
1) Mục đích 
 Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học về cải tạo tu bổ vườn tạp
. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được.
2) Nội dung 
 Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- GV đưa câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm cặp đôi để trả lời
 4) Sản phẩm học tập (dự kiến)
Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng
 Không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện và cũng không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện giống nhau.
1) Mục đích
Học sinh mở rộng hiểu biết về cải tạo tu bổ vườn tạp
2) Nội dung và kĩ thuật thực hiện
Học sinh tra cứu trên mạng internet, tìm đọc sách liên quan đến nội dung bài học để cải tạo tu bổ vườn tạp
Ghi chép và lưu lại hình ảnh thu thập được về cải tạo tu bổ vườn tạp
Ngày soạn: 
Tiết: 
 Bài 3: THỰC HÀNH: QUAN SÁT, MÔ TẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH VƯỜN Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:	
- Nhận biết và so sánh những điễm giống nhau và khác nhau của mô các mô hình vườn.
- Phân tích ưu, nhược điểm của từng mô hình vườn ở địa phương trên cơ sở những điều đã học.
- Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỉ năng phân tích, quan sát cho học sinh.
3.Thái độ: Giúp học sinh xác định thái độ đúng đắn trong việc quản sát mô tả vườn
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
1. Các năng lực chung
1.1. Năng lực tự học : Học sinh xác định được mục tiêu bài học
1.2. Năng lực giải quyết vấn đề: Làm việc độc lập với SGK, quan sát
1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua thuyết trình 
1.4. Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung bài học
1.5. Năng lực tư duy sáng tạo : phân biệt được mô tả được các mô hình vườn ở các địa phương khác nhau
2 . Năng lực chuyên biệt: quan sát tranh ảnh, video...
III. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC: 
1. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết (MĐ 1)
Thông hiểu (MĐ 2)
Vận dụng thấp (MĐ 3)
Vận dụng cao (MĐ 4)
Quan sát mô tả vườn 
Biết cách quan sát địa điểm lập vườn
Khảo sát giống cây trong vườn
Thu thập các thông tin liên quan đến lập vườn
Liên hệ thực tế ở địa phương để mô tả một vườn cây cụ thể
2. Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên :
- Giáo án.
- Phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.
- Bảng phụ, SGK, 
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
* Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong.
* Kiểm tra bài cũ : 
3. Nội dung bài mới
Tiết 1: Đi đến địa điểm vườn tạp, giáo viên giới thiệu phần lý thuyết và quán triệt một số yêu cầu khi quan sát. Trao đổi của chủ vườn
Tiết 2: Đi đến địa điểm vườn tạp sau khi đã cải tạo, giáo viên giới thiệu phần lý thuyết và một số yêu cầu khi quan sát. Trao đổi của chủ vườn
Tiết 3: Học sinh viết một báo cáo thu hoạch sau khi đi quan sát 2 loại vườn trên nằm trong vùng sinh thái đồng bằng nam bộ.
Hoạt động 1. Khởi động
Giới thiệu mục tiêu bài học giúp học sinh tìm hiểu những nội dung cơ bản của quy trình quan sát mô tả vườn ở địa phương, nắm vững mục tiêu bài học để hướng tới các hoạt động của bản thân hay của nhóm. 
 1) Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh. 
- Bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần sẽ lĩnh hội trong bài học mới.
- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
 2) Nội dung
- HS nghe câu hỏi, tìm câu trả lời. Dựa vào câu trả lời của hs để giới thiệu à Quan sát, mô tả vườn 
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- Học sinh thảo luận theo cặp đôi, giáo viên gọi đại diện 1 nhóm trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích và hoàn thiện kiến thức.
 4) Sản phẩm học tập
 - Báo cáo của nhóm về kết quả thảo luận.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức 
 1) Mục đích
- Hiểu được cách quan sát địa điểm lập vườn
- Biết được khảo sát giống, thu thập thông tin và nhận xét ưu nhược điểm của vườn đã quan sát 
 2) Nội dung
Trình bày nội dung kiến thức mà học sinh cần hình thành
- Trình bày được quy trình thực hành 
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Các bước
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS đọc SGK thảo luận nhóm trả lời:
Nhóm 1: Quan sát địa điểm lập vườn
Nhóm 2: Quan sát cơ cấu cây trồng
Nhóm 3: Trao đổi với chủ vườn
Nhóm 4: Phân tích ưu nhược điểm của khu vườn
- Nhận nhiệm vụ của nhóm.
- Phân công người viết báo cáo vào bảng phụ.
- Phân công người trình bày.
- Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động, chủ động phát hiện những học sinh khó khăn để giúp đỡ; khuyến khích học sinh hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
HS quan sát, thảo luận nhóm để trả lời
Báo cáo kết quả
GV chỉ định đại diện các nhóm trình bày câu trả lời
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
Đánh giá kết quả
GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra kiến thức chuẩn.
- Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội dung .
Kiến thức:
Bước 1: Quan sát địa điểm lập vườn
- Địa hình: bằng phẳng hay dốc, gần hay xa đồi núi, rừng 
- Tính chất của đất vườn.
- Diện tích từng khu vườn, cách bố trí các khu.
- Nguồn nước tưới cho vườn 
- Vẽ sơ đồ khu vườn.
Bước 2: Quan sát cơ cấu cây trồng
- Nhũng loại cây trong vườn: cây trồng chính, cây tròng xen, cây làm hàng rào cây làm chắn gió
- Công thức trồng xen, các tầng..
Bước 3: Trao đổi với chủ vườn để biết thông tin khác liên quan đến vườn.
- Thời gian lập vườn, tuổi của những cây trồng chính
- Lí do chọn cơ cấu cây trồng trong vườn.
- Thu nhập hằng năm của từng loại cây trồng chính, phụ và các nguồn thu khác ( Chăn nuôi )..
- Nhu cầu thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm.
- Đầu tư chí phí cho vườn.
- Các biện pháp kỉ thuậtchủ yếu đã áp dụng.
- Nguồn nhân lực phục vụ vườn.
- Tình hình cụ thể về chăn nuôi, nuôi cá của gia đình.
- Những kinh nghiệm trong hoạt độngcủa nghề làm vườn.
Bước 4: Phân tích, nhận xét và bước đầu đánh giá hiệu của các mô hình vườn ở địa phương.
- Đối chiếu vào những điều đã học, phân tích nhận xét ưu nhược điểm từng mô hình vườn.
- Trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả của vườn.
. Hoạt động 3. Luyện tập
1) Mục đích 
Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.
2) Nội dung
 Làm bài tập về cải tạo tu bổ vườn tạp
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
 * Chuyển giao nhiệm vụ
 GV yêu cầu học sinh làm bài tập ở phần biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá
	* Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết bài tập được giao. 
- Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.
 * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
 Làm việc cả lớp
 - GV chỉ định một vài HS trình bày câu trả lời. 
 - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
 * Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3
 Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá
 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_nghe_lam_vuon_lop_11.doc