Giáo án Giáo dục hướng nghiệp Lớp 11 - Chủ đề 1-8 - Lê Phương Lan

Giáo án Giáo dục hướng nghiệp Lớp 11 - Chủ đề 1-8 - Lê Phương Lan

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học song chủ đề này, GV cần làm cho HS đạt được:

 - Nêu được vị trí, tầm quan trọng, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo nghề, triển vọng phát triển và nhu cầu lao động của một số nghề thuộc ngành Giao thông vận tải và Địa chất. Trình bày được cách tìm hiểu thông tin nghề.

 - Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề hoặc chuyên môn thuộc hai ngành Giao thông vận tải và Địa chất trong giai đoạn hiện nay.

- Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề và chủ động tìm hiểu thông tin về nghề và cơ sở đào tạo nghề.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu kỹ nội dung chủ đề 1 trong SGV/tr.5 và một số tài liệu có liên quan đến nội dung chủ đề 1 (báo Lao động, báo Nhân dân )

- Sưu tầm một số tranh ảnh về các công trình Giao thông vận tải và một số nghề của ngành Địa chất.

- Yêu cầu HS chuẩn bị một số nội dung của chủ đề 1 theo bản mô tả nghề.

2. Học sinh:

 - Chuẩn bị một số nội dung theo yêu cầu của GV.

 - Sưu tầm tranh ảnh thuộc các ngành Giao thông vận tải và Địa chất.

 - Chuẩn bị một số bài hát hoặc bài thơ về các ngành này.

 

doc 40 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 3810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục hướng nghiệp Lớp 11 - Chủ đề 1-8 - Lê Phương Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án số: 01
Thời gian thực hiện:	01 tiết
Tại lớp: ../ Trường .
Soạn ngày .. tháng . Năm 2010
Thực hiện ngày .. tháng .. năm 2010
Chủ đề 1:
Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành 
Giao thông vận tải và Địa chất
I. Mục tiêu bài học:
Sau khi học song chủ đề này, GV cần làm cho HS đạt được:
	- Nêu được vị trí, tầm quan trọng, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo nghề, triển vọng phát triển và nhu cầu lao động của một số nghề thuộc ngành Giao thông vận tải và Địa chất. Trình bày được cách tìm hiểu thông tin nghề.
	- Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề hoặc chuyên môn thuộc hai ngành Giao thông vận tải và Địa chất trong giai đoạn hiện nay. 
- Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề và chủ động tìm hiểu thông tin về nghề và cơ sở đào tạo nghề.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu kỹ nội dung chủ đề 1 trong SGV/tr.5 và một số tài liệu có liên quan đến nội dung chủ đề 1 (báo Lao động, báo Nhân dân )
- Sưu tầm một số tranh ảnh về các công trình Giao thông vận tải và một số nghề của ngành Địa chất.
- Yêu cầu HS chuẩn bị một số nội dung của chủ đề 1 theo bản mô tả nghề.
2. Học sinh:
	- Chuẩn bị một số nội dung theo yêu cầu của GV.
	- Sưu tầm tranh ảnh thuộc các ngành Giao thông vận tải và Địa chất.
	- Chuẩn bị một số bài hát hoặc bài thơ về các ngành này.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số: Lớp . / Trường 
- Học sinh vắng:
Lớp 
Họ, tên học sinh vắng
Lý do vắng
 / 
2. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- GV: Tổ chức lớp học theo nhóm.
- Cử LPHT làm NDCT.
- Hoạt động nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên và sự điều hành của NDCT.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí, vai trò và các nhóm nghề
 của ngành giao thông vận tải và Địa chất.
- GV: Gợi ý cho HS nên tìm hiểu song song 2 ngành này vì có những đặc điểm chung.
Nội dung
Ngành GTVT
Ngành Địa chất
Hoạt động học
1. Vị trí, vai trò.
- GTVT luôn chiếm một vị trí quan trọng đối với mọi quốc gia vì: Nhu cầu đi lại của con người, nhu cầu vận chuyển, lưu thông hàng hóa, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, 
- Là yếu tố không thể thiếu trong kế hoạch phát triển kinh tế và kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất C.No, N.No, D.Vụ 
- Góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên của đất nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
- NDCT: Đặt câu hỏi cho các nhóm.
?1: Trình bày những hiểu biết của bạn về lịch sử phát triển của ngành GTVT và Địa chất?
?2: Nêu vị trí, vai trò của ngành Giao thông vận tải và Địa chất trong xã hội?
- HS: hoạt động nhóm, cử đại diện nhóm trình bày.
- NDCT: Mời nhóm trình bày, nhóm bổ sung. Xin ý kiến nhận xét của giáo viên.
2. Các nhóm nghề cơ bản.
* Ngành GTVT bao gồm rất nhiều ngành và chuyên môn, dựa vào đối tượng lao động, ta có 3 nhóm nghề chính sau:
- Nhóm nghề xây dựng công trình giao thông: XD công trình giao thông bộ; những công trình cảng; những công trình ngầm.
- Nhóm nghề vận tải: Vận tải bằng đường bộ; đường sắt; đường hàng không; đường ống 
- Nhóm nghề công nghiệp GTVT: 
+ CN sản xuất vật liệu và cấu kiện xây dựng.
+ CN đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải 
+ CN đóng mới và sửa chữa các thiết bị hệ thống thông tin liên lạc 
* Ngành Địa chất bao gồm một số nhóm nghề cơ bản sau:
- Địa chất tìm kiếm, thăm dò khoáng sản rắn.
- Địa chất vật lí
- Địa chất dầu khí
- Địa chất môi trường
- Địa chất du lịch
- Địa chất đô thị
- Khai thác và chế biến nguyên liệu khoáng 
- NDCT: Đặt câu hỏi cho các nhóm:
?1: Hãy kể tên những một số nghề và nhóm nghề cơ bản của ngành Giao thông vận tải và Địa chất mà bạn biết?
- HS: hoạt động nhóm. Đại diện trình bày.
- NDCT: Mời từng nhóm trình bày, nhóm bổ sung. Xin ý kiến nhận xét của giáo viên.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm lao động và yêu cầu 
 của ngành Giao thông vận tải và Địa chất.
3. Đặc điểm lao động và yêu cầu của ngành GTVT và Địa chất
a. Đối tượng lao động.
- Đối tượng lao động của ngành GTVT rất đa dạng và phong phú. Dựa vào những nhóm nghề mà có đối tượng lao động cụ thể.
* Gồm: 
- Cấu trúc địa chất Việt Nam.
- Những tài nguyên khoáng sản cơ bản của Việt Nam.
- Các trường địa vật lý khu vực.
- Các trường địa từ, địa chấn kiến tạo.
- NDCT: Đặt câu hỏi cho các nhóm về đặc điểm và yêu cầu lao động của ngành GTVT và Địa chất.
?1: Đối tượng lao động của ngành GTVT và Địa chất?
?2: Nội dung lao động của ngành GTVT và Địa chất?
?3: Công cụ lao động của ngành GTVT và Địa chất?
?4: Những yêu cầu của nghề thuộc ngành GTVT, Địa chất đối với người lao động?
?5: Điều kiện lao động của ngành GTVT và Địa chất?
?6: Những chống chỉ định y học của nghề?
?7: Triển vọng phát triển của ngành GTVT và Địa chất?
?8: Điều kiện tuyển sinh và nơi đào tạo?
- HS: Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
- NDCT: Mời đại diện các nhóm trình bày, có bổ sung. Xin ý kiến tổng hợp của giáo viên.
b. Nội dung lao động.
- Tùy thuộc vào đối tượng lao động mà nội dung lao động của ngành GTVT cũng rất đa dạng và phong phú.
* Gồm:
- Điều tra cơ bản và nghiên cứu địa chất.
- Khảo sát, thăm dò và khai thác khoáng sản.
c. Công cụ lao động.
- Tùy theo từng nghề, từng chuyên môn trong ngành GTVT mà sẽ có những công cụ lao động khác nhau. (từ công cụ lao động thô sơ đến nửa cơ giới rồi những công cụ hiện đại)
- Từ các công cụ lao động thô sơ, phổ thông dùng cho công tác tìm kiếm, thăm dò, đến các thiết bị, máy móc hiện đại dùng cho công tác điều tra, phân tích, thăm dò, thi công 
d. Yêu cầu đối với người lao động.
- Có những kiến thức cơ bản về ngành nghề thuộc chuyên môn của mình.
- Làm thành thạo những công việc của chuyên môn mình đảm nhận.
- Đảm bảo tính khách quan, trung thực, linh hoạt, kiên trì, chính xác .
- Phải có sức khỏe tốt, sức chịu đựng dẻo dai. Không mắc các bệnh về mắt, tim mạch, thấp khớp, dị ứng thời tiết .
e. Điều kiện lao động.
- Phụ thuộc vào loại hình lao động và môi trường của loại hình đó. Nhưng thường là phải làm việc ngoài trời, thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc.
- Phần lớn là những công việc nặng nhọc, thường xuyên phải xa nhà, sống và làm việc ở những nơi cớ nhiều khó khăn, gian khổ, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng.
g). Những chống chỉ định y học.
- Người lao động không được mắc các bệnh về tim mạch, mắt, cơ bắp, xương khớp, dị ứng thời tiết .
h). Triển vọng phát triển.
- Do yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, nhu cầu đi lại của nhân dân, nhu cầu vận chuyển lưu thông hàng hóa, nhu cầu du lich trong và ngoài nước tăng, nên ngành GTVT sẽ phát triển mạnh.
- Ngành Địa chất Việt Nam đã thực hiện chính sách đổi mới, hợp tác quốc tế, liên doanh, đầu tư với nước ngoài. Ngành Địa chất Việt Nam đang tiếp cận dần đến hội nhập vào khu vực và thế giới để phát triển.
k. Điều kiện tuyển sinh và nơi đào tạo.
a. Hệ trung cấp chuyên nghiệp
b. Hệ Cao đẳng, Đại học.
3. Tổng kết, đánh giá.
	- Giáo viên tóm lược nội dung trọng tâm của chủ đề.
	- Nhận xét thái độ, tinh thần học tập của học sinh.
	- Yêu cầu học sinh tìm hiểu trước nội dung về lĩnh vực Kinh doanh, dịch vụ.
4. Nhận xét, tự rút kinh nghiệm.
PGĐ phụ trách chuyên môn
Hưng Hà, ngày . Tháng . Năm 2010
Giáo viên
Lê Phương Lan
Giáo án số: 02
Thời gian thực hiện:	01 tiết
Tại lớp: ../ Trường .
Số tiết đã giảng: 	01 tiết
Soạn ngày .. tháng . Năm 2010
Thực hiện ngày .. tháng .. năm 2010
Chủ đề 2:
Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực 
Kinh doanh - Dịch vụ
I. Mục tiêu bài học: Sau khi học song chủ đề này, GV cần làm cho HS đạt được:
	- Nêu được vị trí xã hội, tầm quan trọng, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo nghề, triển vọng phát triển và nhu cầu lao động của một số nghề thuộc lĩnh vực Kinh doanh, dịch vụ.
	- Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề hoặc chuyên môn thuộc lĩnh vực Kinh doanh và dịch vụ. Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề. 
- Hứng thú tìm hiểu các nghề kinh doanh, dịch vụ trong giai đoạn hiện nay và các cơ sở đào tạo.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu kỹ nội dung chủ đề 2 trong SGV/tr.26 và một số tài liệu có liên quan đến nội dung chủ đề 2 (báo Thương mại, Tiếp thị, Thị trường 24h )
- Sưu tầm một số mẫu áp phích quảng cáo, tiếp thị kinh doanh 
- Yêu cầu HS chuẩn bị một số nội dung của chủ đề 2 theo bản mô tả nghề.
2. Học sinh:
	- Chuẩn bị một số nội dung theo yêu cầu của GV.
- Sưu tầm một số mẫu áp phích quảng cáo, tiếp thị kinh doanh 
	- Chuẩn bị một số bài hát hoặc bài thơ về các ngành này.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số: Lớp . / Trường 
Lớp 
Họ, tên học sinh vắng
Lý do vắng
 / 
2. Bài mới
T.t
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Tìm hiểu về kinh doanh, dịch vụ trong xã hội ngày nay.
(GV cho học sinh hoạt động nhóm)
1.
Kinh doanh và dịch vụ trong xã hội ngày nay.
- Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
- Dịch vụ là những công việc được các doanh nghiệp tổ chức nhằm thỏa mãn nhu cầu của người khác.
- GV: Thông qua nội dung mục 1/SGV.tr.26 cho học sinh nghe và đặt câu hỏi cho các nhóm:
?1: Theo em, thế nào là kinh doanh và dịch vụ?
?2: Phân biệt nghĩa của các từ: 
- Kinh doanh; Thương nghiệp; Thương mại; Doanh nghiệp?
- Thương nhân; Thương gia; Doanh nhân?
?3: Công việc của kinh doanh và dịch vụ? Cho ví dụ?
- HS: Hoạt động nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm lao động và yêu cầu của nghề
 thuộc lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ
 (GV cho HS hoạt động nhóm và tìm hiểu theo bản mô tả nghề)
2. Đặc điểm lao động và yêu cầu của nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ
a.
Đối tượng lao động.
- Kinh doanh: Đối tượng là sản phẩm, là hàng hóa, là những nhu yếu phẩm cần thiết mà nhà kinh doanh tung ra thị trường.
- Dịch vụ: Là con người, là khách hàng, là người tiêu dùng.
- GV: Nêu một số câu hỏi theo nội dung bản mô tả nghề cho các nhóm cùng tìm hiểu:
?1: Theo em, đối tượng lao động của nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ là gì?
?2: Nội dung lao động của những người làm nghề kinh doanh và dịch vụ?
?3: Nghề kinh doanh và dịch vụ rất đa dạng, nhất là trong thời đại các phương tiện thông tin đã phát triển. Vậy theo em công cụ lao động của nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ là gì?
?4: Người làm nghề kinh doanh, dịch vụ chỉ thực sự thành công khi các bên tham gia giao dịch đều thỏa mãn. Như vậy, đối với người lao động nghề có những yêu cầu nào?
?5: Theo em, điều kiện lao động của nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ là gì?
?6: Từ đối tượng, nội dung, công cụ, yêu cầu đối với người lao động, rồi cả điều kiện làm việc. Vậy theo em, những người như thế nào thì không nên làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ?
- HS: hoạt động nhóm. Sau đó cử đại diện lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
b.
Nội dung lao động.
- Là thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu và sở thích của khách hàng.
c.
Công cụ lao động.
1. Nhóm nghề Người – Người: 
- Công cụ là ngôn ngữ, kể cả ngoại ngữ.
- VD: Người bán hàng; nhà kinh doanh khi tham gia đấu thầu, đàm phán, ký kết .
2. Nhóm nghề Người- Kỹ thuật: - Là những nghề gắn với việc sản xuất máy móc, các vật gia dụng, các phương tiện kỹ thuật 
d.
Yêu cầu đối với người lao động.
- Ham học hỏi, cải tiến, sáng tạo trong lao động 
- Nhạy cảm trong giao tiếp, ân cần, hòa nhã 
- Biết thu lượng thông tin
- Sẵn sàng đón nhận những khiếu nại của khách hàng...
e.
Điều kiện lao động.
- Đại bộ phận là làm việc trong các cửa hàng, cửa hiệu, khách sạn, văn phòng, công ty ..
g.
Những chống chỉ định y học.
- Người bị dị dạng, khuyết tật.
- Nói ngọng, nói nhịu, nói lắp
- Mắc các bệnh truyền nhiễm, ngoài da.
- Người có thần kinh không ổn định, thiếu kiềm chế, nóng nảy, ứng xử thiếu văn hóa .
Hoạt động 3: Tìm hiểu về phương hướng phát triển, nơi đào tạo
 và điều kiện tuyển sinh nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ
3.
Phương hướng phát triển nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ.
- Là phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững.
- Nhà nước chủ trương phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng một số tập đoàn doanh nghiệp lớn đi đầu trong việc cạnh tranh và HĐH. Phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển HTX kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành.
- Nhà nước chủ trương phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ.
- GV: thông qua nội dung mục 3/SGV.tr.33 cho học sinh nghe và đặt câu hỏi:
?1: Hãy nêu phương hướng phát triển nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ trong thời gian tới của Nhà nước ta?
?2: Với những phương hướng đó của Nhà nước ta, theo em triển vọng phát triển của nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ là như thế nào?
- HS: nghe nội dung mục 3, suy nghĩ trả lời những câu hỏi của giáo viên.
4.
Giới thiệu một số cơ sở đào tạo.
- Giới thiệu một số trường đào tạo nguồn cho lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ.
- GV: Hãy kể tên những trường TCCN, CĐ, ĐH đào tạo người lao động cho lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ mà em biết?
- GV: Nhận xét, bổ sung về các trường cho học sinh.
- HS: kể tên những trường mà mình biết.
3. Tổng kết, đánh giá.
	- Giáo viên tóm lược nội dung trọng tâm của chủ đề.
	- Nhận xét thái độ, tinh thần học tập của học sinh.
	- Yêu cầu học sinh tìm hiểu trước nội dung về lĩnh vực Năng lượng; Bưu chính – Viễn thông; Công nghệ thông tin theo bản mô tả nghề.
4. Nhận xét, tự rút kinh nghiệm.
PGĐ phụ trách chuyên môn
Hưng Hà, ngày . Tháng . Năm 2010
Giáo viên
Lê Phương Lan
Giáo án số: 03
Thời gian thực hiện:	01 tiết
Tại lớp: ../ Trường .
Số tiết đã giảng: 	02 tiết
Soạn ngày .. tháng . Năm 2010
Thực hiện ngày .. tháng .. năm 2010
Chủ đề 3:
Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành 
Năng lượng, Bưu chính - Viễn thông,
Công nghệ thông tin
I. Mục tiêu bài học:
Sau khi học song chủ đề này, GV cần làm cho HS đạt được:
	- Nêu được vị trí xã hội, tầm quan trọng, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo, triển vọng phát triển, nhu cầu lao động của một số nghề thuộc ngành Năng lượng, Bưu chính – Viễn thông, Công nghệ thông tin đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
	- Tìm hiểu được thông tin về một số nhóm nghề hoặc chuyên môn thuộc các lĩnh vực này. Liên hệ với bản thân để chọn nghề.
	- Hình thành hứng thú tìm hiểu nghề và cơ sở đào tạo.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu kỹ nội dung chủ đề 3 trong SGV/tr.40 và một số tài liệu có liên quan đến nội dung chủ đề 3 (báo CNTT, báo Lao động, báo Nhân dân )
- Sưu tầm một số tranh ảnh về các công trình thủy điện, dầu khí, than, CNTT, viễn thông 
- Yêu cầu HS chuẩn bị một số nội dung của chủ đề 3 theo bản mô tả nghề.
2. Học sinh:
	- Chuẩn bị một số nội dung theo yêu cầu của GV.
	- Sưu tầm tranh ảnh thuộc các ngành Năng lượng, BC-VT, CNTT
	- Chuẩn bị một số bài hát hoặc bài thơ về các ngành Năng lượng, BC-VT, CNTT
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số: Lớp . / Trường 
Lớp 
Họ, tên học sinh vắng
Lý do vắng
 / 
2. Nội dung chủ đề
T.t
Nội dung
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Tổ chức lớp học theo nhóm.
- Cử lớp trưởng làm NDCT.
- Hoạt động nhóm dưới sự hướng dẫn của GV và sự điều hành của NDCT.
Trước khi vào tìm hiểu nội dung chủ đề 3. NDCT mời cả lớp cùng hát bài “Bài ca người thợ lò” để tạo không khí sôi nổi cho buổi học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ý nghĩa và tầm quan trọng của ngành Năng lượng, 	 Bưu chính – Viễn thông và Công nghệ thông tin.
1.
Ý nghĩa và tầm quan trọng của ngành Năng lượng, BC-VT, CNTT.
* Sơ lược sự phát triển.
- Ngành Năng lượng (cụ thể ngành Than, Điện lực) và ngành BC-VT phát triển mạnh kể từ sau năm 1954.
- Ngành CNTT chúng ta mới tiếp cận trong những năm gần đây nhưng nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp then chốt của đất nước.
* Ý nghĩa kinh tế - xã hội.
 - Thành tựu:
 + Ngành Năng lượng: Sản lượng khai thác Than, dầu thô, điện rất cao.
 + BC-VT: Mạng lưới VT Việt Nam đã được tự động hóa hoàn toàn, với hệ thống chuyển mạng và truyền dẫn kỹ thuật số
 + CNTT: Ứng dụng rộng rãi từ các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp đến các gia đình.
 - Phương hướng phát triển giai đoạn 2006 – 2010:
 + Năng lượng: Sản lượng khai thác Điện, Than, Dầu thô tăng khoảng 20% - 30%.
 + BC-VT: Tăng khoảng 50% - 60%.
 + CNTT: Tập trung phát triển công nghiệp sản xuất phần mền phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- GV: Nhận xét câu trả lời của các nhóm và bổ sung thêm thông tin về 3 ngành này.
	- Ngành Năng lượng, BC-VT, CNTT là 3 ngành công nghiệp then chốt của đất nước, 3 ngành này đã mang lại những thành tựu kinh tế - xã hội rất lớn đối với đất nước.
Về BCVT, đến năm 2005, tổng số thuê bao điện thoại ở nước ta trong vòng 10 năm tăng 34 lần, đứng thứ 2 thế giới về tốc độ phát triển.
Ngành CNTT, tuy mới nhưng đang giữ vị trí then chốt. Từ phải nhập khẩu hoàn toàn, chúng ta đã tự sản xuất được và đã xuất khẩu ra thế giới.
- NDCT: Đặt câu hỏi cho các nhóm thảo luận.
	?1: Hãy trình bày những hiểu biết của bạn về sự phát triển của ngành Năng lượng, BC-VT, CNTT?
	?2: Theo bạn, vì sao nói: Tiềm lực sản xuất kinh doanh và cả quân sự của một quốc gia ở một mức độ không nhỏ, nó được quyết định bởi sự phát triển mạng lưới CNTT?
	?3: Hãy nêu những thành tựu của ngành Năng lượng, BC-VT, CNTT đạt được trong năm 2005?
	?4: Phương hướng phát triển ngành Năng lượng, BC-VT, CNTT giai đoạn 2006 – 2010 của Đảng và Nhà nước ta?
- HS thảo luận nhóm. Cử đại diện trình bày.
- NDCT: Mời giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm và yêu cầu của nhóm nghề trong ngành 
 Năng lượng, Bưu chính – Viễn thông và Công nghệ thông tin.
- NDCT: Dựa vào số nhóm có trong lớp mà giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu về một ngành theo bản mô tả nghề.
	Bản mô tả nghề
1. Đối tượng lao động.
2. Nội dung lao động.
3. Công cụ lao động.
4. Các yêu cầu đối với người lao động.
5. Điều kiện lao động.
6. Những chống chỉ định y học.
7. Cơ sở đào tạo và điều kiện tuyển sinh.
8. Triển vọng phát triển.
- HS: Thảo luận nhóm. Cử đại diện trình bày lên bảng theo cấu trúc bản mô tả nghề.
- NDCT: Mời đại diện các nhóm lên bảng trình bày .
Nội dung
Ngành Năng lượng
Ngành Bưu chính – Viễn thông
Ngành Công nghệ thông tin.
1. Đối tượng lao động.
- Là đất đá, sỏi, than các loại, dầu thô, nước tạp chất 
- Bưu chính: Là tem thư, báo chí, bưu kiện, bưu phẩm, khai thác điện thoại 
- Viễn thông: Là các nguôn thông tin dữ liệu.
- Là các nguồn thông tin dữ liệu.
2. Nội dung lao động.
* Gồm các lĩnh vực:
- Năng lượng than: Thăm dò, đánh giá chính xác trữ lượng than; Khai thác và sàng tuyển than; Vận chuyển nhập kho; Phân phối và kinh doanh than.
- Năng lượng dầu khí: Tìm kiếm, thăm dò, Khai thác, xử lí dầu thô, lọc hóa dầu, 
- Năng lượng Điện: Xây dựng, lắp đặt nhà máy; Khai thác và vận hành nhà máy; Phân phối điện; CN điện 
- Nhận, chuyển, phát thư từ, báo chí, bưu kiện, chuyển tiền, điện tín, điện thoai trong và ngoài nước.
- Dịch vụ CNTT: Lắp ráp máy tính điện tử, tin học hóa, Internet hóa, thương mại điện tử 
- Xây dựng công nghiệp phần mềm
3. Công cụ lao động.
- Từ công cụ lao động thô sơ (cuốc, xẻng, quanh gánh ), đến công cụ lao động cầm tay (búa, kìm,đồng hồ điện các loại, ), đến công cụ lao động bằng máy (máy đào, máy ủi, máy xúc, máy khoan ).
- Chủ yếu là các phương tiện kĩ thuật điện tử: Máy vô tuyến điện, máy phát thanh, phát hình, thiết bị thông tin quang, thông tin vệ tinh 
- Các thiết bị phần cứng và phần mềm.
4. Các yêu cầu đối với người lao động.
a. Nhóm nghề Người – Kĩ thuật: Thể lực tốt, tư duy nhanh nhạy, mắt tinh, tai thính, khứu giác tốt, nhanh nhẹn, cẩn thận 
b. Nhóm nghề Người- Dấu hiệu (dành cho nhóm nghề thuộc ngành CNTT): Trí tưởng tượng tốt, tư duy kĩ thuật phát triển, tò mò, sáng tạo, khéo léo, kiên trì, nhẫn nại ..
c. Nhóm nghề Người – Người: Nhạy cảm trong giao tiếp, nhẹ nhàng, lịch sự, tôn trọng khách hàng, biết tự kiềm chế .
5. Điều kiện lao động.
- Rất vất vả, thường phải làm việc ngoài trời, phải làm việc trong môi trường thiếu dưỡng khí, tiếp xúc với nhiều khí mêtan, xăng, dầu 
- Làm việc với máy móc, các nguồn thông tin dữ liệu nên đòi hỏi phải có trí nhớ tốt, thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát, cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì 
6. Chống chỉ định y học.
- Người nhỏ bé, sức yếu, không chịu được sóng gió, hay chóng mặt buồn nôn, dị ứng xăng dầu
- Mắt kém, thiểu năng tuần hoàn não, bệnh tim, gan, phổi 
- Có tính cẩu thả, luộm thuộm 
- Trình độ học lực kém, đặc biệt môn Toán.
- Trí nhớ, tư duy kém phát triển
- Chậm trễ, rụt rè, bảo thủ, ỷ lại .
- Không chịu ngồi yên một chỗ.
7. Cơ sở đào tạo và điều kiện tuyển sinh.
a. Cơ sở đào tạo:
- ĐH Điện lực, ĐH Công nghiệp Hà Nội, DDH Mỏ địa chất 
- Học viện Công nghệ BCVT Hà Nội và TP.HCM.
- Công nhân bưu điện 1, 2, 3
- ĐH Bách khoa, ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Sư phạm I, Học viện BCVT, Học viện KTQS 
b. Điều kiện tuyển sinh.
- Thông tin chi tiết tại cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh hệ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học.”
8. Triển vọng phát triển.
- Các nghề trong ngành Năng lượng, BCVT, CNTT đang trong giai đoạn hiện đại hóa. Ngành CNTT trở thành điều kiện hàng đầu để các ngành Năng lượng, BCVT và một số ngành khác đi vào hiện đại và chuẩn bị chuyển sang nền kinh tế tri thức.
- NDCT: Mời một số tiết mục văn nghệ của các nhóm.
3. Tổng kết, đánh giá.
	- Giáo viên tóm lược nội dung trọng tâm của chủ đề.
	- Nhận xét thái độ, tinh thần học tập của học sinh.
	- Yêu cầu học sinh tìm hiểu trước nội dung về lĩnh vực An ninh, quốc phòng theo bản mô tả nghề.
4. Nhận xét, tự rút kinh nghiệm.
PGĐ phụ trách chuyên môn
Hưng Hà, ngày . Tháng . Năm 2010
Giáo viên
Lê Phương Lan
Giáo án số: 04
Thời gian thực hiện:	01 tiết
Tại lớp: ../ Trường .
Số tiết đã giảng: 	03 tiết
Soạn ngày .. tháng . Năm 2010
Thực hiện ngày .. tháng .. năm 2010
Chủ đề 4:
Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực
An ninh – Quốc phòng
I. Mục tiêu bài học:
Sau khi học song chủ đề này, GV cần làm cho HS đạt được:
	- Xác định được vai trò, vị trí xã hội, tầm quan trọng, đặc điểm, yêu cầu, quyền lợi, nghĩa vụ của một số nghề thuộc lĩnh vực An ninh, quốc phòng.
	- Tìm hiểu được thông tin một nghề hoặc chuyên môn thuộc các lĩnh vực An ninh, quốc phòng.
- Nhận thức rõ về tính chất lao động đặc biệt của nghề thuộc lĩnh vực An ninh, quốc phòng. Có ý thức trách nhiệm làm nghĩa vụ công dân đối với hai lĩnh vực này.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu kỹ nội dung chủ đề 4 trong SGV/tr.60 và một số tài liệu có liên quan đến nội dung chủ đề 4 (báo Quân đội nhân dân, báo An ninh thế giới )
- Sưu tầm một số tranh ảnh về LLVT Việt Nam.
- Yêu cầu HS chuẩn bị một số nội dung của chủ đề 4 theo bản mô tả nghề.
2. Học sinh:
	- Chuẩn bị một số nội dung theo yêu cầu của GV.
	- Sưu tầm tranh ảnh về LLVT Việt Nam
	- Chuẩn bị một số bài hát hoặc bài thơ về lĩnh vực AN-QP.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số: Lớp . / Trường 
Lớp 
Họ, tên học sinh vắng
Lý do vắng
 / 
2. Nội dung chủ đề
Giáo viên nêu mục tiêu của chủ đề.
T.t
Nội dung
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Tổ chức lớp học theo nhóm.
- Cử Bí thư làm NDCT.
- Hoạt động nhóm dưới sự hướng dẫn của GV và sự điều hành của NDCT.
- NDCT: Mời cả lớp nghe bài hát:
 	“Con gái mẹ đã trở thành chiến sĩ – Nhạc sĩ Thuận Yến”
Hoạt động 1: 	Tìm hiểu về sự phát triển các nghề 
	thuộc lĩnh vực An ninh – Quốc phòng.
1.
Vài nét về sự phát triển các nghề thuộc lĩnh vực AN-QP.
- Nước ta có lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.
- Trong lĩnh vực AN-QP có 3 lực lượng chính:
+ Lực lượng tham gia theo nghĩa vụ quân sự.
+ Lực lượng bộ đội chuyên nghiệp.
+ Lực lượng tham gia trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, kinh doanh.
- LLVT gồm: Quân đội nhân dân và CAND.
- GV nhận xét và bổ sung thông tin.
- QĐND là LLVT có nhiệm vụ bảo vệ đất nước, chống lại những lực lượng xâm lược từ bên ngoài và những thế lực phản động chống phá nhà nước từ bên trong.
- CAND là LLVT có nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự xã hội, chống lại những tội phạm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, bảo vệ đời sống yên vui của nhân dân.
- NDCT: Đặt câu hỏi thảo luận cho các nhóm.
?1: Trình bày những hiểu biết của bạn về lịch sử phát triển của lĩnh vực An ninh, quốc phòng?
?2: Theo bạn, có những lực lượng nào tham gia trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng?
?3: Hãy kể tên một số nghề thuộc lĩnh vực AN-QP mà bạn biết?
- HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
- NDCT. Mời GV nhận xét
Hoạt động 2: 	Tìm hiểu về đặc điểm lao động và yêu cầu của nghề 
	thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nội dung bản mô tả nghề và trình bày lên bảng theo từng phụ đề của bản mô tả nghề.
- NDCT: Giao nội dung cụ thể cho các nhóm.
+ Nhóm 1, 2: Hoàn thành bản mô tả nghề cho nội dung: Đối với những người coi công việc thường trực trong lực lượng vũ trang là nghề nghiệp của mình.
+ Nhóm 3, 4: Hoàn thành bản mô tả nghề cho nội dung: Đối với những người làm công việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực an ninh,quốc phòng.
- HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày lên bảng.
- NDCT: Mời GV nhận xét
	Bản mô tả nghề
1. Đối tượng lao động.
2. Nội dung lao động.
3. Công cụ lao động.
4. Những yêu cầu của nghề đối với người lao động.
5. Điều kiện lao động.
6. Những chống chỉ định y học.
7. Cơ sở đào tạo và điều kiện tuyển sinh.
Nội dung
* Đối với những người coi công việc thường trực trong lực lượng vũ trang là nghề nghiệp của mình.
* Đối với những người làm công việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
1. Đối tượng lao động.
- Đối tượng cần bảo vệ: Là nhân dân.
- Đối tượng cần trấn áp: Là những kẻ xâm phạm đến lãnh thổ, đến an ninh của đất nước, đến đời sống của từng người dân.
- Là phục vụ những người đang hoạt động trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
2. Nội dung lao động.
- Là giữ vững an ninh, trật tự xã hội, đảm bảo cho người dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- Có nội dung lao động như mọi nghề chúng ta thấy ngoài xã hội, song toàn bộ việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đều hướng vào việc xây dựng các lực lượng vũ trang.
3. Công cụ lao động.
- Trong quá trình phục vụ tại các đơn vị vũ trang, các chiến sĩ phải thường xuyên sử dụng các loại vũ khí, các thiết bị máy móc ngày càng tối tân, các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại 
- So với ngoài xã hội, các nghề trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng thường sử dụng công cụ cùng loại.
4. Những yêu cầu của nghề đối với người lao động.
- Thương yêu đồng đội.
- Có tinh thần trách nhiệm trong công việc.
- Có sức khỏe tốt.
- Dũng cảm, có nhiều sáng kiến.
- Không sợ hy sinh, gian khổ.
- Có tinh thần cảnh giác cách mạng, trung thành tuyệt đối với cách mạng.
- Chấp hành nghiêm túc kỷ luật quân sự.
5. Điều kiện lao động.
- Thường hay có sự thay đổi về vị trí đóng quân, nhiều công việc nặng nhọc (kể cả luyện tập hàng ngày), đòi hỏi phải có tinh thần chịu đựng, sự hy sinh quên mình
- Thường làm việc trong các xưởng sản xuất..
- Là môi trường đạo đức chính trị nên đòi hỏi cao ở con người tính kỉ luật, tinh thần cảnh giác cách mạng, ý thức giữ bí mật quốc gia 
6. Những chống chỉ định y học.
Những người sau không được tuyển dụng vào các ngành trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
- Những người thấp bé, nhẹ cân, có bàn chân bẹt.
- Người có tật khoèo tay, khoèo chân.
- Người mắc bệnh tim, lao, phổi, suy thận, đau cột sống, viêm gan mãn tính.
7. Cơ sở đào tạo và điều kiện tuyển sinh.
a. Cơ sở đào tạo:
	- Hệ Đại học, Cao đẳng: Học viện KTQS; ĐH Phòng cháy chữa cháy; Học viện CSND; Học viện ANND; Học viện Hậu cần; ĐH CSND 
	- Hệ Trung cấp: TC Công nghiệp quốc phòng (Phú Thọ); Trung học KT phòng không không quân .
b. Điều kiện tuyển sinh:
	- Thi tuyển
- GV: Theo em, tại sao bản mô tả nghề cho lĩnh vực an ninh quốc phòng không nói đến vấn đề “Triển vọng phát triển” của nghề?
- HS suy nghĩ, trả lời theo tinh thần xung phong hoặc do giáo viên chỉ định.
3. Tổng kết, đánh giá.
	- Giáo viên tóm lược những nội dung trọng tâm của chủ đề.
	- Nhận xét thái độ, tinh thần học tập của học sinh.
	- Yêu cầu học sinh chuẩn bị một số nội dung cho buổi giao lưu với khách mời về sản xuất kinh doanh giỏi của tháng sau.
4. Nhận xét, tự rút kinh nghiệm.
PGĐ phụ trách chuyên môn
Hưng Hà, ngày . Tháng . Năm 2010
Giáo viên
Lê Phương Lan
Giáo án số: 05
Thời gian thực hiện:	01 tiết
Tại lớp: ../ Trường .
Số tiết đã giảng: 	04 tiết
Soạn ngày .. tháng . Năm 2010
Thực hiện ngày .. tháng .. năm 2010
Chủ đề 5:
Giao lưu với những gương vượt khó, điển hình về sản xuất, kinh doanh giỏi
(Chủ đề: Làm gì sau khi tốt nghiệp THPT?)
I. Mục tiêu bài học:
Sau khi học song chủ đề này, GV cần làm cho HS đạt được:
	- Chỉ ra được các con đường, hình thức học tập sau khi tốt nghiệp THPT để đạt được ước mơ của mình.
	- Viết được bản thu hoạch về nhận thức ý nghĩa, vị trí, sự vinh quang của một số nghề nào đó trong xã hội và cảm xúc cá nhân sau buổi giao lưu.
	- Tích cực tham gia thảo luận theo chủ đề.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu kỹ nội dung chủ đề 5 trong SGV/tr.73 
- Tìm hiểu một số nhân vật có thể mời đến dự giao lưu với học sinh, sau đó thông báo cho học sinh biết trước về những vị khách mời, để các em chuẩn bị những câu hỏi cần quan tâm của mình đối với các vị khách mời.
- Nhà trường đứng ra mời các vị khách mời sau khi đã thống nhất ngày giờ, địa điểm giao lưu 
- Giáo viên gặp gỡ trước vị khách mời, trao đổi những nội dung cần thiết của buổi giao lưu, giới thiệu qua về tình hình học sinh của lớp để khách mới có sự chuẩn bị cho buổi tiếp xúc với học sinh.
2. Học sinh:
	- Chuẩn bị kê dọn bàn ghế, trang trí phòng, hoa tươi, nước uống 
	- Chuẩn bị một số câu hỏi cần quan tâm để hỏi khách mời theo mẫu.
	- Chuẩn bị một số bài hát hoặc bài thơ theo nghề nghiệp của các vị khách mời.
3. Cơ sở vật chất. 
	- Giao lưu tại lớp học, GV yêu cầu lớp kê bàn theo kiểu hình chữ U. Bố trí bàn của các khách mời ở trên đầu chữ U, quay mặt vào học sinh.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ s

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_huong_nghiep_lop_11_chu_de_1_8_le_phuong_la.doc