Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 24+25: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ 1858 đến 1884) - Võ Thị Hiền

Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 24+25: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ 1858 đến 1884) - Võ Thị Hiền

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức

- Tình hình nước ta trước khi bị xâm lược.

- Nắm được quá trình xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam.

- Quá trình đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta và triều Nguyễn.

 2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực phân tích nguyên nhân sự kiện.

- Năng lực tường thuật tóm tắt diễn biến sự kiện

- Năng lực liên hệ, đánh giá.

-Đọc hiểu sự kiện, thống kê sự kiện, theo dõi sự thay đổi sự kiện lịch sử.

-Rèn kĩ năng nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử.

3. Phẩm chất

- Giúp HS hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.

- Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến.

- Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc.

II.CHUẨN BỊ CỦA GV &HS

- Hình ảnh Việt Nam thời Nguyễn, các anh hùng Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu.

- Tư liệu về cuộc kháng chiến ở Nam Kì.

- Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học.

- Văn thơ yêu nước cuối thế kỉ XIX.

 

docx 10 trang huemn72 8560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 24+25: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ 1858 đến 1884) - Võ Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần ba
LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858-1918)
Chương I - VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX
Tiết 24, 25
Ngày soạn: 2021
Ngày dạy:
Chủ đề: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC ( TỪ1858 ĐẾN 1884)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
	1. Kiến thức
- Tình hình nước ta trước khi bị xâm lược.
- Nắm được quá trình xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam.
- Quá trình đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta và triều Nguyễn.
	2. Năng lực
Năng lực chung: 
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực phân tích nguyên nhân sự kiện.
- Năng lực tường thuật tóm tắt diễn biến sự kiện
- Năng lực liên hệ, đánh giá.
-Đọc hiểu sự kiện, thống kê sự kiện, theo dõi sự thay đổi sự kiện lịch sử.
-Rèn kĩ năng nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử.
3. Phẩm chất	
- Giúp HS hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.
- Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến.
- Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc. 	
II.CHUẨN BỊ CỦA GV &HS
- Hình ảnh Việt Nam thời Nguyễn, các anh hùng Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu...
- Tư liệu về cuộc kháng chiến ở Nam Kì. 
- Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học.
- Văn thơ yêu nước cuối thế kỉ XIX.
Hình 1
Hình 2. Quân lính triều Nguyễn
Hình 3 Đại bác ở Huế
Hình 4
hình 5
Hình 7 Trận Cầu giấy lần thứ hai (1883)
Hình 6 Chiến trường ở Hà Nội năm 1873
Hình 8. Đền thờ Trương Định
Trương Định sinh tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Cha ông là Lãnh binh Trương Cầm, từng là Hữu thủy Vệ uý ở Gia Định dưới thời vua Thiệu Trị.
Năm 1844, Trương Định theo cha vào Nam. Sau khi cha mất, ông ngụ ngay nơi cha đóng quân. Sau đó, ông kết hôn với bà Lê Thị Thưởng, vốn là con gái của một hào phú ở huyện Tân Hòa (Gò Công Đông ngày nay).
Năm 1850, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của tướng Nguyễn Tri Phương, Trương Định xuất tiền ra chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền ở Gia Thuận (Gò Công), vì thế, ông được nhà Nguyễn bổ làm Quản cơ,[1] hàm chánh lục phẩm
Tháng 2 năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định. Sau đó, Trương Định đem quân đồn điền của mình lên đóng ở Thuận Kiều (Gia Định), và từng đánh thắng đối phương ở Cây Mai, Thị Nghè...[2]
Đầu năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai, Trương Định đem quân phối hợp với binh của tướng Nguyễn Tri Phương phòng giữ chiến tuyến Chí Hòa. Khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông lui về Gò Công, cùng Lưu Tiến Thiện, Lê Quang Quyền chiêu binh ứng nghĩa, trấn giữ vùng Gia Định-Định Tường.
Ở đây, Trương Định tổ chức lại lực lượng, triển khai tác chiến trong các vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn, Đồng Tháp Mườivà kéo dài đến tận biên giới Campuchia.
Kể về ông ở giai đoạn này, sử nhà Nguyễn chép:
Trương Định am hiểu võ nghệ, dũng cảm, mưu lược. Tự Đức năm thứ 14 (1861), thành Gia Định hữu sự [3], Định hưởng ứng việc nghĩa, chiêu mộ thú dõng được hơn 6.000 người, lại kiêm quản những đầu mục thân hào mộ việc nghĩa, dồn lập 18 cơ quân, luôn chống đánh người Pháp, thu được súng ống khí giới và đúc chế thêm để dùng, được bạt bổ làm Quản cơ lĩnh Phó Lãnh binh Gia Định [4].
Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Huế ký kết hòa ước với Pháp. Cũng theo sử nhà Nguyễn thì:
Tháng 7 năm 1862...từ khi đã định hòa ước rồi, Ngài [Tự Đức] truyền dụ Nam Kỳ nghỉ binh và đòi Trương Định ra Phú Yên. Khi ấy trong các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòanhững người ứng nghĩa rủ nhau đoàn kết, tôn Trương Định làm Đại đầu mục, xin cho ra đánh, Đình thần nghị rằng: "bây giờ việc Bắc Kỳ đương khẩn, mà Nam Kỳ chưa có cơ hội gì, xin giao Phan Thanh Giản hiểu dụ". Nhưng Trương Định đã lâu mà không chịu về cung chức, bị cách chức hàm [5].
Trên thực tế, ông đã từ chối thư dụ hàng của tướng Pháp là Bonard, bất chấp chiếu vua ra lệnh bãi binh do Phan Thanh Giản truyền vào và rút quân về Gò Công, xưng là Trung thiên tướng quân[6], và được nhân dân tôn là Bình Tây Đại Nguyên soái, lấy nơi này làm bản doanh, xây dựng các căn cứ địa kháng chiến.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
-Thống kê, nhóm, cặp đôi, phát vấn, lập biểu đồ
	IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động tạo tình huống
a. Mục tiêu:
Tạo không khí vui tươi, hứng khởi
b. Phương thức
Cho hs quan sát hình ảnh số 4 cho biết đời sống của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX?
c. Dự kiến sản phẩm
- HS: Nói lên sự đói khổ của nhân dân 
- GV: Nhấn mạnh: Điều đó nói lên sự khủng hoảng của chế độ phong kiến VN. Cụ thể như thế nào? Điều đó dẫn đến hậu quả gì?
2. Hoạt động hình thành kiến thức
-
MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
I. TÌNH HÌNH VIỆT NAM ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX.
-Mục tiêu.
HS nắm được; Nước ta là 1 nước độc lập có chủ quyền, nhưng chế độ pk VN khủng hoảng. 
- Phương thức.
Hs quan sát hình ảnh 1,2,3,4 trả lời câu hỏi. GV sau đó khái quát, chốt lại và chuyển ý.
GV đặt vấn đề: Em hãy cho biết tình hình VN trước khi thực dân Pháp xâm lược?
II. Quá trình xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Mục tiêu hs nắm diễn biến quá trình xâm lược của TDP tại VN
 1. Âm mưu xâm lược VN của Pháp.
GV đặt vấn đề : Tại sao thực dân Pháp âm mưu xâm lược VN? HS suy nghĩ trả lời sau đó GV chốt lại các ý sau. (Phần này chỉ giới thiệu sơ qua để học sinh thấy được âm mưu của Pháp)
2. Quá trình xâm lược Việt Nam (1858-1884)
HS thống kê niên biểu 
I. TÌNH HÌNH VIỆT NAM ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX.
Chính trị: Là quốc gia độc lập, có chủ quyền nhưng chế độ phong kiến khủng hoảng và suy yếu.
- Kinh tế: 
+Nông nghiệp: Sa sút. Lạc hậu
+Công thương nghiệp: Đình đốn.
-Xã hội: Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội gia tăng, nhiều cuộc đấu tranh chống chính quyền nổ ra.
Chính sách cấm đạo và sát đạo gay gắt của nhà Nguyễn đã gây bất hoà trong nhân dân, tạo kẽ hở cho kẻ thù lợi dụng.
II. Quá trình xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam.
 1. Âm mưu xâm lược VN của Pháp.
-Nguyên nhân: Các nước tư bản phát triển nhanh nhu cầu về thị trường, nguồn nguyên liệu trở nên bức thiết, giữa lúc đó chế độ phong kiến VN khủng hoảng, suy yếu.
- Âm mưu : Lợi dụng việc truyền đạo, lấy cớ triều đình vi phạm hiệp ước Vécxai (1789).
2. quá trình xâm lược Việt Nam(1858-1884). 
Thời gian
Pháp
1858
Mở đầu xâm lược Đà Nẵng
1859 -1862
- Đánh Gia Định và chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kì.
- 1960 Pháp sa lầy ở Gia Định. Lực lượng mỏng.
1863
Chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì 
1873
Pháp chiếm Bắc kì lần thứ nhất.
1882
1882 kéo quân ra Bắc kì lần 2.
1883- 1884
Tấn công cửa biển Thuận An.
 GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ Việt Nam: Vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tiến công đầu tiên để thực hiện kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh? Và Hình số 5
III. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam 1858-1884
1. Triều Nguyễn tổ chức kháng chiến.
Mục tiêu: HS nắm được quá trình tổ chức chống Pháp của triều đình Huế. Thái độ sa sút trong chiến đấu.
GV: Phát phiếu học tập, học sinh đọc sách giáo khoa và điền vào phiếu học tập theo tiến trình lịch sử.
Hoạt động của Pháp
III. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam 1858-1884
1. Triều Nguyễn tổ chức kháng chiến.
Thời gian
Triều Nguyễn
Kết quả
Mở đầu xâm lược Đà Nẵng
- Đánh Gia Định và chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kì.
- 1960 Pháp sa lầy ở Gia Định. Lực lượng mỏng.
Chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì
Pháp chiếm Bắc kì lần thứ nhất
1882 kéo quân ra Bắc kì lần 2.
Pháp tấn công cửa biển Thuận An.
1858
Tổ chức, phối hợp với nhân dân chống Pháp
Pháp sa lầy ở Đà Nẵng, sau đó phải đưa quân vào Gia Định.
1859-1862
Tổ chức đánh Pháp nhưng nhanh chóng tan rã.
- Cố thủ.
Triều đình ký hiệp ước Nhâm Tuất. Mất 3 tỉnh miền Đông
1863
Cố thủ
Triều Nguyễn để mất 3 tỉnh miền Tây
1873
Quân ta chiến thắng ở Cầu giấy lân 1 khiến Pháp hoang mang, tìm cách thương lượng.
Triều Nguyễn ký hiệp ước Giáp Tuất (1874). Mất 6 tỉnh Nam kì.
1882
Quân ta chiến thắng ở Cầu giấy lân 2 TĐ Không cương quyết chống Pháp, ảo tưởng đòi lại Hà Nội bằng con đường thương thuyết.
Thành Hà Nội thất thủ.
1883-1884
Vua Tự Đức mất, triều đình bối rối xin hàng.
Triều đình ký hiệp ước Hácmăng (1883) và pa-tơ-nốt (1884) Chính thức đầu hàng.
2. Cuộc kháng chiến của nhân dân.
GV: giao nhiệm vụ hs xem lại tư liệu sgk chiến sự ở Đà Nẵng và Gia Định trang 108,109 
	1.Cho biết tinh thần chiến đấu của nhân dân Đà Nẵng?
	2. cho biết các cuộc kháng chiến tiêu biểu ở miền Đông Nam kì trước năm 1862?
GV: cung cấp thêm về anh hùng Trương Định. Học sinh nhận xét đánh giá.
HS: nêu câu nói nỗi tiếng của Nguyễn Trung Trực “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” – thể hiện điều gì? 
( tinh thần đấu tranh anh dũng của Ông)
- HS dựa vào SGK để tìm hiểu các chiến công của nhân dân Hà Nội và các tỉnh phía Bắc
Thế sau trận Cầu Giấy 1
* Về phía Pháp: 
- Trận Cầu Giấy lần thứ nhất là tổn thất nặng nề nhất của Pháp kể từ khi tấn công Bắc Kì lần thứ nhất, khiến quân Pháp hoang mang, lo sợ. 
- Lúc này, nước Pháp đang gặp nhiều khó khăn nên chưa thể tăng viện, quân Pháp lúng túng hoảng hốt , dự tính rút khỏi Bắc Kì. 
* Về phía ta: 
- Chiến thắng Cầu Giấy làm nức lòng nhân dân cả nước, nhân dân hăng hái chống giặc, , rào làng kháng chiến, nhiều đội nghĩa binh thành lập… 
- Các đội quân của Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc, Trương Quang Đản bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục mộ quân, củng cố lực lượng sẵn sàng đánh Pháp. Sau trận Cầu Giấy, cục diện chiến tranh thay đổi có lợi cho ta, quân Pháp đứng trước tình thế khó khăn, có thể bị tiêu diệt ở Bắc Kì, nhưng triều Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt giặc, ra lệnh bãi binh và giải tán các đội dân binh để thương lượng với Pháp kí Hiệp ước 1874, nhờ đó, Pháp thoát khỏi thế bị tiêu diệt.
-Nếu HS hỏi giải thích sơ lược về quân cờ đen
 (GV: Đội quân này mang tên Cờ Đen là do thủ lĩnh của họ, Lưu Vĩnh Phúc, ra lệnh dùng cờ hiệu màu đen).
2. Cuộc kháng chiến của nhân dân.
a. Mặt trận Đà Nẵng
Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược ĐN năm 1858, nhân dân cùng triều Đình thực hiện chiến thuật “vườn không nhà trống”, anh dũng chống trả quân thù. Kết quả: Pháp không chiếm được Đà Nẵng sau 5 tháng bị giam cầm.
b. Mặt trận Nam kì.
-Từ năm 1859-1862, nhân dân miền Đồng Nam kì tổ chức kháng chiến mạnh mẽ. Tiêu biểu cuộc kháng chiến của nghĩa quân Trương Định, Trần Thiện Chính; chiến công của Nguyễn Trung Trực đốt tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm cỏ Đông năm 1861.
-Từ năm 1862. Nhân dân chiến đấu chống đầu hàng của triều Đình.Phong trào Tị Địa, chống lại lệnh của triều Đình có Trương Định- Bình Tây Đại nguyên soái.
c Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873- 1874
-Sáng ngày 21/12/1873, Lưu Vĩnh Phúc kéo quân vào sát thành Hà Nội khiêu chiến. Gác-ni-ê đang hội đàm với phái đoàn triều đình Huế đã bỏ dở cuộc họp, chỉ huy quân đuổi theo, bị lọt vào trận phục kích của ta tại Cầu Giấy, Gác-ni-ê và nhiều binh sĩ bị giết tại trận.
 d. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc kì kháng chiến năm 1882-1883.
Ngày 19-5-1883, một toán quân Pháp do Ri-vi-e đích thân chỉ huy tiến ra ngoài Hà Nội theo đường đi Sơn Tây nhưng đến Cầu Giấy bị đội quân thiện chiến của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đổ ra đánh. Hàng chục tên giặc bị tiêu diệt, trong đó có cả Tổng thống chỉ huy quân Pháp ở Bắc Kì là Ri-vi-e.
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta. Tuy nhiên, triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết.
3. Luyện tập .
Câu 1: Người lãnh đạo quân triều đình chống Pháp tấn công Hà Nội lần thứ hai (1882) là 
A. Hoàng Diệu.
B. Nguyễn Lâm.
C. Nguyễn Tri Phương. 
D. Nguyễn Trung Trực.
Câu 2: Vì sao thực dân Pháp phải tìm cách thương lượng với triều đình Huế để kí kết bản hiệp ước mới vào năm 1874?
A. Pháp thất bại trong việc đánh thành Hà nội.	
B. Bị quân ta chặn đánh ở Ninh Bình.
C. Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất.	
D. Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai.
Câu 3: Sau khi triều đình Huế kí kết các hiệp ước Hácmăng và Patơnốt, phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Bắc kì như thế nào?
A. Các hoạt động chống Pháp ở Bắc Kì vẫn tiếp tục phát triển.
B. Các hoạt động chống Pháp ở Bắc Kì chấm dứt hoàn toàn.
C. Bị thực dân Pháp dùng sức mạnh quân sự đàn áp đẫm máu.
D. Phong trào chống Pháp tạm thời lắng xuống.
Câu 4: Điểm giống nhau nổi bật về kết quả trong hai chiến thắng tại Cầu Giấy lần thứ nhất và lần thứ hai là
A. quân Pháp hoang mang.
B. quân Pháp xin đầu hàng.
C. cả hai tướng giặc đều bị thiệt mạng.
D. triều đình nhà Nguyễn phải nhân nhượng.
Câu 5: Ảnh hưởng của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất đối với cục diện chiến tranh chống thực dân Pháp của quân dân ta là
A. làm nức lòng nhân dân cả nước.
B. làm cho thực dân Pháp hoang mang.
C. Pháp phải tìm cách thương lượng với ta.
D. triều đình Huế phải kí hiệp ước.
Câu 6: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đà Nẵng từ 8/1858 đến 2/1859 đã làm thất bại
A. âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp.
B. kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
C. kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ” của thực dân Pháp.
D. âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp.
4. Vận dụng và mở rộng.
Vẽ sơ đồ tư duy so sánh tinh thần chiến đấu của triều Đình với tinh thần chiến đấu của nhân dân.
	- Dặn dò: HS học bài cũ , xem trước bài mới. Tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp của Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu. 	

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_2425_nhan_dan_viet_nam_khang_chi.docx