Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 46: Đọc văn "Cảnh khuya"

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 46: Đọc văn "Cảnh khuya"

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

 Giúp HS nắm được:

+ Sơ giản về Hồ Chí Minh.

+ Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của chủ tịch Hồ chí Minh.

+ Tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.

+ Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

- So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch bài thơ của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

3. Thái độ

 Bồi dưỡng lòng yêu đất nước, tình yêu thiên nhiên, tình cảm kính yêu Bác.

4. Định hướng phát triển năng lực.

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề.

- Năng lực riêng: Thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

5. Tích hợp liên môn

- Tích hợp bộ môn Lịch Sử giúp hs hiểu được hoàn cảnh Lịch Sử nước ta những năm 1947,1948 những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng khó khăn gian khổ

- Tích hợp môn Địa Lí về vị trí của Việt Bắc

- Tích hợp bộ môn GDCD giúp hs có ý thức sống biết ơn đối với lãnh tụ và các bậc lão thành cách mạng tiền bối . giáo dục tình yêu thiên nhiên ý thức giữ gìn môi trường sống .

- Tích hợp môn Âm Nhạc : Những bài hát về Bác Hồ kính yêu

- Tích hợp môn Mĩ Thuật HS cảm nhận qua bài thơ Bác để vẽ cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, cảnh núi rừng thiên nhiên Việt Bắc

- Tích hợp môn Tiếng Việt : So sánh điệp ngữ.

 

docx 6 trang huemn72 7530
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 46: Đọc văn "Cảnh khuya"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy
7A................
7B................
Tiết 46 :CẢNH KHUYA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
 Giúp HS nắm được:
+ Sơ giản về Hồ Chí Minh.
+ Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của chủ tịch Hồ chí Minh.
+ Tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.
+ Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
- So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch bài thơ của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
3. Thái độ
 Bồi dưỡng lòng yêu đất nước, tình yêu thiên nhiên, tình cảm kính yêu Bác.
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề.
- Năng lực riêng: Thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
5. Tích hợp liên môn 
- Tích hợp bộ môn Lịch Sử giúp hs hiểu được hoàn cảnh Lịch Sử nước ta những năm 1947,1948 những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng khó khăn gian khổ 
- Tích hợp môn Địa Lí về vị trí của Việt Bắc 
- Tích hợp bộ môn GDCD giúp hs có ý thức sống biết ơn đối với lãnh tụ và các bậc lão thành cách mạng tiền bối .... giáo dục tình yêu thiên nhiên ý thức giữ gìn môi trường sống . 
- Tích hợp môn Âm Nhạc : Những bài hát về Bác Hồ kính yêu
- Tích hợp môn Mĩ Thuật HS cảm nhận qua bài thơ Bác để vẽ cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, cảnh núi rừng thiên nhiên Việt Bắc 
- Tích hợp môn Tiếng Việt : So sánh điệp ngữ....
6. Nội dung khó 
- Tâm trạng của Bác ở đêm khuya núi rừng Việt Bắc
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Bài soạn + SGK +hình ảnh Hồ Chủ Tịch ở chiến khu Việt Bắc
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi trong SGK. 
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
- Phương pháp: Lấy học sinh làm trung tâm, vấn đáp. 
- Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, động não, thực hành
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
2. Bài mới: 
* Hoạt động khởi động: 
- Mục tiêu: Gíup HS ôn lại kiến thức đã học để tìm ra bức tranh thông qua việc trả lời câu hỏi 
- Nội dung: GV tổ chứ trò chơi ô của bí mật thông qua việc trả lời các câu hỏi để tìm ra búc ảnh được ẩn là hình ảnh Bác Hồ 
- Tổ chức hoạt động 
 HS tham gia trò chơi sau đó chuyển hoạt động
* Giới thiệu bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là một con người với tâm hồn nghệ sĩ. Mặc dù người đã từng nói: "Ngâm thơ ta vốn không ham" là vì Người bận trăm công nghìn việc. Thế nhưng, khi ở nơi rừng sâu nước thẳm của chiến khu Việt Bắc, tình cờ gặp một cảnh đẹp, vẳng nghe một tiếng hát hay rõi theo một mảnh trăng xa thì Người lại làm thơ. Bài thơ "Cảnh khuya' mà chúng ta tìm hiểu trong tiết học hôm nay chính là những bài thơ được làm trong trường hợp hiếm hoi như thế. 
* Hoạt động hình thành kiến thức.
 Hoạt động của thầy và trò
	Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:GV hướng dẫn HS tác giả - tác phẩm.
- Mục tiêu: Hiểu sơ giản về Hồ Chí Minh.
- Tổ chức hoạt động
HS: Đọc chú thích * SGK
GV: Dựa vào phần chú thích * và sự hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả?
HS: Trình bày
GV bổ sung: Hồ Chí Minh, vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, Người đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc, xây dựng CNXH, tư tưởng CM của người là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình đấu tranh, xây dựng đất nước. Người là tấm gương sáng để các thế hệ Việt Nam noi theo.
- Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
Tich hợp môn Lịch Sử : Bài thơ được viết ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp (1946-1954).Cuối năm 1947 quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến .Chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch và tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng 
Tích hợp môn Địa Lí : Xác định vị trí của Việt Bắc gồm 6 tỉnh ( Cao Bằng,Bắc Kạn,Lạng Sơn,Thái Nguyên,Tuyên Quang,Hà Giang) VÀ Tuyên Quang chúng ta là 1 trong những tỉnh nằm trong căn cứ Việt Bắc và đến bây giờ các di tích Lịch Sử vẫn còn như Lán Nà Lưa,Khu di tích Kim Bình ...
GV Mở rộng: Về tập “ Đường Kách Mệnh’’là 1 tập quan trọng lên lớp 9 chúng ta sẽ được học 1 tác phẩm chúng ta sẽ đi làm sâu hơn ở lớp 9.
GV Hướng dẫn đọc: Đọc diễn cảm, chú ý ngắt nhịp.
GV đọc mẫu
-HS đọc
GV Nhận xét, uốn nắn cách đọc của học sinh.
GV Kiểm tra 1 số chú thích.
GV Bài thơ được viết theo thể thơ nào
GV Theo em bài thơ này được chia bố cục như thế nào? Và nội dung của từng phần ra sao?
Hoạt động 2:GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ.
- Mục tiêu: Hiểu tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của chủ tịch Hồ chí Minh. Tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan. Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
- Tổ chức hoạt động
GV: Có ý kiến cho rằng, bài thơ vừa tả cảnh, vừa tả tình. Em có đồng ý không ? Vì sao ?
HS: Trả lời
GV: Câu thơ nào tả cảnh? 
HS đọc 2 câu thơ đầu
GV tổ chức lớp thành 4 nhóm cho HS làm phiếu học tập 
Câu 1 : Vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc được tác giả cảm nhận qua phương diện nào ? 
HS: Âm thanh và cảnh vật
Câu 2 :Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hãy chỉ ra các biện pháp dược sử dụng trong 2 câu thơ đầu ?
HS: so sánh
GV: Nếu thay "tiếng hát" bằng "tiếng gọi" thì ý nghĩa câu thơ có gì khác ?
HS: Tiếng gọi: nghe rõ ràng, là âm thanh của cuộc sống, không có âm hưởng vọng lại nhẹ nhàng, du dương.
GV: Cách tả này gợi cho em một cảnh tượng như thế nào? tác dụng của nghệ thuật so sánh ?
HS: Nêu cảm nhận
GV: Trong thơ cổ người ta thường ví tiếng suối với tiếng hát hoặc tiếng đàn, em biết câu thơ nào có nội dung như thế ?
HS: "Côn Sơn suối chảy rì rầm
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
 - "Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền"
 (Tiếng hát bên sông - Thế Lữ)
HS: Trăng sáng tỏa xuống vòm cây cổ thụ lấp loáng ánh trăng, ánh trăng in vào khóm hoa, in lên mặt đất thành những hình bông hoa mà chỉ có 2 màu sắc sáng và tối, trắng đen nhưng vẫn phô diễn được vẻ đẹp đầy quyến rũ, cùng với âm thanh tiếng suối trong veo, cao vút vang xa, thiên nhiên Việt Bắc đẹp tĩnh lặng, thẳm sâu mà lung linh, gần gũi...
GV: Phép nhân hóa và điệp từ "lồng" mang lại cho ánh trăng ở núi rừng Việt Bắc một vẻ đẹp như thế nào ?
HS: Trả lời
GV: Qua hai câu thơ, em cảm nhận như thế nào về cảnh khuya trên núi rừng Việt Bắc ?
HS: Trả lời
Chuyển ý : Bên cạnh việc miêu tả cảnh vật ở Việt Bắc hết sức lung linh huyền ảo ở hai câu thơ đầu như vậy , ở hai câu thơ sau tác giả đã nói lên tâm tư tình cảm của mình và để hiểu rõ hơn tâm trạng của tác giả chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu 2 câu thơ cuối cùng 
GV: Phân tích hai câu thơ cuối.
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ 
- Chia thảo luận nhóm bàn 3 phút và thực hiện yêu cầu sau
GV: Nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu thơ cuối ? Sự thao thức "chưa ngủ" của Bác vì lí do gì?
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu 
GV khuyến khích các HS hợp tác 
GV đến các nhóm theo dõi bỏ trợ HS làm những câu khó 
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
Đại diện các nhóm trình bày 
Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện 
HS đánh giá chéo nhau sau đó GV nhận xét và bổ sung 
GV bình : Như vậy sự thao thức chưa ngủ của Bác vì 2 lí do đầu tiên là do Bác mải ngắm cảnh đẹp ở chiến khu Việt Bắc với những khung cảnh lung linh huyền ảo thơ mộng đậm chất trữ tình lãn mạn. Và cũng có thể lí do chưa ngủ ở đây là Bác đang lo lắng cho đất nước lo lắng cho vận mệnh của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến hết sức khốc liệt và gay cấn này .Qua đó ta thấy được Bác là một vị lãnh tụ tài ba một người nghệ sĩ tài tình 
GV: Qua việc chưa ngủ của Bác, em hiểu thêm điều
gì về tâm hồn và tình cảm của Bác ?
HS: Trả lời
GV: Viết về những đêm không ngủ của Bác vì lo cho dân cho nước, ngoài bài thơ này em còn biết những bài thơ nào nữa ?
Tích hợp các bài thơ của Bác:Không ngủ được; Đêm nay Bác không ngủ... để thấy được tâm hồn yêu nước lo cho nước của Bác đến nỗi không ngủ được .
GV bình: Bài thơ viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống pháp, mặc dù phải ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ, nhưng không phải vì thế mà Người quên rung cảm trước vẻ đẹp của một đêm trăng rừng, một tiếng suối trong chảy róc rách như tiếng hát. Điều đó cho em hiểu thêm Bác là con người như thế nào ?
HS: Bình tĩnh, ung dung, lạc quan
GV Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần làm gì để tỏ lòng biết ơn cho những người đã hi sinh bản thân mình để bảo vệ đất nước ?
HS liên hệ sau đó nhận xét
GV liên hệ thực tế đến các chiến sĩ đã hi sinh trong vụ lũ lụt miền trung để bảo vệ tính mạng cho người dân hõ đã không ngại hiểm nguy trước mặt để bảo vệ mọi người 
Tích hợp môn NGLL tư tưởng Hồ Chí Minh + GDCD
Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần biết kính trọng những người đã có côn lao to lớn cho việc gìn giữ hòa bình ngày hôm nay của chúng ta . Bên cạnh đó cần không ngừng học tập và trau ồi kiến thức nỗ lực học tập để cống hiến một phần sức lực nhỏ bé của mình cho xã hội để đưa đất nước ngày một vững mạnh và phát triển
Hoạt động 3: Hứơng dẫn HS tổng kết 
- Mục tiêu : Giúp HS nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ 
- Tổ chức hoạt động
GV Nội dung và nghệ thuật của bài là gì ?
Tích hợp môn Âm Nhạc : Cho HS nghe một bài hát về bác “ Bác Hồ tình yêu bao la ’’
I. Tác giả - tác phẩm:
1. Tác giả
Sgk
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác 
- Các tác phẩm tiêu biểu: 
+Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, 
+ Truyện ký: Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Vi hành, 
+ Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh, 
a. Đọc văn bản:
b. Chú thích.
c.Thể thơ 
- Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt 
d. Bố cục 
 - 2 phần
Phần 1:Hai câu đầu Cảnh khuya trên rừng Việt Bắc
Phần 2: Hai câu cuối Tâm trạng của Bác.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Cảnh khuya trên rừng Việt Bắc.
- Vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc được tác giả cảm nhận qua phương diện
 + Âm thanh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
-> Nghệ thuật so sánh 
=> Âm thanh trở nên gần gũi ấm áp, tràn sức sống, trẻ trung.
+ Cảnh vật: "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa".
-> Nghệ thuật nhân hóa, điệp từ.
- Vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, nhiều đường nét, hình khối, quấn quýt, giao hòa.
-> Cảnh khuya ở núi rừng Việt Bắc vừa có nhạc vừa có họa.
b. Tâm trạng của Bác.
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
-BPNT: thuật so sánh, điệp từ.
- Chưa ngủ ngắm cảnh đẹp
 lo việc nước.
- Hài hòa giữa chất nghệ sĩ và chất chiến sĩ.
III.Tổng kết 
Nội dung 
- Bài thơ miêu tả về cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc thể hiệ tình cảm với thiên nhiên ,tâm hồn nhạy cảm lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan của Bác .
 Nghệ thuật 
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ so sánh, điệp từ.
- Ngôn từ bình dị, gợi cảm, có nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo
3. Hoạt động luyện tập 
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức 
- Tổ chức hoạt động
Em hãy vẽ 1 bức tranh thể hiện cảnh đẹp của núi rừng đêm khuya Việt Bắc dựa trên nội dung vừa học 
4. Hướng dẫn về nhà: 
- Học thuộc hai bài thơ.
- Nắm chắc nội dung, nghệ thuật từng bài
- Soạn bài “Rằm tháng riêng’’ theo hệ thống câu hỏi sgk 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_46_doc_van_canh_khuya.docx