Giáo án Tin học 10 - Bài 12: Giao tiếp với hệ điều hành

Giáo án Tin học 10 - Bài 12: Giao tiếp với hệ điều hành

1. Thông tin bài học

- Loại giáo án: Giáo án lý thuyết

- Chủ đề lớp: Chủ đề A (máy tính và tri thức xã hội)

- Chủ đề con: Hệ điều hành (CS)

- Vị trí bài học: Bài 12 – chương V: hệ điều hành (SGK tin học 10)

- Thời lượng: 1 tiết.

2. Mục tiêu:

a, Kiến thức:

Cung cấp cho học sinh:

- Cách làm việc với hệ điều hành

- Các cách nạp hệ điều hành và ra khỏi hệ thống.

b, Kỹ năng:

Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng:

- Biết cách nạp hệ điều hành

- Vận dụng để thoát ra khỏi hệ điều hành và thực hiện các thao tác cơ bản

c, Năng lực được củng cố và phát triển cho HS

- NLd: ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào học và tự học.

d, Phẩm chất:

Rèn luyện cho học sinh:

 Phẩm chất chăm chỉ:

- Học sinh có được sự tập trung, chú ý lắng nghe trong giờ học

- Học sinh chủ động nêu thắc mắc và tích cực phát biểu ý kiến trong giờ học

- Học sinh nỗ lực hoàn thành các công việc được giao ở lớp, ở nhà đúng hẹn.

 

docx 5 trang lexuan 5840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 10 - Bài 12: Giao tiếp với hệ điều hành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Bài 12: giao tiếp với hệ điều hành
(Lớp 10, 1 tiết)
1. Thông tin bài học
Loại giáo án: Giáo án lý thuyết
Chủ đề lớp: Chủ đề A (máy tính và tri thức xã hội)
Chủ đề con: Hệ điều hành (CS)
Vị trí bài học: Bài 12 – chương V: hệ điều hành (SGK tin học 10)
Thời lượng: 1 tiết.
2. Mục tiêu:
a, Kiến thức:
Cung cấp cho học sinh:
Cách làm việc với hệ điều hành
Các cách nạp hệ điều hành và ra khỏi hệ thống.
b, Kỹ năng:
Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng:
Biết cách nạp hệ điều hành
Vận dụng để thoát ra khỏi hệ điều hành và thực hiện các thao tác cơ bản 
c, Năng lực được củng cố và phát triển cho HS
NLd: ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào học và tự học.
d, Phẩm chất:
Rèn luyện cho học sinh:
 Phẩm chất chăm chỉ:
Học sinh có được sự tập trung, chú ý lắng nghe trong giờ học
Học sinh chủ động nêu thắc mắc và tích cực phát biểu ý kiến trong giờ học
Học sinh nỗ lực hoàn thành các công việc được giao ở lớp, ở nhà đúng hẹn.
3. Nội dung bài học:
- Giới thiệu về cách nạp hệ điều hành
- Giới thiệu về cách làm việc với hệ điều hành
- Giới thiệu về cách thoát khỏi hệ điều hành
4. Phương pháp, kĩ thuật dạy học và thiết bị, phương tiện dạy học.
- Phương pháp dạy học: Thuyết trình, vấn đáp và “Phát hiện và giải quyết vấn đề”.
- Kĩ thuật dạy học: “Vấn đáp tìm tòi” và “Công đoạn”
- Phương tiện dạy học: CT GDPT Tin học hiện hành; máy tính, máy chiếu; bài giảng điện tử.
5. Tiến trình sư phạm (5 tiết)
Tổng quát:
Tiết
Hoạt động
Thời gian
1
HĐ1: Gợi động cơ vào bài
5’
HĐ2: Tìm hiểu nạp hệ điều hành
10’
HĐ3: Tìm hiểu cách làm việc với hệ điều hành
10’
HĐ4: Tìm hiều cách thoát khỏi hệ điều hành
10’
HĐ5: củng cố
10’
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động 1: Gợi động cơ vào bài
* Khởi động
GV trình chiếu hình ảnh trên slide và đưa ra câu hỏi:
Em hãy nêu các thành phần của máy tính?
Máy tính không thể hoạt động khi không có hệ điều hành vậy hệ điều hành được lưu ở đâu? Cách giao tiếp với hệ điều hành như thế nào? 
 à GV dẫn vào bài mới: giao tiếp với hệ điều hành.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 2: Tìm hiểu nạp hệ điều hành
10’
Nạp hệ điều hành.
Để máy tính làm việc ta cần có hệ điều hành.
Muốn nạp hệ điều hành ta cần làm gì ?
 GV trình chiếu cách nạp hệ điều hành:
Bật nguồn ( nút power ) khi máy đang tắt hoặc bị treo mà không nhận tín hiệu từ nút reset hoặc nhấn tổ hợp Ctrl + alt + delete.
Nhấn nút reset nếu máy đang hoạt động
Tổ hợp phím ctrl +alt +delete nếu máy bị treo
Giải thích các bước:
+ Khi bật nguồn các chương trình sẵn có trong ROM sẽ kiểm tra bộ nhớ trong và các thiết bị đang được nối với máy tính. 
+ Sau đó nạp chương trình vào bộ nhớ trong và kích hoạt nó.
+ Chương trình khởi động sẽ tìm các Modul cần thiết của hệ điều hành trên đĩa khởi động và nạp chúng vào bộ nhớ trong.
GV trình chiếu việc nạp hệ điều hành cho máy tính thông thường.
Để nạp hệ điều hành cho máy tính tìm chương trình khởi động theo thứ tụ: ổ đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD. Tuy nhiên thứ tự này có thể thay đổi do người dùng cài đặt.
 Nạp hệ điều hành vào bộ nhớ trong
Hs lắng nghe và ghi bài.
Hoạt động 3: làm việc với hệ điều hành.
10’
2. Làm việc với hệ điều hành
Sau khi đã nạp hệ điều hành thì người sử dụng sẽ trực tiếp làm việc với hệ điều hành. Quá trình làm việc đó người ta còn gọi là giao tiếp với hệ điều hành.
Nguời sử dụng có thể yêu cầu hoặc thông tin vào hệ thống bầng hai cách sau:
Cách 1: sử dụng các lệnh(command)
Cách 2 dùng bảng chon hoặc cửa sổ chứa hộp thoại hoặc nút lệnh.
GV hỏi các em hãy nhận xét ưu điểm của các cách trên?
Với cách thứ nhất người sử dụng phải nhớ rất nhiều câu lệnh và phải thao tác rất nhiều. nhưng nó cho phép tốc độ thực hiên rất nhanh
Cách thứ 2 với các hộp thoại, biểu tượng, nút lệnh, người sử dụng khai thác hệ thông một cách thuận tiên hơn.
Lấy vi dụ cho mỗi cách trên
GV: vậy theo các em thì cách nào tối ưu hơn ?
GV: sử dụng máy chiếu chiếu cho học sinh biết đâu là nút chọn (hộp kiểm), hộp thoại nút lệnh biểu tượng.
Hs lắng nghe và ghi bài
Với cách thứ nhất người sử dụng phải nhớ rất nhiều câu lệnh và phải thao tác rất nhiều. nhưng nó cho phép tốc độ thực hiên rất nhanh
Cách thứ 2 với các hộp thoại, biểu tượng, nút lệnh, người sử dụng khai thác hệ thông một cách thuận tiên hơn.
10’
3: thoát khỏi hệ điều hành
Là thao tác để hệ điều hành dọn dẹp các tệp trung gian, lưu các tham số cần thiết, ngắt kết nối mạng để tránh mất mát tài nguyên và chuẩn bị cho phiên làm việc tiếp được thuận tiện hơn.
Có 3 cách ra khỏi hệ thống:
Shutdown (turn off): là cách tắt máy an toàn
Stand by: máy tạm nghỉ, tiêu thụ ít nặng lượng nhất nhưng đủ để hoạt động lại ngay. Nhưng nếu mất điện thì mọi thông tin trên ram sẽ mất.
Hibernatr: còn gọi là quá trình tắt và lưu quá trình
HS chú ý lắng nghe và ghi bài
Hoạt động 5: Củng cố
10’
Câu 1: Có bao nhiêu cách ra khỏi hệ thống, đó là những cách nào?
Shutdown (turn of): là cách tắt máy an toàn
Stand by: máy tạm nghỉ, tiêu thụ ít nặng lượng nhất nhưng đủ để hoạt động lại ngay. Nhưng nếu mất điện thì mọi thông tin trên ram sẽ mất.
Hibernatr: còn gọi là quá trình tắt và lưu quá trình
Câu 2: Hãy nêu 2 cách đưa yêu cầu hoặc thông tin vào hệ thống.
Cách 1: Sử dụng các lệnh(command)
Cách 2: Dùng bảng chon hoặc cửa sổ chứa hộp thoại hoặc nút lệnh.
Câu 3: Tại sao không tắt máy bằng cách ngắt nguồn điện hoặc nhấn nút power, mà phải thực hiện lần lượt các thao tác?
- Dễ Làm hư ổ cứng
 Hư phần mềm
 Không lưu kịp thời các chương trình
Câu 4: Chế độ ra khỏi hệ thống nào là an toàn cho máy nhất.
a. Hibernate
b. Stand By
c. Restart
d. Turn Off

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_10_bai_12_giao_tiep_voi_he_dieu_hanh.docx