Giáo án Văn minh thanh lịch Lớp 11

Giáo án Văn minh thanh lịch Lớp 11

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức.

- Hệ thống các khái niệm về văn hóa, văn hóa Hà Nội, nếp sống của người Hà Nội.

- Các bộ phận văn hóa (vật thể và phi vật thể), mối quan hệ giữa các bộ phận văn hóa, giữa các yếu tố nội tại của văn hóa vật thể và phi vật thể.

- Những đặc trưng nổi bật của nếp sống văn hóa Hà Nội.

2. Kĩ năng.

- Nhận diện các loại văn hóa vật thể và phi vật thể.

- Ở mức độ biểu hiện xác định được thói quen, nếp sống, lối văn hóa.

- Phân tích một số biểu hiện của văn hóa, đặc trưng của văn hóa Hà Nội.

3. Thái độ.

- Trân trọng, tự hào với những giá trị văn hóa Hà Nội.

- Biết tận dụng, ứng phó với hoàn cảnh một cách có văn hóa.

II. Phương pháp, phương tiện dạy học.

1. Phương pháp.

Diễn giảng, thảo luận nhóm, phát vấn, nêu vấn đề, lien hệ thực tiễn.

2. Phương tiện.

Tài liệu hướng dẫn giảng dạy, tranh ảnh, tài liệu có liên quan.

 

docx 20 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 17982
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn minh thanh lịch Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Trường THPT Đại Mỗ
GIÁO ÁN 
VĂN MINH THANH LỊCH
KHỐI 11
Giáo viên: Phạm Quốc Khánh
Lớp 11A8
Năm học: 2021 - 2022Tiết 1
BÀI 1: XÂY DỰNG NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH (T1)
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức.
- Hệ thống các khái niệm về văn hóa, văn hóa Hà Nội, nếp sống của người Hà Nội.
- Các bộ phận văn hóa (vật thể và phi vật thể), mối quan hệ giữa các bộ phận văn hóa, giữa các yếu tố nội tại của văn hóa vật thể và phi vật thể.
- Những đặc trưng nổi bật của nếp sống văn hóa Hà Nội.
2. Kĩ năng. 
- Nhận diện các loại văn hóa vật thể và phi vật thể.
- Ở mức độ biểu hiện xác định được thói quen, nếp sống, lối văn hóa.
- Phân tích một số biểu hiện của văn hóa, đặc trưng của văn hóa Hà Nội.
3. Thái độ.
- Trân trọng, tự hào với những giá trị văn hóa Hà Nội.
- Biết tận dụng, ứng phó với hoàn cảnh một cách có văn hóa.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học.
1. Phương pháp.
Diễn giảng, thảo luận nhóm, phát vấn, nêu vấn đề, lien hệ thực tiễn.
2. Phương tiện.
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy, tranh ảnh, tài liệu có liên quan.
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV giới thiệu cho HS khái niệm văn hóa của Hồ Chí Minh
GV: Văn hóa Thăng Long Hà Nội là gì?
HS trả lời, lớp bổ sung.
GV kết luận.
GV: Em hãy kể những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Hà Nội?
HS trả lời, lớp bổ sung.
GV chốt ý.
GV: Em hiểu thế nào về hai câu thơ sau:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
HS phát biểu suy nghĩ của mình
GV chỉ ra bản sắc văn hóa Thăng Long – Hà Nội.
GV: - Nếp sống là gì?
 - Nếp sống của người Hà Nội là gì ?
HS trả lời.
GV kết luận.
GV : Điều kiện nào dẫn tới nếp sống văn hóa của người Hà Nội?
HS trả lời.
GV kết luận.
GV : thanh lịch và văn minh có mối quan hệ với nhau như thế nào ? 
I. Văn hóa Thăng Long Hà Nội.
1. Khái quát về văn hóa Thăng Long Hà Nội.
a. Văn hóa.
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ hàng ngày để ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa.
b. Văn hóa Thăng Long Hà Nội.
- Văn hóa Thăng Long Hà Nội là những giá trị vật chất tinh thần do người Hà Nội, người gằn bó với Hà Nội sáng tạo và ứng dụng.
- Văn hóa Thăng Long Hà Nội là một bộ phận của văn hóa Việt.
- Các di sản văn hóa vật thể: thành Cổ Loa, chùa Một Cột, chạm khắc ở đình Chu Quyến, 
- Các di sản văn hóa phi vật thể: hào khí Thăng Long – Hà Nội, thuần phong mĩ tục, không gian văn hóa gốm Bát Tràng, lễ hội chùa Hương, nghệ thuật tranh dân gian Hàng Trống, .
c. Bản sắc văn hóa Thăng Long – Hà Nội.
- Con người văn hóa Hà Nội nổi lên sự thanh lịch, tinh tế, hào hoa, trí tuệ, có nghĩa khí, giàu lòng yêu nước, tinh nhân ái, yêu chuộng hòa bình. Người Hà Nội trang nhã, nền nã, hướng nội sâu sắc, quan hệ rộng mở, có bản lĩnh và tự trọng.
- Nổi bật trong bản sắc văn hóa riêng của người Hà Nội là thanh lịch, văn minh.
2. Nếp sống văn hóa người Hà Nội.
a. Nếp sống người Hà Nội.
- Nếp sống là biểu hiện nhất quán thống nhất của quan niệm, duy nghĩ, thói quen, hành động, ứng xử, giao tiếp.
- Nếp sống người Hà Nội là cách sống có hiểu biết, có nề nếp trong quan hệ với môi trường tự nhiên, môi trường xã hôi.
b. Sự hình thành nếp sống văn hóa người Hà Nội.
- Hoàn cảnh tự nhiên thuận lợi.
- Điều kiện lịch sử lâu đời.
- Là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước.
3. Đặc trưng thanh lịch, văn minh trong nếp sống văn hóa của người Hà Nội.
a. Thanh lịch.
- Thanh lịch là thanh nhã và lịch thiệp.
+ Thanh là biểu hiện cua sự thanh cao, thanh đạm, thanh khiết, thnh liêm, thanh lọc. Thanh là trong sáng, vô tư, không vụ lợi.
+ Lịch là từng trải, trải nghiệm, là biểu hiện của sự lịch lãm, lịch sự. Lịch là hiều biết, ứng xử có hiểu biết.
b. Văn minh.
- Văn là vẻ đẹp.
- Minh là vẻ vang.
* Kết luận : Thanh lịch – Văn minh là nếp sống có văn hóa, thể hiện sự thanh nhã, lịch thiệp, nhưng luôn phù hợp với thời đại.
c. Mối quan hệ giữa thanh lịch và văn minh.
- Tính bền vững của thanh lịch làm cho văn minh phát huy tác dụng của nó
- Tính chất văn minh của những phương tiện phục vụ con người là điều kiện tốt để người Hà Nội phát huy truyền thống thanh lịch.
3. Củng cố.
Bài tập : Kể các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của người Hà Nội.
HS làm vào vở và đứng lên trình bày.
4. Dặn dò.
Sưu tầm tranh ảnh về các di sản của Hà Nội.
Tiết 2
BÀI 1: XÂY DỰNG NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH (T2)
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Về kiến thức.
- Truyền thống và những đặc trưng cảu truyền thống.
- Đặc điểm của truyền thống người Hà Nội.
- Sự cần thiết và việc xây dựng nếp sống văn hóa người Hà Nộ cho học sinh thủ đô.
2. Kĩ năng.
- Nhận diện truyền thống và đặc trưng của truyền thống.
- Phân tích những đặc điểm của truyền thống người Hà Nội.
3. Về thái độ.
- Trân trọng, tự hào về truyền thống người Hà Nội.
- Ý thức được trách nhiệm của bản thân về việc giữ gìn, xây dựng, phát huy truyền thống của người Hà Nội.
II. Phương pháp.
Diễn giảng, đàm thoại, thảo luận, nêu vấn đề.
III. Phương tiện.
Sách: tài liệu hướng dẫn nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh Hà Nội.
Sách: hướng dẫn giảng dạy, tranh ảnh, tư liệu.
IV. Tiến trình dạy và học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Em hiểu như thế nào về thanh lịch, văn minh ?
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên,học sinh
Nội dung
GV : Truyền thống và hiện đại được hiểu như thế nào trong nếp sống người Hà Nội ?
HS trả lời.
GV khái quát.
GV : Vì sao nếp sống thanh lịch, văn minh tác động đến sự phát triển mỗi con người ?
HS trả lời.
GV kết luận.
GV : Vì sao nếp sống thanh lịch, văn minh tác động đến sự phát triển của xã hôi ?
HS trả lời.
GV khái quát.
GV : Nêu những yêu cầu trong xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh ?
HS trả lời.
GV khái quát.
II. Người Hà Nội xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh.
1. Thanh lịch, văn minh truyền thống và hiện đại.
- Thanh lịch - văn minh không phải nhất thành bất biến, không đứng yên mà luôn vận động.
- Thanh lịch, văn minh của người Hà Nội vừa thể hiện được cốt cách, bản sắc vừa thể hiện bản lĩnh của người Hà Nội. Người Hà Nội ngày nay văn minh, sáng tạo, năng động.
- Thanh lịch, văn minh được tiếp thu và thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.
- Cốt cách thanh lịch, văn minh được hiện diện trong mỗi con người, được cá nhân, gia đình, tập thể, cộng đồng dân cư bồi đắp bổ sung, sáng tạo, đổi mới cho phù hợp với thời đại.
2. Ý nghĩa của việ xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh.
a. Nếp sống thanh lịch, văn minh tác động đến sự phát triển của mỗi người.
 - Nếp sống thanh lịch, văn minh chi phối, điều chỉnh sự lựa chọn hành vi, giao tiếp, ứng xử, của cá nhân con người.
- Nếp sống thanh lịch, văn minh đòi hỏi mỗi người sự rèn luyện loại bỏ thói quen xấu, hình thành thói quen tốt để tự hoàn thiện bản thân.
b. Nếp sống thanh lịch văn minh tác động đến sự phát triển xã hội.
- Nếp sống thanh lịch, văn minh trở thành hành trang giúp người Hà Nội nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần, vật chất, hội nhập mà không hòa tan. Từ đó xây dựng môi trường sống lành mạnh.
- Nếp sống thanh lịch, văn minh góp phần giữ gìn truyền thống và tiếp thu giá trị hiện đại, nhằm phát triển thủ đô.
3. Một số yêu cầu xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh.
- Xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh cần được tiến hành mọi nơi, mọi lúc trên tất cả các mặt của đời sống xã hội.
Vì vậy cần tập trung vào việc định hướng chỉ dẫn các hành vi cá nhân như : ăn, mặc, ở, đi lại và giao tiếp, ứng xử.
- Xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh là việc của tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, ngành nghề và tầng lớp xã hội.
Vì vậy cần đỏi hỏi sự bền bỉ, liên tục, hàng ngày, suốt đời.
- Xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh là trách nhiệm của toàn xã hội, mọi lực lượng,mọi tổ chức, cá nhân.
- Nhà trường cần xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục và những bài học cụ thể nhằm hình thành nhân cách, phong cách người Hà Nội.
4. Củng cố.
GV kết luận : Nếp sống thanh lịch, văn minh mang trong nó cốt cách, tinh thần của người Hà Nội. Xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh vừa là trách nhiệm, vừa là niềm tự hào, cũng là khát vọng củ người Hà Nôi.
Tiết 3
BÀI 2 : PHONG CÁCH THANH LỊCH VĂN MINH CỦA NGUỜI HÀ NỘI (T1)
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức.
- Nắm được một số khái niệm : hạnh vi, nếp sống, phong cách và mối quan hệ giữa chúng.
- Nắm được một số nét đặc trưng trong phong cách thanh lịch văn minh dễ nhận thấy của người Hà Nội được biểu hiện qua ẩm thực, trang phục, giao tiếp.
Việc giữ gìn những nét đẹp truyền thống của nghuoif Hà Nôi.
2. Kĩ năng.
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá những tình huống cụ thể do người giáo viên xây dựng.
- Khả năng hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm tập thể.
3. Tư tưởng, thái độ.
- Yêu mến, trân trọng những nét đẹp trong phong cách người Hà Nội.
- Xác định được thái độ ứng xử phù hợp thể hiện phong cách văn minh, thanh lịch của người Hà Nội.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học.
1. Phương pháp.
- Thuyết trình, diễn giảng.
- Nêu vấn đề, đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
2. Phương tiện.
- Sách tài liệu chuyên đề.
- Sách hướng dẫn giảng dạy tài liệu chuyên đề.
- Hệ thống câu hỏi, tranh ảnh, băng hình.
III. Tiến trình dạy học.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV : Hành vi là gì ?
HS trả lời.
GV kết luận.
GV : Phong cách là gì ?
HS trả lời.
GV kết luận.
GV : Hành vi và phong cách có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
HS trả lời.
GV kết luận.
GV : Phong cách thanh lịch, văn minh là gì ? Nó được biểu hiện như thế nào ?
HS trả lời.
GV kết luận.
GV : Em hãy kể ra những nét đẹp nổi bật trong phong cách thanh lịch, văn minh của người Hà Nội ?
HS trả lời.
GV kết luận.
GV : Phong cách thanh lịch, văn minh của người Hà Nội thể hiện trong ẩm thực như thế nào ?
HS trả lời.
GV kết luận.
GV : Phong cách thanh lịch, văn minh của người Hà Nội được thể hiện trong trang phục như thế nào ?
HS trả lời.
GV kết luận.
GV : Phong cách thanh lịch, văn minh được thể hiện trong ứng xử, giao tiếp của người Hà Nội như thế nào ?
HS trả lời.
GV kết luận.
I. Phong cách thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
1. Hành vi và phong cách.
a. Hành vi.
- Hành vi là toàn bộ những phản ứng, cách ứng xử biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh, thời gian nhất định.
- Hành vi thể hiện sự hiểu biết, tình cảm, thái độ của chủ thế đối với khách thể.
- Thông qua hành vi có thể dánh giá được quan niệm, thị hiếu, tình cảm và văn hóa ứng xử của con người.
b. Phong cách.
- Phong cách là sự thể hiện tính cách, tâm hồn mỗi người thông qua vẻ bề ngoài của họ.
- Phong cách mang tính ổn định, thường xuyên, có những đặc điểm, biểu hiện không thể trộn lẫn và tạo nên một điểm riêng.
Nói cách khác “ Phong cách là cung cách sinh hoạt,làm việc, xử sự tạo nên cái riêng của một người hay một lớp người nào đó.
c. Mối quan hệ giữa hành vi và phong cách.
- Hành vi của con người tạo nên phong cách.
- Mỗi hành vi của con người nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tạo nên phong cách.
- Khi phong cách đã là thói quen, là nề nếp trong hoạt động hàng ngày thì nó tự nhiên trở thành nếp sống.
- Phong cách là biểu hiện một cách tự giác, thường xuyên của nếp sống.
2. Khái quát về phong cách thanh lịch, văn minh.
- Phong cách thanh lịch, văn minh là cách sống thanh cao, tao nhã, là lới ứng xử lịch lãm, hiểu biết, thể hiện vẻ đẹp trí tuệ, tâm hồn, diện mạo, tác phong cảu con người.
- Phong cách thanh lịch, văn minh có thể biểu hiện ở một người, một lớp người, cũng có thể biểu hiện ở cả cộng đồng.
- Phong cách thanh lịch, văn minh không phải tự nhiên mà có, nó phải thông qua học tập, rèn luyện trên cơ sở giữ gìn và phát huy truyền thống gan đục khơi trong để phù hợp thời đại.
- Phong cách ấy được thể hiện ở con người từ trong nhà ra xã hội, từ cách nói năng ăn mặc đến cách làm lụng, vui chơi, đi đứng, trong ứng xử với con người, với môi trường tự nhiên.
3. Nét đẹp nổi bật trong phong cách thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
a. Tinh tế, thanh cảnh trong ẩm thực.
Người Hà Nội am hiểu, thành thạo trong việc lựa chọn, chế biến, trình bày và thưởng thức các món ăn.
- Bữa ăn thường nhiều món, nhiều màu sắc, “ăn” không chỉ bằng miệng mà bằng mắt, bằng tai.
- Món ăn phải đầy đủ gia vị, vừa miệng.
- Cách trình bày hài hòa, đẹp mắt.
- Đi ăn tiệm cũng chon nơi phù hợp.
- Ăn uống thanh đạm, thanh cảnh.
- Coi trọng phép lịch sự “lời chào cao hơn mâm cỗ”, “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”.
b. Tinh tế, nền nã trong trang phục.
- Trang phục người Hà Nội luôn giữ được vể trang nhã, hài hòa, giản dị. Ăn mặc đúng vị thế xã hội, nghề nghiệp, điều kiện làm việc, hoàn cảnh giao tiếp.
- Trang phục, trang sức tuy ưa sự gọn gàng, trang nhã nhưng khi cần vẫn cách tân tinh tế, đủ lộng lấy, kiêu sa. Người Hà Nội biết ăn diện đổi mốt mà vẫn coi trọng sự kín đáo, tinh tế.
c. Lịch thiệp, tế nhị trong giao tiếp, ứng xử.
* Giao tiếp ứng xử lịch thiệp, tế nhị thể hiện trước hết trong lời ăn, tiếng nói.
- Tiếng nói: phát âm hay, dùng từ chuẩn xác, diễn đạt hấp dẫn, dễ nghe.
- Chọn ý đẹp, lời hay, cách xưng hô, cách chào.
- Không nói trống, nói leo, nói chen ngang làm người khác mất hứng. Không nói kiểu khoe chữ, học đòi.
- Biết lắng nghe khi giao tiếp, nghe để cảm thông, thấu hiểu, không bang quan, lơ đãng, vô tình.
- Ứng xử tại nhà trọng lễ nghĩa, từ tốn, khiêm nhường, thái độ cởi mở, ân cần.
- Biết tự trọng và tôn trọng, không khúm núm, nịnh nợ, kiêu căng, tự phụ, coi thường.
- Có tác phong đàng hoàng, đĩnh đạc, có cái nhìn thân thiện, tình cảm, bao dung khi giao tiếp.
* Người Hà Nội còn biết yêu và gắn bó với thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ môi trường sống.
* Trong thưởng thức văn hóa, nghệ thuật, vui chơi cũng thêt hiện đượn nét thanh lịch, văn minh.
4. Củng cố.
Học sinh sưu tầm tranh ảnh.
5. Dặn dò.
Học sinh về học bài cũ, sưu tầm tranh ảnh.
Tiết 4
BÀI 2 : PHONG CÁCH THANH LỊCH VĂN MINH CỦA NGUỜI HÀ NỘI (T2)
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức.
- Học sinh nắm được vai trò, nền tảng của nhân cách con người trong việc hình thành phong cách thnh lịch, văn minh của người Hà Nội.
- Rèn luyện và giữ gìn phong cách, thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
2. Kĩ năng.
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá những tình huống cụ thể do giáo viên đưa ra.
- Thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình, nhà trường và xã hội để thể hiện phong cách thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
3. Về thái độ.
- Thường xuyên rèn luyện để có nhân cách tốt.
- Biết nhận thức và sống tốt, biết giúp đỡ những người xung quanh.
II. Phương pháp và hình thức dạy học.
- Diễn giảng, thuyết trình kết hợp với nêu vấn đề, đàm thoại.
- Liên hệ thực tế, thảo luận nhóm.
III. Tài liệu và phương tiện.
- Tài liệu học tập, tài liệu hướng dẫn giảng dạy.
- Tranh ảnh, tư liệu lien quan đến nội dung.
IV. Tiến trình dạy hoc.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
Nêu nhữn nét nổi bật trong phong cách thanh lịch, văn minh của người Hà Nội?
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Nhân cách là gì?
HS thảo luận và trả lời.
Gv kết luận.
GV : nêu nhữn yếu tố hình thành nhân cách ?
HS trả lời.
GV kết luận.
GV kết luận : Mục đích của giáo dục của Việt Nam là đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mĩ. Những yếu tố này gắn bó chặt chẽ với nhau hình thành nhân cách con người.
GV : Nhân cách và phong cách có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
HS trả lời.
GV kết luận.
GV chú ý : Trong thực tế không phải lúc nào vẻ bề ngoài cũng phản ánh đúng nội dung, ví dụ có những người khẩu phật tâm xà.
GV : Cho học sinh thảo luận nhóm 
Nhóm 1 : Rèn luyện phong cách thanh lịch, văn minh trong nhà trường ?
Nhóm 2 : Rèn luyện phong cách thanh lịch văn minh trong các phong trào xã hội ?
Nhóm 3 : Tự rèn luyện phong cách cá nhân ?
Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày.
GV kết luận.
GV kết luận chung : Trong thời đại mới, phong cách người Hà Nội cũng có thay đổi, chuyển hướng theo hướng hiện đại. Chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến việc giữ gìn, phát huy truyền thống, xây dựng phong cách thanh lịch, văn minh trong điều kiện mới mà vẫn rõ cái riêng của người Hà Nội.
II. Nhân cách tốt là cơ sở của phong cách thanh lịch.
1. Nhân cách.
Nhân cách là tư cách và phẩm chất của con người.
Thông qua cách ăn ở, cách học tập, lao động và ứng xử với thiên nhiên, con người, xã hội, nhân cách của con người được khẳng định.
2. Những yếu tố cơ bản hình thành nhân cách.
a. Phẩm chất đạo đức.
Đạo đức là một phương thức để điều chỉnh hành vi của con người. Hành vi có đạo đức là hành vi phải đúng với quy tắc, chuẩn mực xã hội được con người tự giác thực hiện phù hợp với lợi ích chân chính của cong người và yêu cầu xã hội.
b. Phẩm chất trí tuệ.
Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính của con người.
c. Sức khỏe, thể chất.
Con người không chỉ cần một tâm hồn khỏe mạnh mà còn cần một tâm hồn cường tráng để có thể sống, học tập và lao động một cách hiệu quả.
d. Khả năng thẩm mĩ.
Là sự cảm thụ, hiểu biết về vẻ đẹp, về cái đẹp, là khả năng cảm thụ cái đẹp của con người.
3. Mối quan hệ giữa nhân cách và phong cách.
a. Là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.
- Nhân cách là nội dung.
- Hành vi, phong cách là hình thức.
Khi nhân cách tôt thì con người sẽ có hành vi đúng đắn.
b. Nhân cách tốt – cái gốc của phong cách thanh lịch, văn minh.
Có thể ví nhân cách là gốc, hành vi phong cách thể hiện ra bên ngoài là ngọn của cây. Không có gốc thì cây héo. Gốc có vững, ngọn mới bền.
III. Rèn luyện phong cách thanh lịch, văn minh.
1. Rèn luyện trong gia đình, nhà trường.
- Gia đình là chiếc nôi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách tuổi thơ ấu.
- Ở nhà trường, học sinh được giáo dục để trở thành con người toàn diện.
2. Rèn luyện trong các phong trào xã hội.
Mỗi thành viên trong xã hội cần phải tham gia tích cực vào các hoạt động, các phong trào xã hội.
3. Tự rèn luyện phong cách cá nhân. 
Để có được một nhân cách tốt, một phong cách đẹp thì con người phải thường xuyên tự rèn luyện phong cách cá nhân.
4. Củng cố.
GV nhắc lại nộ dung chính.
5. Dặn dò.
Học sinh về sưu tầm tranh ảnh, tài liệu.
- Phong cách thanh lịch, văn minh trong văn hóa ẩm thực của người Hà Nội.
- Phong cách thanh lịch, văn minh trong trang phục của người Hà Nội.
- Phong cách thanh lịch, văn minh trong giao tiếp ứng xử của người Hà Nội.
Tiết 5
BÀI 3 : NGƯỜI HÀ NỘI GIAO TIẾP THANH LỊCH 
VĂN MINH (T1)
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Học sinh hiểu được khái niệm giao tiếp là gì.
- Có những hình thức giao tiếp và cách giao tiếp nào.
- Nắm được những lưu ý cần thiết trong quá trình giao tiếp.
- Nêu được những hình thức khách quan cũng như những biểu hiện của sự hình thành thanh lịch, văn minh trong giao tiếp ở phạm vi lớp mình.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản nhất trong giao tiếp (lời nói, cử chỉ, thái độ).
- Xác định được trách nhiệm của cá nhân trong việc hình thành giao tiếp trong gia đình sao cho thể hiện được những nét đẹp thanh lịch, văn minh của học sinh thủ đô.
3. Thái độ.
- Thể hiện được lòng tin yêu, tự hào về người Hà Nôi - có ý thức bảo tồn những nét đệp truyền thống của người Hà Nội trong giao tiếp.
- Tích cực tham gia các hoạt động giao tiếp mang tính cộng đồng để rèn luyện, phát huy những kĩ năng giao tiếp.
- Phê phán những biểu hiện cẩu thả, tùy tiện trong giao tiêps của một bộ phận thanh niên hiện nay, đặc biệt là trong thế giới học đường.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, đàm thoại.
- Hoạt động cá nhân kết hợp với tổ, nhóm.
III. Tài liệu và phương tiện.
- Tài liệu chuyên đề, tài liệu hướng dẫng giảng dạy chuyên đề.
- Tranh ảnh, tư liệu, tình huống.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra việc sưu tầm của các nhóm được phân công tiết trước.
3. Bài mới.
Hoạt đông của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV lấy ví dụ về tình cảm yêu ghét.
GV : có những hình thức giao tiếp nào ?
HS trả lời.
GV kết luận.
GV : có những công cụ giao tiếp nào ?
HS trả lời.
GV kết luận.
GV : Khi giao tiếp cần lưu ý nhũng gì ?
HS trả lời.
GV kết luận.
GV : Với những người sống trong một nhà thì phải giao tiếp như thế nào ?
HS trả lời.
GV kết luận.
GV ví dụ : 
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
GV ví dụ : 
Chị ngã em nâng.
Anh em như thể tay chân.
GV: Gia đình văn hóa là gì?
HS trả lời.
GV kết luận.
GV: giao tiếp có vai trò như thế nào trong việc xây dựng gia đình văn hóa?
HS trả lời.
GV kết luận.
I. Giao tiếp, các hình thức và công cụ giao tiếp.
1. Khái niệm.
Giao tiếp là một quá trình bao gồm : tiếp xúc, giao lưu giữa con người với con người nhằm mục đích trao đổi thông tin, bày tỏ quan điểm, tình cảm, thái độ, bộc lộ nhu cầu.
- Qua giao tiếp con người sẽ có hiểu biết về người khác, tự nhiên, xã hội.
- Qua giao tiếp con người thể hiện năng lực, phẩm chất, nhân cách của mình.
2. Các hình thức giao tiếp và công cụ giao tiếp.
a. Các hình thức giao tiếp.
Có hai hìnht thức : 
- Giao tiếp trực tiếp.
- Giao tiếp gián tiếp.
b. Các công cụ giao tiếp.
- Ngôn ngữ : nói, viết.
- Cử chỉ : thông qua vận động của đầu, chân, tay, toàn thân.
- Tình cảm, thái độ : thể hiện qua cách nói, nghe, nét mặt, ánh mắt, đôi khi thể hiện trong trang phục.
3. Một vài lưu ý khi giao tiếp.
- Nên nói vừa đủ.
- Nên biết lắng nghe.
- Nên biết tôn trọng.
- Nên có thái độ bình tĩnh.
- Luôn cởi mở, vui vẻ.
- Cần chú ý sự phù hợp.
II. Giao tiếp thanh lịch, văn minh trong gia đình.
1. Đối tượng giao tiếp, cách giao tiếp.
a. Với những người sống trong một nhà.
- Trong gia đình phải ăn ở là sao cho trên thuận dưới hòa.
- Sống trong một mái nhà phải yêu thương nhau, ăn ở có tình nghĩa chân thật, độ lượng, cùng chăm lo cho hạnh phúc chung.
- Con cháu phải biết chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, biết động viên, biết thưa gửi, biết nghe lời, thái độ vui vẻ, tin cậy.
- Đối với người dưới phải biết thông cảm, nhường nhịn, giúp đỡ, vị tha, không nên áp đặt, coi thường. Ông bà cha mẹ phải thường xuyên dạy dỗ, bảo ban con cháu.
- Đối với người cùng thế thệ phải biết đoàn kết, tôn trọng, khiêm nhường, giúp đỡ, quan tâm nhau.
b. Với những người họ hàng.
Giao tiếp có trên có dưới giữa những người trong họ, coi trọng quan hệ họ hàng, dòng tộc.
c. Với khách đến thăm nhà.
Tỏ thái độ hiếu khách thể hiện ở cách chào mời, trò chuyện, ánh mắt, nụ cười thân thiện của chủ nhà.
2. Vai trò của giao tiếp trong việc xây dựng gia đình văn hóa.
a. Nội dung gia đình văn hóa.
Gia đình văn hóa là gia đình phát huy được những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam thích ứng với những đòi hỏi của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là quá trình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường hình thành, giáo dục và nuôi dưỡng nhân cách con người.
b.Vai trò của giao tiếp trong việc xây dựng gia đình văn hóa.
Giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh giữa các thành viên trong gia đình sẽ góp phần xây dựng nên gia đình văn hóa.
4. Củng cố.
Cho học sinh một số tình huống để giải quyết.
- Tình huống 1 : Một hôm vì bực bôi điều gì đó, mẹ đã vô cớ mắng bạn. Bạn biết chắc mình bị oan, bạn sẽ nói gì với mẹ và định nói lúc nào ?
- Tình huống 2 : Nếu bạn đồng ý với cách cư xử của bố, mẹ đối với mình vì bạn cho rằng bố, mẹ quá khắt khe, bạn sẽ phản ứng như thế nào ?
5. Dặn dò.
HS về học bài cũ, sưu tầm tranh ảnh về hoạt động giao tiếp.
Tiết 6
BÀI 3 : NGƯỜI HÀ NỘI GIAO TIẾP THANH LỊCH 
VĂN MINH (T2)
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Hiểu được đối tượng giao tiếp trong nhà trường, xã hội gồm những ai.
- Cần phải có những cách giao tiếp như thế nào cho phù hợp với từng đối tượng đó.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản nhất trong giao tiếp (lời nói, cử chỉ, thái độ, .).
- Xác định được trách nhiệm của cá nhân trong việc thực hành giao tiếp sao cho thể hiện được nét đẹp thanh lịch, văn minh của học sinh thủ đô.
3. Thái độ.
- Có thái độ đúng mực trong các mối quan hệ.
- Tích cực tham gia các hoạt động giao tiếp mang tính cộng đồng để rèn luyện, phat huy kĩ năng giao tiếp.
- Phê phán những biểu hiện cẩu thả, thùy tiện trong giao tiếp của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay, đặc biệt là thế giới học đường.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, đóng vai, đàm thoại.
- Hoạt động cá nhân kết hợp hoạt động theo nhóm.
III. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- Tài liệu học tập, giảng dạy theo chuyên đề.
- Tranh ảnh, băng hình, câu chuyện tình huống.
IV. Tiến trình dạy học.
Hoạt đông của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo các yêu cầu sau :
1. Trong trường học các em thường giao tiếp với đối tượng nào ?
2. Cách các em thể hiện mối quan hệ giao tiếp đó ra sao ?
Các nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời.
GV kết luận.
GV đưa ra câu hỏi thảo luận :
1. Thế nào là nhà trường văn hóa ?
2. Một nhà trường văn hóa theo em phải có những tiêu chí gì ?
3. Giao tiếp của học sinh có vai trò gì trong việc xây dựng nhà trường văn hóa ?
HS trả lời.
GV kết luận.
GV : xã hội hiện đại hôm nay đang đặt rac cho các em những yêu cầu gì trong giao tiếp ?
HS trả lời.
GV kết luận.
GV : khi giao tiếp ngoài xã hội cần chú ý những gì ?
HS trả lời.
GV kết luận.
GV : Cần có cử chỉ, tác phong khi giao tiếp như thế nào ?
HS trả lời.
GV kết luận.
GV : Trong giao tiếp cần có thái độ, tình cảm như thế nào ?
HS trả lời.
GV kết luận.
GV kết luận chung: Giao tiếp là nhu cầu hàng ngày của mỗi người. Nó phản ánh cái đẹp bên trong, cái nền văn hóa của con người, tạo nên phong cách mỗi cá nhân.
III. Giao tiếp thanh lịch văn minh ở nhà trường.
1. Đối tượng giao tiếp trong nhà trường.
a. Đối với thầy cô giáo.
Thái độ kính trọng, hành vi lễ phép, lời nói khiêm tốn, biết lắng nghe lời thầy cô giáo.
b. Đối với bạn.
- Với các bạn cùng lớp, cùng trường, cùng lứa tuổi.
+ Tôn trọng nhau, chân thành, cởi mở, ngôn ngữ thanh lịch, văn minh.
+ Cần phải sống chan hòa, bao dung, nhân ái.
- Với bạn khác giới.
Phải đúng mực, tế nhị.
+ Nam giới cần mạnh mẽ, sãn sàng giúp đỡ nữ giới.
+ Nữ giới cần nữ tính, dịu dàng, kín đáo, tế nhị.
c. Đối với nhân viên.
Tôn trọng, gần gũi, biết ơn, trân trọng.
d. Đối với khách thăm nhà.
Thái độ cởi mở, nhiệt tình, lễ phép, thân thiện.
2. Vai trò của giao tiếp trong việc xây dựng nhà trường văn hóa.
a. Tiêu chí của nhà trường văn hóa.
Khung cảnh đẹp, nề nếp tốt, chất lượng cao.
b. Vai trò của giao tiếp trong việc xây dựng nhà trường văn hóa.
Ngoài động cơ, thái độ học tập đúng đắn để có kết quả cao, học sinh cần rèn luyện mình trở thành người thanh lịch, phải thường xuyên rèn luyện tác phong khoa học, nhanh nhẹn, tính kỉ luât. 
IV. Giao tiếp thanh lịch, văn minh ngoài xã hội.
1. Xã hội hiện đại và những vấn đề đặt ra cho giới trẻ hiện nay.
a. Xã hội hiện đại.
- Trong xã hội hiện đại, sự giao lưu giữa nhiều thành phần khácc nhau tạo nên những tình huống giao tiếp đa dạng, phong phú.
- Những phương tiện thực hiện cácc mối quan hệ giao tiếp cũng có nhiều thay đổi.
b. Những vấn đề đặt ra cho giới trẻ.
- Xuất hiện các phương tiện giao tiếp gián tiếp rất tiện ích.
- Có nhiều mặt trái của xã hội.
- Tuổi trẻ ngày nay được sống và học tập trong môi trường xã hội thuận lợi.
2. Giao tiếp thanh lịch, văn minh trong quan hệ xã hội.
a. Giao tiếp thanh lịch, văn minh trong lời nói.
- Trước khi giao tiếp cân hiểu sẽ nói chuyện với ai, nội dung, hoàn cảnh và địa điểm.
- Cần dùng từ ngữ chính xác, lễ phép, không khinh thường, kiêu ngạo.
- Qua điện thoại : Cần biết giới thiệu, xưng hô từ tốn. Sử dụng điện thoại ở nơi công cộng phải từ tốn.
b. Giao tiếp thanh lịch, văn minh trong cử chỉ, tác phong.
- Tác phong nhanh nhẹn, cởi mở.
- Cần nhìn thẳng vào người đối thoại, biết lắng nghe.
- Khi va quệt, lỡ lời cần có lời xin lỗi, cử chỉ tỏ ra đáng tiếc.
c. Giao tiếp thanh lịch, văn minh trong tình cảm, thái độ.
- Phải chân thành, biểu hiện sự tươi tỉnh, chăm chú, thân thiện.
- Không nên có thái độ dửng dưng, vô cảm.
4. Củng cố.
GV cho học sinh giải quyết tình huống :
Trong lúc chờ đèn đỏ, em đã vô tình có sự va chạm nhở vào người đứng cạnh. Người đó nổi nóng lên với em, thậm chí có những cử chỉ không đẹp và những lời nói xúc phạm tới em. Em sẽ xử lí như thế nào ?
5. Dặn dò.
HS về học bài cũ, sưu tầm tranh ảnh có nội dung giao tiếp, các tình huống giao tiếp trong nhà trường và ngoài xã hội.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_van_minh_thanh_lich_lop_11.docx