Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng cán bộ quản lí cơ sở Giáo dục Phổ thông - Môđun 3: Quản trị tài chính trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình

Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng cán bộ quản lí cơ sở Giáo dục Phổ thông - Môđun 3: Quản trị tài chính trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình

1. Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.1

2. Chi đầu tư xây dựng cơ bản

Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.1

3. Chi thường xuyên

Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

4. Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công

Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công.

5. Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước

Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước là dịch vụ sự nghiệp công mà Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoặc dịch vụ sự nghiệp công chưa tính đủ chi phí trong giá, phí, được ngân sách nhà nước hỗ trợ. 2

6. Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước

Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước là dịch vụ sự nghiệp công có điều kiện xã hội hóa cao, Nhà nước không bao cấp, giá dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường.2

 

doc 169 trang Đoàn Hưng Thịnh 03/06/2022 7070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng cán bộ quản lí cơ sở Giáo dục Phổ thông - Môđun 3: Quản trị tài chính trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 	TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
	CHƯƠNG TRÌNH ETEP 	ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN BỒI DƯỠNG 
CÁN BỘ QUẢN LÍ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
MÔ ĐUN 3 
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRƯỜNG TRUNG HỌC 
PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ 
VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH
ĐÀ NẴNG - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
	CHƯƠNG TRÌNH ETEP 	 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN BỒI DƯỠNG 
CÁN BỘ QUẢN LÍ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
MÔ ĐUN 3 
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRƯỜNG TRUNG HỌC 
PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ 
VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH
Chủ biên: TS. Bùi Việt Phú
ĐÀ NẴNG - 2020
BAN BIÊN SOẠN
(Theo Quyết định số 1128/QĐ/ĐHSP ngày 08/07/2020 của Hiệu trưởng 
Trường ĐHSP – ĐNĐN)
STT
Họ và tên
Đơn vị công tác
Nhiệm vụ 
1
TS. Bùi Việt Phú
Trường ĐHSP - ĐHĐN
Chủ biên
2
TS. Lê Mỹ Dung
Trường ĐHSP - ĐHĐN
Thư ký
3
TS. Hồ Thị Thúy Hằng
Trường ĐHSP - ĐHĐN
Thành viên
4
PGS.TS. Nguyễn Thị Tính
Trường ĐHSP - ĐHTN
Thành viên
5
PGS.TS. Nguyễn Sỹ Thư
Trường ĐHSP Tp. HCM
Thành viên
6
TS. Đào Hoàng Trường
Vụ KH-TC, Bộ GDĐT
Thành viên
7
TS. Trịnh Văn Cường
Học viện Quản lý giáo dục
Thành viên
8
ThS. Hà Xuân Nhâm
Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội
Thành viên
MỤC LỤC
KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt	Nghĩa đầy đủ
BD	Bồi dưỡng
CBQL	Cán bộ quản lý
CK	Chuyển khoản
CTGDPT	Chương trình giáo dục phổ thông
CSVC	Cơ sở vật chất
GV	Giáo viên
GDPT	Giáo dục phổ thông
HS	Học sinh
KBNN	Kho bạc Nhà nước
KTĐG	Kiểm tra đánh giá
NSNN	Ngân sách Nhà nước
PT	Phổ thông
QTTC	Quản trị tài chính
QCCTNB	Quy chế chi tiêu nội bộ
THCS	Trung học cơ sở
THPT	Trung học phổ thông
CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ
1. Chi đầu tư phát triển 
Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.1
2. Chi đầu tư xây dựng cơ bản 
Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.1
3. Chi thường xuyên 
Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Luật Ngân sách nhà nước, Số 83/2015/QH13
4. Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công
Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công. Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
5. Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước là dịch vụ sự nghiệp công mà Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoặc dịch vụ sự nghiệp công chưa tính đủ chi phí trong giá, phí, được ngân sách nhà nước hỗ trợ. 2
6. Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước là dịch vụ sự nghiệp công có điều kiện xã hội hóa cao, Nhà nước không bao cấp, giá dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường.2
7. Đơn vị kế hoạch tài chính 
Đơn vị kế hoạch tài chính là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch tài chính.3
8. Đơn vị sử dụng ngân sách 
Đơn vị sử dụng ngân sách là đơn vị kế hoạch tài chính được giao trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách.3
9. Giá dịch vụ giáo dục đào tạo 
Giá dịch vụ giáo dục đào tạo là toàn bộ chi phí tiền lương, chi phí vật tư, chi phí quản lý, chi phí khấu hao/hao mòn tài sản cố định (tích lũy đầu tư) và chi phí, quỹ khác phục vụ trực tiếp và gián tiếp hoạt động giáo dục đào tạo.3
10. Ngân sách nhà nước 
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.3
11. Ngân sách trung ương 
Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.3
12. Ngân sách địa phương 
Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương. Luật Ngân sách nhà nước, Số 83/2015/QH13
13. Phân cấp quản lý ngân sách 
Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị kế hoạch tài chính trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.3
14. Quỹ ngân sách nhà nước 
Quỹ ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay có trên tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp tại một thời điểm.3
15. Quản trị tài chính trường học
Quản trị tài chính trường học được hiểu là việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát các hoạt động tài chính nhà trường nhằm đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất, bao gồm: Lập kế hoạch ngân sách; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; quản lý thu chi; Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán; huy động và sử dụng các nguồn ngân sách hợp pháp; kiểm tra tài chính; công khai tài chính.
16. Trách nhiệm giải trình của trường học
Trách nhiệm giải trình của trường học là sự thừa nhận về trách nhiệm đối với mọi hành động, mọi sản phẩm, mọi quyết định hay chính sách mà nhà trường đưa ra trong việc lãnh đạo, quản lý và thực hiện công việc; gắn với nghĩa vụ báo cáo, giải thích cho những các hoạt động của nhà trường và tác động của nó. 
ĐỀ CƯƠNG KHÓA TẬP HUẤN 
1. Giới thiệu tổng quan về mô đun 
Mô đun “Quản trị tài chính trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình” là một trong những nội dung của khóa tập huấn cho cán bộ quản lý trường trung học phổ thông để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trước khóa tập huấn này, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đã được tập huấn các mô đun 01 “Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trường trung học phổ thông”, mô đun 02 “Quản trị nhân sự trong trường trung học phổ thông” và tiếp theo là mô đun 04 “Quản trị Cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh ở trường trung học phổ thông”. 
Tài liệu được xây dựng có sự kết nối, liên thông giữa các mô đun 01, mô đun 02 và mô đun 04.
Tài liệu đề cập đến những vấn đề chính, quan trọng trong quản trị tài chính: Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong giáo dục và các yêu cầu, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường trung học phổ thông; quản trị tài chính trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình, hướng tới nâng cao kết quả giáo dục học sinh; hoạt động quản trị tài chính trong trường trung học phổ thông hướng tới kết quả giáo dục học sinh tốt hơn; huy động và sử dụng các nguồn tài trợ cho trường trung học phổ thông. 
Tài liệu được thiết kế theo phương pháp học tập kết hợp giữa học qua mạng và học trực tiếp, trong đó, có 05 ngày học tập qua mạng và 03 ngày tập huấn theo phương thức trực tiếp với tiếp cận tương tác, chú trọng hoạt động, trải nghiệm và định hướng sản phẩm.
2. Yêu cầu cần đạt của mô đun 
- Khái quát được nguyên tắc, quy định chung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và yêu cầu, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường trung học phổ thông trong quản trị tài chính;
- Phân tích được mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quản trị tài chính ở trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình, hướng tới nâng cao kết quả giáo dục học sinh; 
- Tổ chức hoạt động quản trị tài chính trong trường trung học phổ thông hướng tới kết quả giáo dục học sinh tốt hơn: xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; lập kế hoạch tài chính; quản lý thu - chi; báo cáo tài chính; kiểm tra tài chính và công khai, minh bạch ngân sách; 
- Tổ chức vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho trường trung học phổ thông;
- Xây dựng được kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị tài chính trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện CTGDPT 2018. 
3. Nội dung chính 
3.1. Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong giáo dục và các yêu cầu, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường trung học phổ thông trong quản trị tài chính;
3.2. Quản trị tài chính trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình, hướng tới nâng cao kết quả giáo dục học sinh; 
3.3. Hoạt động quản trị tài chính trong trường trung học phổ thông hướng tới kết quả giáo dục học sinh tốt hơn; 
3.4. Huy động và sử dụng các nguồn tài trợ cho trường trung học phổ thông;
3.5. Xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp trong quản trị tài chính trường trung học phổ thông.
4. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng
4.1. Kế hoạch hoạt động bồi dưỡng qua mạng (5 ngày) 
A. Giai đoạn 1: Chuẩn bị 
I. Giới thiệu mô đun 3 
Xem Video 1 giới thiệu tổng quan về Mô đun 3 và hướng dẫn về nội dung, yêu cầu học qua mạng, địa chỉ website trợ giúp học viên khi học Mô đun 3. 
II. Nhiệm vụ học tập của học viên
Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị máy tính có kết nối mạng Internet, bút, vở ghi; 
Nhiệm vụ 2: Xem Video và nghiên cứu tài liệu đọc, học liệu, Infographic; 
Nhiệm vụ 3: Thực hiện các bài tập trong quá trình học và sau khi học đối với mỗi nội dung, làm các bài kiểm tra trắc nghiệm; 
Nhiệm vụ 3: Đề xuất các ý kiến phản hồi, đánh giá về nội dung và hình thức học tập. 
III. Yêu cầu cần đạt của mô đun 3 
- Mục tiêu 1: Khái quát được nguyên tắc, quy định chung về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và yêu cầu, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường trung học phổ thông; 
- Mục tiêu 2: Phân tích được mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quản trị tài chính ở trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình, hướng tới nâng cao kết quả giáo dục học sinh; 
- Mục tiêu 3: Phác thảo được hoạt động quản trị tài chính trong trường trung học phổ thông hướng tới kết quả giáo dục học sinh tốt hơn; 
- Mục tiêu 4: Xây dựng được kế hoạch vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho trường trung học phổ thông; 
- Mục tiêu 5: Xây dựng được kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị tài chính trường trung học phổ thông. 
B. Giai đoạn 2: Học tập, thực hành 
(Thiết kế theo tiến trình: trực quan: xem video, infographic, đọc tài liệu => nhận biết - phân tích => tự kiểm tra - đánh giá; người học sẽ phải tự học để hoàn thành chu trình học tập). 
NGÀY
NỘI DUNG
Ngày 1
Chủ đề 1: Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong giáo dục và các yêu cầu, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường trung học phổ thông 
1. Hướng dẫn chủ đề 1
* Hoạt động 1.1: Tìm hiểu khái quát về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong giáo dục 
a) Yêu cầu cần đạt: 
- Trình bày được khái niệm cơ chế tự chủ và cơ chế tự chủ trong trường trung học phổ thông công lập;
- Phân tích được nguyên tắc và nội dung thực hiện cơ chế tự chủ trong trường trung học phổ thông công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Nhiệm vụ của người học 
- Xem các video “Giới thiệu tổng quan về mô đun 3”; video “Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong quản trị tài chính theo hướng tự chủ và trách nhiệm giải trình”; 
- Nghiên cứu tài liệu đọc của nội dung 1: Khái quát về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong giáo dục;
- Đọc Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Làm các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học hoạt động 1.
c) Tài liệu/học liệu
- Video: Giới thiệu tổng quan về mô đun 3 và video Cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập;
- Tài liệu 1: Khái quát về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong giáo dục;
- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; 
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 
d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nội dung 1.
* Hoạt động 1.2: Tìm hiểu yêu cầu, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường trung học phổ thông trong việc thực hiện cơ chế tự chủ đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018
a) Yêu cầu cần đạt 
Phân tích được yêu cầu, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường trung học phổ thông trong việc thực hiện cơ chế tự chủ đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018.
b) Nhiệm vụ của người học 
- Nghiên cứu tài liệu 1: Yêu cầu, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường trung học phổ thông trong việc thực hiện cơ chế tự chủ đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018;
- Nghiên cứu Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT;
- Làm các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học hoạt động 1.2.
c) Tài liệu/học liệu
- Tài liệu học tập 1: Yêu cầu, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường trung học phổ thông trong việc thực hiện cơ chế tự chủ đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018;
- Tài liệu mô đun 1 (Học viện Quản lý giáo dục - Chương trình ETEP, 2019, Quản trị HĐ dạy học trong trường trung học phổ thông).
- Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT.
d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nội dung 1.
2. Đánh giá/phản hồi chủ đề 1
 Hệ thống các câu hỏi và bài trắc nghiệm trong sau mỗi nội dung học tập.
Chủ đề 2: Quản trị tài chính trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình hướng tới nâng cao kết quả giáo dục học sinh
1. Hướng dẫn chủ đề 2
* Hoạt động 2.1: Tìm hiểu CTGDPT 2018 và những yêu cầu đặt ra đối với công tác tự chủ trong trường trung học phổ thông
a) Yêu cầu cần đạt 
- Trình bày được một số nội dung cơ bản của CTGDPT 2018 liên quan đến việc thực hiện cơ chế tự chủ trong trường trung học phổ thông.
b) Nhiệm vụ của người học 
- Nghiên cứu tài liệu 2: Chương trình GDPT2018 và những yêu cầu đặt ra đối với công tác tự chủ trong trường trung học phổ thông;
- Làm các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học hoạt động 2.1.
c) Tài liệu/học liệu
- Tài liệu 2: Chương trình GDPT2018 và những yêu cầu đặt ra đối với công tác tự chủ trong trường trung học phổ thông;
- Video: Chương trình GDPT 2018;
- Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT.
d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
 Hệ thống các câu hỏi và bài trắc nghiệm sau mỗi nội dung học tập.
* Hoạt động 2.2: Tìm hiểu Quản trị tài chính trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình hướng tới nâng cao kết quả giáo dục học sinh
a) Yêu cầu cần đạt 
- Phân tích được khái niệm, nội dung tài chính trường trung học phổ thông;
- Phân tích được khái niệm, nội dung quản trị tài chính trường THPT;
- Trình bày được sự phân cấp trong quản trị tài chính trường trung học phổ thông;
- Phân tích được khái niệm, nội dung tự chủ và trách nhiệm giải trình về tài chính trường trung học phổ thông.
b) Nhiệm vụ của người học 
- Nghiên cứu tài liệu 2: Quản trị tài chính trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình hướng tới nâng cao kết quả giáo dục học sinh;
- Làm các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học hoạt động 2.2.
c) Tài liệu/học liệu
Tài liệu 2: Quản trị tài chính trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình hướng tới nâng cao kết quả giáo dục học sinh.
d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
 Hệ thống các câu hỏi và bài trắc nghiệm sau mỗi nội dung học tập.
* Hoạt động 2.3: Tìm hiểu mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quản trị tài chính trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình, hướng tới nâng cao kết quả giáo dục học sinh để thực hiện CTGDPT 2018
a) Yêu cầu cần đạt 
- Phân tích được mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quản trị tài chính trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình, hướng tới nâng cao kết quả giáo dục học sinh để thực hiện CTGDPT 2018.
b) Nhiệm vụ của người học (qua mạng)
- Nghiên cứu liệu 2: Mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quản trị tài chính trường trung học phổ thông để thực hiện CTGDPT 2018;
- Làm các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học hoạt động 2.3.
c) Tài liệu/học liệu
Tài liệu 2: Quản trị tài chính trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình hướng tới nâng cao kết quả giáo dục học sinh.
d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
 Hệ thống các câu hỏi và bài trắc nghiệm sau mỗi nội dung học tập.
2. Đánh giá/ phản hồi chủ đề 2
- Học viên phải hoàn thành 80% trở lên các bài tập trắc nghiệm liên quan đến chủ đề 2;
- Phản hồi ý kiến về chủ đề 2.
Ngày 2
Chủ đề 3: Hoạt động quản trị tài chính trong trường trung học phổ thông hướng tới kết quả giáo dục học sinh tốt hơn
1. Hướng dẫn chủ đề 3
Hoạt động 3.1: Kết nối kế hoạch năm học của nhà trường với kế hoạch tài chính để thực hiện Chương trình GDPT 2018
a) Yêu cầu cần đạt 
- Trình bày được yêu cầu và cách thức lập kế hoạch tài chính hàng năm của trường trung học phổ thông;
- Kết nối kế hoạch năm học của nhà trường với kế hoạch tài chính để thực hiện Chương trình GDPT 2018.
b) Nhiệm vụ của người học 
- Xem Video Kết nối kế hoạch năm học và kế hoạch tài chính để thực hiện CTGDPT 2018 của Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội;
- Làm các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học hoạt động 3;
- Tìm hiểu Thông tư số 14/2019/TT-BGDĐT ngày 30/8/2019 hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
c) Tài liệu/học liệu
- Tài liệu học tập số 3: Lập kế hoạch tài chính hằng năm;
- Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính;
- Video Kết nối kế hoạch năm học và kế hoạch tài chính để thực hiện CTGD 2018 của trường trung học phổ thông Phan Huy Chú, Hà Nội.
d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá 
 Hệ thống các câu hỏi và bài trắc nghiệm sau mỗi nội dung học tập.
Hoạt động 3.2: Tìm hiểu xây dựng và điều chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 
a) Yêu cầu cần đạt 
- Trình bày được yêu cầu và cách xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của trường trung học phổ thông;
- Trình bày được các nội dung cần điều chỉnh trong quy chế chi tiêu nội bộ để thực hiện CTGDPT2018;
b) Nhiệm vụ của người học 
- Nghiên cứu bài giảng, tài liệu 3: Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; Lập kế hoạch tài chính hằng năm;
- Đọc tài liệu trường hợp nghiên cứu 1: Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường THPT ABC;
- Làm các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học hoạt động 3;
- Tìm hiểu Thông tư 145/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 hướng dẫn cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác (Nội dung về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ); Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
c) Tài liệu/học liệu
- Tài liệu học tập số 3: Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; Lập kế hoạch tài chính hằng năm;
- Thông tư 145/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 (Nội dung về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ); Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính;
- Tài liệu Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường THPT ABC. 
d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá 
 Hệ thống các câu hỏi và bài trắc nghiệm sau mỗi nội dung học tập.
Ngày 3
Chủ đề 3. (Tiếp theo)
Hoạt động 3.3: Tìm hiểu nội dung tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao
a) Yêu cầu cần đạt 
- Trình bày các quy định cơ bản về tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao; 
- Chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế trong quản lý thu – chi của trường hợp nghiên cứu. 
b) Nhiệm vụ của người học 
- Nghiên cứu tài liệu 3: Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao;
- Đọc tài liệu trường hợp nghiên cứu 2;
- Làm các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học hoạt động 3.2.
c) Tài liệu/học liệu
- Tài liệu học tập số 3 (Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao);
- Tài liệu trường hợp nghiên cứu 2.
d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
 Hệ thống các câu hỏi và bài trắc nghiệm sau mỗi nội dung học tập.
Hoạt động 3.4: Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao thực hiện CTGDPT 2018
a/ Yêu cầu cần đạt 
Sau khi hoàn thành hoạt động 6, học viên có thể:
Vận dụng được các quy định để chỉ đạo thực hiện dự toán thu- chi ngân sách được giao đúng mục đích triển khai thực hiện CTGDPT 2018.
b/ Nhiệm vụ của người học 
- Thảo luận nhóm về các quy định cơ bản về quản lý thu - chi ngân sách của ngành giáo dục và địa phương;
- Học viên thảo luận nhóm phân tích trường hợp nghiên cứu 2 (phụ lục 4) Công tác quản lý thu – chi ngân sách của trường THPT X, xác định các nội dung thu – chi phù hợp/không phù hợp theo quy định tài chính.
c/ Tài liệu, học liệu
- Tài liệu học tập số 3: Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao (Quản lý thu – chi);
- Trường hợp nghiên cứu 2 (phụ lục 4): Công tác quản lý thu – chi ngân sách của trường THPT X;
- Thông tư 145/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 hướng dẫn cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác (Nội dung về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ);
- Thông tư số 14/2019/TT-BGDĐT ngày 30/8/2019 hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
 Hệ thống các câu hỏi và bài trắc nghiệm sau mỗi nội dung học tập.
Hoạt động 3.5: Tìm hiểu báo cáo tài chính, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật
a) Yêu cầu cần đạt 
Phân tích được nguyên nhân, yêu cầu của việc chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; báo cáo, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật.
b) Nhiệm vụ của người học 
- Nghiên cứu tài liệu 3: Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; báo cáo, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật;
- Làm các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học hoạt động 3.3.
c) Tài liệu/học liệu
Tài liệu học tập số 3: Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; báo cáo, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật.
d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
 Hệ thống các câu hỏi và bài trắc nghiệm sau mỗi nội dung học tập.
Hoạt động 3.6: Tìm hiểu nội dung huy động, sử dụng nguồn thu phí và các nguồn thu hợp pháp khác để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
a) Yêu cầu cần đạt 
Trình bày được yêu cầu, cách thức huy động, sử dụng nguồn vốn thu phí và các nguồn thu hợp pháp khác để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
b) Nhiệm vụ của người học 
- Nghiên cứu tài liệu 3: Huy động, sử dụng nguồn vốn thu phí và các nguồn thu hợp pháp khác để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động;
- Nghiên cứu các văn bản có liên quan đến việc huy động, sử dụng nguồn vốn thu phí và các nguồn thu hợp pháp khác để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động;
- Làm các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học hoạt động 3.4.
c) Tài liệu/học liệu
- Tài liệu học tập số 3: Huy động, sử dụng nguồn vốn thu phí và các nguồn thu hợp pháp khác để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động;
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu giải pháp “Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo”;
- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
- Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
- Thông tư số 91/2006/TT-BTC ngày 02/10/2006 của Bộ Tài chính Hướng dẫn Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;
- Các văn bản hướng dẫn và quy định của các cấp quản lý chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo, tài chính.
d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
 Hệ thống các câu hỏi và bài trắc nghiệm sau mỗi nội dung học tập.
Ngày 4
Chủ đề 3 (tiếp theo)
Hoạt động 3.7: Tìm hiểu nội dung kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính và công khai tài chính
a) Yêu cầu cần đạt 
Trình bày được yêu cầu, nội dung, cách thức kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính.
b) Nhiệm vụ của người học (qua mạng)
- Nghiên cứu tài liệu 3: Kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính và các văn bản liên quan;
- Nghiên cứu Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ GDĐT về Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
- Làm các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học hoạt động 3.5.
c) Tài liệu/học liệu
- Tài liệu học tập số 3: Kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính;
- Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn luật ngân sách;
- Luật kế toán và Chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;
- Thông tư số 61/2017/TT-BTC hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị kế hoạch tài chính, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ; 
- Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GDĐT về Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
- Thông tư số 90/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị kế hoạch tài chính, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
 Hệ thống các câu hỏi và bài trắc nghiệm sau mỗi nội dung học tập.
2. Đánh giá/phản hồi chủ đề 3
- Học viên phải hoàn thành 70% trở lên các bài tập trắc nghiệm liên quan đến chủ đề 1;
- Phản hồi ý kiến về chủ đề 3.
Chủ đề 4: Huy động và sử dụng các nguồn tài trợ cho trường trung học phổ thông
1. Hướng dẫn chủ đề 4
* Hoạt động 4.1. Tìm hiểu nguyên tắc, căn cứ của việc huy động và sử dụng các nguồn tài trợ cho trường trung học phổ thông
a) Yêu cầu cần đạt 
- Phân tích được các nguyên tắc của việc huy động và sử dụng các nguồn tài trợ cho trường trung học phổ thông;
- Phân tích được các căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và nhà trường trong việc huy động và sử dụng các nguồn tài trợ cho trường trung học phổ thông.
b) Nhiệm vụ của người học 
- Nghiên cứu tài liệu 4: Nguyên tắc của việc huy động và sử dụng các nguồn tài trợ cho trường trung học phổ thông; Căn cứ của việc huy động và sử dụng các nguồn tài trợ cho trường trung học phổ thông;
- Nghiên cứu trường hợp nghiên cứu 3 và các văn bản liên quan;
- Làm các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học hoạt động 4.1.
c) Tài liệu/học liệu
- Tài liệu học tập số 4: Nguyên tắc của việc huy động và sử dụng các nguồn tài trợ cho trường trung học phổ thông; Căn cứ của việc huy động và sử dụng các nguồn tài trợ cho trường trung học phổ thông;
- Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT; Thông tư số 72/2008/TT-BTC ngày 31/7/2008 của Bộ Tài chính; Thông tư số 35/2011/TT-BGDDT ngày 11/8/2011 của Bộ GDĐT;
- Trường hợp nghiên cứu 3: Hoạt động vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ của trường THPT Q.
d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
 Hệ thống các câu hỏi và bài trắc nghiệm sau mỗi nội dung học tập.
* Hoạt động 4.2: Tìm hiểu nội dung huy động và sử dụng các nguồn tài trợ cho trường THPT
a) Yêu cầu cần đạt 
- Trình bày được các nội dung huy động và sử dụng các nguồn tài trợ cho trường THPT;
- Đề xuất được các biện pháp để tổ chức vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước một cách hiệu quả. 
b) Nhiệm vụ của người học 
- Nghiên cứu liệu 4: Nội dung huy động và sử dụng các nguồn tài trợ; 
- Tìm hiểu các văn bản liên quan ;
- Trường hợp nghiên cứu 4: Kế hoạch vận động tài trợ xây dựng cơ sở vật chất, năm học 2019-2020 của trường THPT Y;
- Làm các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học hoạt động 4.1.
c) Tài liệu/học liệu
- Tài liệu số 4: Huy động và sử dụng các nguồn tài trợ;
- Công văn số 6890/BGDĐT-KHTC của Bộ GDĐT ngày 18/10/2010 về việc Hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở giáo dục và đào tạo; Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ;
- Trường hợp nghiên cứu 4: Kế hoạch vận động tài trợ xây dựng cơ sở vật chất, năm học 2019-2020 của trường THPT Y.
d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá
 Hệ thống các câu hỏi và bài trắc nghiệm sau mỗi nội dung học tập.
* Hoạt động

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_huong_dan_boi_duong_can_bo_quan_li_co_so_giao_duc_p.doc