Thuyết minh bài giảng Tin học Lớp 11 - Tiết 37+38, Bài 15: Thao tác với tệp - Lưu Thị Huyền
1. Kiến thức
- Biết các bước làm việc với tệp: gắn tên cho biến tệp, mở tệp, đọc/ghi tệp, đóng tệp.
- Biết khai báo biến tệp và thực hiện được các thao tác cơ bản với tệp văn bản
- Biết sử dụng một số hàm và thủ tục chuẩn làm việc với tệp.
2. Kĩ năng:
- Khai báo đúng tệp văn bản, thực hiện được các thao tác đọc dữ liệu từ tệp và ghi dữ liệu vào tệp.
- Sử dụng một số hàm và thủ tục chuẩn làm việc với tệp
3. Thái độ
- Thấy được sự cần thiết và tiện lợi của việc sử dụng kiểu dữ liệu tệp trong lập trình. Có ý thức lưu trữ dữ liệu khoa học, tránh mất mát thông tin. Đồng thời giáo dục ý thức tôn trọng bản quyền.
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh bài giảng Tin học Lớp 11 - Tiết 37+38, Bài 15: Thao tác với tệp - Lưu Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU MÔ TẢ SẢN PHẨM DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN CHƯƠNG V: TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP BÀI 15: THAO TÁC VỚI TỆP Trường THPT Võ Thị Sáu – Huyện Bình Xuyên – Tỉnh Vĩnh Phúc Họ tên giáo viên Lưu Thị Huyền Khối lớp 11 Ban Cơ bản Môn Tin Học 11 Chương số Chương V: TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP Tiết số: 37-38 BÀI 15: THAO TÁC VỚI TỆP Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức Biết các bước làm việc với tệp: gắn tên cho biến tệp, mở tệp, đọc/ghi tệp, đóng tệp. Biết khai báo biến tệp và thực hiện được các thao tác cơ bản với tệp văn bản Biết sử dụng một số hàm và thủ tục chuẩn làm việc với tệp. 2. Kĩ năng: Khai báo đúng tệp văn bản, thực hiện được các thao tác đọc dữ liệu từ tệp và ghi dữ liệu vào tệp. Sử dụng một số hàm và thủ tục chuẩn làm việc với tệp 3. Thái độ - Thấy được sự cần thiết và tiện lợi của việc sử dụng kiểu dữ liệu tệp trong lập trình. Có ý thức lưu trữ dữ liệu khoa học, tránh mất mát thông tin. Đồng thời giáo dục ý thức tôn trọng bản quyền. 1. Kiến thức về CNTT - Biết sử dụng máy tính thành thạo - Biết cách thiết kế bài giảng điện tử bằng Power Point và một số phần mềm ứng dụng khác như Adobe presenter 10, Active Presenter, Turbo Pascal 7.0 2. Kiến thức chung về môn học Trước khi học bài này học sinh cần + Ôn tập các kiến thức về kiểu dữ liệu tệp. + Chuẩn bị bài Yêu cầu về trang thiết bị/Đồ dùng dạy học 1. Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT a. Phần cứng - Máy tính, máy chiếu b. Phần mềm - Phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử Power point 2013 - Phần mềm Adobe presenter 10, Active Presenter , Turbo Pascal 7.0. camtasia 2. Những trang thiết bị khác/Những đồ dùng dạy học khác: - Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu có liên quan đến bài giảng - Đồ dùng dạy học có trong bài. Chuẩn bị việc giảng dạy 1. Phần chuẩn bị của Giáo viên: - Nghiên cứu kĩ nội dung Chương V: Tệp và thao tác với tệp - SGK Tin Học 11, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, bài giảng điện tử, bài giảng e - learning, lập kế hoạch giảng dạy. 2. Phần chuẩn bị của Học sinh: - Ôn tập lại các Kiến thức cơ bản về Kiểu dữ liệu têp và thao tác với tệp. - Chuẩn bị bài trước ở nhà. Kế hoạch giảng dạy 1.Dẫn nhập - Dùng phần mềm Adobe presenter 10 ghi âm phần giới thiệu vào bài của giáo viên . 2.Giới thiệu bài mới - Giáo viên ghi âm phần giới thiệu vào bài mới. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của GV §15. Thao tác với tệp - Xét các thao tác với tệp văn bản. 1.Khai báo tệp văn bản : VAR : TEXT; Vd: Var f : text; 2. Thao tác với tệp a. Gán tên tệp : - Mỗi tệp dữ liệu đều có 1 tên để truy cập. Tên tệp là 1 biến xâu hoặc hằng xâu. Mặt khác trong lập trình không cho phép thao tác trực tiếp với tệp dữ liệu trên đĩa mà phải thông qua biến tệp. Do vậy cần phải găn tên tệp cho biến tệp. * Thủ tục gắn tên tệp: ASSIGN( , ); Trong đó: Tên tệp là biến xâu hoặc hằng xâu. Ví dụ 1: Cần gán biến tệp F với tệp có tên DULIEU.TXT. Việc gán tên tệp được thực hiện bằng các câu lệnh ? ASSIGN(F,'DULIEU.TXT'); Ví dụ 2 Để chuẩn bị thao tác với tệp có tên là KETQUA.DAT trên thư mục gốc đĩa D: ta dùng các câu lệnh sau để gắn nó với tệp G? àASSIGN(G, 'D:\KETQUA.DAT'); b. Mở tệp : * Thủ tục mở tệp để ghi : REWRITE( ); Ví dụ: Hãy thực hiện mở tệp KETQUA.DAT lưu trong ổ D để ghi dữ liệu ASSIGN(F, 'D:\KETQUA.DAT'); REWRITE(F); Chú ý: - Khi thực hiện lệnh REWRITE(F), nếu trên thư mục gốc D:\ chưa có tệp KETQUA.DAT, thì tệp sẽ được tạo với nội dung rỗng. Nếu tệp này đã có, thì nội dung của nó sẽ bị xoá để chuẩn bị ghi thông tin mới. * Thủ tục mở tệp để đọc : RESET( ); Ví dụ: Để đọc dữ liệu từ tệp DULIEU.INP trong ổ D ta có thể mở tệp bằng : ASSIGN(G, 'DULIEU.INP'); RESET(G); Chú ý: - Nếu không tồn tại tệp cần mở để đọc thì khi thực hiện thủ tục Reset sẽ báo lỗi - Nếu tồn tại thì con trỏ tệp chuyển về đầu tệp để chuẩn bị đọc dữ liệu. Gv: ĐVĐ Hoạt động 1: Tìm hiểu các khai báo biến tệp văn bản. Mục tiêu: Học sinh biết cách khai báo biến tệp văn bản Gv: Ghi âm lời giảng Hoạt động 2: Gán tên tệp Gv: Vì sao phải gắn tên tệp? Để thao tác với tệp, trước hết phải gán tên tệp cho biến tệp bằng câu lệnh : ASSIGN( , ); Chú ý: - Tên tệp có thể là đường dẫn chứa ổ đĩa, danh sách thư mục liên tiếp, cách nhau bởi dấu \ và cuối cùng là tên tệp. - Độ dài của tên <=79 kí tự. Hoạt động 3: Mở tệp Tệp có thể dùng để chứa kết quả ra hoặc dữ liệu vào. Trước khi mở tệp, biến tệp phải được gán tên tệp bằng thủ tục ASSIGN. Gv: Câu lệnh mở tệp để ghi kết quả có dạng : REWRITE( ); Để chuẩn bị đọc dữ liệu từ tệp đã có ta mở tệp bằng câu lệnh : RESET( ); GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi Tại sau phải mở tệp trước khi đọc ghi tệp? c. Đọc dữ liệu từ tệp READ( , ); Hoặc Readln( , ); Trong đó: - Danh sách biến là 1 hay nhiều biến đơn, các biến được phân cách nhau bởi dấu phẩy. - Các dữ liệu đọc trong tệp gán vào danh sách biến phải lần lượt có kiểu dữ liệu tương ứng với kiểu của biến trong danh sách biến, nếu sai chương trình sẽ báo lỗi. Ví dụ 1: Read(f, x,y,z); Ví dụ 1: Cho tệp văn bản ‘so.txt’ gồm 1 dòng chứa số 3 nguyên x, y, z các số cách nhau bởi dấu cách. Viết chương trình đọc 3 số nguyên từ tệp trên, tính và đưa ra màn hình tổng của 3 số trên. Thuật toán: B1: Đọc 3 số nguyên x, y, z, từ tệp ‘so.txt’ B2: Tính tổng 3 số vừa đọc B3: Đưa tổng của 3 số ra màn hình. Chương trình: Program vidu1; var f1:text; s,x,y,z:integer; Begin Assign(f1,'so.txt'); reset(f1); readln(f1,x,y,z); s:=x+y+z; write('tong 3 so la:',s); close(f1); readln; end. * Lưu ý: Khi tiến hành mở tệp để đọc mà không tìm thấy tệp cần mở thì chương trình sẽ báo lỗi. * Thủ tục ghi dữ liệu vào tệp WRITE( , ); Hoặc Writeln(( , ); Trong đó: - Danh sách kết quả có thể là 1 hay nhiều phần tử có thể là hằng, biến đơn, biểu thức. Các phần tử được phân cách nhau bởi dấu phẩy. Ví dụ: Write(f,’A=’,a, ‘b=’,b); d. Đóng tệp Sau khi làm việc xong phải đóng tệp. Việc đóng tệp đặc biệt quan trọng sau khi ghi dữ liệu vào tệp. Vì khi đó hệ thống mới thực sự hoàn tất việc ghi dữ liệu vào tệp. * Thủ tục đóng tệp CLOSE( ); Ví dụ: CLOSE(F1); CLOSE(F3); Chú ý: Sau khi đóng tệp thì vần có thể mở lại tệp. Khi mở tệp nếu vẫn dùng biến tệp cũ thì không cần phải dùng thủ tục Assign để gắn lại tên tệp. Ví dụ 2: Cho tệp văn bản ‘SO.TXT’ gồm 1 dòng chứa số 3 nguyên x, y, z các số cách nhau bởi dấu cách. Viết chương trình đọc 3 số nguyên từ tệp trên, tính và ghi vào tệp ‘tong.txt’ tổng của 3 số trên. Xác định bài toán Input: Đọc 3 số nguyên x,y,z từ tệp ‘so.txt’ Output: Ghi vào tệp ‘Tong.txt’ tổng của 3 số nguyên. Thuật toán B1: Đọc 3 số nguyên x, y, z, từ tệp ‘so.txt’ B2: Tính tổng 3 số vừa đọc B3: Ghi vào tệp ‘tong.txt’ tổng của 3 số trên. Chương trình Program vidu2; var f1,f2:text; s,x,y,z:integer; Begin Assign(f1,'so.txt'); reset(f1); readln(f1,x,y,z); s:=x+y+z; Assign(f2,'tong.txt'); rewrite(f2); write(f2,'tong 3 so la:',s); close(f1); end. * Lưu ý: - Khi mở tệp để ghi, nếu không tìm thấy tệp cần mở thì chương trình sẽ được tạo với nội dung rỗng. - Sau khi làm việc xong với tệp cần phải đóng tệp để tránh mất mát thông tin. Việc đóng tệp sau khi ghi tệp đặc biệt quan trọng vì khi đó việc ghi dữ liệu vào tệp mới thực sự hoàn tất. * Một số hàm và thủ tục chuẩn thường dùng trong thao tác tệp Hàm lôgíc EOF( ); Cho giá trị True nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối tệp. Hàm lôgíc EOLN( ) Cho giá trị True nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối dòng. Ví dụ 3: Cho tệp văn bản ‘SOLIEU.INP’ gồm nhiều dòng mỗi dòng chứa số 1 nguyên. Viết chương trình đọc các số nguyên từ tệp trên, tính và ghi vào tệp ‘SOLIEU.OUT’ số lượng các phần tử chẵn có trong tệp. * Xác định bài toán Input: Cho nhiều số nguyên, được ghi trong tệp ‘SOLIEU.INP’. Output: Tính và ghi vào tệp ‘SOLIEU.OUT’ số lượng phần tử chẵn có trong tệp? * Chương trình Program vidu3; var f1,f2:text; x,d: integer; begin assign(f1,'SOLIEU.INP'); Reset(f1); ASSign(f2,'SOLIEU.OUT'); rewrite(f2); d:=0; while not eof(F1) do begin readln(f,x); if x mod 2= 0 then d:= d+1; end; writeln(f2,d); close(f1); close(f2); End. Hoạt động 4: Tìm hiểu thủ tục đọc / ghi tệp. Gv: Trước khi thực hiện đọc/ghi tệp cần phải mở tệp Gv: Cho biết sự khác nhau giữa 2 lệnh Read và Readln. Gv: Minh họa sự khác nhau bằng chương trình cụ thể. Gv: Để đọc dữ liệu từ tệp ta cần làm các việc sau: - Khai báo biến tệp - Gắn tên cho tệp - mở tệp để đọc - đọc tệp Gv: Sử dụng Phần mềm Active Presenter quay video hướng dẫn học sinh chạy chương trình với kiểu dữ liệu tệp và hướng dẫn cách khắc phục một số lỗi khi chạy chương trình với tệp. Gv: Hay cho biết sự khác nhau giữa 2 thủ tục Write và Writeln; Gv: phân tích Hoạt động 5: tìm hiểu thủ tục đóng tệp. GV: Tại sao phải đóng tệp sau khi thực hiện đọc/ghi tệp Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh viết chương trình đơn giản thực hiện thao tác đọc/ghi tệp. GV: Đọc đề và cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa 2 ví dụ 1 và ví dụ 2. GV: Phân tích yêu cầu của bài toán đưa ra thuật toán để giải bài toán. GV: Để thực hiện việc ghi dữ liệu vào tệp cần những thao tác nào? Gắn tên tệp Mở tệp để ghi Ghi dữ liệu vào tệp Đóng tệp GV: Từ phân tích trên giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết chương trình cho bài toán. GV: Sử dụng Phần mềm Active Presenter quay video hướng dẫn học sinh chạy chương trình với kiểu dữ liệu tệp và hướng dẫn cách khắc phục một số lỗi khi chạy chương trình với tệp. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của việc đóng tệp sau khi ghi tệp. Gv:Giới thiệu một số hàm thủ tục chuẩn thường dùng khi làm việc với tệp. Gv: sử dụng phần mềm Presenter 10 để hướng dẫn học sinh viết chương trình đơn giản thực hiện đọc ghi tệp có sử dụng hàm chuẩn EOF 4) Củng cố và luyện tập : GV: Củng cố các kiến thức cơ bản đã học trong bài Gv: yêu cầu học sinh làm một số bài tập củng cố các kiến thức đã học 5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : Làm các bài tập: bài 5.6, bài 5.7, bài 5.8, bài 5.10 SBT trang 5.4-5.6 6.Tài liệu tham khảo. Sách Tin học 11, NXB Giáo dục Sách Giáo viên tin học 11, NXB Giáo dục. Bài tập Tin Học 11, NXB Giáo dục. Phần mềm: Microsoft office 2013, Adobe Presenter 10, Active Presenter, Turbo Pascal 7.0 Webside: Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Phạm Ngọc Thiệu Người thực hiện Lưu Thị Huyền
Tài liệu đính kèm:
- thuyet_minh_bai_giang_tin_hoclop_11_tiet_3738_bai_15_thao_ta.doc