Bài giảng Địa lí 11 - Bài học: Một số vấn đề mang tính toàn cầu

Bài giảng Địa lí 11 - Bài học: Một số vấn đề mang tính toàn cầu

Xung đột sắc tộc là xung đột giữa hai hoặc nhiều nhóm dân tộc tranh chấp. Trong khi nguồn gốc của cuộc xung đột có thể là chính trị, xã hội, kinh tế hoặc tôn giáo, các cá nhân trong cuộc xung đột phải đấu tranh rõ ràng cho vị trí của nhóm sắc tộc của họ trong xã hội. Tiêu chí cuối cùng này phân biệt xung đột sắc tộc với các hình thức đấu tranh khác.

 

pptx 13 trang lexuan 8060
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa lí 11 - Bài học: Một số vấn đề mang tính toàn cầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU.TỔ 4Nội dung:Vấn đề mang tính toàn cầu.Biểu hiện của những vấn đề đóGiải pháp, cách giải quyết.- Xung đột sắc tộc và tôn giáo, nạn khủng bố trở thành mối đe dọa trực tiếp tới nền hòa bình thế giới.Xung đột sắc tộc là xung đột giữa hai hoặc nhiều nhóm dân tộc tranh chấp. Trong khi nguồn gốc của cuộc xung đột có thể là chính trị, xã hội, kinh tế hoặc tôn giáo, các cá nhân trong cuộc xung đột phải đấu tranh rõ ràng cho vị trí của nhóm sắc tộc của họ trong xã hội. Tiêu chí cuối cùng này phân biệt xung đột sắc tộc với các hình thức đấu tranh khác.Xung đột tôn giáo là sự va chạm, tranh chấp, đụng độ về giá trị tôn giáo giữa các cộng đồng tôn giáo.Khủng bố là hoạt động phá hoại, đe dọa bằng lời nói, hình ảnh hoặc video giết người do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện làm thiệt mạng người, đặc biệt là thường dân, hoặc gây tổn thất cho xã hội và cộng đồng để tác động vào tâm lý đối phương gây hoang mang khiếp sợ, nhằm mục đích chính trị hoặc tôn giáo (tuy nhiên, các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu quân sự khi đang diễn ra xung đột vũ trang dù có gây thiệt mạng cho dân thường vẫn không được coi là khủng bố).Nạn khủng bố xuất hiện ở nhiều nơi với nhiều cách thức khác nhau:. Sát hại thủ lĩnh chính trị, bắt cóc con tin.. Huấn luyện và sử dụng người làm thuê vào hoạt động khủng bố .. Tấn công bằng vũ khí sinh hóa học, chất nổ.. Tấn công mạng vi tính với những mục đích trục lợi cho chúng Trong 134 quốc gia, vùng lãnh thổ được nghiên cứu về nguy cơ và thiệt hại do nạn khủng bố trên khắp thế giới, Việt Nam được đánh giá là quốc gia an toàn nhất (thứ 134). Đã 5 năm liên tiếp an ninh quốc gia được bảo vệ an toàn tuyệt đối khỏi khủng bố.Theo GTI, các vụ tấn công khủng bố đã cướp đi sinh mạng của 25.673 người trong năm 2016. Con số này giảm 22% so với thời kỳ đỉnh điểm năm 2014.Bên cạnh đó, mối đe dọa hòa bình thế giới còn có hoạt động kinh tế ngầm. Kinh tế ngầm là một khu vực kinh tế nơi mà tất cả các hoạt động thương mại được tiến hành mà không có sự kiểm soát, thống kê của cơ quan nhà nước (thuế, luật) hoặc các quy định thương mại. Khái niệm "Kinh tế ngầm" ở đây là để đối sánh với nền kinh tế công khai có thể thống kê được. Thuật ngữ này cũng thường được gọi là underdog, Kinh tế phi chính thức, Kinh tế chưa được quan sát, Kinh tế song song hoặc Kinh tế ma, chợ đen.Kinh tế ngầm gồm 5 nhóm:Hoạt động kinh tế bất hợp pháp: như buôn bán hàng cấm (ma tuý, vũ khí, hàng giả...), buôn lậu, buôn người, buôn bán nội tạng người, cờ bạc, hối lộ, tham nhũng, mại dâm...Hoạt động kinh tế ngầm: là các hoạt động kinh tế hợp pháp nhưng không được các doanh nghiệp khai báo với nhà nước (để trốn thuế);Hoạt động kinh tế phi chính thức chưa được thống kê: là những hoạt động kinh tế hợp pháp nhưng quy mô nhỏ, không thể thống kê đầy đủ (ví dụ: buôn hàng vỉa hè, xe ôm, bán hàng rong...)Hoạt động kinh tế tự sản, tự tiêu của hộ gia đình: là những hoạt động hợp pháp diễn ra trong nội bộ gia đình, ví dụ như nông dân tự trồng trọt, chăn nuôi rồi tiêu thụ nông sản ngay trong gia đình, không bán ra bên ngoài;Hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê: là những hoạt động hợp pháp mà cơ quan thống kê bỏ sót. Với nền kinh tế ngầm chiếm khoảng 15,6% GDP, Việt Nam được xếp hạng với các nước tiến bộ nhất trong khu vực châu Á như Trung Quốc và Singapore (13,1% GDP), Nhật Bản (11,3% GDP). Trong khi đó, khu vực kinh tế ngầm ở khu vực châu Á có quy mô khoảng 26% GDP. Những số liệu ước tính này được các chuyên gia của ngân hàng thế giới đưa ra trong một tài liệu đang soạn thảo về lĩnh vực thuế ở Việt Nam. Nhưng chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh đã hoài nghi số liệu của Ngân hàng thế giới (WB) và cho rằng nền kinh tế ngầm chiếm vào khoảng 30 - 50% GDP, tỷ lệ này phải cao gấp đôi so với con số mà WB đưa ra.Báo cáo của IMF tính toán quy mô nền kinh tế chưa được quan sát tại 158 quốc gia trên thế giới giai đoạn 1991-2015. Theo đó, tính trung bình, con số này trên toàn cầu tương đương 31,9% GDP. Cao nhất là Zimbabwe với 60,6%. Thấp nhất là Thụy Sĩ với 7,2%.Để giải quyết vấn nạn trên các quốc gia cần tích cực hợp tác, bảo vệ nền hòa bình- an ninh thế giới.+ Ban hành những văn bản pháp luật.+ Tuyên truyền, vận động, giáo dục và thuyết phục.+ Thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội.+ Lập ra các khối liên hiệp, tổ chức để cùng nhau giải quyết.+ Phòng kết hợp chống các mầm mống tệ nạn từ đầu. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_11_bai_hoc_mot_so_van_de_mang_tinh_toan_cau.pptx