Bài giảng Địa lí 11 - Ôn tập trung quốc và các nước Đông Nam Á

Bài giảng Địa lí 11 - Ôn tập trung quốc và các nước Đông Nam Á

ÔN TẬP TRUNG QUỐC VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

Câu 1. Dựa vào số liệu trong bài, chứng minh kết quả hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp của Trung Quốc. Phân tích những nguyên nhân đưa đến kết quả đó.

* Hiện đại hóa công nghiệp :

– Kết quả :

+ Phát triển ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác, máy móc tự động.

+ Nhiều ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, nhiều mặt hàng đứng đầu thế giới về sản lượng.

+ Phát triển công nghiệp địa phương, sản xuất được nhiều mặt hàng tiêu dùng.

– Nguyên nhân :

+ Chuyển đổi nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.

+ Thực hiện chính sách mở cửa, xây dựng các đặc khu kinh tế, khu chế xuất.

+ Thu hút vốn đầu tư lớn.

+ Chủ động đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp.

 

ppt 19 trang lexuan 4880
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa lí 11 - Ôn tập trung quốc và các nước Đông Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP TRUNG QUỐC VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM ÁCâu 1. Dựa vào số liệu trong bài, chứng minh kết quả hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp của Trung Quốc. Phân tích những nguyên nhân đưa đến kết quả đó.* Hiện đại hóa công nghiệp :– Kết quả :+ Phát triển ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác, máy móc tự động.+ Nhiều ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, nhiều mặt hàng đứng đầu thế giới về sản lượng.+ Phát triển công nghiệp địa phương, sản xuất được nhiều mặt hàng tiêu dùng. – Nguyên nhân :+ Chuyển đổi nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.+ Thực hiện chính sách mở cửa, xây dựng các đặc khu kinh tế, khu chế xuất.+ Thu hút vốn đầu tư lớn.+ Chủ động đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp.* Hiện đại hóa nông nghiệp :– Kết quả:+ Đã sản xuất được nhiều nông phẩm với năng suất cao, một số loại có sản lượng đứng đầu thế giới.+ Đời sống nhân dân được cải thiện.– Nguyên nhân:+ Giao quyền sử dụng đất cho người nông dân.+ Cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, hệ thống thủy lợi.+ Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới.+ Miễn thuế nông nghiệp cho người dân. Câu 2. Dựa vào hình 10.8 (trang 93 SGK Địa lý 11), nhận xét và giải thích sự phân bố công nghiệp Trung Quốc.– Các trung tâm công nghiệp chính tập trung ở miền đông, các vùng duyên hải tại các thành phố lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh, Thẩm Dương, Quảng Châu – Vì : miền Đông có đầy đủ các điều kiện về tài nguyên khoáng sản, nguồn nước và nguồn nhân lực có trình độ kĩ thuật đáp ứng được yêu cầu của các ngành công nghiệp, thị trường tiêu thụ rộng lớn Câu 3. Cho bảng số liệu:CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC(Đơn vị: %)Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Trung quốc giai đoạn 1995 – 2014?Câu 4. Vì sao sản xuất nông nghiệp lại tập trung chủ yếu ở miền Đông ?Nông nghiệp Trung Quốc tâp trung ở miền đông vì:– Điều kiện tự nhiên: Đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa, – Điều kiện kinh tế-xã hội: Dân cư đông đúc, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ lớn; dông dân, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, sự hỗ trợ của công nghiệp, Làm rõ những trở ngại từ đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực Đông Nam Á.+ Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thiếu; vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống còn nhiều khó khăn + Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước.+ Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc, Câu 5.Cho BSL tốc độ tăng trưởng hàng xuất khẩu của Trung quốc . (%)Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng hàng xất khẩu của Trung Quốc qua các năm? Câu 1. Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây?A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.Câu 2. Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á mang tên làA. Bán đảo Đông Dương. B. Bán đảo Mã Lai.C. Bán đảo Trung - Ấn. D. Bán đảo Tiểu Á.Giải thích : Các nước Đông Nam Á lục địa nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ nên còn có tên gọi khác là Bán đảo Trung - Ấn.Câu 3. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?A. Ma-lai-xi-a. B. Xin-ga-po.C. Thái Lan. D. In-đô-nê-xi-a.Giải thích : Các nước Đông Nam Á lục địa gồm có Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar.Câu 4. Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vìA. Khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.B. Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.C. Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.D. Là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.Câu 5. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậuA. Xích đạo. B. Cận nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Nhiệt đới gió mùa.Câu 6. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?A. Phía bắc Mi-an-ma. B. Phía nam Việt Nam.C. Phía bắc của Lào. D. Phía bắc Phi-lip-pin. Câu 7. Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào?A. Đồng bằng châu thổ rộng lớn. B. Núi và cao nguyên.C. Các thung lũng rộng. D. Đồi, núi và núi lửa.Câu 8. Đảo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới làA. Gia-va. B. Lu-xôn. C. Xu-ma-tra. D. Ca-li-man-tan.Giải thích : Đảo Ca-li-man-tan là đảo lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á và lớn thứ 3 thế giới, sau Đảo Greenland và đảo New Guinea.Câu 9. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á làA. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.Câu 10. Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á làPhát triển thủy điện. B. Phát triển lâm nghiệp.C. Phát triển kinh tế biển. D. Phát triển chăn nuôi.Câu 11. Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản vìA. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.B. Có nhiều kiểu, dạng địa hình.C. Nằm trong vành đai sinh khoáng.D. Nằm kề sát vành đai núi lửa Thái Bình Dương.Câu 12. Quốc gia có mật độ dân số cao nhất làA. Xin-ga-po. B.Việt Nam. C. Phi-lip-pin. D.In-đô-nê-xi-a. Giải thích : Một số nước có mật độ dân số cao nhất ở Đông Nam Á là: Xin-ga-po 7857 người/km2, Phi-lip-pin 343 người/ km2, Việt Nam 277 người/km2, In-đô-nê-xi-a 134 người/km2, Lào là quốc gia có mật độ dân số thấp nhất, 29 người/km2, Bru-nây 69 người/km2, Cam-pu-chia 85 người/km2.Câu 13. Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là doA. Có số dân đông, nhiều quốc gia.B. Nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn.C. Vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.D. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớnCâu14 : Dân cư các nước Đông Nam Á thường gây khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước là doA. có nền văn hóa, tôn giáo phong phú đa dạng.B. phân bố không đồng đều giữa các quốc gia trong khu vực.C. dân số đông ở nhiều quốc gia.D. một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia.Giải thích: Các quốc gia Đông Nam Á có nhiều dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây không ít khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước.Câu 15: Việc phát triển giao thông ở Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông – Tây không thuận lợi là doA. biển ngăn cách. B. phải phá nhiều rừng đặc dụng.C. không mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.D. các dãy núi và sông ngòi có hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam.Giải thích: Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam điều này gây khó khăn cho việc phát triển giao thông ở Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông – Tây. Câu 16: Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng đông – tây có những ảnh hưởng gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?A. Thúc đẩy hoạt động giao lưu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đông –tây giữa các quốc gia, đặc biệt ở những vùng núi khó khăn.B. Thúc đẩy hoạt động giao lưu phát triển kinh tế - xã hội theo giữa các quốc gia Đông Nam Á lục địvới Đông Nam Á hải đảo.C. Mở rộng các vùng hậu phương cho các cảng của các quốc gia ven biển, thúc đẩy phát triển kinh tế biển.D. Thúc đẩy hoạt động giao lưu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đông –tây giữa các quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế biển.Câu 17: Khu vực nào ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc?A. Miền Trung. B. Miền Bắc. C. Miền Nam. D. Cả nước.Gợi ý: Liên hệ kiến thức đặc điểm tự nhiên của Việt Nam. Giải thích: Miền Bắc nước ta nằm ở vĩ độ cao nhất, có vị trí lãnh thổ trên kết hợp với hướng địa hình gồm các cánh cung hướng mở rộng về phía Bắc và phía Đông tạo hành lang hút gió mạnh. Do vậy khối không khí lạnh phương Bắc dễ dàng xâm nhập và ảnh hưởng sâu đến lãnh thổ phía Bắc, đem lại một mùa đông lạnh giá cho miền Bắc. Chọn: Câu 18: “Phần lớn lãnh thổ Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy vậy một phần lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam có mùa đông lạnh”. Nguyên nhân là do:A. Lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam có địa hình núi cao làm nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông.B. Hai khu vực này có vị trí nằm ở vĩ độ cao nhất (phía Bắc lãnh thổ) kết hợp hướng địa hình nên đón khối khí lạnh từ phương Bắc xuống.C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông và đại Dương.D. Hai khu vực này nằm trong đới khí hậu ôn hòa.Giải thích:- Lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam nằm ở vĩ độ cao nhất của khu vực Đông Nam Á lục địa.- Vị trí lãnh thổ trên kết hợp với hướng địa hình đón gió: Mi-an-ma có địa hình dạng lòng máng được nâng cao hai đầu, phía Bắc Việt Nam địa hình gồm các cánh cung hướng mở rộng về phía Bắc và phía Đông tạo hành lang hút gió mạnh.=> Do vậy khối không khí lạnh phương Bắc dễ dàng xâm nhập và ảnh hưởng sâu đến lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam, đem lại một mùa đông lạnh.Câu 19: Ngành kinh tế truyền thống, đang được chú trọng phát triển ở hầu hết các nước Đông Nam Á làA. đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản. B. chăn nuôi bò.C. khai thác và chế biến lâm sản. D. nuôi cừu để lấy lông.Giải thích: Đông Nam Á là khu vực có lợi thế về biển. Trừ Lào ra thì tất cả các nước đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế về biển như đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản, du lịch, hàng hải,....Câu 20: Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là doA. phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ.B. thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên ai đặc biệt là bão.C. chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển.D. môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng.Giải thích: Đông Nam Á là khu vực có lợi thế về biển. Trừ Lào ra thì tất cả các nước đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản tuy nhiên do phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ nên vẫn chưa phát huy hết lợi thế của nguồn tài nguyên biển.Câu 21: Nhân tố ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á làA. Mức ổn định do vấn đề dân tộc, tôn giáo. B. Đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật.C. Ô nhiễm môi trường. D. Thất nghiệp và thiếu việc làm.Giải thích: Các nước Đông Nam Á có nhiều dân tộc nhưng lại phân bố rộng không theo biên giới quốc gia nên gây khó khăn lớn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước. Câu 22: Tuyến đường xuyên Á đi qua những quốc gia nào của khu vực Đông Nam Á lục địa?A. Việt Nam, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Phi-lip-pin.B. In-do-ne-xi-a, Bru-nay, Mi-an-ma, Thái Lan và Lào.C. Việt Nam, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Cam-pu-chia.D. Cam-pu-chia, Bru-nay, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam.1. Dự án Đường Xuyên Á (Asian Highway hay còn gọi là AH), là một dự án nối liền các quốc gia châu Âu và châu Á do Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (ESCAP) khởi xướng, để nối liền các tuyến đường cao tốc châu Á. Trong khu vực Đông Nam Á đi qua: Campuchia (1.339 km), Indonesia (3.989 km), Myanma (3.003 km), Philippines (3.517 km), Xin-ga-po (19 km), Thái Lan (5.112 km), Việt Nam (2.678 km), Lào (2.297 km).Câu 23: Quốc gia nào sau đây có ngành dịch vụ hàng hải phát triển nhất khu vực Đông Nam Á?A. Ma-lay-si-a. B. Thái Lan. C. Việt Nam. D. Xin-ga-po.Giải thích:Xin-ga-po có nhiểu điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển vận tải biển:- Đây là một quốc đảo ở khu vực Đông Nam Á, xung quanh được bao bọc bởi biển và đại dương, là điều kiện quan trọng cho phát triển giao thông vận tải biển.- Vị trí địa lí thuận lợi, nằm ở gần đường xích đạo có khí hậu ổn định, không chịu ảnh hưởng của thiên tai bất thường (giông bão) -> thuận lợi cho bến cảng hoạt động thông suốt quanh năm.- Sự hạn chế về tài nguyên thiên nhiên cũng là động lực lớn thúc đẩy Xin-ga-po phát triển ngành dịch vụ hàng hải. Phần lớn các mặt hàng thực phầm, nhiên liệu, vật liệu xây dựng đều được vận chuyển thông qua cảng biển.- Chính sách phát triển của Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển mạnh mẽ của dich vụ vận tải biển ở Xin-ga-po: nhà nước tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, nâng cấp mở rộng cảng biển, áp dụng công nghệ tự động hóa vào quá trình vận chuyển -> nâng cao năng lực bốc dỡ hàng hóa.=> Nhờ vậy, cảng Xin-gapo đã phát triển trở thành cảng biển lớn thứ 2 thế giới (sau cảng Rốt-tec-đam – Hà Lan) và là cảng trung chuyển số 1 trên thế giới.Câu 24: Quốc gia nào sau đây không trực tiếp phát triển ngành dịch vụ hàng hải ở khu vực Đông Nam Á?A. Ma-lay-si-a B. Thái Lan. C. Việt Nam. D. Lào.Giải thích: Lào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không tiếp giáp với biển nên không thể trực tiếp phát triển các ngành dịch vụ hàng hải hay du lịch biển, Câu 25: Nguyên nhân nào làm cho diện tích trồng lúa nước ở các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm?A. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng.B. Nhu cầu sử dụng gạo giảm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.C. Nguồn nước ngày càng hạn chế, nhu cầu gạo giảm.D. Năng suất lúa tăng, đẩy mạnh nhập khẩu lúa gạo.Giải thích: Hiện nay các nước đang phát triể ở Đông Nam Á đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và xây dựng. Do đó nhiều diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất phi nông nghiệp (xây dưng nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, mở rộng đô thị, ).- Mặt khác, trong ngành nông nghiệp nói riêng, cơ cấu cây trồng cũng có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp nhằm mang lại nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu thu ngoại tệ và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.=> Như vậy, diện tích trồng lúa nước ở các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm chủ yếu là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng.

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dia_li_11_on_tap_trung_quoc_va_cac_nuoc_dong_nam_a.ppt