Bài giảng Giáo dục Quốc phòng - An ninh 11 - Bài 6: Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội

Bài giảng Giáo dục Quốc phòng - An ninh 11 - Bài 6: Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội

Đại hội XII của Đảng đã nhận định: trong những năm tới, tình hình thế giới sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, nhưng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn ngày càng tăng.

 

ppt 72 trang lexuan 25963
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục Quốc phòng - An ninh 11 - Bài 6: Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 6TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH, BẢO VỆ VỮNG CHẮC TỔ QUỐC, GIỮ VỮNG MÔI TRƯỜNG HÒA BÌNH, ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘII. Tình hình quốc tế, trong nước tác động tới lĩnh vực quốc phòng, an ninh II. Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn địnhIII. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mớiNỘI DUNG NHIÊN CỨU	I. Tình hình quốc tế, trong nước tác động tới lĩnh vực quốc phòng, an ninh	1. Tình hình quốc tếHợp tácHội nhập và phát triểnĐại hội XII của Đảng đã nhận định: trong những năm tới, tình hình thế giới sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, nhưng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn ngày càng tăng. Tranh chấp ở biển Đông với sự tham gia của nhiều nước liên quanCuộc so kè giữa Mỹ và Trung Quốc ở biển Đông Tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh mạng, chiến tranh cục bộ, tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực.Chiến tranh mạngCác tay súng thuộc tổ chức khủng bố IS Cuộc cách mạng KH-CN, đặc biệt là CNTT tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia.Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm khu vực Đông Nam Á, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa kinh tế - chính trị chiến lược ngày càng quan trọng trên thế giới. Đồng thời, đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn. Tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt, phức tạp. Cộng đồng ASEAN tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế trong khu vực, nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cả bên trong và bên ngoài.2. Tình hình trong nước Ba mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín quốc tế của nước ta ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để ta tiếp tục tăng cường củng cố QPAN, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới. Quyết tâm bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN Tuy nhiên, nhận thức của một số cán bộ các cấp, các ngành về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới còn chưa thật đầy đủ, sâu sắc. Sự kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm QPAN trên một số lĩnh vực, địa bàn còn chưa chặt chẽ. Việc quán triệt và triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của một số cấp ủy, chính quyền có nơi, có lúc chưa kiên quyết, triệt để.Lô hàng mã tấu 2000 cây bị lực lượng chức năng phát hiện hôm 01/12/2015 ở Ninh Kiều, CT Tang vật bị thu giữMột số loại súng tự chếII. Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định1. Quan điểm của Đảng ta về bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định - Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên.- Đặt lên hàng đầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, nhưng không coi nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc là thứ yếu. Kinh tế phát triển, đất nước mạnh lên sẽ là “phương thức hữu hiệu” để bảo vệ Tổ quốc. Đây là quan điểm lý luận cơ bản, chi phối, quy định toàn bộ các nội dung, quan điểm của Đảng về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.- Phát huy mạnh mẽ sức mạnh của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ Tổ quốc. - Phát huy sức mạnh vật chất và tinh thần; sức mạnh tiềm tàng và sức mạnh hiện có; kết hợp sức mạnh của “nội lực” với “ngoại lực”; kết hợp yếu tố truyền thống với hiện đại.- Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN Kiên quyết, kiên trì đấu tranh để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.Luyện tập quân sự	2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tăng cường quốc phòng an ninh, bảo vệ Tổ quốc, môi trường hòa bình, ổn định trong những năm tới a/ Mục tiêu Đại hội XII của Đảng xác định: Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả HTCT, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp CNH, HĐH, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ nền VH dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định CT, ANQG, trật tự, ATXH.b/ Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu	- Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vững mạnh 	 + Xây dựng về chính trị. 	+ Phát triển công nghiệp quốc phòng. 	 + Chủ động chuẩn bị lực lượng đủ mạnh và các kế hoạch, phương án tác chiến cụ thể, khoa học.Bộ CHQS TP Cần Thơ diễn tậpCảnh sát Cơ động CACT luyện tập	- Kết hợp kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội. Mỗi bước phát triển kinh tế - xã hội phải là một bước tạo điều kiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Trong xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh phải tính đến phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển văn hóa. Mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau giữa kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh phải được nhận thức đầy đủ và xử lý đúng đắn trong thực tiễn trên các lĩnh vực.Tăng cường quốc phòng - an ninh gắn với phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố phía Nam trong tình hình mới Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh không chỉ trong các hoạt động hiện hữu mà còn kết hợp ngay từ khâu hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm cho sự kết hợp đó được thực hiện từ trong tiềm năng. Chú trọng kết hợp kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo. Đây là vấn đề nhất quán trong chủ trương của Đảng.	- Tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh Tham gia các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh song phương và đa phương vì lợi ích quốc gia, phù hợp với luật pháp quốc tế. Hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng, về đào tạo nhân lực cho quân đội.Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt – Trung, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước (30/8/2016)Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar (09/6/2016)Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (16/01/2017) Đẩy mạnh quan hệ hợp tác an ninh, tình báo với các nước, tham gia cơ chế hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia, đối phó với thách thức về an ninh mạng, nguồn nước, năng lượng, an ninh biển và an ninh phi truyền thống khác. - Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và triệt tiêu các nhân tố bất lợi đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. 	Đây là sự kế thừa, vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong lịch sử: “giữ nước từ khi nước chưa nguy” và kế thừa, phát triển tư tưởng về bảo vệ Tổ quốc từ xa đã được đề cập qua các kỳ đại hội Đảng. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn làm thất bại ý đồ móc nối, xâm nhập, phá hoại nội bộ, vô hiệu hóa các tổ chức phản động trong nước, ngăn chặn các nguy cơ nội sinh: “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. 	- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân và sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.	- Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước là cơ sở chắc chắn nhất bảo đảm cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh đất nước có nhiều biến động phức tạp. Xây dựng lực lượng QĐND, CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại là lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, chủ động chuẩn bị lực lượng và các kế hoạch, phương án tác chiến cụ thể, khoa học, đủ khả năng bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia trong mọi tình huống 	III. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới	1. Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận QPTD, thế trận ANND vững chắc 	- Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh	Tiềm lực quốc phòng bao gồm: Tiềm lực quân sự, kinh tế, chính trị - tinh thần, khoa học - công nghệ. Tiềm lực quân sự là cốt lõi. Về xây dựng tiềm lực quân sự, đây là nhân tố cốt lõi của tiềm lực quốc phòng, cần bảo đảm tính toàn diện, vững chắc, có chiều sâu, ngay từ thời bình, nhằm chuyển hóa nhanh nhất, kịp thời nhất thành thực lực quốc phòng trong mọi tình huống. Cần tập trung xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Trong đó, hết sức coi trọng xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp; lực lượng dự bị động viên hùng hậu trên từng khu vực, địa bàn và cả nước để sẵn sàng động viên khi cần thiết. Chú trọng nghiên cứu phát triển khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học - công nghệ quân sự, khoa học xã hội và nhân văn quân sự, tạo nền tảng tri thức về quân sự, quốc phòng. Tiếp tục xây dựng, phát triển nền công nghiệp quốc phòng trên cơ sở gắn liền với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm từng bước bảo đảm vũ khí, trang bị ngày càng hiện đại cho các lực lượng."Siêu tên lửa" TOS- 1ATàu pháo TT-400TP (HQ-272) của Hải quân Nhân dân Việt Nam sản xuấtSức mạnh của xe tăng Việt NamSức mạnh không quân Việt Nam Về xây dựng tiềm lực kinh tế của sự nghiệp quốc phòng phải bao hàm các khả năng tiềm tàng của nền kinh tế có thể huy động cho nhiệm vụ quốc phòng, đặc biệt là trong xử lý các tình huống quốc phòng ngay từ thời bình hoặc tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra). Xây dựng tiềm lực kinh tế cần sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương và toàn dân; phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài, toàn diện, vững chắc trên phạm vi cả nước, nhưng cần có trọng tâm, trọng điểm, nhất là tập trung cho các địa bàn chiến lược. Về xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần, tập trung xây dựng các tổ chức đảng, chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhất là tệ tham nhũng, quan liêu. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Quy chế Dân chủ ở cơ sở; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chú trọng phát huy, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, tạo nền tảng tinh thần xã hội, sức mạnh nội sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Với tiềm lực khoa học - công nghệ, cần được xây dựng, phát triển trong chiến lược tổng thể phát triển khoa học - công nghệ quốc gia, nhưng có tính đến những yếu tố đặc thù, nhằm huy động, phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học - công nghệ trong lĩnh vực quốc phòng. Chú trọng kế thừa nghệ thuật chiến tranh nhân dân, nghiên cứu các giải pháp về chiến thuật, kỹ thuật đối phó có hiệu quả với chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao. Để tiến hành các cuộc chiến tranh chớp nhoáng, đối phương thường sử dụng các loại vũ khí trang bị có độ chính xác cao tiến công từ nhiều hướng từ đất liền, trên không, trên biển và dưới biển.	- Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc, xây dựng “thế trận lòng dân”. 	Thế trận là tổng thể các biện pháp tổ chức bố trí, triển khai lực lượng, phương tiện và các thiết bị cần thiết, ở thế có lợi, nhằm phát huy cao nhất sức mạnh của từng lực lượng, phương tiện, tạo sức mạnh tổng hợp để đạt được mục đích chính trị, quân sự đề ra. Nội dung: Phân vùng chiến lược về quốc phòng, an ninh, xây dựng hậu phương, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố), triển khai các lực lượng; tổ chức phòng thủ dân sự, kết hợp cải tạo địa hình với xây dựng hạ tầng và các công trình quốc phòng, an ninh.Diễn tập Phòng thủ khu vực tại Quảng Ninh năm 2017 “Thế trận lòng dân" là một bộ phận của tiềm lực chính trị - tinh thần; là thế trận dựa vào nhân dân, được nhân dân ủng hộ, che chở giúp đỡ; đồng thời, huy động và khai thác tiềm lực to lớn từ nhân dân. Xây dựng “thế trận lòng dân” là phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước, củng cố mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, tăng cường đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. 	2. Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch	Nhận rõ âm mưu, thủ đoạn thâm độc, nham hiểm của các thế lực thù địch. Các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương các cấp cần quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền, xây dựng tổ chức Đảng TSVM. 	3. Ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội 	Chủ động nghiên cứu dự báo, sớm phát hiện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; kịp thời ngăn chặn việc tuyên truyền, phát tán các thông tin xấu, độc, tài liệu xuyên tạc, sai trái, thù địch. 	Đẩy mạnh đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.	4. Sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống	 	Đe dọa an ninh truyền thống là đe dọa đến an ninh chính trị, an ninh quân sự, an ninh xã hội. 	Đe dọa an ninh phi truyền thống là đe dọa đến phát triển, ổn định xã hội, môi trường sinh thái và thể chế xã hội; làm suy giảm đến tăng trưởng kinh tế, sức khỏe con người, tác động tiêu cực đến đời sống mọi người. Nó mang tính toàn cầu. Giữa an ninh truyền thống và phi truyền thống có tác động qua lại và chuyển hóa nhau, rất khó phân biệt ranh giới lẫn nhau. Để ứng phó với các đe dọa nêu trên: Cần quán triệt quan điểm của Đảng về giữ vững sự ổn định và phát triển đất nước, phòng, chống hiệu quả những thách thức, tác hại từ an ninh phi truyền thống. 	Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về an ninh phi truyền thống, nhất là những mối đe dọa và tính chất nguy hiểm, khó lường của nó đối với các lĩnh vực đời sống xã hội. Tích cực mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức trong khu vực và quốc tế để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp chặt chẽ, kịp thời để đối phó với những thách thức từ an ninh phi truyền thống, nhất là vấn đề về thảm họa thiên tai do biến đổi khí hậu, khủng bố, nạn cướp biển, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, biên giới, biển đảo, dịch bệnh cùng các thảm họa về môi trường, v.v. 	5. Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và an ninh mạng 	Đây là cuộc đấu tranh của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, là một bộ phận trọng yếu của cuộc đấu tranh bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự an toàn xã hội./.CÂU HỎI THẢO LUẬNCâu 1: Tại sao cần phải tăng cường an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN?Câu 2: Tại sao cần phải kết hợp kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh không chỉ trong các hoạt động hiện hữu mà còn kết hợp ngay từ khâu hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội? Câu 3: Anh/chị hãy nêu quan điểm cá nhân trước thực trạng an ninh mạng hiện nay và vấn đề tăng cường bảo vệ an ninh tổ quốc?CHÚC CÁC ĐỒNG CHÍ MẠNH KHỎEHOÀN THÀNH TỐT NHIỆM VỤ

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_quoc_phong_an_ninh_11_bai_6_tang_cuong_qu.ppt