Bài giảng Lịch sử 11 - Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - Năm học 2022-2023
- Sau cuộc tấn công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy về Tân Sở (Quảng Trị).
- Tháng 7/1885, Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ra chiếu Cần Vương.
- Những ngày đầu khởi nghĩa (1883 - 1885), Đinh Gia Huế trực tiếp lãnh đạo.
- Từ năm 1885, quyền lãnh đạo thuộc về Nguyễn Thiện Thuật.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử 11 - Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX KHỞI NGHĨA BÃI SẬY 1883 - 1892 Nhóm 1 Lịch sử hình thành Lãnh đạo Các diễn biến chính Ý nghĩa & bài học Nội dung chính Lịch sử hình thành - Sau cuộc tấn công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy về Tân Sở (Quảng Trị ). - Tháng 7/1885, Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ra chiếu Cần Vương. - Những ngày đầu khởi nghĩa (1883 - 1885), Đinh Gia Huế trực tiếp lãnh đạo. - Từ năm 1885, quyền lãnh đạo thuộc về Nguyễn Thiện Thuật. Phạm vi hoạt động - Căn cứ chính: Bãi Sậy là vùng lau sậy rậm rạp (Hưng Yên), s au đó lan rộng ra Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình - Ngoài ra còn căn cứ Hai Sông ở Kinh Môn (Hải Dương) do Đốc Tít phụ trách. - Địa thế hiểm trở, lau sậy um tùm . Lãnh đạo Nguyễn Thiện Thuật (1884 - 1926) Xuất thân: là con của một gia đình nhà nho nghèo, thuộc dòng hậu duệ nhà Nguyễn Trãi. Cuộc đời: Ông từng làm Tán dương quân vụ tỉnh Hải Dương. Sau khi triều đình kí kết hiệp ước Hác-măng 1883, ông đã mộ quân và lập căn cứ kháng chiến tại Hưng Yên. Các diễn biến chính - Từ năm 1885 đến 1887, xây dựng căn cứ Bãi Sậy, tỏa ra hoạt động ở đồng bằng, khống chế các tuyến giao thông đường bộ, đường sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống. - Nghĩa quân tổ chức thành những phân đội nhỏ từ 2 0 – 2 5 người, trà trộn vào dân để hoạt động. - Từ năm 1888, bước vào chiến đấu quyết liệt. Pháp xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc, “dùng người Việt trị người Việt” để cô lập nghĩa quân. Quân ta di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn, đặc biệt là trận Liêu Trung, tiêu diệt được chỉ huy của Pháp. Các diễn biến chính - Năm 1892, những lực lượng cuối cùng về với nghĩa quân Yên Thế. => Khởi nghĩa th ấ t bại Cách chiến đấu - Sử dụng lối đánh du kích với yếu tố bất ngờ , đào hào , đặt bẫy , tấn công quân địch khi chúng đang trên đường hành quân. - Ngoài đánh địch còn tiến hành binh vận, chống càn, đánh đồn.. Phương thức chiến đấu Cách tổ chức - Đóng quân ở Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương) nhưng không tập trung quân ở đây mà chia thành những toán nhỏ cơ động linh hoạt, trà trộn với dân và hoạt động trên khắp các tuyến giao thông thuỷ bộ ở đồng bằng Bắc Kì, địa bàn rộng hơn và không cố thủ ở một nơi. Ý Nghĩa & Bài học Phương thức chiến đấu Hoạt động nổi bậc - Xây dựng căn cứ Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương ) . - Nghĩa quân được phiên chế thành những phân đội nhỏ ( 20 - 25 người), chặn đánh địch theo lối đánh du kích trên các tuyến giao thông thuỷ, bộ ở đồng bằng Bắc Kì. Ý nghĩa, bài học và tính chất - Kế tục truyền thống yêu nước, bất khuất của ông cha ta, cổ vũ nhân dân ta tiếp tục đấu tranh. - Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ta ở vùng đồng bằng cuối thế kỉ XIX. - Cuộc chiến mang tính chất là cuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ phong kiến . - Để lại bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động và bài học về chiến tranh du kích. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_lich_su_11_bai_21_phong_trao_yeu_nuoc_chong_phap_c.pptx