Bài giảng Sinh học 11 - Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ - Năm học 2022-2023 - Hoàng Quốc Huy

Bài giảng Sinh học 11 - Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ - Năm học 2022-2023 - Hoàng Quốc Huy

Vai trò của nước đối với thực vật
-Nước là dung môi hòa tan nhiều chất ,hầu hết các phản ứng trong tế bào thực vật đều diễn ra trong môi trường nước.Bản thân chất nguyên sinh chiếm 80-90% là nước
-Nước là một chất phản ứng với vai trò như 1 cơ chất.Trong quang hợp ở thực vật nước cung cấp hidro để khử NADP thành NADPH2 thông qua phản ứng quang phân li nước
-Phản ứng sinh hóa đặc trưng nhất của nước là thuỷ phân 
-Nước làm cho tế bào thực vật có độ thuỷ hóa nhất định tạo nên áp suất trương duy trì hình thái tế bào
-Nước là yếu tố nối liền cây với môi trường bên ngoài ,có vai trò quan trọng tới việc điều hòa nhiệt độ của cậy__________________

 

ppt 31 trang Trí Tài 03/07/2023 1070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học 11 - Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ - Năm học 2022-2023 - Hoàng Quốc Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
SINH HỌC CƠ THỂ 
GV: HOÀNG QUỐC HUY 
Tổ: Hóa – Lý – Sinh 
2 
CHƯƠNG I. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 
A. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT 
Chủ đề 1 
TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT 
3 
I. VAI TRÒ VÀ NHU CẦU NƯỚC ĐỐI VỚI THỰC VẬT 
II. QUÁ TRÌNH HẤP THỤ NƯỚC Ở RỄ 
III. QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN NƯỚC Ở THÂN 
CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT 
4 
- Trao đổi nước ở TV bao gồm 3 quá trình: 
+ Hấp thụ nước 
+ Vận chuyển nước 
+ Thoát hơi nước 
- Các quá trình này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên trạng thái cân bằng nước cần thiết cho sự sống của TV. 
I. VAI TRÒ VÀ NHU CẦU NƯỚC ĐỐI VỚI THỰC VẬT 
5 
I. VAI TRÒ VÀ NHU CẦU NƯỚC ĐỐI VỚI THỰC VẬT 
1. Các dạng nước trong cây và vai trò của nó: 
Hãy nêu vai trò chung của nước đối với thực vật? 
6 
Vai trò của nước đối với thực vật-Nước là dung môi hòa tan nhiều chất ,hầu hết các phản ứng trong tế bào thực vật đều diễn ra trong môi trường nước.Bản thân chất nguyên sinh chiếm 80-90% là nước-Nước là một chất phản ứng với vai trò như 1 cơ chất.Trong quang hợp ở thực vật nước cung cấp hidro để khử NADP thành NADPH2 thông qua phản ứng quang phân li nước-Phản ứng sinh hóa đặc trưng nhất của nước là thuỷ phân -Nước làm cho tế bào thực vật có độ thuỷ hóa nhất định tạo nên áp suất trương duy trì hình thái tế bào-Nước là yếu tố nối liền cây với môi trường bên ngoài ,có vai trò quan trọng tới việc điều hòa nhiệt độ của cậy __________________ 
7 
+ Nước trong đất có những dạng nào? 
+ Dạng nước nào cây có thể hấp thụ được? 
+ Thực vật hấp thụ nước 
như thế nào? 
8 
- Nước trong đất tồn tại ở 2 dạng: 
nuớc tự do và nước liên kết. 
- Cây hấp thụ nước tự do dễ dàng. 
- Tuỳ loại cây mà khả năng hút nước bằng lông hút hay bề mặt tế bào biểu bì. 
9 
I. VAI TRÒ VÀ NHU CẦU NƯỚC ĐỐI VỚI THỰC VẬT 
1. Các dạng nước trong cây và vai trò của nó: 
Các dạng nước 
Vai trò 
 Nước tự do 
10 
I. VAI TRÒ VÀ NHU CẦU NƯỚC ĐỐI VỚI THỰC VẬT 
1. Các dạng nước trong cây và vai trò của nó: 
Các dạng nước 
Vai trò 
 Nước tự do 
- Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào, trong khoảng gian bào, mạch dẫn. 
- Không bị hút bởi các phần tử tích điện hay dạng liên kết hoá học. 
Giữ được tính chất vật lý, hoá học, sinh học bình thường. 
- Làm dung môi. 
- Làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước, tham gia vào một số quá trình trao đổi chất, đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh. 
- Giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường. 
11 
I. VAI TRÒ VÀ NHU CẦU NƯỚC ĐỐI VỚI THỰC VẬT 
1. Các dạng nước trong cây và vai trò của nó: 
Các dạng nước 
Vai trò 
 Nước liên kết 
12 
I. VAI TRÒ VÀ NHU CẦU NƯỚC ĐỐI VỚI THỰC VẬT 
1. Các dạng nước trong cây và vai trò của nó: 
Các dạng nước 
Vai trò 
 Nước liên kết 
- Là dạng nước bị các phân tử tích điện hút bởi một lực nhất định hoặc trong các liên kết hoá học ở 
các thành phần tế bào. 
- Không giữ được các đặc tính vật lý, hoá học, sinh học củanước. 
- Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh 
của tế bào. 
13 
2. Nhu cầu nước đối với thực vật: 
ví dụ: + 1 cây ngô cần 200 kg nước trong đời sống. 
+ 1 hecta ngô cần 8000 tấn nước. 
+ Cây cần từ 200 - 800 gam nước để tổng hợp 1 gam chất khô. 
Hỏi: Em có nhận xét gì về nhu cầu nước của cây? 
14 
+ Cây cần nhiều nước. 
+ Nhưng tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. 
15 
Kết luận: 
 - Nhu cầu nước của cây rất lớn. 
- Nhu cầu nước phụ thuộc vào các đặc điểm sinh thái của thực vật. 
- Nhu cầu nước còn phụ thuộc vào các loài cây khác nhau, nhóm cây khác nhau. 
16 
II. QUÁ TRÌNH HẤP THỤ NƯỚC Ở RỄ 
1. Đặc điểm của bộ rễ liên quan đến quá trình hấp thụ nước: 
Đặc đ i ểm c ủa h ệ r ễ nh ư th ế n ào ? 
17 
 Hãy mô tả cấu tạo bên ngoài của hệ rễ ? 
Tế bào lông hút có cấu tạo thích nghi với chức năng hút nước - muối khoáng như thế nào ? 
18 
a. Hình thái của hệ rễ: 
 Rễ ch ính – Rễ bên – Lông hút – Miền sinh trưởng kéo dài – Đỉnh ST – Chóp rễ. 
19 
Hình thái của hệ rễ 
- Bộ rễ do nhiều loại rễ tạo thành. 
- Bộ rễ phát triển mạnh về số lượng, kích thước và diện tích. 
Bề mặt rễ có tế bào biểu bì và lông hút (do tế bào biểu bì biến đổi thành). 
+ Rễ có khả năng hướng nước, hướng hóa.. 
20 
- Cấu tạo tế bào lông hút 
+ Thành tế bào mỏng không thấm cutin. 
+ Chỉ có 1 không bào trung tâm. 
+ áp suất thẩm rất cao. 
- Lông hút hấp thụ nước nhờ sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu. 
21 
Gồm 3 giai đoạn kế tiếp: 
	a. Gđ nước từ đất vào lông hút. 
	b. Gđ nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ. 
	c. Gđ nước đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân 
2. Con đường hấp thụ nước ở rễ: 
Cơ chế: thẩm thấu do sự chênh lệch về astt (từ nơi có astt thấp  nơi có astt cao - từ nơi có thế nước cao  nơi có thế nước thấp) 
22 
Nội bì 
b. Gđ nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ: 
 Có 2 con đường vận chuyển nước: 
+ Qua thành tế bào-gian bào bị ngăn trở bởi đai Caspari không thấm nước. 
+ Qua các tế bào sống (Chất nguyên sinh-không bào) 
 Nước được vận chuyển 1 chiều qua các tế bào vỏ, nội bì vào mạch gỗ của rễ do sự chênh lệch sức hút nước. 
23 
Con đường hấp thụ nước ở rễ gồm: 
* Con đường qua tế bào: + Qua các tế bào sống (Chất nguyên sinh-không bào) 
Nước từ đất  màng tế bào lông hút  tế bào nhu mô vỏ  tế bào nội bì  mạch gỗ. 
* Con đường qua gian bào: ( Qua thành tế bào) : Nước từ đất  màng tế bào lông hút  gian bào, thành tế bào nhu mô vỏ, tế bào nội bì  mạch gỗ . 
24 
 Nước bị đẩy từ lên do 1 lực đẩy gọi là , thể hiện ở 2 hiện tượng: 
	+ .................. 
	+ ................ 
c) Gđ nước đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân 
Rễ 
Thân 
Áp suất rễ 
Hiện tượng rỉ nhựa 
Hiện tượng ứ giọt 
Hiện tượng rỉ nhựa 
Hiện tượng ứ giọt 
25 
III. QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN NƯỚC Ở THÂN 
1. Đặc điểm con đường vận chuyển nước ở thân: 
- Đặc điểm: + Nước và chất khoáng hòa tan trong nước được vận chuyển theo 1 chiều từ rễ lên lá. 
+ Chiều dài của cột nước phụ thuộc vào chiều dài của thân cây. 
2. Các con đường vận chuyển nước ở thân: 
26 
2. Các con đường vận chuyển nước ở thân: 
- Chủ yếu bằng con đường qua mạch gỗ từ rễ lên lá. 
- Tuy nhiên, nước cũng có thể vận chuyển theo chiều từ trên xuống ở mạch rây 
- Nước cũng có thể vận chuyển ngang từ mạch gỗ  mạch rây hoặc ngược lại. 
27 
 Quá trình vận chuyển nước ở thân thực hiện được do sự phối hợp giữa: 
3. Cơ chế bảo đảm sự vận chuyển nước ở thân: 
+ Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước: 
 ĐỘNG LỰC TRÊN) 
+ Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước: 
 ĐỘNG LỰC DƯỚI) 
+ Lực liên kết giữa các phân tử H 2 O và lực bám giữa các phân tử H 2 O với thành mạch dẫn tạo thành dòng nước liên tục ĐỘNG LỰC TRUNG GIAN 
28 
CỦNG CỐ 
1. Trao đổi nước ở thực vật bao gồm các quá trình nào ? 
2. Hiện tượng ứ giọt xảy ra trong điều kiện nào ? 
3. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và những cây thân thảo ? 
 Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi và cây thảo vì những cây này thường thấp, dễ bị tình trạng bão hòa hơi nước và áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá  hiện tượng ứ giọt. 
29 
a 
b 
c 
d 
e 
f 
4. Nêu chú thích cho hình dưới đây. Nêu vai trò của đai Caspari. 
Lông hút 
Tế bào biểu bì 
Tế bào nội bì 
Tế bào vỏ 
Đai Caspari 
Mạch gỗ 
- Vai trò: 
+ bao quanh tb nội bì 
+ điều chỉnh lượng nước 
+ kiểm tra các chất khoáng hòa tan. 
30 
1. Làm thế nào để phân biệt hiện tượng ứ giọt và sương trên lá ? 
2. Nêu bằng chứng về khả năng hút và đẩy nước một cách chủ động của hệ rễ ? 
VỀ NHÀ 
31 
CHÚC CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC EM SỨC KHOẺ 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_11_bai_1_su_hap_thu_nuoc_va_muoi_khoang_o.ppt