Bài giảng Sinh học 11 - Bài 31: Tập tính của động vật - Năm học 2022-2023 - Lê Bích Hạnh - Trường THPT An Thới

Bài giảng Sinh học 11 - Bài 31: Tập tính của động vật - Năm học 2022-2023 - Lê Bích Hạnh - Trường THPT An Thới

 a.Khái niệm: Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

b.Ý nghĩa: Giúp động vật thích nghi với môi

trường sống để tồn tại và phát triển.

2. Một số ví dụ:

Nhện giăng lưới, dơi kiếm ăn ban đêm, vịt con biết

bơi, trẻ sinh ra biết khóc, ve kêu vào mùa hè, ếch

nhái sinh sản vào mùa mưa

 

ppt 85 trang Trí Tài 03/07/2023 1050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học 11 - Bài 31: Tập tính của động vật - Năm học 2022-2023 - Lê Bích Hạnh - Trường THPT An Thới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
Chim di cư 
2 
3 
Gấu ngủ đông 
4 
Hổ săn mồi 
5 
Báo săn mồi 
6 
Sư tử săn mồi 
7 
8 
9 
Hiện tượng chim di cư,hổ săn mồi , hay sư tử săn mồi, gấu ngủ đông , mèo bắt chuột ,nhện giăng lưới gọi là tập tính của động vật 
10 
Bài 31 
TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT 
11 
Bài 31 
TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT 
I. TẬP TÍNH LÀ GÌ? 
II. PHÂN LOẠI TẬP TÍNH 
III. CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH 
12 
1.Khái niệm 
 a. Khái niệm : Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. 
b.Ý nghĩa : Giúp động vật thích nghi với môi 
trường sống để tồn tại và phát triển. 
2. Một số ví dụ: 
Nhện giăng lưới, dơi kiếm ăn ban đêm, vịt con biết 
bơi, trẻ sinh ra biết khóc, ve kêu vào mùa hè, ếch 
nhái sinh sản vào mùa mưa 
Tập tính là gì ? có ý nghĩa gì với đời sống động vật ? 
Em lấy một vài ví dụ khác về tập tính động vật 
13 
I. TẬP TÍNH LÀ GÌ? 
Nguyên nhân nào dẫn đến di 
cư của các loài chim,hay hiện tượng ngủ đông của gấu? 
14 
Nguyên nhân dẫn đến sự di cư của các loài chim là do sự thay đổi của khí hậu (trú đông). Hiện tượng ngủ đông của gấu là do sự khan hiếm về thức ăn 
15 
II. PHÂN LOẠI TẬP TÍNH 
 Quan sát một số hiện tượng sau và cho 
biết hoạt động nào sinh ra đã có và hoạt động 
nào của sinh vật học được? 
16 
Vịt con biết bơi 
Ví dụ 1 
17 
KhØ sö dông èng hót ®Ó uèng n­íc dõa 
Ví dụ 2 
18 
Khỉ làm xiếc 
Ví dụ 3 
19 
Chó nghiệp vụ 
Ví dụ 4 
20 
Gà trống gáy 
Ví dụ 5 
21 
Chim mẹ mớm mồi cho chim con 
Ví dụ 6 
22 
Em hãy phân loại nhóm tập tính? 
23 
Tập tính bẩm sinh 
Tập tính học được 
24 
II. PHÂN LOẠI TẬP TÍNH 
Tập tính bẩm sinh 
Tập tính học được 
Ví dụ 
Đặc điểm, 
 tính chất 
 Loại tập tính 
Nội dung 
Nghiên cứu mục II. Phân loại tập tính /tr124 sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nội dung sau 
25 
II. PHÂN LOẠI TẬP TÍNH 
- Loại tập tính sinh ra đã có. 
Di truyền. 
Đặc trưng cho loài. 
- Loại tập tính hình thành trong đời sống cá thể, thông qua học tập, rút kinh nghiệm của từng cá thể 
- Không di truyền. 
Đặc trưng cho từng cá thể. 
Vịt con mới nở thả xuống nước có thể bơi được, nhưng gà thì không. Nhện giăng lưới,... 
Trâu, bò biết thực hiện các động tác theo hiệu lệnh của người nông dân.khỉ làm xiếc, vẹt biết nói tiếng người,... 
Ví dụ 
Đặc điểm, 
 tính chất 
 Loại tập tính 
Nội dung 
Tập tính bẩm sinh 
Tập tính học được 
PHIẾU HỌC TẬP 
26 
- Đến thời kì sinh sản, tò vò cái đào một cái hố trên mặt đất để làm tổ rồi bay đi bắt một con sâu bướm, đốt cho sâu bị tê liệt, rồi bỏ vào tổ. Tiếp đó tò vò cái đẻ trứng vào tổ và bịt tổ lại, sau một thời gian, tò vò con nở từ trứng ra và ăn con sâu. Các tò vò cái con lớn lên lặp lại trình tự đào hố và đẻ trứng như tò vò mẹ (dù không nhìn thấy các tò vò cái khác làm tổ và sinh đẻ) (1) 
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm (ca dao) (2) 
- Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, những người qua đường dừng lại. (3) 
(1) và (2) là tập tính bẩm sinh; 
(3) là tập tính học được. 
Hãy cho biết tập tính nào dưới đây là tập tính bẩm sinh, tập tính học được : 
27 
*Tập tính hỗn hợp 
 Khái niệm: bao gồm tập tính bẩm sinh và tập tính 
 học được (là tập tính sinh đã có nhưng sẽ được 
 tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong đời sống cá thể) 
Hổ vồ mồi,mèo bắt chuột,chim xây tổ 
 Tập tính hỗn hợp 
Tập tính hỗn hợp là gì ? Ví dụ. 
Ví dụ : chim xây tổ, mèo bắt chuột, hổ vồ mồi 
28 
ë Ở trẻ con khi bàng quang đầy nước tiểu thì chúng bài tiết ngay, còn đối với người lớn thí có thể kìm hãm được. 
 Theo em ví dụ trên thuộc loại tập tính nào? 
Tập tính bẩm sinh và học được 
29 
Việc con người rèn luyện thú dữ (hổ, báo ) khiến chúng thuần phục và thực hiện theo hiệu lệnh của mình. Chứng tỏ điều gì? 
Chứng tỏ tập tính bẩm sinh có thể thay đổi thành tập tính học được 
30 
III. CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH 
Mèo bắt chuột 
 Hãy phân tích cung phản xạ trong hoạt động bắt chuột của mèo ? 
Kích thích ngoài cơ quan thụ cảm 
 hệ thần kinh cơ quan thực hiện hành động 
 Vậy cơ sở của tập tính là phản xạ 
cơ sở của tập tính là gì? 
31 
III. CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH 
 - Cơ sở của tập tính là các phản xạ. Các phản xạ thực hiện qua cung phản xạ. 
Kích thích ngoài 
hoặc trong 
Cơ quan thụ cảm 
Hệ thần kinh 
Cơ quan thực hiện 
Hành động 
Sơ đồ cơ sở thần kinh của tập tính 
32 
III. CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH 
1. Cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh 
- Chuỗi phản xạ không điều kiện 
 Do kiểu gen quy định → bền vững, không 
thay đổi. 
- Cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh là loại 
phản xạ nào? Nguồn gốc tập tính bẩm sinh? 
33 
III. CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH 
2. Cơ sở thần kinh của tập tính học được 
- Cơ sở thần kinh của tập tính học được là gì? - Nguồn gốc tập tính học được? 
- Chuỗi phản xạ có điều kiện. 
- Quá trình hình thành tập tính là quá trình hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron → có thể thay đổi. 
Lưu ý: 
 Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ 
thuộc vào: 
 + Mức độ tiến hoá của hệ thần kinh. 
 + Tuổi thọ. 
Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc 
yếu tố nào? 
34 
1. ë ®éng vËt cã hÖ thÇn kinh d¹ng l­íi vµ hÖ thÇn kinh hÖ chuçi h¹ch, c¸c tËp tÝnh cña chóng hÇu hÕt lµ tËp tÝnh bÈm sinh, t¹i sao ? 
2. T¹i sao ng­êi vµ ®éng vËt cã hÖ thÇn kinh ph¸t triÓn cã rÊt nhiÒu tËp tÝnh häc ®­îc? 
III. CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH 
35 
III. CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH 
 Số lượng TBTK ít, cấu tạo HTK 
đơn giản Khả năng học tập, rút 
kinh nghiệm kém. 
Tuổi thọ thường ngắn Không 
có nhiều thời gian cho việc học tập. 
Hầu hết tập tính là tập tính 
bẩm sinh. 
Hầu hết tập tính là tập 
tính học được. 
 HTK phát triển Thuận lợi 
cho học tập và rút kinh nghiệm. 
- Tuổi thọ dài 
36 
Tập tính bẩm sinh 
Tập tính học được 
TẬP TÍNH 
CỦA 
ĐỘNG VẬT 
Chuỗi các phản 
 ứng trả lời kích thích 
từ môi trường (bên 
trong hoặc ngoài 
cơ thể) 
→ động vật thích 
 nghi và tồn tại 
Khái niệm 
CỦNG CỐ 
Chuỗi phản 
 xạ không 
 điều kiện 
Chuỗi phản 
 xạ có 
 điều kiện 
TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT (TIẾP THEO) 
Bài 32: 
IV. Một số hình thức học tập ở động vật: 
Quen nhờn. 
In vết. 
Điều kiện hóa. 
Học ngầm. 
Học khôn 
Nghiên cứu SGK và cho biết động vật có những hình thức học tập nào? 
Hình thức học tập 
Ví dụ 
Vai trò 
Khái niệm 
1. Quen nhờn 
 2. In vết 
 3. Điều kiện hóa 
 4. Học ngầm 
 5. Học khôn 
Nghiên cứu SGK và hoàn thành nội dung PHT số 1: 
 “ Tìm hiểu một số hình thức học tập ở động vật “ 
Hình thức 
học tập 
Ví dụ 
Vai trò 
Khái niệm 
1. Quen nhờn 
- Là hình thức học tập đơn giản. 
- Động vật phớt lờ không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào. 
- Giúp cho ĐV thích nghi với MT sống thay đổi, động vật bỏ qua kích thích không có giá trị hay lợi ích đáng kể đối với chúng. 
- Chó và mèo ở cạnh nhau 
Ví dụ về hình thức quen nhờn 
Ví dụ về hình thức in vết 
Hình thức 
Ví dụ 
Vai trò 
Khái niệm 
2. In vết 
- Con non mới ra đời có tính bám và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên . 
- Tạo mối liên kết giữa con mẹ và con non, nhờ đó con non được bảo vệ và chăm sóc tốt hơn. 
- Sau khi mới nở gà con bám theo gà mẹ. 
Thí nghiệm của Paplop 
Hình thức 
Ví dụ 
Vai trò 
Khái niệm 
- L à hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động kết hợp của các kích thích đồng thời. 
- Giúp động vật học được bài học kinh nghiệm trong đời sống. 
- Đánh chuông cho chó ăn sau nhiều lần phối hợp đánh chuông và thức ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó tiết nước bọt. 
3. Điều kiện hóa 
a) ĐKH đáp ứng 
Ví dụ về hình thức điều kiện hóa đáp ứng 
Đến giờ ăn, chỉ cần nghe tiếng chân người là cá nổi lên 
Hình thức 
Ví dụ 
Vai trò 
Khái niệm 
3. Điều kiện hóa 
b) ĐKH hành động 
- Là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng hoặc một hình phạt , sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó. 
- Giúp động vật học được bài học kinh nghiệm trong đời sống. 
- Thí nghiệm của skinnơ 
Để huấn luyện những chú chó, người huấn luyện luôn cho chúng ăn sau những bài tập. Để nhận được phần phưởng như thế những chú chó phải làm lại bài tập đã được dạy 
Hình thức 
Ví dụ 
Vai trò 
Khái niệm 
4. Học ngầm 
- Kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được, khi có nhu cầu thì thì kiến thức đã học tái hiện lại giúp động vật giải quyết được những vấn đề tương tự dễ dàng. 
- Giúp động vật nhận thức về môi trường xung quanh, mau chóng tìm được thức ăn, tránh được sự đe doạ của kẻ thù. 
- Thả chuột vào một khu vực có nhiều lối đi → chạy thăm dò đường. 
- Nếu ta cho thức ăn vào khu vực đó → chuột tìm đến thức ăn nhanh hơn. 
Chuột thăm dò đường đi, để tìm đến nơi có thức ăn nhanh nhất. 
Động vật hoang dã quan sát xung quanh để tránh thú dữ 
Hình thức 
Ví dụ 
Vai trò 
Khái niệm 
 5. Học khôn 
- Kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết các tình huống mới. 
- Giúp động vật thích nghi cao độ với môi trường sống luôn thay đổi. 
- Tinh tinh biết xếp các thùng gỗ chồng lên nhau để lấy thức ăn trên cao. 
V. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật 
Tập tính kiếm ăn 
Tập tính bảo vệ lãnh thổ 
Tập tính sinh sản 
Tập tính di cư 
Tập tính xã hội 
Nghiên cứu SGK và kể tên một số dạng tập tính phổ biến ở động vật? 
PHT số 2: Tìm hiểu một số dạng tập tính phổ biến ở động vật 
Dạng tập tính 
Ví dụ 
Đặc điểm 
1. Kiếm ăn 
2. Bảo vệ lãnh thổ 
3. Sinh sản 
4. Di cư 
5. Xã hội 
1. Tập tính kiếm ăn. 
a. Ở ĐV có HTK chưa phát triển: 
(?) Trên ảnh là con gì? 
Chúng kiếm ăn bằng cách nào? 
Thủy tức 
Khi có mồi chạm vào các xúc tu,thủy tức sẽ tự đưa thức ăn vào miệng 
Dạng tập tính 
Ví dụ 
Đặc điểm 
1.Kiếm ăn 
a) Ở động vật có HTK chưa phát triển 
- C hủ yếu là tập tính bẩm sinh. 
- Thủy tức khi có mồi chạm vào các xúc tu,thủy tức sẽ tự đưa thức ăn vào miệng 
b. Ở ĐV có hệ thần kinh phát triển 
Quan sát hình ảnh sau và rút ra đặc điểm của tập tính a kiếm ăn ở ĐV có hệ thần kinh phát triển 
Rình mồi 
Đuổi mồi 
Cắn cổ để con mồi 
 mất máu và chết 
 
Dạng tập tính 
Ví dụ 
Đặc điểm 
Kiếm ăn 
b) Ở động vật có HTK phát triển 
- D o học tập từ bố mẹ, đồng loại hoặc do kinh nghiệm bản thân. 
- Hổ, báo săn mồi, vồ mồi. 
2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ 
(?) - ĐV chống lại cá thể cùng loài hay khác loài? Vì sao? 
(?) - Tập tính bảo vệ lãnh thổ ở mỗi loài giống hay khác nhau? Lấy ví dụ minh họa. 
2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ 
Dạng tập tính 
Ví dụ 
Đặc điểm 
2.Bảo vệ 
lãnh thổ 
- Chống lại cá thể cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn và nơi ở, sinh sản. 
- Phạm vi lãnh thổ bảo vệ tùy loài. 
Chó sói đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu. Chúng đe dọa và tấn công kẻ thù xâm hại lãnh thổ của chúng. 
3. Tập tính sinh sản 
Dạng tập tính 
Ví dụ 
Đặc điểm 
3. Tập tính sinh sản 
 - Là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng. 
- Ếch phát ra tiếng kêu gọi bạn tình. 
- Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với con cái... 
4. Tập tính di cư 
Dạng tập tính 
Ví dụ 
Đặc điểm 
4. Tập tính di cư 
- Thay đổi nơi sống theo mùa. 
- Động vật di chuyển quãng đường dài có thể hai chiều (đi và về) hoặc một chiều (chuyển hẳn tới nơi ở mới). 
- Động vật định hướng nhờ vào mặt trời, trăng sao, từ trường, thành phần hóa học, hướng dòng nước chảy. 
- Cá hồi di cư từ biển vào sông để đẻ trứng còn cá chình thì di cư ngược lại. 
- Chim én, chim hạc di cư về phương nam tránh rét. 
5. Tập tính xã hội 
- Tập tính xã hội là tập tính sống bầy đàn. 
Bao gồm các tập tính như: 
 Tập tính thứ bậc 
Tập tính vị tha 
a. Tập tính thứ bậc 
Tập tính thứ bậc trong đàn gà được thể hiện như thế nào? 
b. Tập tính vị tha 
Tại sao nói kiến lính và ong thợ có tập tính vị tha? 
Dạng tập tính 
Ví dụ 
Đặc điểm 
5. Tập tính xã hội 
 a). Tập tính thứ bậc: trong 1 đàn sư tử, linh cẩu, chó sói, dê,... bao giờ cũng có con đầu đàn 
b). Tập tính vị tha: ong thợ lao động cần mẫn và sẵn sàng hi sinh tính mạng để bảo vệ lãnh thổ, kiến lính cũng vậy 
- P hân công con đầu đàn nhiệm vụ bảo vệ đàn , được ưu tiên về thức ăn và con cái trong mùa sinh sản. 
- H y sinh quyền lợi, tính mạng bản thân cho lợi ích của bầy đàn. 
Hiến máu nhân đạo 
Giúp đỡ người nghèo học sinh nghèo 
Các ứng dụng của tập tính động vật 
Giải trí: dạy chim, thú,... Biểu diễn xiếc 
 Săn bắn: dạy chó đi săn 
 Bảo vệ mùa màng: làm bù nhìn, sử dụng thiên địch(bọ ngựa, kiến vàng,...) 
 An ninh quốc phòng: huấn luyện chó nghiệp vụ 
 Chăn nuôi: gọi trâu, bò về chuồng 
An ninh quốc phòng 
Ứng dụng trong bảo vệ mùa màng 
Con người có hệ thần kinh rất phát triển→ rất nhiều tập tính học được trong đời sống 
Ví dụ như: tập thể dục buổi sáng, chăm học, tuân thủ pháp luật, rửa tay trước khi ăn 
Tập tính ở người 
HÃY PHÊ PHÁN NHỮNG THÓI HƯ TẬT XẤU MÀ EM THƯỜNG GẶP? 
VI PHẠM LUẬT GIAO THÔNG 
HÃY PHÊ PHÁN NHỮNG THÓI HƯ TẬT XẤU MÀ EM THƯỜNG GẶP? 
HÚT THUỐC LÁ 
VỨT RÁC BỪA BÃI 
82 
Bài tập trắc nghiệm: 
Cơ sở thần kinh của tập tính là 
Cung phản xạ 
 Phản xạ 
 Phản xạ có điều kiện 
 Phản xạ không điều kiện 
2. Gà trống gáy sáng thuộc loại tập tính gì? 
Tập tính bẩm sinh 
 Tập tính học được 
 Tập tính bẩm sinh và tập tính học được 
 Không phải là tập tính 
83 
3.Cơ sở hình thành tập tính học được là: 
Chuỗi phản xạ không điều kiện 
Chuỗi phản xạ có điều kiện 
Sự hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron thần kinh 
Mức độ tiến hóa của hệ thần kinh 
4. Tập tính học được dễ thay đổi vì 
Được di truyền từ bố mẹ 
 Không qua học hỏi rút kinh nghiệm 
 Đượchình thành mối liên hệ mới giữa các nơron thần kinh 
 Phụ thuộc vào tuổi thọ động vật 
84 
BÀI TẬP VỀ NHÀ 
- Học bài và trả lời các câu hỏi trang 126/SGK. 
- Tìm thêm các ví dụ về tập tính của động vật. 
- Đọc mục “ Em có biết? ” – trang 126/SGK. 
- Nghiên cứu nội dung bài 32: Tập tính của động vật (tiếp theo). 
85 
* M ở rộng : GV đưa ra tình huống 
GV: Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bào hiểm đến gần trường mới dừng lại đội mũ bảo hiểm rồi mới đi vào trường. 
- Em có suy nghĩ gì về hành động của các bạn học sinh trong đoạn video trên? 
- Tại sao các bạn lại hành động như vậy? 
Em có biện pháp nào để việc đội mũ bảo hiểm trở thành 1 thói quen: cứa ngồi lên xe đạp điện, xe moto là đội mũ bảo hiểm? 
HS: - Đó là hành động đối phó, không trung thực 
 Vì đội mũ bảo hiểm không đẹp và lại nặng, nếu nhà trường phát hiện không đội mũ bảo hiểm thì bản thân bạn học sinh đó bị phạt, mà còn ảnh hưởng đến thi đua của lớp. 
Biện pháp: Luôn để mũ bảo hiểm ở xe, ngoài ra không mang bất kì 1 loại dụng cụ che nắng nào hết. Có thể chọn những loại mũ bảo hiểm đẹp mắt mà vẫn đảm bảo chất lượng. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_11_bai_31_tap_tinh_cua_dong_vat_nam_hoc_2.ppt