Bài giảng Vật lý 11 - Bài 31: Mắt - Năm học 2022-2023 - Ngô Minh Anh

Bài giảng Vật lý 11 - Bài 31: Mắt - Năm học 2022-2023 - Ngô Minh Anh

b. Cách khắc phục tật viễn thị

+ Khi quan sát vật ở vô cực mắt đã phải điều tiết

+ Điểm cực cận xa mắt hơn bình thường

+ Người viễn thị chỉ khắc phục khi quan sát vật nhỏ, phải để ở gần

+ Để khắc phục tật viễn thị, phải đeo thấu kính hội tụ (coi sát mắt)

+ Tiêu cự của thấu kính phải có giá trị thích hợp để ảnh ảo của vật ở điểm gần nhất mà người viễn thị muốn quan sát được tạo ra tại điểm cực cận của mắt

 

pptx 15 trang Trí Tài 03/07/2023 3630
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lý 11 - Bài 31: Mắt - Năm học 2022-2023 - Ngô Minh Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO CÁC EM ĐÃ THAM GIA 
GIỜ HỌC VẬT LÝ 
Ôn lại kiến thức bài trước 
Câu 1: Hãy nêu tên các bộ phận cấu tạo của mắt? 
Cấu tạo quang học của mắt: Từ ngoài vào trong mắt có các bộ phận sau 
1. Màng giác (Giác mạc) 
2. Thủy dịch 
3. Lòng đen 
4. Con ngươi 
5. Thể thủy tinh 
6. Dịch thủy tinh 
7. Màng lưới (võng mạc) 
8. Điểm vàng 
9. Điểm mù 
Màng giác 
(Giác mạc) 
Thủy dịch 
Lòng đen 
Thể thủy tinh 
Dịch thủy tinh 
Màng lưới (võng mạc) 
Điểm vàng 
Điểm mù 
Lòng đen 
Con ngươi 
Ôn lại kiến thức bài trước 
Câu 2: Hãy mô tả hoạt động của mắt? 
Hoạt động của mắt 
 Điều chỉnh lượng ánh sáng vào: Điều chỉnh độ rộng lỗ tròn con ngươi 
+ Ánh sáng yếu, con ngươi được mở rộng 
+ Ánh sáng mạnh, con ngươi được thu hẹp 
 Điều chỉnh vị trí ảnh của vật: Khi nhìn một vật, ảnh thật của vật tạo bởi thể thủy tinh có vị trí ở đúng màng lưới (võng mạc). Năng lượng ánh sáng nhận được ở đây được các đầu dây thần kinh thị giác chuyển thành tín hiệu thần kinh đưa về não bộ, cho ta cảm nhận về vật 
Ôn lại kiến thức bài trước 
Câu 3: Sự điều tiết của mắt là gì? Các trường hợp điều tiết của mắt? 
Sự điều tiết của mắt 
+ Điều tiết là hoạt động của mắt làm thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh để ảnh của các vật ở cách mắt những khoảng khác nhau vẫn được tạo ra ở màng lưới 
+ Cơ vòng đỡ thủy tinh thể co, làm thay đổi độ cong hai mặt thủy tinh thể làm thay đổi tiêu cự 
+ Khi mắt không điều tiết, tiêu cự của thủy tinh thể lớn nhất (f max ) 
+ Khi mắt điều tiết tối đa, tiêu cự của thủy tinh thể nhỏ nhất (f min ) 
Bài 31. MẮT (Tiết 2) 
Nội dung chính của bài 
I. Cấu tạo quang học của mắt 
II. Sự điều tiết của mắt 
 1. Định nghĩa 
 2. Điểm cực cận, điểm cực viễn 
III. Năng suất phân li của mắt 
IV. Các tật của mắt và cách khắc phục 
 1. Mắt cận và cách khắc phục 
 2. Mắt viễn và cách khắc phục 
 3. Mắt lão và cách khắc phục 
V. Hiện tượng lưu ảnh của mắt 
IV. Các tật của mắt và cách khắc phục 
1. Định nghĩa 
a. Mắt bình thường 
+ Là mắt khi không điều tiết, tiêu điểm ở đúng võng mạc (f max = OV) 
b. Mắt cận thị 
+ Là mắt khi không điều tiết, tiêu điểm ở trước võng mạc (f max < OV) 
c. Mắt viễn thị 
+ Là mắt khi không điều tiết, tiêu điểm ở sau võng mạc (f max > OV) 
d. Mắt lão 
+ Là mắt khi không điều tiết, tiêu điểm ở đúng võng mạc 
 V 
O 
 V 
O 
 V 
O 
Mắt bình thường 
Mắt cận thị 
Mắt viễn thị 
2. Đặc điểm khi quan sát vật 
a. Mắt bình thường 
+ Khi quan sát vật ở vô cực, mắt không điều tiết (điểm cực viễn ở vô cực) 
+ Điểm cực cận cách mắt một khoảng nhất định 
b. Mắt cận thị 
+ Không quan sát được vật ở xa (điểm cực viễn ở gần mắt) 
+ Điểm cực cận gần mắt hơn bình thường 
c. Mắt viễn thị 
+ Khi quan sát vật ở vô cực mắt đã phải điều tiết 
+ Điểm cực cận xa mắt hơn bình thường 
d. Mắt lão 
+ Khi quan sát vật ở vô cực, mắt không điều tiết (điểm cực viễn ở vô cực) 
+ Điểm cực cận xa mắt hơn bình thường 
 V 
O 
 V 
O 
 V 
O 
Mắt bình thường 
Mắt cận thị 
Mắt viễn thị 
3. Cách khắc phục tật của mắt 
a. Cách khắc phục tật cận thị 
+ Để khắc phục tật cận thị, phải đeo thấu kính phân kỳ (coi sát mắt) 
+ Để mắt trở lại như bình thường thì vật ở vô cực qua kính cho ảnh tại điểm cực viễn của mắt 
 f K = - OC V 
Mắt cận thị 
 V 
O 
C V 
Khi quan sát vật qua kính, mắt thấy vật hay ảnh của vật? 
Để mắt trở lại như bình thường, thì kính phải đeo có điều kiện như thế nào? 
b. Cách khắc phục tật viễn thị 
+ Khi quan sát vật ở vô cực mắt đã phải điều tiết 
+ Điểm cực cận xa mắt hơn bình thường 
+ Người viễn thị chỉ khắc phục khi quan sát vật nhỏ, phải để ở gần 
+ Để khắc phục tật viễn thị, phải đeo thấu kính hội tụ (coi sát mắt) 
+ Tiêu cự của thấu kính phải có giá trị thích hợp để ảnh ảo của vật ở điểm gần nhất mà người viễn thị muốn quan sát được tạo ra tại điểm cực cận của mắt 
Khi quan sát vật qua kính, mắt thấy vật hay ảnh của vật? 
Để khắc phục tốt nhất, thì kính phải đeo có điều kiện như thế nào? 
 V 
O 
Mắt viễn thị 
c. Cách khắc phục mắt lão 
+ Khi quan sát vật ở vô cực mắt không điều tiết 
+ Điểm cực cận xa mắt hơn bình thường 
+ Người có mắt lão chỉ khắc phục khi quan sát vật nhỏ, phải để ở gần 
+ Để khắc phục tật viễn thị, phải đeo thấu kính hội tụ (coi sát mắt) 
+ Tiêu của thấu kính phải có giá trị thích hợp để ảnh ảo của vật ở điểm gần nhất mà người viễn thị muốn quan sát được tạo ra tại điểm cực cận của mắt 
Khi quan sát vật qua kính, mắt thấy vật hay ảnh của vật? 
Để khắc phục tốt nhất, thì kính phải đeo có điều kiện như thế nào? 
V. Hiện tượng lưu ảnh của mắt 
 + Sau khi tắt ánh sáng kích thích, phải mất khoảng 0,1 giây thì các tế bào thần kinh thị giác trên võng mạc mới trở lại bình thường, trong khoảng thời gian này mắt vẫn còn cảm giác về ánh sáng (vẫn thấy vật). Hiện tượng này gọi là sự lưu ảnh của mắt 
+ Ứng dụng: Sử dụng trong điện ảnh. Con người đã chứng minh được, nếu trong 1 giây chiếu được ít nhất 24 ảnh thì mắt người không còn nhận thấy sự gián đoạn, mà thấy hoạt động thành liên tục 
Củng cố bài học 
Câu 1. Tìm nhận định sai trong các câu sau? 
A. Mắt cận thị là mắt có tiêu cự lớn nhất nhỏ hơn khoảng cách từ thể thủy tinh đến điểm vàng 
B. Mắt lão là mắt khi không điều tiết tiêu điểm ở sau võng mạc 
C. Mắt bình thường là mắt khi không điều tiết, tiêu điểm ở đúng võng mạc 
D. Mắt viễn thị là mắt khi không điều tiết tiêu điểm ở sau võng mạc 
Củng cố bài học 
Câu 2. Tìm nhận định sai trong các câu sau? 
A. Mắt cận thị không quan sát được vật ở xa, điểm cực viễn ở gần mắt, điểm cực cận ở rất gần mắt 
B. Mắt bình thường quan sát vật ở vô cực mắt không điều tiết 
C. Mắt viễn thị quan sát vật ở vô cực, mắt đã phải điều tiết, điểm cực cận xa mắt hơn bình thường 
D. Mắt lão quan sát vật ở vô cực, mắt đã phải điều tiết, điểm cực cận xa mắt hơn bình thường 
Nội dung tự học 
1. Ôn tập nội dung bài đã học 
+ Cấu tạo quang học của mắt 
+ Điều kiện để mắt có cảm nhận về vật 
+ Hoạt động của mắt 
+ Sự điều tiết của mắt 
+ Góc trông vật 
+ Năng suất phân ly của mắt 
+ Các tật của mắt (Định nghĩa, đặc điểm khi quan sát vật, cách khắc phục) 
+ Hiện tượng lưu ảnh của mắt 
+ Làm các bài tập có liên quan trong sách giáo khoa và tài liệu học tập 
2. Chuẩn bị bài học tiếp theo: 
Bài 32: Kính lúp 
+ Các nội dung chính của bài 
+ Các nội dung đó như thế nào 
Sự lợi hại thực sự không phải là bạn quen biết bao nhiêu người, mà là vào lúc bạn gặp hoạn nạn, có bao nhiêu người quen biết bạn 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_ly_11_bai_31_mat_nam_hoc_2022_2023_ngo_minh_an.pptx