Công nghệ 12 - Chuyên đề: Linh kiện điện tử
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Điện trở, tụ điện, cuộn cảm: gồm có 5 nội dung chính
+ Công dụng
+ Cấu tạo
+ Phân loại
+ Kí hiệu
+ Số liệu kĩ thuật
2. Linh kiện bán dẫn và IC: gồm có 2 nội dung chính
+ Cấu tạo, kí hiệu, công dụng
+ Số liệu kĩ thuật
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
+ Biết được công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu của các linh kiện điện tử
+ Nắm được số liệu kĩ thuật của các linh kiện điện tử trên.
b. Kĩ năng
+ Vận dụng các kiến thức đã học vào để nhận biết và sử dụng thành thạo các linh kiện điện tử
+ Vận dụng đúng các số liệu kĩ thuật vào mạch điện
c. Thái độ:
+ Có ý thức sử dụng thiết bị điện tử, tăng cường lòng đam mê điện tử cho học sinh, giáo dục học sinh ý thức sử dụng đúng và hiệu quả linh kiện điện tử cũng như thiết bị điện tử trong thực tế
d. Định hướng các năng lực được hình thành
+ Phát triển năng lực sử dụng đúng linh kiện
+ Năng lực vận dụng linh hoạt linh kiện điện tử một cách hiệu quả và hiệu suất cao nhất trong thực tế cuộc sống.
Lí do chọn chuyên đề: Trong chương: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ công nghệ 12 để có một mạch điện tử hoạt động được và hiệu quả cao thì cần phải có cả linh kiện điện tử thụ động và linh kiện điện tử tích hợp. Xuất phát từ suy nghĩ trên chúng tôi quyết định kết hợp các linh kiện điện tử đó trên một bo mạch để viết thành một chuyên đề dạy học với thời lượng 2 tiết. CHUYÊN ĐỀ: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ Số tiết thực hiện : 2 tiết. I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1. Điện trở, tụ điện, cuộn cảm: gồm có 5 nội dung chính + Công dụng + Cấu tạo + Phân loại + Kí hiệu + Số liệu kĩ thuật 2. Linh kiện bán dẫn và IC: gồm có 2 nội dung chính + Cấu tạo, kí hiệu, công dụng + Số liệu kĩ thuật II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ 1. Mục tiêu a. Kiến thức + Biết được công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu của các linh kiện điện tử + Nắm được số liệu kĩ thuật của các linh kiện điện tử trên. b. Kĩ năng + Vận dụng các kiến thức đã học vào để nhận biết và sử dụng thành thạo các linh kiện điện tử + Vận dụng đúng các số liệu kĩ thuật vào mạch điện c. Thái độ: + Có ý thức sử dụng thiết bị điện tử, tăng cường lòng đam mê điện tử cho học sinh, giáo dục học sinh ý thức sử dụng đúng và hiệu quả linh kiện điện tử cũng như thiết bị điện tử trong thực tế d. Định hướng các năng lực được hình thành + Phát triển năng lực sử dụng đúng linh kiện + Năng lực vận dụng linh hoạt linh kiện điện tử một cách hiệu quả và hiệu suất cao nhất trong thực tế cuộc sống. Nội dung Các mức độ và yêu cầu cần đạt Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Điện trở, tụ điện, cuộn cảm - Nhận biết được điện trở, tụ điện, cuộn cảm - Hiểu được công dụng, cấu tạo, phân loại Nhận biết được các linh kiện trong thực tế Lắp được các linh kiện trên bo mạch cho đúng và hiệu quả 2. Linh kiện bán dẫn và IC: Nhận biết được các loại bán dẫn và IC trong kiến thức sách giáo khoa Hiểu được bán dẫn và IC trong lí thuyết cũng như trong thực tế cuộc sống Nhận biết được các linh kiện bán dẫn vầ IC trong thực tế Lắp được và phối hợp các linh kiện điện tử và linh kiện bán dẫn, IC trên bo mạch cho đúng và hiệu quả 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1.1 Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án chuyên đề: Linh kiện điện tử, kiến thức về điện trở, tụ điện, cuộn cảm, linh kiện bán dẫn và IC - Các đồ dùng và linh kiện điện tử thực tế - Máy chiếu Overhead hoặc máy chiếu Projector và các băng đĩa có liên quan đến bài dạy . 2.2 Chuẩn bị của học sinh. - Tìm hiểu nội dung của chuyên đề trước khi đến lớp - Chuẩn bị các linh kiện điện tử liên quan đến bài học III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO CHUYÊN ĐỀ 1. Xác định mục tiêu và hình thức của kiểm tra -Theo quan điểm đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh nói riêng, mục tiêu kiểm tra đánh giá kết quả kết quả học tập chuyên đề sẽ thực hiện theo định hướng đánh giá năng lực học sinh. -Với quan điểm đánh giá theo định hướng năng lực, một trong những phương pháp sử dụng hiệu quả là phương pháp quan sát và vấn đáp.Tuy nhiên với chuyên đề lí thuyết và với điều kiện thực hiện ở trường phổ thông hiện nay thì phương pháp kiểm tra đánh giá chủ yếu là dùng kiểm tra viết. Trong đó, hình thức kiểm tra đánh giá sẽ kết hợp sử dụng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. 2. Xây dựng bảng mô tả theo các yêu cầu đánh giá Theo định hướng công văn số 8773/BGDĐT ngày 30/12/2010 và công văn số 5555/BGD ĐT – GDTrH, ngày 8/10/2014 của Bộ giáo dục đào tạo về biên soạn đề kiểm tra có thể xây dựng bảng mô tả các yêu cầu kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học chuyên đề “Linh kiện điện tử”: Các chủ đề cần kiểm tra đánh giá - Chủ đề 1: Điện trở - Chủ đề 2: Tụ điện - Chủ đề 3: Cuộn cảm - Chủ đề 4: Điốt bán dẫn - Chủ đề 5: Tranzito - Chủ đề 6: Tirixto - Chủ đề 7: Triac và Điac - Chủ đề 8: Quang điện tử - Chủ đề 9: Vi mạch tổ hợp (IC) b. Các mức độ yêu cầu kiểm tra đánh giá. Với hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận, với quan điểm đánh giá năng lực học sinh, có thể lập bảng mô tả các yêu cầu kiểm tra đánh giá trọng quá trình dạy học chuyên đề “Linh kiện điện tử như sau: Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1: Điện trở - Nhận biết được công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu của điện trở - Biết được số liệu kĩ thuật của điện trở Hiều được cấu tạo và các tính năng của điện trở, hiểu được số liệu kĩ thuật của điện trở Nhận dạng điện trở trong thực tế, đọc được các thông số để lắp ráp mạch điện tử Lắp điện trở vào mạch thành thạo và hiệu quả Chủ đề 2: Tụ điện - Nhận biết được công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu của điện tụ điện - Biết được số liệu kĩ thuật của tụ điện Hiều được cấu tạo và các tính năng của tụ điện, hiểu được số liệu kĩ thuật của tụ điện Nhận dạng tụ điện trong thực tế, đọc được các thông số trên tụ điện để lắp ráp mạch điện tử Lắp tụ điện vào mạch thành thạo và hiệu quả -Chủ đề 3: Cuộn cảm - Nhận biết được công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu của điện cuộn cảm - Biết được số liệu kĩ thuật của tụ điện Hiều được cấu tạo và các tính năng của cuộn cảm, hiểu được số liệu kĩ thuật của cuộn cảm Nhận dạng cuộn cảm trong thực tế, đọc được các thông số trên cuộn cảm để lắp ráp mạch điện tử Lắp cuộn cảm vào mạch thành thạo và hiệu quả - Chủ đề 4: Điốt bán dẫn - Nhận biết được cấu tạo, phân loại, công dụng, kí hiệu của điôt bán dẫn Hiều được cấu tạo và các tính năng của điôt bán dẫn Biết cách lắp ráp đi ôt bán dẫn vào mạch điện tử Lắp ráp đi ôt bán dẫn và phối hợp với các linh kiện trong bo mạch để tao được mạch điện tử hoạt động tốt và đạt hiệu quả cao trong thực tế. - Chủ đề 5: Tranzito - Nhận biết được cấu tạo, phân loại, công dụng, kí hiệu của Tranzito Hiều được cấu tạo và các tính năng của Tranzito Biết cách lắp ráp Tranzito vào mạch điện tử Lắp ráp Tranzito và phối hợp với các linh kiện trong bo mạch để tao được mạch điện tử hoạt động tốt và đạt hiệu quả cao trong thực tế. - Chủ đề 6: Tirixto - Nhận biết được cấu tạo, phân loại, công dụng, kí hiệu của Tirixto Hiều được cấu tạo và các tính năng của Tirixto Biết cách lắp ráp Tirixto vào mạch điện tử Lắp ráp Tirixto và phối hợp với các linh kiện trong bo mạch để tao được mạch điện tử hoạt động tốt và đạt hiệu quả cao trong thực tế. - Chủ đề 7: Triac và Điac - Nhận biết được cấu tạo, phân loại, công dụng, kí hiệu của Triac và Điac Hiều được cấu tạo và các tính năng của Triac và Điac Biết cách lắp ráp Triac và Điac vào mạch điện tử Lắp ráp Triac và Điac và phối hợp với các linh kiện trong bo mạch để tao được mạch điện tử hoạt động tốt và đạt hiệu quả cao trong thực tế. - Chủ đề 8: Quang điện tử - Nhận biết được cấu tạo, phân loại, công dụng, kí hiệu của Quang điện tử Hiều được cấu tạo và các tính năng của Quang điện tử Biết cách lắp ráp Quang điện tử vào mạch điện tử Lắp ráp Quang điện tử và Điac và phối hợp với các linh kiện trong bo mạch để tao được mạch điện tử hoạt động tốt và đạt hiệu quả cao trong thực tế. - Chủ đề 9: Vi mạch tổ hợp (IC) Nhận biết được IC, khái niệm IC, cấu tạo IC, công dụng IC Hiểu được bản chất của IC, phần loại và nguyên lí làm việc của IC. Hiểu được công dụng của IC trên mạch điện tử và trong các thiết bị điện tử Vận dụng lắp ráp IC vào bo mạch và cho mạch điện tử hoạt động Phối hợp nhuần nhuyễn linh kiện điện tử thụ động và linh kiện điện tử tích hợp để lắp ráp mạch điện tử tốt 3. Biên soạn câu hỏi kiểm tra Trên cơ sở nội dung chuyên đề mục tiêu và nhất là bảng mô tả các yêu cầu kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học của chuyên đề “Linh kiện điện tử” có thể biên soạn câu hỏi bài tập như sau: số thứ nhất dùng chữ số La mã là số thứ tự của chủ đề, số thứ 2 chỉ mức độ yêu cầu : 1 là nhận biết, 2 là thông hiểu, 3 là vận dụng thấp, 4 là vận dụng cao, số thứ 3 là số thứ tự câu hỏi trong mức đó. NHẬN BIẾT Câu 1: Công dụng của điện trở là: Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện B. Ngăn cách dòng điện một chiều C. Dùng để dẫn dòng điện một chiều D. Hình thành mạch cộng hưởng Câu 2: Linh kiện bán dẫn nào sau đây có một lớp tiếp giáp P – N: A. Điôt bán dẫn B. Tranzito C. Tirixto D. Quang điện trở THÔNG HIỂU Câu 1: Đơn vị của tụ điện là: A. Culông B. Ôm C. Fara D. Henry Câu 2: Dòng điện xoay chiều trong mạch điện có điện trở, tụ điện, cuộn cảm mắc nối tiếp có tần số càng lớn thì: A. Giá trị điện trở càng lớn B. Cảm kháng càng lớn C. Dung kháng càng lớn D. Độ tự cảm càng lớn VẬN DỤNG THẤP Câu 1: Đại lượng nào sau đây cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường khi có điện áp đặt lên hai cực của nó? A. Điện trở B. Cuộn cảm C. Tụ điện D. Trị số điện dung Câu 2: Số liệu kĩ thuật ghi trên tụ gốm là 103 mà không có đơn vị. Giá trị của điện dung là: A. 100 picô fara B. 1000 picô fara C. 10000 picô fara D. 13000 picô fara VẬN DỤNG CAO Câu 1: Một điện trở có các vòng màu là nâu, đen, nây, kim nhũ. Trị số của điện trở là: A. 10Ω B. 100Ω ± 5% C. 1000Ω ± 5% D. 100Ω ± 20% Câu 2: Điôt chỉnh lưu có công dụng gì? Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều Khuếch đại tín hiệu, tạo sóng, tạo xung Cản trở dòng điện một chiều Dùng trong các thiết bị tự động, thiết bị tạo sóng, tạo xung HẾT
Tài liệu đính kèm:
- cong_nghe_12_chuyen_de_linh_kien_dien_tu.doc