Đề cương ôn tập học kì I - Môn: Hóa 11

Đề cương ôn tập học kì I - Môn: Hóa 11

Câu 1: Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?

A. Dung dịch đường. C. Dung dịch rượu.

B. Dung dịch muối ăn. D. Dung dịch benzen trong ancol.

Câu 2: Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?

A. HCl trong C6H6 (benzen). C. Ca(OH)2 trong nước.

B. CH3COONa trong nước. D. NaHSO4 trong nước.

Câu 3: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?

A. MgCl2. B. HClO3. C. Ba(OH)2. D. C6H12O6 (glucozơ).

Câu 4: Dãy chất nào sau đây đều là chất điện li mạnh khi tan trong nước?

A. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, H2S. B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH.

C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH. D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.

Câu 5: Trong dung dịch axit nitric (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?

 A. H+, NO3-. B. H+, NO3-, H2O.

 C. H+, NO3-, HNO3. D. H+, NO3-, HNO3, H2O.

Câu 6: Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?

 A. H+, CH3COO-. B. H+, CH3COO-, H2O.

 C. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O. D. CH3COOH, CH3COO-, H+.

 

docx 7 trang lexuan 5540
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I - Môn: Hóa 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I
Môn: Hóa 11
Chương Sự điện li
Câu 1: Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện? 
A. Dung dịch đường. 	C. Dung dịch rượu.
B. Dung dịch muối ăn. 	D. Dung dịch benzen trong ancol.
Câu 2: Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được? 
A. HCl trong C6H6 (benzen).	C. Ca(OH)2 trong nước.
B. CH3COONa trong nước.	D. NaHSO4 trong nước.
Câu 3: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. MgCl2.	B. HClO3.	C. Ba(OH)2. 	D. C6H12O6 (glucozơ).
Câu 4: Dãy chất nào sau đây đều là chất điện li mạnh khi tan trong nước? 
A. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, H2S. 	B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH. 
C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH. 	D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.
Câu 5: Trong dung dịch axit nitric (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào? 
 	A. H+, NO3-. 	B. H+, NO3-, H2O. 
 	C. H+, NO3-, HNO3.	D. H+, NO3-, HNO3, H2O. 
Câu 6: Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào? 
 	A. H+, CH3COO-. 	B. H+, CH3COO-, H2O. 
 	C. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.	D. CH3COOH, CH3COO-, H+.
Câu 7: Cho các chất dưới đây: HClO4, HClO, HF, HNO3, H2S, H2SO3, NaOH, NaCl, CuSO4, CH3COOH. Số chất thuộc loại chất điện li mạnh là
A. 5.	 	B. 6.	 	C. 7.	 	D. 4.
Câu 8: Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 2.
Câu 9: Dung dịch chất nào sau đây (có cùng nồng độ) dẫn điện tốt nhất?
A. K2SO4. 	B. KOH. 	C. NaCl.	D. KNO3. 
Câu 10: Có 4 dung dịch: Natri clorua, rượu etylic (C2H5OH), axit axetic (CH3COOH), kali sunfat đều có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau:
 	A. NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4.	B. C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4.	
 C. C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < NaCl.	D. CH3COOH < NaCl < C2H5OH < K2SO4.
Câu 11: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
 	A. [H+] = 0,10M. 	B. [H+] < [CH3COO-]. 	
C. [H+] > [CH3COO-]. 	D. [H+] < 0,10M.
Câu 12: Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M.	C. [H+] > [NO3-].
B. [H+] < [NO3-].	D. [H+] < 0,10M.
Câu 13: Cho các muối sau: NaHSO4, NaHCO3, Na2SO4, Fe(NO3)2. Số muối thuộc loại muối axit là 
 A. 0. 	B. 1.	 	C. 2.	D. 3.
Câu 14: Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của H2O) chứa bao nhiêu loại ion? 
 	A. 2. 	B. 3. 	C. 4. 	D. 5.
Câu 15: Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là 
A. NaOH. 	 	B. Ba(OH)2.	C. NH3.	D. NaCl.
Câu 16: Các dung dịch NaCl, HCl, CH3COOH, H2SO4 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH nhỏ nhất là 
A. HCl. 	B. CH3COOH.	C. NaCl.	D. H2SO4.
Câu 17: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?
	A. HCl.	B. K3PO4.	C. KBr.	D. HNO3.
Câu 18: Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch
A. KOH. 	B. HCl. 	C. KNO3. 	D. BaCl2.
Câu 19: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch
A. HCl. 	B. H2SO4. 	C. NaNO3. 	D. NaOH. 
Câu 20: Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
 A. AlCl3 và CuSO4. 	B. HCl và AgNO3. 
C. NaAlO2 và HCl. 	D. NaHSO4 và NaHCO3. 
Câu 21: Dãy các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là
A. Fe2+, Ag+, NO3-, Cl-.	B. Mg2+, Al3+, NO3-, CO32-.
C. Na+, NH4+, SO42-, Cl-. 	D. Ag+, Mg2+, NO3-, Br- .
Câu 22: Dãy gồm các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. Ca2+, Cl-, Na+, CO32-. 	B. K+, Ba2+, OH-, Cl-.
C. Al3+, SO42-, Cl-, Ba2+. 	D. Na+, OH-, HCO3-, K+.
Câu 23: Chất nào dưới đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?
A. Na2CO3.	B. NH4Cl.	C. NH3. 	D. NaHCO3. 
Câu 24: Các dung dịch nào sau đây đều có tác dụng với Al2O3?
	A. Na2SO4, HNO3.	B. HNO3, KNO3.	C. HCl, NaOH	.	D. NaCl, NaOH.
Câu 25: Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
	A. HNO3, Ca(OH)2 và Na2SO4.	B. HNO3, Ca(OH)2 và KNO3.
	C. HNO3, NaCl và Na2SO4.	D. NaCl, Na2SO4 và Ca(OH)2.
Câu 26: Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là
	A. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.	B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.
	C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.	D. HNO3, NaCl, Na2SO4.	
Câu 27: Trường hợp nào dưới đây thu được kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
B. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH.
C. Cho CaCO3 vào lượng dư dung dịch HCl.
D. Sục CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2.
Câu 28: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy có hiện tượng: 
A. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ. 	
B. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó tan dần.
C. xuất hiện kết tủa màu xanh. 	
D. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó không tan.
Câu 29: Cho Na dư vào dung dịch chứa ZnCl2. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra?
 A. Có khí bay lên.	
 B. Có khí bay lên và có kết tủa keo trắng xuất hiện sau đó tan hoàn toàn.
 C. Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan một phần. 
 D. Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện. 
Câu 30: Hỗn hợp X gồm Fe3O4, Cu và ZnO trong đó các chất lấy cùng số mol. Hoà tan X bằng dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Thành phần các chất trong Z là 
 A. Fe(OH)2 và Cu(OH)2. 	B. Zn(OH)2 và Fe(OH)2.
 C. Cu(OH)2 và Fe(OH)3. 	D. Fe(OH)2 và Fe(OH)3.
Câu 31: Phương trình 2H+ + S2- H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng
A. FeS + HCl FeCl2 + H2S.	B. H2SO4 đặc + Mg MgSO4 + H2S + H2O.
C. K2S + HCl H2S + KCl.	D. BaS + H2SO4 BaSO4 + H2S. 
Câu 32: Phương trình ion: là của phản ứng xảy ra giữa cặp chất nào sau đây? 
(1) CaCl2 + Na2CO3; 	(2) Ca(OH)2 + CO2; 	
(3) Ca(HCO3)2 + NaOH; 	(4) Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3. 
A. (1) và (2). 	B. (2) và (3).	C. (1) và (4). 	D. (2) và (4).
Câu 33: Cho các phản ứng hóa học sau:
	 (1) (NH4)2SO4 + BaCl2 ®	 	(2) CuSO4 + Ba(NO3)2 ®
	 (3) Na2SO4 + BaCl2 ®	 	(4) H2SO4 + BaSO3 ®
	 (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 ®	(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 ®
Dãy gồm các phản ứng có cùng một phương trình ion thu gọn là:
 	A. (1), (3), (5), (6).	 	B. (3), (4), (5), (6).	 
C. (2), (3), (4), (6). 	D. (1), (2), (3), (6).
Câu 34: Cho các chất và ion sau: Al2O3, Fe2+, CuO, CO32-, HS-, Na+, Cl-, H+. Số chất và ion phản ứng với KOH là 
A. 5.	B. 6.	C. 3.	D. 4.
Câu 35: Có các dung dịch muối Al(NO3)3, (NH4)2SO4, NaNO3, NH4NO3, MgCl2, FeCl2 đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn. Nếu chỉ dùng một hoá chất làm thuốc thử để phân biệt các muối trên thì chọn chất nào sau đây?
 A. Dung dịch Ba(OH)2. 	B. Dung dịch BaCl2. 
C. Dung dịch NaOH.	D. Dung dịch Ba(NO3)2.
Câu 36: Có 4 dung dịch: HCl, K2CO3, Ba(OH)2, KCl đựng trong 4 lọ riêng biệt. Nếu chỉ dùng quỳ tím thì có thể nhận biết được 
 A. HCl, Ba(OH)2. 	B. HCl, K2CO3, Ba(OH)2.
 C. HCl, Ba(OH)2, KCl.	 	D. Cả bốn dung dịch.
Câu 37: Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch riêng biệt, mất nhãn: NaCl, HCl, NaHSO4, Na2CO3 là
A. KNO3.	B. NaOH.	C. BaCl2.	D. NH4Cl.
Câu 38: Có nhiều nhất bao nhiêu ion trong số Na+, CO32-, NH4+, Cl-, Mg2+, OH-, NO3- có thể cùng tồn tại trong một dung dịch (bỏ qua sự thuỷ phân của muối) 
A. 3.	B. 6.	C. 5.	D. 4.
Câu 40: Nồng độ mol của anion trong dung dịch Ba(NO3)2 0,10M là 
A. 0,10M.	B. 0,20M.	C. 0,30M.	D. 0,40M.
Câu 41: Nồng độ mol của cation trong dung dịch Ba(NO3)2 0,45M là 
A. 0,45M.	B. 0,90M.	C. 1,35M.	D. 1,00M.
Câu 43: Dung dịch thu được khi trộn lẫn 200 ml dung dịch NaCl 0,2M và 300 ml dung dịch Na2SO4 0,2M có nồng độ cation Na+ là bao nhiêu? 
A. 0,23M. 	B. 1M. 	C. 0,32M. 	D. 0,1M.
BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ - PHOTPHO
Câu 1. Độ dinh dưỡng cao nhất trong các loại phân đạm cho sau là:
	A. ure.	B. kali nitrat.	C. amoni sunfat.	D. amoni clorua.
Câu 2. Công thức hóa học của phân supephotphat kép là:
	A. Ca(H2PO4)2	B. CaHPO4	C. Ca3(PO4)2.	D. Ca(H2PO4)2. 2CaSO4	
 Câu 3. Kim loại tác dụng với HNO3 không tạo ra được: 
	A. N2. B. NO2.	C. NH4NO3	D. N2O5	
Câu 4. Đánh giá độ dinh dưỡng của phân lân bằng hàm lượng %:
	A. H3PO4.	B. PO43-.	C. P2O5.	D. P.
Câu 5. Khí NH3 bị lẫn hơi nước, để thu được NH3 khan ta dùng: 
	A. CaO. B. H2SO4 đặc. C. P2O5 D. CuSO4 khan.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng?
 A. Thành phần chính của supephotphat kép gồm hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4	 
 B. Supephotphat đơn chỉ có Ca(H2PO4)2
	 C. Urê có công thức là (NH2)2CO	 
 D. Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng.
Câu 7. Thành phần chính của quặng photphorit là :
 A. Ca3(PO4)2. B. NH4H2PO4	 C. Ca(H2PO4)2.	 D. CaHPO4.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng?
	 A. Phân urê có công thức là (NH4)2CO3. 
 B. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.
 C. Phân lân cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO3-) và ion amoni (NH4+)
	 D. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3.
Câu 9. Phản ứng của NH3 với Cl2 tạo ra “khói trắng“, chất này có công thức hoá học là:
 A. HCl.	 B. N2.	 C. NH4Cl.	 D. NH3.
Câu 10. Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của
A. (NH4)2HPO4 và KNO3 B. (NH4)2HPO4 và NaNO3 C. (NH4)3PO4 và KNO3 D. NH4H2PO4 và KNO3
Câu 11. Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là.
	A. 48,52%.	 B. 42,25%.	 C. 39,76%.	 D. 45,75%.
Câu 12. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là:
	A. Ag, NO2, O2 	 B. Ag2O, NO, O2 	 C. Ag, NO, O2 	 D. Ag2O, NO2, O2
Câu 13. Phần lớn photpho sản xuất ra được dùng để sản xuất. 
	A. đạn cháy. B. diêm. C. phân lân. D. axit photphoric.
Câu 14. Photpho trắng được bảo quản bằng cách ngâm trong :
	 A. nước. 	 B. ete.	 C. dầu hoả. D. benzen.
Câu 15. Ứng dụng nào sau đây không phải của H3PO4
 A. Điều chế phân lân	 B. Sản xuất thuốc trừ sâu 
 C. Làm diêm, thuốc nổ D. Dùng trong công nghiệp dược phẩm
Câu 16. Dung dịch axit H3PO4 có chứa các ion nào? ( không kể H+ và OH- của nước )
A. H+, PO43- B. H+, H2PO4-, PO43- C. H+, HPO42-, PO43- D. H+, H2PO4-, HPO42-, PO43-
Câu 17. Kim loại nào phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). 
 A. Al.	 B. Zn	 C. Fe.	 D. Ag.
Câu 18. Trong phòng thí nghiệm, nguời ta thường điều chế HNO3 từ
 A. NaNO3 và H2SO4 đặc B. NH3 và O2 C. NaNO3 và HCl đặc D. NaNO2 và H2SO4 đặc 
Câu 19. Khối lượng phân supephotphat chứa 65% Ca(H2PO4)2 cần lấy để cung cấp 150 kg nguyên tố photpho là 
A. 871 kg	 B. 566 kg	 C. 1742 kg D. 1132 kg
Câu 20. Nhiệt phân hoàn toàn cùng số mol mỗi muối nitrat dưới đây, muối sinh ra thể tích O2 nhỏ nhất (trong cùng điều kiện) là
 A. AgNO3.	 B. Fe(NO3)3. C. Fe(NO3)2.	 D. KNO3. 
Câu 21. Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu sản phẩm gồm:
 A. FeO; NO2; O2. B. Fe2O3; NO2. 	 C. Fe2O3; NO2; O2. D. Fe; NO2; O2.
Câu 22. Khi cho amoniac tác dụng với axit photphoric thu được amophot. Amophot là hỗn hợp các muối 
 A.(NH4)3PO4và (NH4)2HPO4. B. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4. 
 C. KH2PO4 và (NH4)3PO4. D. KH2PO4 và (NH4)2HPO4.
Câu 23. Phản ứng hoá học nào sau đây chứng tỏ amoniac là một chất khử mạnh?
 A. NH3 + HCl ® NH4Cl	 B. 2NH3 + H2SO4 ® (NH4)2SO4
 C. 2NH3 + 3CuO N2 + 3Cu + 3H2O	 D. NH3 + H2O → NH4+ + OH-
Câu 24. Dung dịch HNO3 đặc, không màu, để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành:
 A. màu đen sẫm.	B. màu vàng.	C. màu đỏ.	D. màu trắng sữa.
Câu 25. Khí nitơ (N2) tương đối trơ về mặt hoá học ở nhiệt độ thường là do nguyên nhân nào sau đây?
 A. Phân tử N2 có liên kết cộng hoá trị không phân cực.	 B. Phân tử N2 có liên kết ion.
 C. Phân tử N2 có liên kết ba rất bền vững.	D. Nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA.
Câu 26. Trong công nghiệp, phân lân supephotphat kép được sản xuất theo sơ đồ chuyển hoá:
 Ca3(PO4)2 H3PO4 Ca(H2PO4)2
 Khối lượng dd H2SO4 70% đã dùng để điều chế được 468 kg Ca(H2PO4)2 theo sơ đồ chuyển hoá trên là bao nhiêu? Biết hiệu suất của cả quá trình là 80%: 
 A. 392 kg.	 B. 520 kg.	 C. 600 kg. 	 D. 700 kg.
Câu 27. Dãy các muối nitrat khi nhiệt phân đều tạo thành muối nitrit là :
	A. Ca(NO3)2; NaNO3; KNO3.	B. Ca((NO3)2; Zn(NO3)2; NaNO3.
 	C. Cu(NO3)2; Hg(NO3)2; LiNO3	D. Mg(NO3)2; Zn(NO3)2; KNO3.
Câu 28. Để nhận biết ion PO43- thường dùng thuốc thử AgNO3, bởi vì:
	A. Tạo ra khí có màu nâu.	B. Tạo ra dung dịch có màu vàng.
	C. Tạo ra kết tủa có màu vàng.	D. Tạo ra khí không màu hoá nâu trong không khí.
Câu 29. Phát biểu nào không đúng?
 A. Dung dịch Na3PO4 có môi trường kiềm, làm quỳ tím ngả màu xanh.
 B. Thuốc thử để nhận biết ion photphat (có trong dd muối) là AgNO3
 C. Tất cả các muối đihiđrophotphat đều tan trong nước
 D. Ag3PO4 là kết tủa không tan trong HNO3
Câu 30. Phản ứng hoá học nào sau đây không đúng?
	A. 2KNO3 2KNO2 + O2	B. 2Cu(NO3)22CuO + 4NO2 + O2
	C. 4AgNO3 2Ag2O + 4NO2 + O2	D. 4Fe(NO3)32Fe2O3 + 12NO2 + 3O2
Câu 31. Công thức hoá học của amophot, một loại phân bón phức hợp là:
 A. Ca(H2PO4)2.	 B. NH4H2PO4 và Ca(H2PO4)2.
 C. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4. D. (NH4)2HPO4 và Ca(H2PO4)2. 
Câu 32. Câu trả lời nào dưới đây không đúng khi nói về axit H3PO4
A. Axit H3PO4 là axit 3 lần axit.	B. Axit H3PO4 có tính oxi hoá rất mạnh.
C. Axit H3PO4 có độ mạnh trung bình.	D. Axit H3PO4 là axit khá bền với nhiệt.
Câu 33. Hỗn hợp nào dùng để điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm
	 A. NH4Cl, Ca(OH)2	 B. NH4Cl, Al(OH)3 C. N2, H2	 D. Cu, HNO3
Câu 34. HNO3 loãng thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào dưới đây.
	A. CuO. B. CuCl2.	 C. Cu(OH)2. D. Cu. 
Câu 35: Phản ứng giữa HNO3 với Al tạo khí N2O. Tổng hệ số nguyên, tối giản nhất trong phương trình phản ứng này là: 
	A. 55 	 B. 9	 C. 64	 D. 65 
Câu 36. Thuốc nổ đen là hỗn hợp các chất nào sau? 
 A. KNO3; S	 B. KClO3; C; S	 C. KNO3; S; C	 D. KClO3; C
Câu 37. Dãy các chất nào sau đây khi phản ứng với HNO3 đặc nóng đều tạo khí:	
	A. Cu(OH)2, FeO, C B. Fe3O4, C, FeCl2 C. Na2O, FeO, Ba(OH)2 D. Fe3O4, C, Cu(OH)2
Câu 38. Cho 300ml dung dịch NaOH 0,2M vào 200ml dung dịch H3PO4 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
 toàn thì khối lượng muối thu được là:
	A. 4,92 gam	 B. 2,4 gam	 C. 5,24 gam	 D. 2,84 gam
Chương Cacbon – Silic
Câu 1. Khí CO2 điều chế trong phòng thí nghiệm thường lẫn khí HCl và hơi nước. Để loại bỏ HCl và hơi nước ra khỏi hỗn hợp ta dùng:
A. dung dịch NaOH đặc B. dung dịch NaHCO3 bão hòa và dung dịch H2SO4 đặc
C. dung dịch H2SO4 đặc D. dung dịch Na2CO3 bão hòa và dung dịch H2SO4 đặc
Câu 2. Dẫn luồng khí CO dư qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO và Fe2O3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, hỗn hợp rắn còn lại trong ống sứ gồm những chất nào?
A. Al, Cu, Mg, Fe B. Al2O3, Cu, MgO, Fe C. Al2O3, Cu, Mg, Fe D. Al, Cu, MgO, Fe
Câu 3. Dẫn luồng khí CO dư qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO và Fe2O3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, hỗn hợp rắn còn lại trong ống sứ gồm những chất nào?
A. Al, Cu, Mg, Fe B. Al2O3, Cu, MgO, Fe C. Al2O3, Cu, Mg, Fe D. Al, Cu, MgO, Fe
Câu 4. Silic đioxit không tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. dd NaOH đặc nóng B. dd HF C. dd HCl D. Na2CO3 nóng chảy
Câu 5. Silic phản ứng với dãy chất nào sau đây:
A. CuSO4, SiO2, H2SO4 loãng B. F2, Mg, NaOH
C. HCl, Fe(NO3)3, CH3COOH D. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl
Câu 6. Cacbon monooxit có phản ứng với nhóm chất nào sau đây:
A. O2, Fe2O3, CuO B. O2, Ca(OH)2, CaO C. CuO, CuSO4, Cu(OH)2 D. O2 , Al, Al2O3
Câu 7. Xác định khối lượng kết tủa thu được khi dẫn từ từ 6,72 lít khí CO2(đktc) vào 400 ml dung dịch Ca(OH)2 1M?
A. 30 gam B. 40 gam C. 35 gam D. 45 gam
Câu 8. “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là:
A. CO rắn. B. SO2 rắn. C. H2O rắn. D. CO2 rắn.
Câu 9. Cho luồng khí CO dư đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3, nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO trong hỗn hợp đầu là :
A. 0,8 gam B. 8,3 gam C. 2,0 gam D. 4,0 gam
Câu 10. Để khử hoàn toàn 45 gam hỗn hợp X gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và MgO cần dùng vừa đủ 8,4 lít khí CO (đktc). Khối lượng chất rắn Y thu được sau phản ứng là:
A. 39 gam B. 51 gam C. 24 gam D. 42 gam
Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
Câu 1: Tỉ khối hơi cuả chất X so với hiđro bằng 44. Phân tử khối của X là
A. 44 B. 46 C. 22 D. 88.
Câu 2: Thể tích của 1,5 gam chất X bằng thể tích của 0,8 gam khí oxi (đktc cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Phân tử khối của X là
A. 60 B. 30 C. 120 D. 32.
Câu 3: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 30. Công thức phân tử của X là
A. CH2O B. C2H4O2 C. C3H6O2 D. C4H8O2.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hợp chất hữu cơ X ( C, H, O ). Thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Biết tỉ khối của X so với CO2 bằng 2. Công thức phân tử của X là
A. C5H12O B. C2H4O C. C3H4O3 D. C4H8O2.
Câu 7: Kết quả phân tích nguyên tố hợp chất X cho biết %mc = 54,54% ; %mH = 9,09% còn lại là oxi. Tỉ khối hơi của X so với CO2 bằng 2. Công thức phân tử của X là
A. C5H12O B. C2H4O C. C3H4O3 D. C4H8O2.
Câu 11: Vitamin A (retinol) có công thức phân tử C20H30O, công thức đơn giản nhất của vitamin A là:
A. C2H3O B. C20H30O C. C4H6O D. C4H6O2

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_hoa_11.docx