Đề trắc nghiệm Toán 10 - Phần: Mệnh đề – tập hợp

Đề trắc nghiệm Toán 10 - Phần: Mệnh đề – tập hợp

Câu 1. Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào không là mệnh đề?

 A. Số 11 là số chẵn B. Số 2 là số nguyên tố

 C. 2x + 3 là một số nguyên dương D. Tìm x để x² + 1 là số chính phương

Câu 2. Chọn mệnh đề sai

 A. Nếu a chia hết cho 9 thì a chia hết cho 3

 B. Nếu a > b > 0 thì a² > b²

 C. Hai số 2 và 3 là hai số nguyên tố cùng nhau

 D. Nếu a < b="">< 0="" thì="" a²=""><>

Câu 3. Mệnh đề nào sau đây đúng?

 A. Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi chúng có diện tích bằng nhau

 B. Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi chúng đồng dạng và có một cạnh bằng nhau

 C. Một tam giác là tam giác vuông khi và chỉ khi có một góc bằng tổng của hai góc còn lại

 D. Một tứ giác là hình thoi khi và chỉ khi nó có hai đường chéo vuông góc với nhau

Câu 4. Cho mệnh đề chứa biến P(x): “x² – 3x + 2 = 0, với x là số thực". Tìm x để P(x) đúng

 A. x = –1 V x = –2 B. x = 1 V x = 2 C. x = 1 V x = –2 D. x = –1 V x = 2

Câu 5. Mệnh đề phủ định của mệnh đề: "Với mọi số thực x, x² > 0" là

 A. Với mọi số thực x, x² ≤ 0 B. Tồn tại số thực x, x² <>

 C. Tồn tại số thực x, x² ≤ 0 D. Với mọi số thực x, x² <>

 

doc 6 trang lexuan 9271
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm Toán 10 - Phần: Mệnh đề – tập hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1. MỆNH ĐỀ – TẬP HỢP
Câu 1. Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào không là mệnh đề?
	A. Số 11 là số chẵn	B. Số 2 là số nguyên tố
 	C. 2x + 3 là một số nguyên dương	D. Tìm x để x² + 1 là số chính phương
Câu 2. Chọn mệnh đề sai
	A. Nếu a chia hết cho 9 thì a chia hết cho 3
	B. Nếu a > b > 0 thì a² > b²
	C. Hai số 2 và 3 là hai số nguyên tố cùng nhau
	D. Nếu a < b < 0 thì a² < b²
Câu 3. Mệnh đề nào sau đây đúng?
	A. Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi chúng có diện tích bằng nhau
	B. Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi chúng đồng dạng và có một cạnh bằng nhau
	C. Một tam giác là tam giác vuông khi và chỉ khi có một góc bằng tổng của hai góc còn lại
	D. Một tứ giác là hình thoi khi và chỉ khi nó có hai đường chéo vuông góc với nhau
Câu 4. Cho mệnh đề chứa biến P(x): “x² – 3x + 2 = 0, với x là số thực". Tìm x để P(x) đúng
	A. x = –1 V x = –2	B. x = 1 V x = 2	C. x = 1 V x = –2	D. x = –1 V x = 2
Câu 5. Mệnh đề phủ định của mệnh đề: "Với mọi số thực x, x² > 0" là
	A. Với mọi số thực x, x² ≤ 0	B. Tồn tại số thực x, x² < 0
	C. Tồn tại số thực x, x² ≤ 0	D. Với mọi số thực x, x² < 0
Câu 6. Mệnh đề phủ định của mệnh đề: "Tồn tại số nguyên dương n, n² + 2n chia hết cho 3" là
	A. Với mọi số nguyên dương n, n² + 2n chia hết cho 3
	B. Với mọi số nguyên không dương n, n² + 2n không chia hết cho 3
	C. Với mọi số nguyên dương n, n² + 2n không chia hết cho 3
	D. Với mọi số nguyên không dương n, n² + 2n chia hết cho 3
Câu 7. Phát biểu lại mệnh đề sau sử dụng khái niệm "điều kiện cần", "điều kiện đủ": Nếu a + b > 0 thì a > 0 hoặc b > 0
	A. Điều kiện cần để a > 0 và b > 0 là a + b > 0
	B. Điều kiện đủ để a > 0 và b > 0 là a + b > 0
	C. Điều kiện đủ để a + b > 0 là a > 0 hoặc b > 0
	D. Điều kiện cần để a + b > 0 là a > 0 hoặc b > 0
Câu 8. Số tập hợp con của tập hợp A = {a; b; c; d} là
	A. 4	B. 8	C. 12	D. 16
Câu 9. Cho các tập hợp A = {1; 2; 3}, B = [1; 3). Chọn nhận xét đúng
	A. A là tập hợp con của tập hợp B
	B. B là tập hợp con của tập hợp A
	C. Hai tập hợp A và B có số phần tử bằng nhau
	D. Hai tập hợp A và B chỉ có 2 phần tử chung
Câu 10. Cho các tập hợp A = {2; 4; 6; 9}, B = {1; 2; 3; 4}. Tìm A \ B
	A. {6; 9}	B. {2; 4}	C. {1; 3}	D. {1; 3; 2; 4; 6; 9}
Câu 11. Số tập hợp X thỏa mãn đồng thời {1; 2} = X ∩ {0; 1; 2; 3; 4} và X ⸦ {1; 2; 3; 5; 6} là
	A. 2	B. 4	C. 5	D. 8
Câu 12. Tìm tập hợp A và B thỏa mãn các điều kiện A ∩ B = {0; 3; 4}, A\B = {–3; 1}, B\A = {6; 9}
	A. A = {–3; 1; 0; 3; 4}, B = {0; 3; 4; 6; 9}	B. A = {6; 9; 0; 3; 4}, B = {–3; 1; 0; 3; 4}
	C. A = {6; 9; 0; 3; 4; –3; 1}, B = {0; 3; 4}	D. A = {0; 3; 4}, B = {6; 9; 0; 3; 4; –3; 1}
Câu 13. Tìm A ∩ B U C với A = [1; 4], B = (2; 6), C = (1; 2]
	A. (1; 2]	B. (1; 4]	C. (2; 4)	D. [1; 4]
Câu 14. Tìm A ∩ B \ C với A = (–∞; 4], B = [0; +∞), C = (0; 4)
	A. Ø	B. (0; 4)	C. {0; 4}	D. [0; 4]
Câu 15. Tìm A U B \ C với A = [0; 4], B = (1; 5), C = (−3; 1]
	A. [1; 5]	B. (1; 5)	C. [0; 1]	D. [0; 1)
Câu 16. Tìm A \ B U C với A = (1; 4), B = (2; 6), C = (–1; 2)
	A. (1; 2]	B. (1; 2)	C. (–1; 2]	D. (–1; 2)
Câu 17. Cho tập hợp A = {a, b, c, d, e}. Số tập hợp con của A có không quá 4 phần tử là
	A. 30	B. 32	C. 16	D. 31
Câu 18. Cho các tập hợp A = (–2; +∞) và B = (–3; 5). Chọn phép toán đúng
	A. A ∩ B = (–3; +∞)	B. A U B = (–3; 5)	C. A \ B = (5; +∞)	D. B \ A = (–3; –2]
Câu 19. Cho các tập hợp A = (–∞; –3], B = [–7; 10]. Chọn phép toán sai
	A. A U B = (–∞; 10]	B. A ∩ B = [–7; –3]	C. A \ B = (–∞; –7]	D. B \ A = (–3; 10]
Câu 20. Cho các tập hợp A = (–1; 4), B = {–1; 1; 3; 4}. Chọn phép toán đúng
	A. A ∩ B = [1; 4)	B. A ∩ B = (–1; 4)	C. B \ A = {–1; 4}	D. B \ A = {1; 3}
Câu 21. Xác định tập hợp [–3; 1) ∩ (0; 4]
	A. (0; 1)	B. [–3; 4]	C. (–3; 4)	D. Ø
Câu 22. Cho các tập hợp A = (1 – 2m; m + 1) và B = (–3; 5). Tìm giá trị của m để B là tập hợp con của A
	A. m ≤ 2	B. m ≥ 2	C. m ≤ 4	D. m ≥ 4
Câu 23. Cho các tập hợp A = (–2; 4m – 5] ∩ [m – 1; 3). Tìm giá trị của m để A = [2; 3)
	A. m = 2	B. m = 3	C. m = 1	D. không tồn tại
Câu 24. Cho các tập hợp A = (–∞; m – 1] và B = [2m; +∞). Tìm giá trị của m để A ∩ B = Ø
	A. m ≤ 1	B. m –1
Câu 25. Cho A = (–5; –2], B = [–3; 6), C = (–4; 3]. Chọn kết quả sai
	A. A ∩ B \ C = Ø	B. A ∩ C \ B = (–4; –3)
	C. B ∩ C U A = (–5; 3]	D. A U (C \ B) = (–5; –3]
Câu 26. Chọn kết quả sai
	A. (–5; 7) ∩ (2; 9) = (2; 7)	B. [–3; 2) U {1; 2} = [–3; 2]
	C. {1; 2} \ (1; 2) = {1; 2}	D. {–1; –2; 0} ∩ (–3; 1) = (–2; 0)
Câu 27. Tìm các tập hợp A, B đồng thời thỏa mãn A ∩ B = (1; 2), A \ B = [2; 5] và B \ A = (–1; 1]
	A. A = (1; 5), B = (–1; 2)	B. A = (–1; 2), B = (1; 5)
	C. A = (1; 5], B = (–1; 2)	D. A = (–1; 2), B = (1; 5]
Câu 28. Cho (–7; a) ∩ (b; 5) = (–3; 2). Giá trị của a và b là
	A. a = 3 và b = 2	B. a = –3 và b = 2	C. a = 2 và b = 3	D. a = 2 và b = –3
Câu 29. Chọn câu phát biểu đúng
	A. Mệnh đề là một mệnh lệnh không cần biết đúng hay sai
	B. Mệnh đề là một câu hỏi về tính đúng hay sai
	C. Mệnh đề là khẳng định chỉ có thể đúng hoặc sai
	D. Mệnh đề là câu cảm thán không có tính đúng hay sai
Câu 30. Mệnh đề nào sau đây sai?
	A. không có số nguyên tố nào nhỏ hơn 2
	B. không có số hữu tỉ nào bình phương bằng 2
	C. không có mệnh đề nào là một câu hỏi
	D. không có mệnh đề nào mà có khi đúng, có khi sai
Câu 31. Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng?
	A. tồn tại một số có bình phương bằng 2
	B. một số không phải số nguyên tố là số chia hết cho 2
	C. mọi số thực đều chia được cho chính nó
	D. không có số hữu tỉ nào là số nguyên tố
Câu 32. Mệnh đề phủ định của mệnh đề “1 + 1 = 2” là
	A. 1 + 1 > 2	B. 1 + 1 < 2	C. 1 – 1 = 0	D. 1 + 1 ≠ 2
Câu 33. Mệnh đề 1 + 1 = 2 có thể phát biểu dưới cách khác là
	A. không có hai số nào khác 1 có tổng bằng 2
	B. tổng của hai số 1 là số 2
	C. tổng hai số bằng 2 thì đó là hai số 1
	D. không có hai số nào có tổng bằng 2 mà không phải hai số 1
Câu 34. Mệnh đề “nếu A thì B” có thể phát biểu hoàn toàn cùng ý nghĩa dưới dạng mệnh đề nào sau đây?
	A. B là điều kiện cần của A	B. B là điều kiện đủ của A
	C. B là điều kiện cần và đủ của A	D. B không là điều kiện đủ của A
Câu 35. Phủ định của mệnh đề “∀x ∊ R, x² ≥ 0” là
	A. ∀x ∊ R, x² < 0	B. ∀x ∊ R, x² ≤ 0	C. ∃x ∊ R, x² < 0	D. ∃x ∊ R, x² ≤ 0
Câu 36. Phủ định của mệnh đề “∃x ∊ Q, x² = 2” là
	A. ∃x ∊ Q, x² ≠ 2	B. ∀x ∊ Q, x² ≠ 2	C. ∃x ∊ Q, x² > 2	D. ∀x ∊ Q, x² < 2
Câu 37. Số phần tử của tập hợp A = {x ∊ ℤ | x² < x} là
	A. 0	B. 1	C. 2	D. vô số
Câu 38. Tập hợp A = {x ∊ ℤ | x² < –x} có thể viết dưới dạng là
	A. Ø	B. {0}	C. {1}	D. ℤ
Câu 39. Tập hợp ℕ của số tự nhiên là tập con của tập hợp nào sau đây?
	A. {x ∊ ℤ | x > 0}	B. (0; +∞)	C. [0; +∞)	D. R \ {0}
Câu 40. Cho tập hợp A = {x ∊ ℚ | 2x² – 5x + 2 = 0}. Số tập hợp con của A là
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 41. Cho tập hợp A = {1; 2; 3; 5; 7; 8}. Số tập con có 5 phần tử của A là
	A. 3	B. 5	C. 6	D. 4
Câu 42. Cho tập hợp A = {1; 2; 3; 4; 5; 7}. Số tập con của A chứa hai phần tử 1; 2 là
	A. 16	B. 4	C. 8	D. 12
Câu 43. Kết quả phép toán nào sau đây là tập hợp rỗng?
	A. (0; 1] ∩ [0; 1)	B. {–1} ∩ (–2; 0)	C. {0; 1} ∩ (0; 1)	D. {0} ∪ {1}
Câu 44. Tập hợp nào sau đây có nghĩa là tập hợp các phần tử của tập hợp A mà không thuộc tập hợp B?
	A. A ∩ B	B. A ∪ B	C. A \ B	C. B \ A
Câu 45. Tập hợp C là tập hợp các phần tử thuộc tập hợp A hoặc thuộc tập hợp B. Khi đó ta có thể viết
	A. C = A ∪ B	B. C = A \ B	C. C = B \ A	D. C = A ∩ B
Câu 46. Tập hợp C là tập hợp các phần tử thuộc tập hợp A và thuộc tập hợp B. Khi đó ta có thể viết
	A. C = A ∪ B	B. C = A \ B	C. C = B \ A	D. C = A ∩ B
Câu 47. Tập hợp các số thực nhỏ hơn số a được viết là
	A. (–∞; a]	B. (–∞; a)	C. (a; +∞)	D. [a; +∞)
Câu 48. Tập hợp các số thực không lớn hơn số a được viết là
	A. (–∞; a]	B. (–∞; a)	C. (a; +∞)	D. [a; +∞)
Câu 49. Tập hợp các số thực nhỏ hơn 2 nhưng không nhỏ hơn 3 được viết là
	A. (2; 3]	B. [2; 3)	C. [3; 2)	D. Ø
Câu 50. Tập hợp các số thực nhỏ hơn 3 nhưng không nhỏ hơn 2 được viết là
	A. (2; 3]	B. [2; 3)	C. (3; 2]	D. (2; 3)
Câu 51. Tập hợp các số thực không nhỏ hơn 2 và không lớn hơn 3 được viết là
	A. (2; 3]	B. [2; 3)	C. (2; 3)	D. [2; 3]
Câu 52. Tập hợp các số thực nhỏ hơn –2 hoặc lớn hơn –1 được viết là
	A. (–∞; –2) ∪ (–1; +∞)	B. (–∞; –2] ∪ [–1; +∞)
	C. (–2; –1)	D. Ø
Câu 53. Kết quả phép toán ℕ ∩ ℚ là
	A. Ø	B. ℚ	C. ℕ	D. {0}
Câu 54. Mệnh đề (–1; 2) \ [1; 2] có thể phát biểu thành lời là
	A. tập hợp các số thực lớn hơn âm một và nhỏ hơn hai nhưng không phải các số thực từ một đến hai
	B. tập hợp các số thực lớn hơn âm một và nhỏ hơn hai nhưng không phải các số thực lớn hơn một và nhỏ hơn hai
	C. tập hợp các số thực lớn hơn âm một và nhỏ hơn hai nhưng không phải các số thực lớn hơn một và nhỏ hơn hoặc bằng hai
	D. tập hợp các số thực lớn hơn âm một và nhỏ hơn hai nhưng không phải các số thực lớn hơn hoặc bằng một và nhỏ hơn hai
Câu 55. Tập hợp (a; +∞) có thể phát biểu là
	A. tập hợp các số không nguyên lớn hơn a	B. tập hợp các số thực lớn hơn a
	C. tập hợp các số nguyên lớn hơn a	D. tập hợp các số hữu tỉ lớn hơn a
Câu 56. Phần tử có giá trị nguyên nhỏ nhất của tập hợp (0; +∞) là
	A. 0	B. 1	C. 2	D. không tồn tại
Câu 57. Số giá trị nguyên trong tập hợp (–2; 20) là
	A. 22	B. 20	C. 21	D. 23
Chương 2. HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI
Câu 1. Chọn mệnh đề sai
	A. Hàm số y = mx + 2 luôn cắt trục tung tại (0; 2)
	B. Hàm số y = mx + 2 đồng biến trên R nếu m > 0
	C. Hàm số y = mx + 2 luôn cắt trục hoành với mọi số thực m
	D. Hàm số y = mx + 2 là hàm số bậc nhất với mọi m ≠ 0
Câu 2. Tập xác định của hàm số y = là
	A. (–1; 4)	B. (–1; 4) \ {3/2}	C. [–1; 4]	D. [–1; 4] \ {3/2}
Câu 3. Hàm số y = –x² + 2x + 1 đồng biến trên
	A. (–∞; 1)	B. (1; +∞)	C. R \ {1}	D. R
Câu 4. Tìm tập xác định của hàm số y = 
	A. [2; +∞)	B. (–∞; 2]	C. R \ {–2}	D. R \ {2}
Câu 5. Đồ thị hàm số y = ax + b đi qua hai điểm A(0; –3) và B (1; –1) thì a và b có giá trị là
	A. a = –2; b = 3	B. a = 2; b = 3	C. a = 2; b = –3	D. a = –2; b = –3
Câu 6. Tìm các giá trị của m sao cho hàm số y = (m² – 1)x² – 3x + m + 1 là hàm số lẻ.
	A. m = –1	B. m = 1	C. m = ±1	D. m ≠ ±1
Câu 7. Tìm tọa độ điểm mà đường thẳng (dm): y = (m + 1)x + 2m – 3 luôn đi qua với mọi số thực m
	A. (2; –1)	B. (1; –2)	C. (–2; –5)	D. (–2; –1)
Câu 8. Hàm số y = (m² – 2m)x + m – 1 nghịch biến trên R khi và chỉ khi
	A. m ≠ 1	B. 0 1
Câu 9. Cho hai đường thẳng d1: y = x + 3 và d2: y = –x – 3. Chọn khẳng định đúng
	A. Hai đường thẳng song song	B. Hai đường thẳng vuông góc
	C. Hai đường thẳng cắt nhau tại (–1; 2)	D. Hai đường thẳng cắt nhau tại (–2; 1)
Câu 10. Hàm số nào trong các hàm số sau đây là hàm số chẵn?
	A. y = |x| + |1 – 2x|	B. y = 1 + 2x – x²	C. y = (x + 1)² – 2x	D. y = 3x² – 2x³
Câu 11. Tập xác định của hàm số y = là
	A. [–2; 2]	B. (–∞; 2]	C. [2; +∞)	D. R
Câu 12. Tập xác định của hàm số y = |x – 2| là
	A. R	B. R \ {2}	C. [2; +∞)	D. R \ {–2}
Câu 13. Hàm số nào trong các hàm số sau không là hàm số lẻ?
	A. y = x³ – x	B. y = |2x + 1| – |2x – 1|
	C. y = 2x5 + 3x³ + 4x – 5	D. y = –x|x² – 2|
Câu 14. Đường thẳng d: y = –x + 5 vuông góc với đường thẳng nào sau đây?
	A. y = 2x + 2	B. y = x – 5	C. y = –2x	D. y = 1 – x
Câu 15. Hàm số nào trong các hàm số sau là hàm số lẻ
	A. y = x³ – x + 3	B. y = |x|x³	C. y = x³ + |x| + 1	D. y = 1 + x³
Câu 16. Đường thẳng đi qua điểm M(5; –1) và vuông góc với đường thẳng Δ: y = x – 1 có phương trình là
	A. y = –x – 4	B. y = x + 6	C. y = –x + 4	D. y = x – 6
Câu 17. Giá trị nhỏ nhất của hàm số y = x² – 2x + 3 là
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 18. Tập xác định của hàm số y = 3x + 4 là
	A. (–3; 3)	B. [–3; 3]	C. R \ [–3; 3]	D. R \ {±3}
Câu 19. Đường thẳng đi qua hai điểm A(2; 2) và B(0; –4) có hệ số góc là
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 20. Hàm số y = x² + 2x – 3 có tọa độ đỉnh là
	A. (1; 0)	B. (–1; –4)	C. (–1; 0)	D. (1; –4)
Câu 21. Cho hàm số y = 2x – x². Chọn câu sai.
	A. Hàm số đồng biến trên (–∞; 1)	B. Giá trị lớn nhất của hàm số là 1
	C. Đỉnh của đồ thị hàm số là (1; 1)	D. Đồ thị hàm số có trục đối xứng x = 2
Câu 22. Tìm giá trị của m sao cho đường thẳng d: y = mx – 2 vuông góc với đường thẳng d': y = (m – 2)x + 2m – 1 là
	A. –1	B. 1	C. –3	D. 3
Câu 23. Cho parabol (P): y = ax² + bx + c đi qua các điểm A(–2; –7), B(0; 1) và C(2; 1). Giá trị của a; b; c lần lượt là
	A. 1; –3; –1	B. –1; 2; 1	C. –1; 3; 1	D. –1; –2; 1
Câu 24. Cho parabol (P): y = x² – 2(m + 2)x + 2m. Giá trị của m để tung độ đỉnh của (P) bằng –4 là
	A. m = 0	B. m = –2	C. m = –2 V m = 0	D. m = ±1
Câu 25. Xác định m để 3 đường thẳng d1: y = 3 – x; d2: y = 3x + 5 và d3: y = (3m – 1)x + m đồng quy.
	A. m = 3	B. m = –3	C. m = 6	D. m = –6
Câu 26. Tìm giá trị của m để hàm số y = x² + 2(m – 1)x + m² – 4 có giá trị nhỏ nhất bằng 5.
	A. m = 1	B. m = 2	C. m = 4	D. m = 5
Câu 27. Cho parabol (P): y = x² + bx + c. Tìm b, c sao cho parabol có đỉnh là I(–3; 2).
	A. b = –6; c = 11	B. b = –6; c = 12	C. b = 6; c = 11	D. b = 6; c = 12
Câu 28. Giao điểm của parabol (P): y = –2x² + 4x + 3 và đường thẳng (d): y = 2x – 1 có tọa độ là
	A. (–1; –3), (2; 3)	B. (1; 1), (–2; –5)	C. (2; –3), (–1; 3)	D. (–2; –5), (–1; 3)
Câu 29. Cho parabol (P): y = 3x² – 9x + 7. Chọn mệnh đề sai
	A. (P) không có giao điểm với trục hoành	B. (P) có đỉnh là I(3/2; 1/4)
	C. (P) có trục đối xứng là x = 3/2	D. (P) đi qua điểm M(2; –1)
Câu 30. Tìm giá trị của m để đồ thị hàm số y = –mx + 2m (m ≠ 0) lần lượt cắt Ox, Oy tại A, B thỏa mãn tam giác OAB có diện tích bằng 12.
	A. m = ±6	B. m = ±3	C. m = 3 V m = 6	D. m = –3 V m = –6
Câu 31. Trong các hàm số: y = |x|³ – x²; y = x² + 4x; y = |2x – 1| + x²; y = |x + 1| + |x – 1|, số hàm số chẵn là
	A. 0	B. 3	C. 2	D. 1
Câu 32. Cho hàm số y = x – |x|. Giá trị lớn nhất của hàm số là
	A. 0	B. 1	C. –1	D. –2
Câu 33. Tìm giá trị của m để ba đường thẳng y = 2x; y = –x – 3; y = mx + 5 phân biệt và đồng qui.
	A. m = 3	B. m = –3	C. m = 7	D. m = –7
Câu 34. Tìm điểm cố định mà đường thẳng y = (2m + 3)x + 5 – 4m luôn đi qua với mọi m.
	A. (2; 11)	B. (–2; –1)	C. (1; 8)	D. (–1; 2)
Câu 35. Tìm m để hai đường thẳng d1: y = (3m – 1)x + m và d2: y = 2m²x – 4m + 5 phân biệt và song song
	A. m = 1	B. m = 1/2	C. m = 1 V m = 1/2	D. m = –1 V m = 2
Câu 36. Xác định parabol (P): y = ax² – 8x + c đi qua điểm A(1; –5) và có trục đối xứng x = 2.
	A. y = 4x² – 8x – 1	B. y = 2x² – 8x + 1	C. y = –4x² – 8x + 7	D. y = –2x² – 8x + 5
Câu 37. Xác định parabol (P): y = ax² + bx + c đi qua điểm A(3; 1) và có đỉnh I(2; 3)
	A. y = x² – 4x + 7	B. y = –2x² + 8x – 5	C. y = 2x² – 8x + 13	D. y = –x² + 4x + 2
Câu 38. Parabol (P): y = x² – mx + 1 có tập hợp các đỉnh là đồ thị hàm số nào sau đây?
	A. y = x – 1	B. y = x² + 1	C. y = 1 – x²	D. y = 1 – x
Câu 39. Viết phương trình đường thẳng d đi qua các giao điểm của hai đồ thị hàm số y = –x² + 4x + 5 và y = x² – 2x – 3.
	A. y = x – 1	B. y = x + 2	C. y = x + 1	D. y = 1 – x
Câu 40. Cho parabol (P): y = x² – 2mx + m² + 4m. Tìm tọa độ của một điểm trong các điểm sau đây thỏa mãn (P) không đi qua điểm đó với mọi số thực m
	A. (0; –3)	B. (0; 4)	C. (1; 3)	D. (3; 2)
Câu 41. Cho hàm số y = |x|. Chọn nhận xét sai
	A. Hàm số xác định trên R	B. Hàm số đồng biến trên R
	C. Hàm số có giá trị nhỏ nhất là 0	D. Hàm số có trục đối xứng x = 0
Câu 42. Cho f(x) đồng biến trên R và g(x) là nghịch biến trên R. Chọn kết luận chắc chắn đúng
	A. f(x) + g(x) là hàm số đồng biến trên R	B. f(x) – g(x) là hàm số đồng biến trên R
	C. f(x) g(x) là hàm số đồng biến trên R	D. f(x) / g(x) là hàm số đồng biến trên R
Câu 43. Cho f(x) là hàm số lẻ và g(x) là hàm số chẵn. Chọn kết luận chắc chắn đúng
	A. f(x) + g(x) là một hàm số chẵn	B. f(–x) g(|x|) là một hàm số lẻ
	C. f(x) – g(x) là một hàm số chẵn	D. f(|x|) g(–x) là một hàm số lẻ
Câu 44. Cho parabol (P): y = x² – 2x. Nếu tịnh tiến đồ thị lên trên 1 đơn vị thu được đồ thị hàm số
	A. y = x² – 2x – 1	B. y = x² – 2x + 1	C. y = (x + 1)² + 1	D. y = (x – 1)² + 1
Câu 45. Cho hàm số y = x² + bx + c đạt giá trị nhỏ nhất bằng –1 tại x = 2. Xác định hàm số đó
	A. y = x² + 4x – 7	B. y = x² – 4x + 5	C. y = –x² + 4x – 5	D. y = x² + 4x – 1
Câu 46. Cho các điểm đôi một phân biệt A, B, C thuộc đường thẳng Δ: y = ax + b (a ≠ 0) lần lượt có hoành độ x1, x2, x3 sao cho x3 + x1 = 2x2. Chọn kết luận đúng
	A. A nằm giữa B, C và AB = 2AC	B. A nằm giữa B, C và BC = 2AB
	C. B nằm giữa A, C và AC = 2BC	D. B nằm giữa A, C và BC = 2AB
Câu 47. Cho hàm số y = 2x² + 4x + 2m. Tìm giá trị của m để đồ thị hàm số luôn nằm phía trên trục hoành
	A. m > 1	B. |m| > 1	C. m 2
Câu 48. Tìm giá trị của m để hàm số y = xác định trên R
	A. m 1	C. m > –1	D. m < –1
Câu 49. Hàm số nào sau đây là hàm số lẻ
	A. y = x4 – 4x² + 4	B. y = |x + 2| – |x – 2|	C. y = x(3x – 2)²	D. y = –2x² – |x|
Câu 50. Parabol (P): y = –x² + 5x + 6 và đường thẳng d: y = m cắt nhau tại 2 điểm phân biệt khi và chỉ khi
	A. m > 5/2	B. m 49/4	D. m < 49/4

Tài liệu đính kèm:

  • docde_trac_nghiem_toan_10_phan_menh_de_tap_hop.doc