Giáo án Công nghệ 12 - Chủ đề 10: Máy thu thanh

Giáo án Công nghệ 12 - Chủ đề 10: Máy thu thanh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Biết được khái niệm máy thu thanh

- Hiểu được sơ đồ khối và nguyên lí của máy thu thanh.

- Học sinh biết các linh kiện, dạng sóng vào và ra của khối tách sóng.

b. Kĩ năng:

- Biết cách sử dung truy cập chương trình phát thanh của các đài trong thực tế.

c. Thái độ:

- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học

2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh:

- Khả năng giả quyết vấn đề thông qua nguyên lí làm việc của máy thu thanh

- Rèn năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề. Năng lực hoạt động nhóm.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên

- Tranh vẽ các hình 19 - 2,19 - 3 SGK. Hình ảnh một số máy thu thanh

2. Học sinh:

- Đọc trước bài 19 SGK

- Tìm hiểu một số chương trình phát thanh, cách dò các các đài, các chương trình phát thanh trong thực tế.

 

docx 3 trang lexuan 5810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 12 - Chủ đề 10: Máy thu thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/12/2019
Tiết: 21
 CHỦ ĐỀ 10: MÁY THU THANH
 (1 tiết)
* Giới thiệu chung chủ đề: Chủ đề máy thu thanh gồm 3 nội dung chính
1. Nội dung 1: khái niệm về máy thu thanh
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của phần này là khái niệm phân loại máy thu thanh
2. Nội dung 2: Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy thu thanh
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết các khối và chức năng các khối trong máy thu thanh
3. Nội dung 3 : Nguyên lý làm việc của khối tách sóng trong máy thu thanh
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết các linh kiện, dạng sóng vào và ra của khối tách sóng.
* Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 1 tiết. 
- khái niệm về máy thu thanh (5')
- Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy thu thanh (30')
- Nguyên lý làm việc của khối tách sóng trong máy thu thanh (5')
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Biết được khái niệm máy thu thanh
- Hiểu được sơ đồ khối và nguyên lí của máy thu thanh.
- Học sinh biết các linh kiện, dạng sóng vào và ra của khối tách sóng.
b. Kĩ năng:
- Biết cách sử dung truy cập chương trình phát thanh của các đài trong thực tế.
c. Thái độ: 
- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh:
- Khả năng giả quyết vấn đề thông qua nguyên lí làm việc của máy thu thanh
- Rèn năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề. Năng lực hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Tranh vẽ các hình 19 - 2,19 - 3 SGK. Hình ảnh một số máy thu thanh
2. Học sinh:
- Đọc trước bài 19 SGK 
- Tìm hiểu một số chương trình phát thanh, cách dò các các đài, các chương trình phát thanh trong thực tế.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Học sinh biết các loại máy thu thanh và một số chương trình phát thanh
Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
+ kể tên các chương trình phát thanh và các máy thu thanh mà em biết
- Hs nghe giáo viên gợi ý. 
- GV hướng dẫn và theo dõi học sinh làm yêu cầu hs xác định vấn đề nghiên cứu và báo cáo trước lớp để thống nhất các vấn đề nghiên cứu.
* Dự kiến sản phẩm
các chương trình phát thanh và các đài phát thanh mà HS biết
* Đánh giá kết quả
GV theo giỏi cá nhân và đánh giá.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Học sinh hiểu được khái niệm máy thu thanh, cách để truyền sóng âm tần truyền được đi xa
Nội dung 1: Hình thành kiến thức về khái niệm máy thu thanh, cách đưa sóng âm tần đi xa
- GV chia lớp làm các nhóm và giao thảo luận theo phiếu học tập các nội dung sau đây:
+ Nội dung 1: sưu tầm một số hình ảnh máy thu thanh và cho biết máy thu thanh dùng ở đâu.
+ Nội dung 2: đọc mục I SGK và cho biết cách để truyền sóng âm tần đi xa
+ Nội dung 3: Phân biệt máy thu thanh và ghi âm
- Hs nghe giáo viên gợi ý. 
- GV hướng dẫn và theo dõi học sinh làm việc theo nhóm, yêu cầu hs xác định vấn đề nghiên cứu và báo cáo trước lớp để thống nhất các vấn đề nghiên cứu.
* Dự kiến sản phẩm
+ Hình ảnh trình chiếu trên các slide
+ Điều chế biên độ và tần số sóng âm tần để đưa vào sóng mang cao tần
+ Máy thu thanh biến đổi sóng điện từ thành sóng cơ học, còn máy ghi âm biến đổi sóng âm thành sóng điện từ
* Đánh giá kết quả
- HS đánh giá lẫn nhau
- Gv đánh giá kết quả làm việc của nhóm
- Biết được sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của máy thu thanh
Nội dung 2: Hình thành kiến thức về các khối và nguyên lí làm việc của các khối trong máy thu thanh
- GV chia lớp làm các nhóm và giao HS đọc mục II SGK thảo luận theo phiếu học tập nội dung sau đây: 
+ trình bày sơ đồ khối và nêu chức năng các khối
- HS làm việc theo nhóm, GV theo dõi gợi ý cho HS 
* Dự kiến sản phẩm
+ Hs nêu được sơ đồ khối và chức năng các khối trong máy tăng âm.
* Đánh giá kết quả
- Gv đánh giá kết quả làm việc của nhóm
Biết được nguyên lí hoạt động của m
khối tách sóng trong máy thu thanh
Nội dung 3: Hình thành kiến thức về nguyên lí hoạt động của khối tách sóng trong máy thu thanh 
- GV giới thiệu cho HS hình 19-3 sơ đồ khới tách sóng trong máy thu thanh
- HS làm việc cá nhân nhận biết các linh kiện và nhớ lại công dụng của các linh kiện, phân biệt dạng tín hiệu vào và ra sau các linh kiện
- GV gợi ý định hướng cho HS
* Dự kiến sản phẩm
+ HS nêu các linh kiện, chức năng các linh kiện và dạng tín hiệu vào và ra trong mạch
* Đánh giá kết quả
- Gv đánh giá kết quả làm việc của nhóm
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Hệ thống hóa được kiến thức về khái niêm máy thu thanh, chức năng các khối trong máy thu thanh, dạng tín hiệu vào và ra của khối tách sóng trong máy thu thanh
 Cho các nhóm HS hệ thống hóa phần sơ đồ khối và chức năng các khối
* Dự kiến sản phẩm
kết quả làm việc của nhóm
sơ đồ tư duy của nhóm
* Đánh giá kết quả
- Giáo viên cho HS nhận xét đánh giá lẫn nhau, đồng thời GV cung đánh giá kết quả làm việc của các nhóm
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn
+ HS thảo luận nhóm tìm hiểu chương trình
 phát thanh của các địa phương phát trên các bằng chuyền AM hoặc FM
+ GV theo dõi động viên sửa sai cho HS
* Dự kiến sản phẩm
sản phẩm làm việc của cá nhân nhóm
* Đánh giá kết quả
GV đánh giá và HS tự đánh giá lẫn nhau
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Nhận biết
Câu 1: Để điều chỉnh cộng hưởng trong khối chọn sóng của máy thu thanh ta thường điều chỉnh:
A. Trị số điện dung của tụ điện	B. Điện áp
C. Dòng điện	D. Điều chỉnh điện trở
Câu 2: Ở máy thu thanh tín hiệu vào khối chọn sóng thường là:
A. Tín hiệu cao tần	B. Tín hiệu âm tần
C. Tín hiệu trung tần	D. Tín hiệu âm tần, trung tần
Câu 3: Ở máy thu thanh tín hiệu ra của khối tách sóng là:
A. Tín hiệu một chiều	B. Tín hiệu xoay chiều	C. Tín hiệu cao tần	D. Tín hiệu trung tần
Câu 4: Các khối cơ bản của máy thu thanh AM gồm:
A. 8 khối	B. 6 khối	C. 5 khối	D. 4 khối
Câu 5: Sóng trung tần ở máy thu thanh có trị số khoảng:
A. 465 Hz	B. 565 kHz	C. 565 Hz	D. 465 kHz
Câu 6: Tín hiệu ra của khối tách sóng ở máy thu thanh là:
A. Tín hiệu cao tần	B. Tín hiệu một chiều	C. Tín hiệu âm tần	D. Tín hiệu trung tần
Câu 7: Căn cứ vào đâu để phân biệt máy thu thanh AM và máy thu thanh FM:
A. Xử lý tín hiệu.	B. Mã hóa tín hiệu.	C. Truyền tín hiệu.	D. Điều chế tín hiệu.
2. Thông hiểu: 
Câu 8: Chọn câu đúng.
A. Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang thay đổi, chỉ có tần số sóng mang không thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi.
B. Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang biến đổi theo tín hiệu cần truyền đi.
C. Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang không thay đổi, chỉ có tần số sóng mang thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi.
D. Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang không biến đổi theo tín hiệu cần truyền đi.
3. Vận dụng:
Câu 9: Máy thu thanh dùng ở đâu?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_12_chu_de_10_may_thu_thanh.docx