Giáo án Công nghệ 12 - Chủ đề 14: Mạch điện xoay chiều ba pha
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Hiểu được nguồn điện ba pha và các đại lượng đặc trưng của mạch điện ba pha.
- Biết cách nối hình sao, hình tam giác.
b. Kĩ năng:
- Đọc được sơ đồ mạch điện ba pha.
- Giải được các bài toán của mạch điện xoay chiều ba pha, từ đó lựa chọn phương án đấu nối nguồn và tải ba pha hợp lí.
c. Thái độ:
- Thực hiện đúng quy trình làm việc và các quy định về an toàn điện, an toàn lao động.
- Có thái độ yêu mến đối với ngành điện lực quốc gia.
- Có ý thức sử dụng tiết kiệm điện năng.
- Có ý thức sử dụng vệ sinh chung và bảo vệ môi trường.
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh:
- Tự học, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề : Mô tả được đặc điểm cấu tạo, trình bày được nguyên lí làm việc của máy phát điện xoay chiều ba pha, trình bày được cách nối nguồn và tải của mạch điện ba pha. Phân tích được ưu và nhược điểm của các cách nối nguồn và tải của mạch điện ba pha.Trình bày được ưu điểm của mạch điện ba pha 4 dây
- Giao tiếp và hợp tác: Chủ động đề xuất công việc có thể hoạt động hợp tác, biết tiếp nhận mong muốn hợp tác từ nhóm. Xác định được vai trò của mình trong nhóm, tự đánh giá khả năng của mình và của thành viên trong nhóm để phân công công việc phù hợp, khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp. Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin, trình bày được nội dung chủ đề “Mạch điện xoay chiều ba pha”
- Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Khai thác sử dụng máy vi tính và mạng Internet trong học tập để tự học các nội dung của chủ đề.Đánh giá sự phù hợp của dữ liệu tìm thấy thuộc chủ đề "Mạch điện xoay chiều ba pha". Xác lập liên hệ giữa kiến thức đã biết với thông tin mới thu thập và dùng thông tin đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập của chủ đề.
Ngày soạn: 01/3/2020 Tiết: 25 CHỦ ĐỀ 14: MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA (1 tiết) * Giới thiệu chung chủ đề: Chủ hệ mạch điện xoay chiều 3 pha gồm 3 nội dung chính 1. Nội dung 1: Khái niệm về mạch điện xoay chiều 3 pha Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của phần này là học sinh biết được cấu tạo mạch điện xoay chiều 3 pha, về nguồn điện, tải, cách tạo dòng điện xoay chiều 3 pha 2. Nội dung 2: Cách nối nguồn và tải 3 pha Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết cách nối nguồn và tải theo kiểu hình sao, hình tam giác. 3. Nội dung 3: các bài tập vận dụng * Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 1 tiết. - Tìm hiểu nội dung 1,2 (30') - Bài tập phần mạch điện xoay chiều 3 pha (15') I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: a. Kiến thức: - Hiểu được nguồn điện ba pha và các đại lượng đặc trưng của mạch điện ba pha. - Biết cách nối hình sao, hình tam giác. b. Kĩ năng: - Đọc được sơ đồ mạch điện ba pha. - Giải được các bài toán của mạch điện xoay chiều ba pha, từ đó lựa chọn phương án đấu nối nguồn và tải ba pha hợp lí. c. Thái độ: - Thực hiện đúng quy trình làm việc và các quy định về an toàn điện, an toàn lao động. - Có thái độ yêu mến đối với ngành điện lực quốc gia. - Có ý thức sử dụng tiết kiệm điện năng. - Có ý thức sử dụng vệ sinh chung và bảo vệ môi trường. 2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh: - Tự học, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề : Mô tả được đặc điểm cấu tạo, trình bày được nguyên lí làm việc của máy phát điện xoay chiều ba pha, trình bày được cách nối nguồn và tải của mạch điện ba pha. Phân tích được ưu và nhược điểm của các cách nối nguồn và tải của mạch điện ba pha.Trình bày được ưu điểm của mạch điện ba pha 4 dây - Giao tiếp và hợp tác: Chủ động đề xuất công việc có thể hoạt động hợp tác, biết tiếp nhận mong muốn hợp tác từ nhóm. Xác định được vai trò của mình trong nhóm, tự đánh giá khả năng của mình và của thành viên trong nhóm để phân công công việc phù hợp, khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp. Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin, trình bày được nội dung chủ đề “Mạch điện xoay chiều ba pha” - Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Khai thác sử dụng máy vi tính và mạng Internet trong học tập để tự học các nội dung của chủ đề.Đánh giá sự phù hợp của dữ liệu tìm thấy thuộc chủ đề "Mạch điện xoay chiều ba pha". Xác lập liên hệ giữa kiến thức đã biết với thông tin mới thu thập và dùng thông tin đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập của chủ đề. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Tranh vẽ trên giấy khổ lớn các hình của bài 23-1 đến 23-6 SGK, máy chiếu - Bảng mạch điện nối tải ba pha hình sao và hình tam giác trong bộ thiết bị dạy học CN 12 - GV giao nhiệm vụ cho HS 2. Học sinh: - Quan sát tìm hiểu về mạch điện xoay chiều ba pha, ứng dung mạch điện xoay chiều ba pha dùng trong thực tiễn cuộc sống thông qua sách báo, mạng Internet Cụ thể: + Tìm hiểu thế nào là mạch điện xoay chiều ba pha; các phần tử cơ bản và vai trò của nó trong mạng điện xoay chiều ba pha như thế nào? + Để truyền tải điện năng đi xa thì người ta dùng dòng điện 1 pha hay 3 pha trong truyền tải? + Thông qua các thiết bị điện dân dụng thì điện năng có thể biến thành các dạng năng lượng nào trên thực tế? + Trong các nhà máy, xí nghiệp thì nguồn năng lượng nào giúp tự động hóa trong quá trình sản xuất cơ khí? + Động cơ điện xoay chiều ba pha và một pha khi làm việc thì động cơ nào có đặc tính làm việc tốt hơn? + Kể tên các thiết bị điện thường sử dụng nguồn điện ba pha? III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: Tình huống xuất phát Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động + Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới "Mạch điện xoay chiều ba pha" - Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ Chia học sinh trong lớp thành các nhóm nhỏ. Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức và hiểu biết để trao đổi với bạn trong nhóm theo các câu sau: (1) Để truyền tải điện năng đi xa, người ta thường sử dụng dòng điện một pha hay ba pha? (2) Các thiết bị điện sử dụng điện năng để biến điện năng thành các dạng năng lượng nào? (3) Trong các nhà máy xí nghiệp, nguồn năng lượng nào phổ biến giúp cho các động cơ, máy móc làm việc? - Học sinh thực hiện nhiệm vụ (gồm có hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm) + Hoạt động cá nhân: Mỗi học sinh tự tìm hiểu kiến thức và trả lời câu hỏi. + Hoạt động nhóm: Thư kí của nhóm tóm tắt các ý kiến để nhóm trưởng trình bày. - Báo cáo kết quả và thảo luận (hoạt động cả lớp) + Lần lượt mỗi nhóm lên bảng viết kết quả của nhóm mình. + Nhóm khác quan sát và bổ sung. - Giáo viên kết luận Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận. * Dự kiến sản phẩm + Học sinh trình bày được các nhiệm vụ được chuyển giao. + Học sinh tích cực trao đổi thảo luận. + Học sinh thấy được cần có mạch điện ba pha trong truyền tải điện năng, trong sản xuất và đời sống hằng ngày * Đánh giá kết quả - Giáo viên đánh giá sự hoạt động tích cực của học sinh. - Đưa ra một số gợi ý trả lời Nguồn năng lượng điện hiện nay có những ưu điểm như: + Có thể sản xuất tập trung với công suất lớn. + Có thể truyền tải đi xa với hiệu suất cao. + Dễ dàng biến đổi thành các dạng năng lượng khác. + Giúp tự động hóa mọi quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Ngày nay dòng điện xoay chiều ba pha được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất vì: + Động cơ điện ba pha có cấu tạo đơn giản và đặc tính tốt hơn động cơ một pha. + Việc truyền tải điện năng bằng mạch điện ba pha tiết kiệm được dây dẫn, giảm tổn thất điện năng và tổn thất điện áp hơn là truyền tải bằng dòng điện một pha. * Giáo viên dùng hình ảnh trình chiếu các ứng dụng của nguồn năng lượng điện, từ đó dẫn dắt vào chuyên đề "Mạch điện xoay chiều ba pha" (Xem phụ lục). Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Học sinh hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để tìm hiểu về: + Khái niệm về mạch điện xoay chiều ba pha. + Nguồn điện ba pha. + Tải ba pha. - Giúp học sinh phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, trình bày và sử dụng tốt ngôn ngữ kĩ thuật. * Nội dung 1: Hình thành kiến thức về "Khái niệm mạch điện xoay chiều ba pha". - Phát phiếu học tập số 1. - Học sinh hoạt động cá nhân và nhóm để thức hiện phiếu học tập số 1 - Học sinh trình bày nội dung - Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả nhóm và rút ra kết luận. * Dự kiến sản phẩm - Học sinh trả lời được các câu hỏi trong phiếu học tập. - Học sinh biết cách trình bày và phản biện các nội dung đã học. * Đánh giá kết quả - Trong quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên khéo léo giải thích và hướng dẫn học sinh thực hiện các nội dung bài học. * Dùng hình ảnh trình chiếu để kết luận về nguồn điện ba pha (xem phụ lục). - Tăng cường hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. - Giúp học sinh phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, trình bày và sử dụng tốt ngôn ngữ kĩ thuật. - Thông qua hoạt động, học sinh trả lời được nội dung kiến thức cách nối nguồn điện ba pha. Nội dung 2: Hình thành kiến thức về "Cách nối nguồn điện và tải ba pha" - Giáo viên đặt vấn đề: trong thực tế, các pha của nguồn được nối liền với nhau, các pha của tải cũng được nối với nhau và có đường dây ba pha nối giữa nguồn với tải, dẫn điện năng từ nguồn đến tải. Do đó, cần cách nối nguồn điện và tải ba pha phù hợp. - Phát phiếu học tập số 2 - Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời phiếu học tập số 2. - Học sinh trình bày và phản biện. - Giáo viên nhận xét. * GV khuyến khích học sinh về nhà tự học phần sơ đồ mạch điện 3 pha, mối quan hệ giữa đại lượng dây và pha, ưu điểm của mạch điện ba pha bốn dây. * Dự kiến sản phẩm - Học sinh trả lời được các câu hỏi trong phiếu học tập. + Học sinh trình bày các cách nối nguồn và tải (gồm ba phương án đấu nguồn và hai phương án đấu tải thường gặp). - Học sinh biết cách trình bày và phản biện các nội dung đã học. * Đánh giá kết quả - Trong quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên khéo léo giải thích và hướng dẫn học sinh thực hiện các nội dung bài học. - Một vài nội dung gợi ý: + Thông thường nguồn ở các máy phát điện tại nhà máy điện thường nối hình sao, việc đấu nối hình tam giác tại các máy phát điện thường kĩ thuật phức tạp và giá thành cao. + Tải đấu sao hoặc tam giác thường thực hiện dễ dàng ở việc đấu nối tại hộp đấu dây Hoạt động 3: Bài tập Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động + cũng cố các kiến thức hs đã học về mạch điện xoay chiều 3 pha + HS biết tính toán các đại lượng vật lí, xác định cách nối các tải để vận dụng vào thực tế + Tạo sự hào hứng trong học sinh khi ôn lại kiến thức đã học. + Giáo viên tổ chức để HS trình bày mối quan hệ giữa các đại lượng trong các cách mắt hình sao, hình tam giác. - Phát phiếu học tập số 3 - Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời phiếu học tập số 3. - Học sinh trình bày và phản biện. - Giáo viên nhận xét. * Dự kiến sản phẩm - Học sinh trả lời được các câu hỏi bài tập. - Có tinh thần học tập hào hứng, vui vẻ. * Đánh giá kết quả - Trong quá trình trả lời câu hỏi, giáo viên gợi ý và giúp đỡ học sinh trả lời. - Giáo viên kết luận chuyên đề và động viên tinh thần học tập của học sinh. Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động + Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vân đề thực tiễn. + Tìm hiểu thêm các kiến thức thực tế của mạch điện xoay chiều ba pha và mạng điện truyền tải cũng như phân phối trong đời sống hằng ngày. + Học sinh sưu tầm, tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học, tìm hiểu về cấu tạo dây điện ba pha trong truyền tải điện năng, kiến thức về sự nạp xả của cuộn cảm trong mạch điện xoay chiều, từ đó ứng dụng giải thích cho hiện tượng tự cảm trong các thiết bị điện có sử dụng cuộn dây như động cơ không đồng bộ, máy biến áp; tìm hiểu các thiết bị đóng cắt, các thiết bị điều khiển sử dụng trong mạng điện ba pha; các biện pháp nâng cao hệ số công suất trong truyền tải và phân phối điện năng, các biện pháp tiết kiệm điện năng, sự an toàn điện trong mạch điện xoay chiều ba pha. + Một số câu hỏi gợi ý như (Xem phụ lục) * Dự kiến sản phẩm - Thực hiện các nội dung tìm tòi, mở rộng ở nhà. - Học sinh có thể hỏi người thân, thợ sửa chữa điện để hoàn thành các nhiệm vụ vừa nêu. * Đánh giá kết quả Giáo viên đánh giá thông qua sản phẩm học tập của học sinh IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nội dung I: Nguồn điện ba pha - Mô tả được đặc điểm cấu tạo của máy phát điện xoay chiều ba pha. - Trình bày được nguyên lí tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha. Câu 1.1.1. Câu 1.1.2. - Giải thích được sự lệch pha của ba dòng điện. - Giải thích được đồ thị mô tả sức điện động tức thời của ba pha. - Giải thích được đồ thị vec tơ suất điện động của ba pha Câu 1.2.1. Câu 1.2.2. Câu 1.2.3. Câu 1.2.4. - Đọc được sơ đồ cấu tạo của máy phát điện ba pha. - Đọc được đồ thị mô tả suất điện động tức thì của ba pha. - Đọc được đồ thì vec tơ suất điện động của ba pha. Câu 1.3.1. Câu 1.3.2. Nội dung II: Tải ba pha Đọc được sơ đồ của tải ba pha Câu II.3.1. Nội dung III. Cách nối nguồn điện ba pha Trình bày được cách nối nguồn điện ba pha Câu III.1.1. Câu III.1.2. Câu III.1.3. Phân tích được ưu và nhược điểm của cách nối nguồn điện ba pha Câu III.2.1. Đọc được các sơ đồ nối hình sao và hình tam giác Câu III.3.1 Vẽ được các sơ đồ nối hình sao và hình tam giác Câu III.4.1 Nội dung IV. Cách nối tải ba pha Trình bày được các cách nối tải ba pha Câu IV.1.1. Phân tích được ưu và nhược điểm của các cách nối tải ba pha Câu IV.2.1 Đọc được các sơ đồ nối hình sao, hình tam giác Câu IV.3.1 Vẽ được các sơ đồ nối hình sao, hình tam giác. Câu IV.4.1. Nội dung V. Sơ đồ mạch điện ba pha Trình bày được các kiểu đấu nối giữa nguồn và tải Câu V.1.1 Phân tích được ưu và nhược điểm của các kiểu đấu nối giữa nguồn và tải Câu V.2.1. Đọc được các sơ đồ nối nguồn và tải theo hình sao, tam giác. Câu V.3.1. Câu V.3.2. Câu V.3.3. Câu V.3.4. Vẽ được các sơ đồ đấu nối giữa nguồn và tải theo hình sao, hình tam giác. Câu V.4.1. Câu V.4.2. Câu V.4.3. Nội dung VI. Quan hệ giữa đại lượng dây và pha Trình bày được mối quan hệ giữa các đại lượng dây và pha trong mạch điện ba pha. Câu VI.1.1. Tính toán được các đại lượng dây và pha trong mạch điện ba pha. Câu VI.4.1. Câu VI.4.2. Câu VI.4.3. Câu VI.4.4. Câu VI.4.5. Nội dung VII. Ưu điểm của mạch điện ba pha bốn dây - Trình bày được ưu điểm của mạch điện ba pha 4 dây. - Trình bày được hiện tượng không đối xứng của tải ba pha. Câu VII.1.1. Câu VII.1.2. Giải thích được vai trò của dây trung tính trong mạch điện ba pha 4 dây. Câu VII.2.1. Đọc được sơ đồ mạch điện ba pha 4 dây. Câu VII.3.1. Vẽ được sơ đồ mạch điện ba pha 4 dây. Câu VII.4.1. Các câu hỏi theo các chủ đề theo định hướng phát triển năng lực (trắc nghiệm và tự luận) Câu I.1.1. Trình bày đặc điểm cấu tạo của máy phát điện xoay chiều ba pha? Câu I.1.2. Trình bày nguyên lí tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha? Câu I.1.3. Máy điện tạo ra nguồn điện xoay chiều ba pha là A. động cơ đồng bộ ba pha. B. máy biến áp một pha. C. máy phát điện xoay chiều ba pha. D. động cơ không đồng bộ ba pha. Câu I.2.1. Suất điện động của các pha trong máy phát điện xoay chiều ba pha có giá trị nào bằng nhau? A. Biên độ B. Tần số C. Góc D. Biên độ và tần số Câu I.2.2. Sự lệch pha của ba dòng điện trong máy phát điện xoay chiều ba pha là do đâu? Câu I.2.3. Có thể nối trực tiếp ba máy phát điện xoay chiều một pha có cùng công suất thành nguồn điện xoay chiều ba pha được không? Tại sao? Câu I.2.4. Trong mạch điện xoay chiều ba pha, dòng điện giữa các pha lệch nhau một góc bao nhiêu độ? Câu I.3.1. Sơ đồ sau thể hiện nội dung gì? Mô tả các cách quấn dây của máy phát điện xoay chiều ba pha? Câu I.3.2. Quan sát sơ đồ sau: Nhận xét gì về suất điện động của các pha trong máy phát điện xoay chiều ba pha? Câu II.3.1. Quan sát sơ đồ và nêu nhận xét về tải của các pha? Tại sao cách nối tải theo sơ đồ trên ít được dùng trên thực tế? Câu III.1.1. Các cách nối nguồn điện xoay chiều ba pha gồm A. tổng hợp tất cả các phương án đã cho. B. nối hình sao có dây trung tính. C. nối hình tam giác. D. nối hình sao. Câu III.1.2. Trình bày cách nối nguồn kiểu hình sao? Câu III.1.3. Trình bày cách nối nguồn kiểu tam giác? Câu III.1.4. Mạch điện xoay chiều ba pha gồm có A. nguồn điện và tải ba pha. B. dây dẫn và tải ba pha. C. nguồn điện ba pha, dây dẫn và tải ba pha. D. nguồn điện ba pha và dây dẫn. Câu III.2.1. So sánh ưu nhược điểm của cách nối nguồn điện ba pha? Câu III.3.1. Quan sát sơ đồ sau và chỉ ra cách nối nguồn điện ba pha trong mỗi hình? Câu III.4.1. Vẽ vào sơ đồ sau để được kiểu nối hình sao và kiểu nối tam giác. Câu IV.1.1. Trình bày các cách nối tải ba pha? Câu IV.2.1. So sánh ưu nhược điểm cách nối tải hình sao và tam giác? Câu IV.3.1. Hãy chỉ ra cách nối tải trong các sơ đồ sau: Câu IV.4.1. Vẽ các sơ đồ nối hình sao, hình tam giác? Câu V.1.1. Trình bày các kiểu đấu nối giữa nguồn và tải trong mạch điện ba pha? Câu V.1.2. Trong mạch điện ba pha có tải ba pha đối xứng, khi nối tải hình tam giác thì quan hệ giữa điện áp dây và pha là A. Ud = 2Up. B. Ud = 4Up. C. Ud = Up. D. Ud = 3Up. Câu V.1.3. Trong mạch điện xoay chiều ba pha điện áp dây Ud là điện áp giữa A. hai dây pha. B. ba dây pha. C. dây pha và dây trung tính. D. hai đầu của tải tiêu thụ Câu V.2.1. Phân tích ưu nhược điểm các kiểu đấu nối giữa nguồn và tải? Câu V.3.1. Hãy chỉ ra đặc điểm cách nối nguồn và tải theo sơ đồ sau: Câu V.3.2. Hãy chỉ ra đặc điểm cách nối nguồn và tải theo sơ đồ sau: Câu V.3.3. Hãy chỉ ra đặc điểm cách nối nguồn và tải theo sơ đồ sau: Câu V.3.4. Quan sát sơ đồ và chỉ ra cách nối giữa nguồn với lần lượt các tải 1, 2, 3. Câu V.4.1. Vẽ sơ đồ đấu nối giữa tải và nguồn theo kiểu tải nối sao, nguồn nối sao? Câu V.4.2. Vẽ sơ đồ đấu nối giữa tải và nguồn theo kiểu tải và nguồn nối sao có dây trung tính? Câu V.4.3. Vẽ sơ đồ đấu nối giữa tải và nguồn theo kiểu tải nối tam giác, nguồn nối sao? Câu VI.1.1. Trình bày mối quan hệ giữa các đại lượng dây và pha trong mạch điện ba pha? Câu VI.1.2. Trong mạch điện xoay chiều 3 pha, việc nối tải là sao hay nối tam giác phụ thuộc vào A. tần số của nguồn điện. B. điện áp của nguồn và tải. C. điện áp của tải. D. cường độ dòng điện của tải. Câu VI.1.3. Trong mạch điện ba pha có tải ba pha đối xứng, khi nối tải hình sao thì quan hệ giữa dòng điện dây và pha là A. Id = Ip. B. Id = 4Ip. C. Id = 2Ip. D. Id = 3Ip. Câu VI.1.4. Trong mạch điện ba pha có tải ba pha đối xứng, khi nối tải hình sao thì quan hệ giữa điện áp dây và pha là A. Ud = 3Up. B. Ud = 2Up. C. Ud = 3Up. D. Ud = 4Up. Câu VI.4.1. Trong mạng điện xoay chiều ba pha hình sao, tải hoàn toàn đối xứng có điện áp dây là 380V thì điện áp pha là bao nhiêu? Câu VI.4.2. Cho nguồn điện xoay chiều ba pha có điện áp dây là 380V. Hỏi nếu có 6 bóng đèn có điện áp định mức là 220V thì phải nối 6 bóng đèn này vào nguồn điện trên như thế nào để cả 6 bóng đèn sáng bình thường mà vẫn đảm bảo tính đối xứng của tải? Câu VI.4.3. Mạch điện ba pha ba dây, Ud = 380 V, tải là ba điện trở RP bằng nhau, nối tam giác. Cho biết Id = 80 A. Cường độ dòng điện pha có giá trị là A. 46,42 A. B. 46,24 A. C. 64,42 A. D. 64,24 A. Câu VI.4.4. Trong mạch điện ba pha có tải ba pha đối xứng, khi nối tải hình tam giác thì quan hệ giữa dòng điện dây và pha là A. Id = 3Ip. B. Id = 2Ip. C. Id = Ip. D. Id = 3Ip. Câu VI.4.5. Một tải ba pha gồm ba điện trở R = 20 Ω nối hình sao đấu vào nguồn điện ba pha có Ud = 380 V. IP và Id có giá trị là A. IP = 11 A; Id = 11 A. B. IP = 11 A; Id = 22 A. C. IP = 22 A; Id = 11 A. D. IP = 12 A; Id = 21 A. Câu VI.4.6. Tải ba pha gồm ba bóng đèn trên mỗi đèn có ghi 220 V - 100 W nối vào nguồn ba pha có Ud = 380 V; Ip và Id có các giá trị là A. Ip = 0,54 A; Id = 0,54 A. B. Ip = 0,54 A; Id = 0,45 A. C. Ip = 0,45 A; Id = 0,45 A. D. Ip = 0,45 A; Id = 0,54 A. Câu VI.4.7. Một tải ba pha gồm ba điện trở R = 10 Ω nối hình tam giác đấu vào nguồn điện 3 pha có UP = 220 V. IP và Id có giá trị là A. IP = 38 A; Id = 22 A. B. IP = 22 A; Id = 38 A. C. IP = 22 A; Id = 83 A. D. IP = 83 A; Id = 38 A. Câu VI.4.8. Cho hai động cơ có kí hiệu Y/∆ - 380/220V và động cơ Y/∆ - 220/127V. Hãy chọn động cơ và xác định các kiểu nối dây sao cho phù hợp với các điện lưới 220V, 380V. Vẽ hình hộp đấu dây để biểu thị cách nối a. Với lưới điện 380V b. Với lưới điện 220V c. Với lưới điện 127V Câu VI.4.9. Một tải ba pha gồm ba điện trở R = 10 Ω nối hình tam giác đấu vào nguồn điện ba pha có Ud = 380 V. IP và Id có giá trị là A. IP = 83 A; Id = 56,8 A. B. IP = 38 A; Id = 65,8 A. C. IP = 38 A; Id = 68,5 A. D. IP = 83 A; Id = 65,8 A. Câu VI.4.10. Mạch điện ba pha ba dây, Ud = 380 V, tải là ba điện trở RP bằng nhau, nối tam giác. Cho biết Id = 80 A. Điện trở RP có giá trị là A. 2,81 Ω. B. 2,18 Ω. C. 8,12 Ω. D. 8,21 Ω. Câu VII.1.1. Tại sao mạch điện ba pha 4 dây thường dùng trong mạng điện sinh hoạt? Câu VII.1.2. Hiện tượng tải ba pha không đối xứng là gì? Câu VII.2.1. Khi tải nối sao có dây trung tính, nếu một dây pha bị đứt thì điện áp đặt lên tải của 2 pha còn lại sẽ A. giảm xuống đột ngột. B. tăng lên đột ngột. C. hầu như không đổi (giữ ổn định). D. bằng 0. Câu VII.3.1. Quan sát sơ đồ sau và giải thích - Các bóng đèn từng pha được nối với nguồn theo cách nào? - Tại sao khi tắt các đèn một pha, các đèn pha còn lại vẫn sáng bình thường? Câu VII.3.2. Mắc 9 bóng đèn giống nhau về công suất có Uđm = 220 V vào mạch điện ba pha 4 dây có Ud = 380 V. Cách mắc đúng là mắc A. nối tiếp ba bóng thành một cụm, các cụm nối hình sao. B. song song ba bóng thành một cụm, các cụm nối hình tam giác. C. nối tiếp ba bóng thành một cụm, các cụm nối hình tam giác. D. song song ba bóng thành một cụm, các cụm nối hình sao có dây trung tính. Câu VII.2.1. Nêu tác dụng của dây trung tính trong mạch điện ba pha bốn dây? Câu VII.4.1. Vẽ sơ đồ mạch điện ba pha 4 dây? Câu VII.4.2. Cho mạch điện ba pha, nguồn điện nối hình sao, tải nối hình tam giác. Điện áp pha của nguồn là 220V, tổng trở pha tải Z = 4 + j3. a. Tính điện áp pha tải, Ip và Id. b. Tính công suất tác dụng, câu suất biểu kiến và công suất phản kháng trên tải ba pha. Câu VII.4.3. Một động cơ một pha có điện áp định mức là 220V, được mắc vào hai nguồn điện 220/380V và 127/220V. Hãy vẽ sơ đồ cách mắc trong từng trường hợp trên? Gợi ý: V. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: CÁC PHIẾU HỌC TẬP PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (1) Mạch điện xoay chiều ba pha gồm bao nhiêu phần tử? Các phần tử đó có vai trò như thế nào trong mạch điện? - Mạch điện ba pha bao gồm nguồn điện ba pha, đường dây truyền tải và các tải ba pha. - Máy phát điện xoay chiều ba pha dùng để tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha. - Tải ba pha: tiêu thụ năng lượng điện để biến thành các dạng năng lượng khác. * Nguồn ba pha (2) Quan sát sơ đồ máy phát điện xoay chiều ba pha, các nhóm thảo luận và mô tả cấu tạo máy phát điện xoay chiều ba pha: + Phần tĩnh còn được gọi là gì? Các vòng dây AX, BY, CZ được đặt ở đâu trong phần tĩnh? Phần tĩnh (Stato) gồm có lõi thép xẻ rãnh để đặt các dây quấn AX, BY, CZ tương ứng dây quấn pha A, B, C. + Vị trí các vòng dây AX, BY, CZ được đặt lệch với nhau bao nhiêu độ điện? Ba dây quấn có cùng số vòng dây và được đặt lệch nhau một góc 1200 trong không gian. + Tác dụng của các vòng dây AX, BY, CZ đó là gì? Tạo ra suất điện động trên ba cuộn dây khi máy phát điện làm việc + Số vòng dây AX, BY và CZ có bằng nhau không? Vì sao? Bằng nhau để các suất điện động trên các cuộn dây như nhau + Phần động còn được gọi là gì? Có cấu tạo như thế nào? Phần quay (Roto) là nam châm điện N-S. (3) Quan sát đồ thị trị số tức thời và đồ thị vecto suất điện động, các nhóm thảo luận và mô tả nguyên lí của máy phát điện xoay chiều ba pha: + Máy phát điện xoay chiều ba pha làm việc dựa trên nguyên lí nào em đã học? Cảm ứng điện từ + Khi nào các suất điện động xoay chiều xuất hiện ở ba cuộn dây? Các suất điện động này có đặc điểm như thế nào về biên độ và tần số? Khi roto quay đều. Khi quay nam châm điện, từ thông sẽ lần lượt quét qua các dây quấn Stato và cảm ứng vào dây quấn Stato các sức điện động hình sin cùng biên độ, tần số và lệch nhau một góc 1200. eA = E2sinωt eB = E2sin(ωt - 1200) eC = E2sin(ωt +1200) + Vì sao khi máy phát làm việc thì roto phải quay đều?Nếu roto không quay đều thì hiện tượng gì xãy ra? Ổn định suất điện động và tần số ở ba cuộn dây. Bằng nhau về biên độ và tần số * Tải ba pha (1) Kể tên các thiết bị điện có thể làm tải ba pha ở nhà, xí nghiệp mà em biết? Động cơ không đồng bộ, máy hàn điện 3 pha .. (2) Quan sát sơ đồ mạch điện ba pha không liên hệ, học sinh thảo luận, tìm ra đặc điểm và giải thích tại sao cách nối dây này ít dùng trong thực tế?Ba bóng đèn này có nguồn điện giữa các pha liên hệ với nhau không? Nếu các dây quấn AX, BY, CZ nguồn điện nối riêng rẽ với các tải tổng trở ZA, ZB, ZC ta có mạch ba pha gồm ba mạch một pha không liên hệ. (3) Mạch điện ba pha không liên hệ này cần phải sử dụng bao nhiêu dây dẫn? Nó có tính kinh tế hay không? 6 dây dẫn, không kinh tế. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (1) Quan sát sơ đồ cách nối nguồn điện ba pha (hình 23-5) và trả lời câu hỏi sau: - Có bao nhiêu cách nối nguồn điện ba pha thường gặp: Ba cách, gồm nối hình sao, hình sao có dây trung tính và hình tam giác. - Cách nối nguồn hình sao và hình sao có dây trung tính có đặc điểm gì khi nối điểm cuối của pha của ba cuộn dây? X, Y, Z nối chung thành điểm trung tính 0. - Cách nối nguồn hình tam giác có đặc điểm gì? A nối Z, B nối X, C nối Y (2) Nhóm 1 và 2 hãy làm công việc sau đây: + Nhóm 1: Nối nguồn ba pha hình sao. + Nhóm 2: Nối nguồn ba pha hình tam giác. (3) Quan sát sơ đồ cách nối tải ba pha, nhóm thảo luận rút ra tên gọi, so sánh đặc điểm các cách nối tải ba pha?(Hình 23-6). (4) Nhóm 3 và 4 hãy thực hiện công việc sau đây? + Nhóm 3: Nối tải ba pha hình sao + Nhóm 4: Nối tải ba pha hình tam giác PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (1) Quan sát sơ đồ đấu đèn vào nguồn điện ba pha 4 dây 220/380V và tải gồm 90 bóng đèn (Pđèn = 10W, U = 220V) trả lời câu hỏi sau: a. Hiện tượng xãy ra khi một số đèn pha C bị cháy? Các bóng đèn còn lại có hoạt động bình thường hay không ? Vì sao? b. Giả sử có hai tải ba pha như sau: tải thứ nhất gồm 9 bóng đèn (P = 100W, U = 220V), tải thứ hai là một lò điện trở ba pha (điện trở mỗi pha R= 30 Ω, U= 380V). Xác định cách nối dây mỗi tải và vẽ sơ đồ nối dây của mạch điện ba pha nói trên? (2). Khi thiết kế mạng điện, người ta cố gắng phân đều phụ tải cho cả ba pha hay các phụ tải không cần phân đều cho ba pha? Vì sao? Cần cố gắng phân đều phụ tải cho ba pha để trở mạch mạch điện ba pha đối xứng. (3). Trong mạng điện sinh hoạt, phụ tải của cả ba pha có đối xứng một cách tuyệt đối hay không? Không đối xứng một cách tuyệt đối (4) Khi nào sử dụng lưới điện ba pha ba dây? Khi nào sử dụng lưới điện ba pha 4 dây? Trong thực tế, mạch điện ba pha 4 dây được sử dụng nhiều trong cuộc sống, vì sao? Mạng điện ba pha ba dây sử dụng cho tải đối xứng. Khi không có dây trung tính, nếu các pha của tải thay đổi thì điểm trung tính O phẩy của tải lệch khỏi điểm trung tính O của nguồn, điện áp pha của tải thay đổi rất nhiều, có pha điện áp tăng lên, có pha điện áp giảm đi. Mạng điện ba pha bốn dây sử dụng cho tải không đối xứng, vì nó có ưu điểm làm cho điện áp trên các pha của tải hầu như được giữ ổn định trong trường hợp tải không đối xứng. (5) Thông thường đối với mạng điện 3 pha 4 dây thì dây nào có tiết diện nhỏ nhất? Vì sao? Dây trung tính, vì cường độ dòng điện đi trên dây trung tính nhỏ. PHỤ LỤC 2 CÁC CÂU HỎI CỦA NỘI DUNG LUYỆN TẬP (TRÒ CHƠI Ô CHỮ) Câu 1: Khi máy phát điện ba pha làm việc thì nam châm điện sẽ thực hiện chuyển động gì? Câu 2: Phần tử nào của mạch ba pha đóng vai trò dẫn điện từ của mạch ba pha của nguồn tới ba pha của tải? Câu 3: Nối các điểm cuối các pha với nhau là thực hiện cách nối dây theo phương pháp nào? Câu 4: Điểm cuối của pha này nối với điểm đầu của pha tiếp theo là thực hiện cách nối dây theo phương pháp nào? Câu 5: Trong phương pháp nối hình sao, điểm cuối của các pha nối với nhau tại một điểm gọi là điểm gì? Câu 6: Bộ phận nào của máy phát điện ba pha giữ vai trò là trục quay của máy phát? Câu 7: Trong phương pháp nối nguồn ba pha hình sao, thường dùng bao nhiêu dây dẫn để cấp điện ra tải? Câu 8: Nguồn điện 220V được lấy từ nguồn điện ba pha để cung cấp cho các hộ gia đình gọi là nguồn điện ? Câu 9: Dòng điện sinh ra trên các dây quấn của máy phát ba pha là dòng điện xoay chiều ba pha hay một pha? CÁC CÂU HỎI THUỘC NỘI DUNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1) Trên thực tế khi truyền tải và phân phối điện năng, các cách mắc nguồn hình sao, hình sao có dây trung tính, hình tam giác do thiết bị điện nào quyết định sau khi điện năng được phát ra từ máy phát điện? Kể tên một số phương án khác để đấu giữa nguồn và tải? (1). Thực tế trong truyền tải và phân phối điện năng, các cách nối nguồn dựa trên việc đấu nối các cuộn dây của máy biến áp ba pha. Sự đấu nối máy biến áp theo các cách khác nhau người ta phải tính toán cho phù hợp sự lệch pha giữa suất điện động cuộn sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp ba pha. - Một số phương án đấu dây giữa nguồn và tải khác như: + Nguồn và phụ tải mắc hình tam giác. + Nguồn hình tam giác, tải nối hình sao. (2). Tìm hiểu tác dụng của dây tiếp địa (nối đất) trong mạng điện? (2). Dây tiếp địa thường thấy trong các trường hợp như: + Kết nối phần không mang điện của thiết bị điện (như: vỏ máy, khung, giá đỡ ) xuống đất. Trong đó, dây pha và dây trung tính được nối với nguồn đến. Theo thời gian, cách điện bị lão hóa hoặc nguyên nhân khác dẫn tới dòng bị rò ra vỏ thiết bị. Dòng rò này được dẫn xuống đất thông qua dây nối đất, tránh gây nguy hiểm cho người và thiết bị. + Dây tiếp địa được mắc trên cùng của đường dây, khi có sét đánh sẽ nhanh chóng tản nhanh dòng điện sét, bảo vệ chống sét, tránh sét lan truyển theo đường dây phá hỏng các thiết bị cao và trung thế. (3). Các công suất thường gặp ở mạch điện ba pha? Công suất phản kháng? Nguyên nhân và cách bù công suất phản kháng? + Trong mạng điện ba pha, công suất phản kháng là công suất vô công sinh ra do tính cảm ứng của các loại phụ tải như động cơ điện, máy biến áp. + Đối với hai hệ thống truyền tải điện với cùng công suất thực, hệ thống nào có hệ số công suất nhỏ hơn thì năng lượng phản kháng trả lại nguồn lớn, tạo ra sự thất thoát năng lượng, giảm hiệu năng truyền tải. + Công suất phản kháng gây ra sự sụt áp trên đường dây và sự tổn thất công suất trên đường truyền. Do đó cần bù công suất phản kháng bằng cách nâng cao hệ số công suất thường sử dụng máy bù đồng bộ hoặc tụ bù. (4). Em hãy cho biết vì sao giá điện ở các nhà máy xí nghiệp thường có giá cao hơn so với sử dụng hộ gia đình? (5). Để tiết kiệm điện năng, chúng ta cần có những biện pháp nào? (6). Tìm hiểu các hình ảnh, kiến thức về an toàn điện, cách cứu người bị điện giật hợp lí và kịp thời? CÔNG THỨC CHỨNG MINH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠI LƯỢNG DÂY VÀ PHA + Xác định mối quan hệ đại lượng dây và pha khi tải nối hình sao và tam giác dựa vào đồ thị vectơ. Công thức chứng minh cho tải đối xứng đấu hình sao Công thức chứng minh cho tải đối xứng đấu tam giác. PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHỤC VỤ CHO CHUYÊN ĐỀ Ứng dụng nguồn năng lượng điện trong đời sống và sản xuất Nguồn điện xoay chiều ba pha Cầu dao ba pha VINAKIP
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_12_chu_de_14_mach_dien_xoay_chieu_ba_pha.docx