Giáo án Công nghệ 12 - Chủ đề 2: Linh kiện điện tử tích cực
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
- Biết cấu tạo, kí hiệu, phân loại và công dụng của một số linh kiện bán dẫn và IC.
- Biết được nguyên lý làm việc của tirixto và triac.
b. Kĩ năng
- Phân biệt được các linh kiện bán dẫn và nhận biết được các cực của chúng.
- Nhận dạng được các loại điốt, tirixto và triac.
- Đo được điện trở thuận, ngược của các linh kiện để xác định được cực anôt, catôt loại tốt; xấu.
- Nhận dạng được các loại tranzito PNP, NPN cao tần, âm tần, công suất nhỏ, công suất lớn.
- Đo được điện trở thuận, ngược giữa các chân của tranzito để phân biệt loại tranzito PNP, NPN, phân biệt loại tốt, xấu và xác định được điện cực B của tranzito.
c. Thái độ
- Thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn lao động khi thực hành.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch: khả năng thu thập thông tin, trả lời phiếu học tập, sắp xếp ý để trả lời các câu hỏi học tập rõ ràng.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: học sinh hiểu và sử dụng tốt các thuật ngữ kĩ thuật. Tăng cường hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo trước lớp, học sinh sẽ hình thành và phát triển năng lực diễn đạt, trình bày với sự sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật.
- Năng lực tự học: học sinh tự đọc trong sách giáo khoa; trao đổi trong nhóm, lớp. Tự nghiên cứu thông qua các nguồn tư liệu khác như qua sách báo kĩ thuật chuyên ngành.
- Năng lực giải quyết vấn đề: phân tích, tìm hiểu các kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn ngoài cuộc sống
- Năng lực hợp tác: với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho học sinh năng lực hợp tác trong làm việc. Hình thức thảo luận theo nhóm nhỏ, học sinh bầu ra trưởng nhóm và hoạt động theo sự dẫn dắt của trưởng nhóm. Học sinh có khả năng phối hợp nhịp nhàng để chọn ra các ý tưởng chung của nhóm và tôn trọng, ghi nhận ý tưởng cá nhân.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
Ngày soạn: 26/8/2019 Tiêt: 3, 4, 5 CHỦ ĐỀ 2: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TÍCH CỰC (Linh kiện bán dẫn và IC + Bài thực hành điôt - Tirixto - Triac + Tran zito) (3 tiết) * Giới thiệu chung chủ đề: linh kiện điện tích cực gồm hai nội dung chính 1. Nội dung 1: tìm hiểu các loại linh kiện điện tử tích cực Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của phần này là học sinh nắm được cấu tạo, ký hiệu, công dụng và các số liệu kĩ thuật của các linh kiện tích cực 2. Nội dung 2: thực hành điện trở, tụ điện, cuộn cảm Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết cách đọc các số liệu kĩ thuật, đo được điện trở để của các linh kiện tích cực * Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 2 tiết. - Tiết 1: Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, công dụng và các số liệu kĩ thuật của các linh kiện tích cực - Tiết 2,3: thực hành đọc các số liệu kĩ thuật, đo kiểm tra được điện trở để của các linh kiện tích cực I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ a. Kiến thức - Biết cấu tạo, kí hiệu, phân loại và công dụng của một số linh kiện bán dẫn và IC. - Biết được nguyên lý làm việc của tirixto và triac. b. Kĩ năng - Phân biệt được các linh kiện bán dẫn và nhận biết được các cực của chúng. - Nhận dạng được các loại điốt, tirixto và triac. - Đo được điện trở thuận, ngược của các linh kiện để xác định được cực anôt, catôt loại tốt; xấu. - Nhận dạng được các loại tranzito PNP, NPN cao tần, âm tần, công suất nhỏ, công suất lớn. - Đo được điện trở thuận, ngược giữa các chân của tranzito để phân biệt loại tranzito PNP, NPN, phân biệt loại tốt, xấu và xác định được điện cực B của tranzito. c. Thái độ - Thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn lao động khi thực hành. 2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển - Năng lực lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch: khả năng thu thập thông tin, trả lời phiếu học tập, sắp xếp ý để trả lời các câu hỏi học tập rõ ràng. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: học sinh hiểu và sử dụng tốt các thuật ngữ kĩ thuật. Tăng cường hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo trước lớp, học sinh sẽ hình thành và phát triển năng lực diễn đạt, trình bày với sự sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật. - Năng lực tự học: học sinh tự đọc trong sách giáo khoa; trao đổi trong nhóm, lớp. Tự nghiên cứu thông qua các nguồn tư liệu khác như qua sách báo kĩ thuật chuyên ngành. - Năng lực giải quyết vấn đề: phân tích, tìm hiểu các kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn ngoài cuộc sống - Năng lực hợp tác: với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho học sinh năng lực hợp tác trong làm việc. Hình thức thảo luận theo nhóm nhỏ, học sinh bầu ra trưởng nhóm và hoạt động theo sự dẫn dắt của trưởng nhóm. Học sinh có khả năng phối hợp nhịp nhàng để chọn ra các ý tưởng chung của nhóm và tôn trọng, ghi nhận ý tưởng cá nhân. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên - Các hình và tranh vẽ: 4-1, 4-2, 4-3, 4-4, 4-6, 4-7 (SGK). - Một số linh kiện mẫu: điốt tiếp điểm và tiếp mặt, các loại tranzito PNP và NPN, các loại tirixto, triac, diac, IC. Đồng hồ vạn năng cho các nhóm 2. Học sinh - Xem lại bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn cũng như ứng dụng của chất bán dẫn trong việc tạo ra các linh kiện bán dẫn (điốt, tranzito). - Tham khảo bài 4. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: Tình huống xuất phát Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Đặt vấn đề vào bài đầu tiên, tạo sự hứng thú trong việc tìm hiểu kiến thức bài mới về các linh kiện bán dẫn * Hoạt động cá nhân và nhóm thực hiện câu hỏi sau đây + Kể tên các chất bán dẫn mà em đã học? * Học sinh trả lời. * Học sinh phản biện, giáo viên kết luận * Dự kiến sản phẩm - Học sinh kể tên được các chất bán dẫn thường gặp + Bán dẫn thuần. + Chất bán dẫn loại n (thừa điện tử). + Chất bán dẫn loại p (thừa lỗ trống). * Đánh giá kết quả. + Đánh giá câu trả lời của học sinh + Một chất được gọi là dẫn điện, cách điện hay bán dẫn phụ thuộc rất nhiều vào điện tử hóa trị. Chất dẫn điện thì điện tử hóa trị liên kết yếu với hạt nhân và dễ dàng tách ra khỏi nguyên tử để tạo thành điện tử tự do, chất cách điện thì điện tử hóa trị liên kết chặt chẽ với hạt nhân. Chất bán dẫn là chất nằm giữa chất dẫn điện và chất cách điện về khả năng dẫn dòng điện. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - HS biết được công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu của điot - HS biết cách đọc các số liệu kĩ thuật của điot * Nội dung 1: Hình thành kiến thức về "Điôt" - Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để trả lời các câu hỏi sau đây? + Điôt có bao nhiêu điện cực? Tên các điện cực đó là gì? + Điôt có bao nhiêu lớp tiếp giáp P-N? + Điôt có công dụng như thế nào? + Cách phân loại điôt thường gặp? + Để điôt làm việc được thì cần quan tâm đến các số liệu kĩ thuật nào? - Học sinh trả lời câu hỏi. - Học sinh báo cáo. - Học sinh phản biện, giáo viên kết luận * Dự kiến sản phẩm + Phát biểu được công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu của điôt + Để điôt làm việc được thì một số số liệu kĩ thuật cần quan tâm như: - Trị số điện áp định mức - Dòng điện định mức. - Tần số làm việc định mức. - Điện áp. - Trị số điện trở thuận, trị số điện trở ngược của điôt. * Đánh giá kết quả - Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm. - Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích. - HS biết được công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu của tranzito - HS biết cách đọc các số liệu kĩ thuật của tranzito * Nội dung 2: Hình thành kiến thức về "Tranzito" Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để trả lời các câu hỏi sau đây: + Tranzito có bao nhiêu lớp tiếp giáp P-N ? + Các chân của tranzito được kí hiệu như thế nào? + Trazito thường sử dụng ở đâu? + Có bao nhiêu loại tranzito thường gặp? Kí hiệu của chúng như thế nào? Vẽ kí hiệu của từng loại tranzito? + Nồng độ tạp chất ở các miền trong tranzito có giống nhau hay không? + Có thể mắc hai điôt đối nhau để tạo thành tranzito được hay không? * Dự kiến sản phẩm + Phát biểu được công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu và các số liệu kĩ thuật của tranzito. + Để tranzito làm việc được thì cần phải phân cực cho các chân B, C, E của tranzito bằng cách cấp nguồn một chiều, đặt các điện thế phù hợp cho các chân của tranzito. + Tranzito có thể làm việc ở nhiều chế độ như khuếch đại, tạo sóng, tạo xung, khoá điện tử * Đánh giá kết quả - Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm. - Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích. - HS biết được công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu của Tririxto - HS biết cách đọc các số liệu kĩ thuật của Tirixto * Nội dung 3: Hình thành kiến thức về "Tirixto" Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời các câu hỏi sau đây: + Tirixto có bao nhiêu điện cực? Tên các điện cực đó là gì? + Tirixto có bao nhiêu lớp tiếp giáp P-N? + Tirixto có công dụng như thế nào? + Tirixto làm việc như thế nào? + Để tirixto làm việc được thì cần quan tâm đến các số liệu kĩ thuật nào? - Học sinh trả lời câu hỏi. - Học sinh báo cáo. - Học sinh phản biện, giáo viên kết luận * Dự kiến sản phẩm Học sinh trả lời được công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu của tirixto * Đánh giá kết quả - Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm. - Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích. - HS biết được công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu của "Triac và điac" - HS biết cách đọc các số liệu kĩ thuật của "Triac và điac" * Nội dung 4: Hình thành kiến thức về "Triac và điac" Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để trả lời các câu hỏi sau đây + Triac được ứng dụng ở đâu? + Cấu tạo của triac?. + Nguyên lí làm việc của triac? * Dự kiến sản phẩm Học sinh trả lời được công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu và các số liệu kĩ thuật của triac và điac. * Đánh giá kết quả - Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm. - Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích. HS biết thế nào là quang điện tử, công dụng * Nội dung 5: Hình thành kiến thức về "Quang điện tử" - Gv giới thiệu quang điện tử - Hs chú ý lắng nghe * Dự kiến sản phẩm Học sinh hiểu được khái niệm công dụng của quang điện tử * Đánh giá kết quả - Giáo viên đánh giá kết - HS biết được công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu của IC - HS biết cách đọc các số liệu kĩ thuật của IC * Nội dung 6: Hình thành kiến thức về vi mạch tích hợp (IC) Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để trả lời các câu hỏi sau đây: * Dự kiến sản phẩm Học sinh trả lời được công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu và các số liệu kĩ thuật của vi mạch tích hợp. * Đánh giá kết quả - Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm. - Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động + HS đọc các số liệu kĩ thuật của điôt. + HS đo các số liệu của điôt bằng đồng hồ. + HS nhận biết chất lượng điôt. * Hình thành kĩ năng đọc số liệu kĩ thuật của điôt + Phát cho học sinh các điôt và đồng hồ đo VOM. + Yêu cầu học sinh làm các công việc sau đây: - Đưa đồng hồ về vị trí thang đo thích hợp để đo điện trở thuận và ngược của điôt. - Đo điện trở thuận và ngược của điôt nhằm xác định chân A và K cũng như chất lượng điôt - Ghi các số liệu đo được vào bảng báo cáo thực hành. Nêu nhận xét về kết quả đo. * Dự kiến sản phẩm + Nhận biết được chân A và K của điot thông qua việc phân cực thuận và phân cực ngược cho điôt. + Nhận biết điôt cao tần, âm tần thông qua kí hiệu ghi trên điôt. + Nhận biết các loại điôt tốt, xấu thông qua trị số điện trở thuận và trị số điện trở ngược. + Ghi các số liệu đọc được vào mẫu báo cáo thực hành * Đánh giá kết quả - Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm. - Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích. + HS đọc được các số liệu kĩ thuật của SCR + HS đo các số liệu của SCR bằng đồng hồ. + HS nhận biết các loại SCR tốt xấu. * Hình thành kĩ năng đọc số liệu kĩ thuật của tirixto 2P4M + Phát cho học sinh các linh kiện SCR và đồng hồ đo. + Yêu cầu học sinh thực hiện các công việc sau đây: Câu hỏi Thực hiện theo phụ lục 1 * Dự kiến sản phẩm + Nhận biết các chân A, K, G của SCR. + Nhận biết chất lượng của SCR thông qua đo trị số điện trở thuận và ngược giữa các chân và việc kích vào chân G của SCR. + Ghi các số liệu đọc được vào mẫu báo cáo thực hành. * Đánh giá kết quả - Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm. - Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích. + HS đọc các số liệu kĩ thuật của triac và điac. + HS đo các số liệu của triac và điac bằng đồng hồ. + HS nhận biết các loại triac và điac tốt xấu. * Hình thành kĩ năng đọc số liệu kĩ thuật của triac và điac + Phát cho học sinh các linh kiện triac, điac và đồng hồ đo. + Yêu cầu học sinh thực hiện các công việc sau đây: Thực hiện theo phụ lục * Dự kiến sản phẩm + Nhận biết các chân A1 và A2 và G của triac ( A1, A2 của điac). + Nhận biết chất lượng của triac và điac thông qua đo trị số + Ghi các số liệu đọc được vào mẫu báo cáo thực hành. * Đánh giá kết quả - Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm. - Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích. + HS đọc được các số liệu kĩ thuật của tranzito. + HS đo được các số liệu của tranzito bằng đồng hồ. + HS nhận biết các loại tranzito tốt xấu. * Hình thành kĩ năng đọc số liệu kĩ thuật của tranzito - Phát cho học sinh các linh kiện tranzito PNP, NPN và đồng hồ đo. - Yêu cầu học sinh thực hiện các công việc sau đây: + Phân biệt đâu là tranzito cao tần, âm tần, NPN và PNP thông qua việc đọc kí hiệu các tranzito Nhật Bản? + Cách xác định chân B của NPN? + Cách xác định chân B của tranzito PNP? - Cách xác định chân C, E của NPN và PNP? - Biểu hiện của trị số điện trở như thế nào là tranzito đã bị : + đánh thủng ? + đứt ? - Trong trường hợp đặc biệt , khi tranzito đã bị đánh thủng hoặc bị đánh đứt chỉ một bên tiếp giáp như giữa B với C hoặc giữa B với E thì tranzito đó có còn dùng được không ? - Gợi ý: + Thực hiện theo phụ lục + Học sinh thực hiện nội dung thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên + Ghi nội dung vào mẫu báo cáo thực hành. * Dự kiến sản phẩm + Nhận biết các chân B, C, E của tranzito. + Nhận biết chất lượng của tranzito thông qua đo trị số điện trở thuận và ngược giữa các chân + Ghi các số liệu đọc được vào mẫu báo cáo thực hành. * Đánh giá kết quả - Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm. - Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích. Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vân đề thực tiễn Cuối mỗi tiết học, GV yêu cầu HS ôn bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm, tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học trong các phương tiện, tài liệu và trong thực tiễn cuộc sống. Nếu có điều kiện có thể hỏi người thân, thợ sửa chữa điện tử * Dự kiến sản phẩm Học sinh thực hiện các nội dung vận dụng, tìm tòi, mở rộng. * Đánh giá kết quả - Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm. - Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích. IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Câu 1: Linh kiện điện tử biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng một chiều là: A triac. B điac. C điôt. D tranzito. Câu 2: Số lớp tiếp giáp P -N của điôt bán dẫn là: A 3. B 4. C 1. D 2. Câu 3: Số điện cực của điôt bán dẫn là: A 1. B 3. C 2. D 5. Câu 4: Khi điôt chỉnh lưu bị phân cực ngược thì: A điện áp đặt lên điôt lớn. B có dòng điện rất nhỏ chạy qua mặt ghép P-N gọi là dòng rò có thể bỏ qua. C có dòng điện cường độ lớn chạy từ A sang K. D có dòng điện cường độ lớn chạy từ K sang A. Câu 5: Các linh kiện như điôt, tranzito, tirixto, triac, điac đều giống nhau ở điểm nào? A Vật liệu chế tạo B Công dụng C Số điện cực D Nguyên lí làm việc. Câu 6: Linh kiện điện tử có thể cho dòng điện ngược đi qua là: A Điot tiếp mặt B Điôt tiếp điểm C Điôt Zene D Tirixto. Câu 7: Linh kiện điện tử thường dùng để khuếch đại tín hiệu là: A tranzito. B điac. C triac. D điôt. Câu 8: Số lớp tiếp giáp P - N của tranzito là: A 3. B 2. C 4. D 1. Câu 9: Số điện cực của tranzito là: A 2. B 3. C 1. D 4. Câu 10: Tranzito 2SAxxxx là tranzito: A Cao tần loại NPN. B Cao tần loại PNP. C Âm tần loại PNP. D Âm tần loại NPN. Câu 11: Tranzito 2SCxxxx là tranzito: A Cao tần loại NPN. B Âm tần loại PNP. C Âm tần loain NPN. D Cao tần loại PNP. Câu 12: Theo cấu tạo, tranzito được phân loại thành : A NPN và PPN. B NPN và PNP. C NNP và PPN. D NPP và NNP. Câu 13: Linh kiện điện tử cho dòng điện chạy theo một chiều nhất định thường dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển là: A triac. B điac. C tirixto. D tranzito. Câu 14: Số lớp tiếp giáp P - N của tirixto là: A 1. B 3. C 4. D 2. Câu 15: Điều kiện ban đầu để tirixto dẫn điện từ A sang K là: A UAK>0 và UGK 0 và UGK>0. C UAK 0. Câu 16: Số điện cực của tirixto là: A 2. B 4. C 3. D 1. Câu 17: Linh kiện điện tử nào khi ánh sáng rọi vào thì trị số điện trở giảm? A Điôt. B Quang điện trở. C Tụ điện. D Cuộn cảm. Câu 18: Các linh kiện nào được dùng phối hợp để điều khiển các động cơ điện xoay chiều một pha trong các mạch điện xoay chiều? A Điôt và tụ điện. B Triac và điac. C Tirixto và điện trở. D Điôt và điện trở. Câu 19: Triac có khả năng dẫn điện: A từ A1 sang G. B từ A2 sang A1. C từ A1 sang A2. D theo cả hai chiều. Câu 20: Linh kiện điện tử có thông số thay đổi theo độ chiếu sáng được gọi là: A Quang điện tử. B Tirixto. C BJT. D IC. Câu 21: Những linh kiện quang bán dẫn thường gặp là: A điện trở, tụ điện, cuộn cảm. B tranzito quang, quang trở, pin quang điện. C điôt, điac, triac. D điện trở, chiết áp, điôt. Câu 22: Kí hiệu dưới đây là kí hiệu của: A Điac. B Triac. C Tranzito. D Tirixto. Câu 23: Kí hiệu dưới đây là kí hiệu của: A Điôt. B Tranzito. C Triac. D Điac. V. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: CÁC PHIẾU HỌC TẬP Phiếu học tập số 1 MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH: ĐIÔT – TIRIXTO – TRIAC Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp: . . . . . . 1. Tìm hiểu và kiểm tra điốt Các loại điot Trị số điện trở thuận Trị số điện trở ngược Nhận xét Diot tiếp điểm Diot tiếp mặt 2. Tìm hiểu và kiểm tra tirixto UGK Trị số điện trở thuận Trị số điện trở ngược Nhận xét UGK=0 UGK>0 3. Tìm hiểu và kiểm tra triac UG Trị số điện trở thuận giữa cực A1 và A2 Trị số điện trở ngược giữa cực A1 và A2 Nhận xét Khi cực G hở Khi cực G nối với cực A2 Phiếu học tập số 2 MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH: TRANZITO Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1. Tìm hiểu và kiểm tra tranzito: Bảng ghi giá trị đo trang 35 SGK. Loại tranzito Kí hiệu tranzito Trị số điện trở B - E Trị số điện trở B - C Nhận xét Que đỏ ở B Que đen ở B Que đỏ ở B Que đen ở B Tranzito PNP 2SA 2SB Tranzito NPN 2SC 2SD PHỤ LỤC 2 XÁC ĐỊNH CÁC CHÂN CỦA TIRISTO * Cách xác định điện cực A, K và G của SCR 2P4M + Cách 1: Lật mặt có số liệu NEC 2P4M để đọc theo datasheet. Lần lượt từ trái qua là K, A và G + Cách 2: dùng đồng hồ đo. - Chân A: Đặt que đo vào một chân cố định, còn que còn lại đảo giữa hai chân còn lại, nếu kim không lên thì ta đảo hai que đo với nhau và đo như trên thì chân cố định là chân A. - Chân G và K: Đặt que đen vào chân A và que đỏ vào một trong hai chân còn lại, sau đó lấy dây nối giữa chân A kích với chân còn lại (chân không đặt que đỏ). Nếu kim lên và thả ra kim tự giữ thì chân đó là chân G. còn lại là chân K. XÁC ĐỊNH CÁC CHÂN CỦA TRIAC * Cách nhận biết chân G của triac + Đặt que đo vào một chân cố định, còn que còn lại đảo giữa hai chân còn lại, nếu kim không lên thì ta đảo hai que đo với nhau và đo như trên, kim không lên thì chân cố định là chân A2. + Đặt que đen vào chân A2 và que đỏ vào một trong hai chân còn lại, sau đó nối giữa A2 kích với chân còn lại. Nếu kim lên và thả ra kim tự giữ thì đó là chân G. XÁC ĐỊNH CÁC CHÂN CỦA TRANZITO 1.Tranzito PNP (A564) + Xác định cực B của tranzito PNP: Khi que đỏ ở cực nào mà que đen đặt vào hai cực còn lại. thấy điện trở đều nhỏ: Đó là cực B. + Cách xác định chân C và E của tranzito PNP: Ta đặt hai que đo vào hai chân còn lại (Không đặt ở chân B), dùng ngón tay chạm vào cực B nếu kim lên thì chân tương ứng với que đen là chân E chân còn lại là chân C. Khi kim không lên thi ta đảo ngược que lại và kiểm tra như trên. 2. Tranzito NPN (C828) + Xác định cực B của tranzito NPN: Khi que đen ở cực nào mà que đỏ đặt vào hai cực còn lại. thấy điện trở đều nhỏ: Đó là cực B. - Cách xác định chân C và E của tranzito NPN: Ta đặt hai que đo vào hai chân còn lại (Không đặt ở chân B), dùng ngón tay chạm vào cực B nếu kim lên thì chân tương ứng với que đen là chân C chân còn lại là chân E. Khi kim không lên thi ta đảo ngược que lại và kiểm tra như trên.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_12_chu_de_2_linh_kien_dien_tu_tich_cuc.docx