Giáo án Vật lí Lớp 10 - Chương 7 - Chủ đề 4: Độ ẩm không khí - Bài 39

Giáo án Vật lí Lớp 10 - Chương 7 - Chủ đề 4: Độ ẩm không khí - Bài 39

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

+ Biết và hiểu thế nào là độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại, độ ẩm tỉ đối.

+ Hiểu ý nghĩa của độ ẩm cực tuyệt đối, độ ẩm tương đôi

+ Biết được ảnh hưởng của độ ẩm không khí đối với đời sống và sản xuất

2. Kỹ năng

+ Tính được độ ẩm tỉ đối và nhận xét mức độ ẩm ướt của không khí

+ Nghe thông tin dự báo thời tiết, biết được thông tin về độ ẩm không khí

3.Thái độ

+ Tự giác, tích cực.

4. Năng lực

+ Năng lực vận dụng kiến thức về độ ẩm vào liên hệ thực tế nghe dự báo thời tiết và trong lao động sản xuất

+ Năng lực vận dụng để biết cách tránh các tác hại của độ ẩm không khí

II. Chuẩn bị bài học

1. Giáo viên (GV)

Giáo án và các phương tiện khác

2. Học sinh (HS)

Đọc trước bài mới, ôn tập về hơi khô, hơi bão hòa

 

doc 8 trang huemn72 8940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 10 - Chương 7 - Chủ đề 4: Độ ẩm không khí - Bài 39", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số: 67 
CHỦ ĐỀ: ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ(BÀI 39)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
+ Biết và hiểu thế nào là độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại, độ ẩm tỉ đối.
+ Hiểu ý nghĩa của độ ẩm cực tuyệt đối, độ ẩm tương đôi
+ Biết được ảnh hưởng của độ ẩm không khí đối với đời sống và sản xuất
2. Kỹ năng 
+ Tính được độ ẩm tỉ đối và nhận xét mức độ ẩm ướt của không khí
+ Nghe thông tin dự báo thời tiết, biết được thông tin về độ ẩm không khí
3.Thái độ
+ Tự giác, tích cực.
4. Năng lực 
+ Năng lực vận dụng kiến thức về độ ẩm vào liên hệ thực tế nghe dự báo thời tiết và trong lao động sản xuất
+ Năng lực vận dụng để biết cách tránh các tác hại của độ ẩm không khí
II. Chuẩn bị bài học
Giáo viên (GV)
Giáo án và các phương tiện khác
Học sinh (HS)
Đọc trước bài mới, ôn tập về hơi khô, hơi bão hòa
III. Tiến trình bài học 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động (2 phút)
- Mục tiêu: Nẩy sinh nhu câu biét về độ ẩm không khí: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
Cho học sinh xem thông tin về dự báo thời tiết. và đặt câu hỏi, thông tin về độ ẩm không khó cho ta biết gì về thời tiết?
B2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
cho Học sinh suy nghĩ và trả lời theo ý hiểu.
B3: Báo cáo kết quả
B4: Đánh giá, nhận xét
Giáo viên đặt vấn đề vào bài
Bài 39. Độ ẩm không khí
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức về độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại(8 phút)
- Mục tiêu:Học sinh nắm được khái niệm và ý nghĩa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
Cho HS đọc sách giáo khoa và nêu định nghĩa
B2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ 
Cho HS suy nghĩ trả lời câu hỏi C1 trong SGK
B3: Báo cáo kết quả
Giáo viên chuẩn hóa kiến thức
B4: Đánh giá, nhận xét
GV cho bài tập vận dụng: không khí có độ ẩm a = 10g/m3. Hỏi bao nhiêu m3 không khí chứa 1kg nước?
I. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại
1. độ ẩm tuyệt đối (a)
+ Đn:a = khối lượng hơi nước trong một m3 không khí
+ Đơn vị: g/m3
2. Độ ẩm cực đại
+ Đn: A = amax(khi hơi nước bão hòa)
+ A phụ thuộc vào nhiệt độ.
Ví dụ: V = m/a = 100m3 không khí
Hoạt động 3: Hình thành kiến thức về độ ẩm tỉ đối(7 phút)
- Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm và ý nghĩa độ ẩm tỉ đối 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
 Cho HS nhận xét không khí trong hai trường hợp sau, không khí nào ẩm ướt hơn? Và (theo em) vì sao?:
KK1: 200C, a1 = 15g/m3
KK1: 300C, a2 = 20g/m3
B2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
Cho HS suy nghĩ trả lời 
B3: Báo cáo kết quả
B4: Đánh giá, nhận xét
nhận xét, giải thích câu trả lời và nêu khái niệm độ ẩm tỉ đối.
GV cho bài tập vận dụng: 
II. Độ ẩm tỉ đối 
+ Đn: 
+ ý nghĩa: f càng hớn, không khí càng ẩm ướt
Ví dụ: 
a, Tính độ ẩm tỉ đối cảu hai không khí như đã cho
b, Nhận xét sự ẩm ướt của hai không khí?
Hoạt động 4: Hình thành kiến thức về ảnh hưởng của độ ẩm không khí(10 phút)
- Mục tiêu: Học sinh biết được độ ảnh ảnh hưởng như thế nào tới thời tiết, đời sống, lao động, sản xuất
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
Cho HS kể các ảnh hưởng của độ ảm tới sức khỏe con người? tới trồng trọt chăn nuôi, tới sản xuất và tuổi thọ của đồ đạc trong gia đình?
Cho HS làm việc theo nhóm
B2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc theo nhóm và suy nghĩ, thảo luận, trả lời 
B3: Báo cáo kết quả
Cho HS trình bày kết quả làm việc, nhận xét, phản biện
B4: Đánh giá, nhận xét 
GV nhận xét các nhóm và hoàn chỉnh kiến thức 
III. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí:
+ Đối với thời tiết:
+ Đối với trồng trọt:
+ Đối bảo quản các thiết bị điện tử, kim loại, gỗ 
Hoạt động 5: Luyện tập (5 phút)
- Mục tiêu:Học sinh vận dụng tính độ ẩm và nêu ảnh hưởng của nó đối với thời tiết
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
Cho HS nghiên cứu đề
B2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ và tìm hướng giải quyết, gv gợi ý
B3: Báo cáo kết quả
HS trình bày lời giải, các HS khác nhận xét, góp ý
B4: Đánh giá, nhận xét
GV nhận xét cho điểm
Ví dụ: Không khí ở 250C có độ ẩm f = 80%. 
a. Tính a, p của hơi nước?
b. Nếu độ ẩm f không đổi, nhiệt độ là 300C thì a,p lúc này bằng bao nhiêu? ở nhiệt độ nào ta thấy dễ chịu hơn?
Hoạt động 6: Vận dụng (8 phút)
- Mục tiêu: Đọc và hiểu được thông tin về độ ẩm trong dự báo thời tiết
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
Cho HS một bảng thông tin về dự báo thời tiết của một địa phương và nêu ảnh hưởng của độ ẩm theo dự báo tới sức khỏe và đời sống, đồng thời đưa ra các cảnh báo hoặc khuyến cáo
B2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ và làm việc theo nhóm
B3: Báo cáo kết quả
HS ghi kết quả ra bảng nhóm và đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm
B4: Đánh giá, nhận xét
Gv nhận xét cho điểm từng nhóm
Bài tập: 
Cho thông tin dự báo thời tiết của một thành phố như sau. 
a. Cho biết độ ẩm khống khí ?
b. Cho biết thời tiết hôm nay ta cảm thấy thế nào?
c. Nêu cảnh báo hoặc khuyến cáo liên quan tới sức khỏe và bảo quản đồ đạc?
Hoạt động 7: Tìm tòi, mở rộng (5 phút)
- Mục tiêu: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của ẩm kế?
IV. Hệ thống bài tập luyện tập 
1. Bài tập luyện tập để củng cố lý thuyết;
Câu 1:Khi nói về độ ẩm cực đại, câu nào dưới đây không đúng ?
A. Độ ẩm cực đại là độ ẩm của không khí bão hòa hơi nước.
B. Khi làm lạnh không khí đến một nhiệt độ nào đó, hơi nước trong không khí trở nên bão hòa và không khí có độ ẩm cực đại.
C. Khi làm nóng không khí, lượng hơi nước trong không khí tăng và không khí có độ ẩm cực đại.
D. Độ ẩm cực đại có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí tính theo đơn vị g/m3.
Câu 2: Khi nói về độ ẩm tuyệt đối câu nào sau đây là đúng ? 
A. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước tính ra g trong 1 m3 không khí 
B. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước tính ra kg trong 1 m3 không khí 
C. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước bão hòa tính ra g trong 1 m3 không khí 
D. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước tính ra g trong 1 cm3 không khí 
Câu 3: Điểm sương là : 
A. Nơi có sương 	B. Lúc không khí bị hóa lỏng 
C. Nhiệt độ của không khí lúc hóa lỏng 	D. Nhiệt độ tại đó hơi nước trong không khí bão hòa
Câu 4: Công thức nào sau đây không đúng ?
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 5: Nếu nung nóng không khí thì:
A. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối đều tăng.	B. Độ ẩm tuyệt đối không đổi, độ ẩm tương đối giảm.
C. Độ ẩm tuyệt đối không đổi, độ ẩm tương đối tăng.	D. Độ ẩm tuyệt đối tăng, độ ẩm tương đối không đổi.
Câu 6: Nếu làm lạnh không khí thì:
A. Độ ẩm tuyệt đối giảm, độ ẩm tương đối giảm.	B. Độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tương đối giảm.
C. Độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tương đối tăng.	D. Độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tuyệt đối giảm.
Câu 7: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Không khí càng ẩm khi nhiệt độ càng thấp.	B. Không khí càng ẩm khi lượng hơi nước trong không khí càng nhiều.
C. Không khí càng ẩm khi hơi nước chứa trong không khí càng gần trạng thái bão hoà.	D. Cả 3 kết luận trên.
Câu 8: Không khí ở 250C có độ ẩm tương đối là 70% . khối lượng hơi nước có trong 1m3 không khí là:
A. 23g.	B. 7g	C. 17,5g.	D. 16,1g.
Câu 9: Không khí ở một nơi có nhiệt độ 300C, có điểm sương là 200C. Độ ẩm tuyệt đối của không khí tại đó là:
A. 30,3g/m3	B. 17,3g/m3	C. 23,8g/m3	D. Một giá trị khác .
Câu 10: Không khí ở 300C có điểm sương là 250C, độ ẩm tương đối của không khí có giá trị :
A. 75,9%	B. 30,3%	C. 23%	D. Một đáp số khác.
Câu 11: Chọn câu phát biểu sai:
Sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ và từ mặt thoáng khối chất lỏng.
B. Sự sôi xảy ra ở nhiệt độ sôi, từ mặt thoáng và cả trong lòng chất lỏng.
Trạng thái cân bằng động giữa hơi bão hoà và khối lỏng là trạng thái hơi bão hoà, nghĩa là không có các phân tử bay ra từ khối chất lỏng cũng như bay vào khối chất lỏng.
Ở trạng thái cân bằng động giữa hơi và chất lỏng luôn có hai quá trình xảy ra đồng thời là sự hoá hơi và sự ngưng tụ.
Câu 12: Điều nào sau đây là đúng đối với hơi bão hòa?
Ap suất hơi bão hòa của một chất phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của hơi.
Hơi bão hòa là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó.
Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào thể tích và bản chất của hơi.
Hơi bão hòa có áp suất bé hơn áp suất hơi khô ở cùng một nhiệt độ.
Câu 13:Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào:
A. nhiệt độ và thể tích của hơi. 	 	B. nhiệt độ và bản chất của hơi.
C. thể tích và bản chất của hơi. 	D. nhiệt độ, thể tích và bản chất của hơi.
2.Bài tập vận dụng lý thuyết vào đời sống thức tế (linh hoạt áp dụng);
1.Cho HS chụp các hình ảnh về ảnh hưởng của độ ẩm tới sức khỏe con người? tới trồng trọt chăn nuôi, tới sản xuất và tuổi thọ của đồ đạc trong gia đình, nơi công sở, nơi công cộng và trong phòng thí nghiệm? Giải thích về các hình ảnh thu được?
2.Vào google theo đường link sau tìm hiểu về độ ẩm và sức khỏe
3.Tìm hiểu vai trò của độ ẩm không khí
Thiết kế một TN tạo mây đơn giản và giải thích cơ chế hoạt động của thiết bị này?
3. Bài tập mở rộng, nâng cao (áp dụng với đối tượng HS khá giỏi).
Câu 1: Phòng có thể tích 50m3 không khí, trong phòng có độ ẩm tỉ đối là 60%. Nếu trong phòng có 150g nước bay hơi thì độ ẩm tỉ đối của không khí là bao nhiêu? Cho biết nhiệt độ trong phòng là 25oC và khối lượng riêng của hơi nước bão hòa là 23g/m3.
A. 73%	B. 30,3%	C. 23%	D. Một đáp số khác.
Câu 2: Phòng có thể tích 40cm3. không khí trong phòng có độ ẩm tỉ đối 40%. Muốn tăng độ ẩm lên 60% thì phải làm bay hơi bao nhiêu nước? biết nhiệt độ là 20oC và khối lượng hơi nước bão hòa là Dbh = 17,3g/m3.
A. 23.00g	B. 10.20g	C. 21.6g	D. 138,4g 
Câu 3: Một căn phòng có thể tích 60m3, ở nhiệt độ 200C và có độ ẩm tương đối là 80%. Tính lượng hơi nước có trong phòng, biết độ ẩm cực đại ở 200C là 17,3g/m3.
A. 230g	B. 1020g	C. 216g	D. 830,4g 
Câu 4: Một căn phòng có thể tích 120m3 . không khí trong phòng có nhiệt độ 250C, điểm sương 150C. Để làm bão hoà hơi nước trong phòng, lượng hơi nước cần có là :
A. 23.00g	B. 10.20g	C. 21.6g	D. Một giá trị khác 
Câu 5: Một vùng không khí có thể tích 1,5.1010m3 chứa hơi bão hoà ở 230C. nếu nhiệt độ hạ thấp tới 100C thì lượng nước mưa rơi xuống là:
A. 16,8.107g	B. 16,8.1010kg	C. 8,4.1010kg	D. Một giá trị khác 
Câu 6: áp suất hơi nước trong không khí ở 250C là 19 mmHg. Độ ẩm tương đối của không khí có giá trị:
A. 19%	B. 23,76%	C. 80%	D. 68%.
Câu 7: Hơi nước bão hoà ở 200C được tách ra khỏi nước và đun nóng đẳng tích tới 270C. áp suất của nó có giá trị :
A. 17,36mmHg	B. 23,72mmHg	C. 15,25mmHg	D. 17,96mmHg.
* Rút kinh nghiệm bài học:
 . 
Ninh Bình, ngày tháng năm 
NGƯỜI DUYỆT NGƯỜI SOẠN
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_10_chuong_7_chu_de_4_do_am_khong_khi_bai.doc