Giáo án Công nghệ 12 - Chủ đề 4: Khái niệm mạch khuếch đại - Mạch tạo xung

Giáo án Công nghệ 12 - Chủ đề 4: Khái niệm mạch khuếch đại - Mạch tạo xung

I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ a. Kiến thức: - Biết được chức năng, sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch điện khuếch đại thuật toán và mạch tạo xung đơn giản. b. Kĩ năng: - Trình bày được nguyên lí làm việc của mạch điện khuếch đại thuật toán và mạch tạo xung đơn giản. - Điều chỉnh được từ xung đa hài đối xứng sang xung đa hài không đối xứng - Điều chỉnh được chu kì xung nhanh hay chậm c. Thái độ: Tinh thần tự giác trong học tập 2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua các câu lệnh mà GV đặt ra, tóm tắt các thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau . - Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức về mạch chỉnh lưu giải quyết các vấn đề liên quan đến kiến thức bài học. - Năng lực hợp tác nhóm: , trao đổi thảo luận. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Tranh vẽ các hình: 8-1; 8-2; 8-3; 8-4 SGK. - Dụng cụ, vật liệu cho mỗi nhóm 2. Học sinh: - Kiến thức cũ , đọc trước bài 12 - Mẫu báo cáo thực hành

docx 4 trang lexuan 9640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 12 - Chủ đề 4: Khái niệm mạch khuếch đại - Mạch tạo xung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/09/2019
Tiêt: 9,10
 CHỦ ĐỀ 4 : KHÁI NIỆM MẠCH KHUẾCH ĐẠI - MẠCH TẠO XUNG 
 (Mạch khuếch đại - Mạch tạo xung 
 + Thực hành: điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung đa hài dùng Tranzito)
 (2 tiết)
* Giới thiệu chung chủ đề: khái niệm mạch khuếch đại, mạch tạo xung gồm 3 nội dung chính
1. Nội dung 1: tìm hiểu mạch khuếch đại
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của phần này là học sinh nắm được chức năng, sơ đồ cấu tạo và nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại
2. Nội dung 2: tìm hiểu mạch tạo xung
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh nắm được chức năng, sơ đồ cấu tạo và nguyên lí làm việc của mạch tạo xung
* Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 2 tiết. 
- Tiết 1: Tìm hiểu chức năng, sơ đồ cấu tạo và nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại, mạch tạo xung
- Tiết 2: Lắp ráp và điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung
I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ a. Kiến thức: - Biết được chức năng, sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch điện khuếch đại thuật toán và mạch tạo xung đơn giản. b. Kĩ năng: - Trình bày được nguyên lí làm việc của mạch điện khuếch đại thuật toán và mạch tạo xung đơn giản. - Điều chỉnh được từ xung đa hài đối xứng sang xung đa hài không đối xứng - Điều chỉnh được chu kì xung nhanh hay chậm c. Thái độ: Tinh thần tự giác trong học tập 2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua các câu lệnh mà GV đặt ra, tóm tắt các thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau . - Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức về mạch chỉnh lưu giải quyết các vấn đề liên quan đến kiến thức bài học. - Năng lực hợp tác nhóm: , trao đổi thảo luận. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Tranh vẽ các hình: 8-1; 8-2; 8-3; 8-4 SGK. - Dụng cụ, vật liệu cho mỗi nhóm 2. Học sinh: - Kiến thức cũ , đọc trước bài 12 - Mẫu báo cáo thực hành III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Học sinh biết một số mạch khuếch đại
- Hs nghe giáo viên gợi ý - GV hướng dẫn và theo dõi học sinh làm việc theo nhóm, yêu cầu hs xác định vấn đề nghiên cứu và báo cáo trước lớp để thống nhất các vấn đề nghiên cứu. ? Hãy kể tên một số mạch khuếch đại thường gặp?
* Dự kiến sản phẩm Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình.
* Đánh giá kết quả.
GV đánh giá kết quả hoạt động của nhóm
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Hs biết nguyên tắc hoạt động mạch khuếch đại
* Nội dung 1: Hình thành kiến thức về mạch khuếch đại. - Chức năng của mạch khuếch đại là làm gì? - GV yêu cầu HS trả lời khi nào thì đưa vào đầu đảo và khi nào thì đưa vào đầu không đảo? - HS nghe giáo viên gợi ý - GV hướng dẫn và theo dõi học sinh làm việc theo nhóm, yêu cầu hs xác định vấn đề nghiên cứu và báo cáo trước lớp để thống nhất các vấn đề nghiên cứu.
* Dự kiến sản phẩm - Cá nhân và nhóm nêu được: + Khuếch đại tín hiệu điện về mặt điện áp, dòng điện, công suất. + Nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại điện áp dùng OA: Tín hiệu vào qua R1 đưa đến đầu vào đảo của OA. Kết quả điện áp ở đầu ra ngược dấu với điện áp ở đầu vào và đã được khuếch đại lên. * Đánh giá kết quả - GV cho hs tự đánh giá kết quả thảo luận.
HS biết chức năng và nguyên tắc hoạt động mạch tạo xung.
* Nội dung 2: Hình thành kiến thức về mạch tạo xung - GV giới thiệu mạch tạo xung đa hài tự dao động để HS quan sat từ đó yêu cầu HS chỉ ra trong mạch có các linh kiện nào? - GV giới thiệu nguyên lý làm việc của mạch tao xung đa hài dùng tranzito. - HS nghe giáo viên gợi ý - GV hướng dẫn và theo dõi học sinh làm việc theo nhóm, yêu cầu hs xác định vấn đề nghiên cứu và báo cáo trước lớp để thống nhất các vấn đề nghiên cứu.
* Dự kiến sản phẩm 
HS nêu được: + Công dụng: Biến đổi năng lượng của dòng điện một chiều thành năng lượng điện dao động có dạng xung và tần số theo yêu cầu. + Nguyên lý làm việc: Khi mới đóng điện: Giả thuyết rằng ngẩu nhiên IC1 nhỉnh hơn IC2 một chút thì với cơ cấu của mạch điện lập tức sẽ làm cho T1 thông bão hoà và T2 bị khoá lại. - Sau một thời gian nhất định, do sự phóng điên của tụ C1 và sự nạp điện của tụ C2 sẽ làm cho T1 đang thông bị khoá và T2 đang khoá lại thông. Quá trình làm việc cứ thế tiếp diễn. Hai tranzito T1 và T2 cứ luân phiên thông, khoá để tạo xung * Đánh giá kết quả - GV đánh giá kết quả của học sinh
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
HS lắp mạch, kiểm tra, điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung.
- GV nêu quy trình và nội dung thực hành. 
Nội dung và qui trình thực hành + Bước 1: Cấp nguồn cho mạch điện hoạt động quan sát và đếm số lần sáng của LED trong khoảng 30 giây + Bước 2 : Cắt nguồn, mắc song song 2 tụ với 2 tụ trong sơ đồ lắp sẵn. Đóng điện và làm như bước 1 Bước 3 : Cắt điện , bỏ ra 1 tụ ở một vế của bước 2. Đóng điện và làm như bước 1. 
* Dự kiến sản phẩm 
Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình thông qua mẫu báo cáo
* Đánh giá kết quả
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Vẽ sơ đồ nguyên lí của mạch điện thông qua mạch điện thực tế.
So sánh thời gian sáng , tối của 2 LED - Yêu cầu hs làm việc ở nhà, nộp báo cáo kết quả ỏ buổi học sau
* Dự kiến sản phẩm
Hoàn thành báo cáo
* Đánh giá kết quả
 Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của học sinh, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
Câu 1: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không liên quan đến mạch khuếch đại điện áp dùng OA?
A. Điện áp ra và điện áp vào luôn có cùng chu kì, tần số và cùng pha.
B. Tín hiệu Uvào được đưa tới đầu vào đảo thông qua điện trở R1.
C. Đầu vào không đảo được nối mass (nối đất)
D. Điện áp ra luôn ngược pha với điện áp vào.
Câu 2: Người ta có thể làm gì để thay đổi hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại điện áp dùng OA?
A. Chỉ cần thay đổi giá trị của điện trở hồi tiếp (Rht).
B. Thay đổi tần số của điện áp vào.
C. Thay đổi biên độ của điện áp vào.
D. Đồng thời tăng giá trị của điện trở R1 và Rht lên gấp đôi.
Câu 3: Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, nếu thay các điện trở R1 và R2 bằng các đèn LED thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Các đèn LED sẽ luân phiên chớp tắt.	B. Mạch sẽ không còn hoạt động được nữa.
C. Xung ra sẽ không còn đối xứng nữa.	D. Các tranzito sẽ bị hỏng.
Câu 4: IC khuếch đại thuật toán có bao nhiêu đầu vào và bao nhiêu đầu ra?
A. Hai đầu vào và một đầu ra.	B. Một đầu vào và hai đầu ra.
C. Một đầu vào và một đầu ra.	D. Hai đầu vào và hai đầu ra.
Câu 5: Hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại điện áp dùng OA phụ thuộc vào 
A. Trị số của các điện trở R1 và Rht	B. Chu kì và tần số của tín hiệu đưa vào.
C. Độ lớn của điện áp vào.	D. Độ lớn của điện áp ra.
Câu 6: Công dụng chính của IC khuếch đại thuật toán (OA) là:
 A. Khuếch đại điện áp.	B. Khuếch đại dòng điện và tần số của tín hiệu điện
C. Khuếch đại chu kì và tần số của tín hiệu điện.	D. Khuếch đại công suất.
Câu 7: Chức năng của mạch tạo xung là:
A. Biến đổi năng lượng điện một chiều thành năng lượng dao động điện có xung và tần số theo yêu cầu.
B. Biến đổi năng lượng điện xoay chiều thành năng lượng dao động điện có xung và tần số theo yêu cầu.
C. Biến đổi năng lượng điện một chiều thành năng lượng điện có sóng và tần số theo yêu cầu.
D. Biến đổi năng lượng điện xoay chiều thành tín hiệu điện không có tần số.
Câu 8: Hệ số khuếch đại điện áp của mạch khuếch đại điện áp dùng OA là:
A. Kđ = 	B. Kđ = 	C. Kđ = ()	D. Kđ = 
Câu 9: Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, để có xung đa hài đối xứng thì ta cần phải làm gì?
A. Chỉ cần chọn các tranzito, điện trở và tụ điện giống nhau.
B. Chỉ cần chọn hai tụ điện có điện bằng nhau.
C. Chỉ cần chọn các các điện trở có trị số bằng nhau.
D. Chỉ cần chọn các tranzito và các tụ điện có thông số kĩ thuật giống nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_12_chu_de_4_khai_niem_mach_khuech_dai_mach.docx