Giáo án Hóa học Khối 11 - Chương trình học kì II

Giáo án Hóa học Khối 11 - Chương trình học kì II

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức: Biết được :

- Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng.

- Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp.

- Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan).

- Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh).

- Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. ứng dụng của ankan.

2. Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan.

- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.

- Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan.

- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.

- Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính nhiệt lượng của phản ứng cháy.

3. Các phẩm chất

- Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự lập, cố gắng học tập và yêu thích bộ môn hóa khi vào cấp 3.

II. Thiết bị và học liệu

1. Giáo Viên: Mô hình phân tử butan, bật lửa gaz cho phản ứng cháy.

2. Học sinh: Học sinh chuẩn bị đọc bài mới ở nhà trước.

 

doc 83 trang huemn72 8051
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Khối 11 - Chương trình học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG V: HIDROCACBON NO.
Tiết 37: ANKAN (tiết 1)
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: Biết được :
- Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng. 
- Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp.
- Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan).
- Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh). 
- Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. ứng dụng của ankan. 
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan. 
- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.
- Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan.
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
- Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính nhiệt lượng của phản ứng cháy.
3. Các phẩm chất
- Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự lập, cố gắng học tập và yêu thích bộ môn hóa. 
II. Thiết bị và học liệu
1. Giáo Viên: Mô hình phân tử butan, bật lửa gaz cho phản ứng cháy.
2. Học sinh: Học sinh chuẩn bị đọc bài mới ở nhà trước.
III. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NỘI DUNG KIẾN THỨC
1. Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về bài học mới: 
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.
Giáo viên giới thiệu : Nến, xăng, mỡ bôi trơn, khí gas đều có nguồn gốc là những hiđrocacbon no – ankan, còn gọi là parafin. Hoặc có thể chiếu một đoạn phim giới thiệu những ứng dụng của ankan, 
HS lắng nghe
2.Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng. 
- Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu và dạy các nội dung trọng tâm của bài ankan
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe và ghi bài.
1. Nhắc lại khái niệm đồng đẳng, từ đó viết công thức của các chất trong dẫy đồng đẳng của metan và đưa ra CTTQ của dãy này ?
2. Quan sát mô hình phân tử butan và nêu đặc điểm cấu tạo của nó ?
3. Đồng phân là gì ?
Viết công thức cấu tạo các đồng phân của phân tử C4H10 , C5H12 ?
4. Dựa vào cách gọi tên của các ankan mạch thẳng và nhánh, hãy gọi tên các chất có công thức cấu tạo vừa viết trên?
5. Xác định bậc của các nguyên tử cacbon trong hợp chất 2-metyl butan ?
6. Tham khảo sách giáo khoa hãy nêu các tính chất vật lí cơ bản của ankan ?
CH4, C2H6, C3H8...
CTTQ : CnH2n + 2 với n ≥ 1.
* Phân tử chỉ chứa liên kết đơn (δ)
* Mỗi C liên kết với 4 nguyên tử khác → tứ diện đều.
* Mạch cacbon gấp khúc.
C4H10:
(1) CH3-CH2-CH2-CH3.
(2) CH3-CH(CH3)-CH3.
C5H12:
(1)CH3-CH2-CH2-CH2-CH3
(2) (CH3)2CH-CH2-CH3.
(3)CH3-CH2-CH(CH3)-CH3
(4) CH3-(CH3)2C-CH3.
C4H10:
(1) butan.
(2) izobutan hay 2-metyl propan.
C5H12:
(1) pentan.
(2) izopentan hay 2-metyl butan.
(3) 3-metyl pentan.
(4) neo pentan hay 2,2-dimetyl propan.
Học sinh xác định và giáo viên kiểm tra lại.
* Ở điều kiện thường :
- Từ C1 → C4 : thể khí.
- Từ C5 → C17: thể lỏng.
- Các chất còn lại ở thể rắn. 
* ts, tnc, khối lượng riêng d tăng theo chiều tăng của khối lượng phân tử 
* Nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong một số dung môi hữu cơ.
I. Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp:
1. Dãy đồng đẳng ankan: (parafin)
* Vd : CH4, C2H6, C3H8...lập thành dãy đồng đẳng ankan.
→ CTTQ : CnH2n + 2 với n ≥ 1.
* Phân tử chỉ chứa liên kết đơn (δ)
* Mỗi C liên kết với 4 nguyên tử khác → tứ diện đều.
* Mạch cacbon gấp khúc.
2. Đồng phân:
* Từ C4H10 bắt đầu có đồng phân về mạch cacbon.
* Vd : C4H10 có 2 đồng phân :
(1) CH3-CH2-CH2-CH3.
(2) CH3-CH(CH3)-CH3.
3. Danh pháp: (xem bảng 5.1)
* Tên các ankan không nhánh (5.1)
* Tên gốc ankyl (phần còn lại của ankan khi mất đi 1H) : thay an = yl. 
* Tên các ankan có nhánh :
- Chọn mạch cacbon dài và phức tạp nhất làm mạch chính.
- Đánh số thứ tự từ phía các nguyên tử cacbon mạch chính gần nhánh hơn.
- Gọi tên mạch nhánh (nhóm ankyl) theo thứ tự vần chữ cái cùng với số chỉ vị trí của nó, sau đó gọi tên ankan mạch chính.
Vd 1 : Các đồng phân của C4H10 trên :
(1) Butan ; (2) 2-metyl propan.
Vd 2 :
CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-CH3 có tên 2,3-dimetyl pentan.
* Một số chất có tên thông thường :
CH3-CH-CH2-... izo...
 CH3 
CH3-CH2-CH-... sec...
 CH3 
 CH3 
CH3-C -CH2-... neo...
 CH3 
 CH3 
CH3-C - tert...
 CH3 
4. Bậc cacbon : Bậc của nguyên tử cacbon trong hidrocacbon no là số liên kết của nó với các nguyên tử cacbon khác.
II. Tính chất vật lí::
* Ở điều kiện thường :
- Từ C1 → C4 : thể khí.
- Từ C5 → C17: thể lỏng.
- Các chất còn lại ở thể rắn. 
* ts, tnc, khối lượng riêng d tăng theo chiều tăng của khối lượng phân tử (xem bảng 5.1).
* Nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong một số dung môi hữu cơ.
 3.Hoạt động luyện tập 
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập luyện tập.
c. Sản phẩm: Học sinh làm bài tập của giáo viên .
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.
Câu 1: Công thức tổng quát của ankan là
A. CnHn+2 B. CnH2n+2 C. CnH2n D. CnH2n-2
Đáp án: B
Câu 2: Số dồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C5H12 là
A. 6 B. 4 C. 5 D. 3
Đáp án: D
Câu 3: Số dồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C6H14 là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6.
Đáp án: C
Câu 4: Hợp chất (CH3)2CHCH2CH2CH3 có tên gọi là
A. neopentan B. 2- metylpentan
C. ísopentan D. 1,1- đimetylbutan.
Đáp án: B
4.Hoạt động vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập vận dụng
c. Sản phẩm: Học sinh làm bài tập của giáo viên giao cho
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.
Viết công thức phân tử của các hidrocacbon tương ứng với các gốc ankyl sau: –CH3 ; -C3H7; -C6H13
Lời giải:
Gốc ankan
CTPT của hiđrocacbon tương ứng
-CH3
CH4
-C3H7
C3H8
-C6H13
C6H14
CHƯƠNG V: HIDROCACBON NO.
Tiết 38: ANKAN (tiết 2)
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: Biết được :
- Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng. 
- Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp.
- Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan).
- Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh). 
- Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. ứng dụng của ankan. 
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan. 
- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.
- Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan.
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
- Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính nhiệt lượng của phản ứng cháy.
3. Các phẩm chất
- Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự lập, cố gắng học tập và yêu thích bộ môn hóa khi vào cấp 3.
II. Thiết bị và học liệu
1. Giáo Viên: Mô hình phân tử butan, bật lửa gaz cho phản ứng cháy.
2. Học sinh: Học sinh chuẩn bị đọc bài mới ở nhà trước.
III. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NỘI DUNG KIẾN THỨC
1. Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên kiểm tra bài học cũ 
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe và trả lời
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi
-Giáo viên đặt câu hỏi: Viết đồng phân và gọi tên ankan có CT C5H12 ?
-HS lắng nghe
-HS trả lời
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan).
- Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh). 
- Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu và dạy các nội dung tiếp theo của bài ankan.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe và ghi nội dung bài học
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe và thực hiện
1. Nhắc lại định nghĩa về phản ứng thế ?
2. Từ ví dụ của giáo viên hãy viết phản ứng thế Br2 vào phân tử etan và propan ? 
3. Hãy gọi tên các sản phẩm của phản ứng thế đã viết trên ?
4. Viết phản ứng cháy tổng quát của dãy đồng đẳng ankan ? Nêu ứng dụng của phản ứng này
5. Viết phản ứng điều chế metan bằng phản ứng của muối natri với vôi tôi xút ?
6. Nêu một vài ứng dụng của ankan trong đời sống mà em biết ?
Là phản ứng trong đó một hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử bị thay thế bởi một hoặc nhóm nguyên tử khác.
Học sinh viết và đưa ra kết luận về sản phẩm tạo ra sau phản ứng .
Học sinh đọc và giáo viên bổ sung thêm.
CnH2n+2 + [(3n+1)/2] O2 
--t0->nCO2 + (n+1)H2O + Q
Được ứng dụng làm nhiên liệu.
CH3COONa + NaOH -CaO, t0-> CH4 + Na2CO3.
Học sinh nêu, giáo viên bổ sung thêm .
III. Tính chất hóa học:
1. Phản ứng thế với halogen: (Cl2, Br2, askt)
Vd : 
CH4 + Cl2 -askt-> CH3Cl + HCl.
 (clometan
 hay metyl clorua) 
CH3Cl + Cl2 -askt-> CH2Cl2 + HCl.
 (diclometan
 hay metylen clorua) 
CH2Cl2 + Cl2 -askt-> CHCl3 + HCl.
 (triclometan
 hay clorofom)
CHCl3 + Cl2 -askt-> CCl4 + HCl.
 (tetraclometan
 hay cacbontetraclorrua) 
* Các đồng đẳng khác của metan cũng tham gia phản ứng thế tương tự.
* Nguyên tử H của cacbon bậc cao hơn dễ bị thế hơn nguyên tử H của cacbon bậc thấp.
* Các phản ứng trên gọi là phản ứng halogen hóa, sản phẩm gọi là dẫn xuất halogen của hidrocacbon.
2. Phản ứng tách: 
* Tách H2: 
Vd : 
CH3-CH3 -500độ C, xt-> CH2=CH2 + H2. 
* Các ankan mạch C trên 3C ngoài tách H2 còn có thể bị bẻ gãy mạch C:
Vd : 
 CH4+ CH2=CH2 CH3-CH2-CH3-t0,xt- 
 CH3-CH=CH2+H2
3. Phản ứng oxi hóa: 
* OXH hoàn toàn (cháy) :
CnH2n+2 + [(3n+1)/2] O2 --t0-> nCO2 +
 (n+1)H2O + Q
* Thiếu oxi, phản ứng OXH không hoàn toàn tạo ra nhiều sản phẩm khác như C, CO, axit hữu cơ...
IV. Điều chế:
1. Trong phòng thí nghiệm:
CnH2n+1COONa + NaOH -CaO, t0-> 
 CnH2n+2 + Na2CO3.
Vd: điều chế metan.
2. Trong công nghiệp: 
* Chưng cất phân đoạn dầu mỏ.
* Thu từ khí thiên nhiên và khí dầu mỏ.
V. Ứng dụng:
- Làm nhiên liệu.
- Làm nguyên liệu để tổng hợp nên các hợp chất khác dùng cho các nghành công nghiệp. 
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập luyện tập.
c. Sản phẩm: Học sinh làm bài tập của giáo viên giao cho
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.
Bài 1. Hiđrocacbon no là 
A. những hợp chất hữu cơ gồm hai nguyên tố cacbon và hiđro.
B. những hiđrocacbon không tham gia phản ứng cộng.
C. những hiđrocacbon tham gia phản ứng thế.
D. những hiđrocacbon chỉ gồm các liên kết đơn trong phân tử.
Bài 2. Theo chiều tăng số nguyên tử cacbon trong phân tử, phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan 
A. không đổi. B. giảm dần. 
C. tăng dần. D. biến đổi không theo quy luật.
Bài 3. Ankan X mạch không nhánh là chất lỏng ở điều kiện thường ; X có tỉ khối hơi đối với không khí nhỏ hơn 2,6. CTPT của X là :
A. C4H10	B. C5H12	C. C6H14	D. C7H16
Bài 4. Ankan tương đối trơ về mặt hoá học : ở nhiệt độ thường không tham gia phản ứng với dung dịch axit, dd kiềm và các chất oxi hóa mạnh vì lí do nào sau đây ? 
A. Ankan có nhiều nguyên tử H trong phân tử.
B. Ankan có hàm lượng C cao.
C. Ankan chỉ chứa liên kết s trong phân tử.
D. Ankan khá hoạt động hoá học.
Bài 5. Lấy hỗn hợp CH4 và Cl2 theo tỉ lệ mol 1:3 đưa vào ánh sáng khuếch tán, ta được các sản phẩm sau :
A. CH3Cl + HCl.	B. C + HCl	
C. CCl4+HCl.	D. CH3Cl + CH2Cl2+CHCl3+ CCl4+ HCl 
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập vận dụng
c. Sản phẩm: Học sinh làm bài tập của giáo viên giao cho
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.
tổ chức hoạt động nhóm. Có thể chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm có 3 phút chuẩn bị nội dung : Tìm các ứng dụng của ankan trong đời sống thực tế và trong công nghiệp. Hoặc GV chiếu 1 đoạn phim về các ứng dụng của ankan ; hoặc GV có thể giao trước để HS tìm hiểu những ứng dụng của ankan qua các nguồn tài liệu và cử đại diện lên trình bày).
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm Trình bày tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
GIỚI THIỆU VỀ KHU CÔNG NGHIỆP CHU LAI VỚI NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
Ngay từ năm 1994 Thủ tướng Chính phủ khi đó là Võ Văn Kiệt đã ký quyết định chọn địa điểm để xây dựng Nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam tại Dung Quất[2], tuy vậy dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất chỉ được chính thức khởi công vào ngày 28 tháng 11 năm 2005.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được xây dựng với tổng mức đầu tư là hơn 3 tỷ đô la Mỹ (khoảng 40.000 tỷ đồng) với tên dự án là Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất của chủ đầu tư là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.[3][4] nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PetroVietnam.
Hợp đồng chính xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký với Tổ hợp nhà thầu Technip gồm các Nhà thầu: Technip (Pháp), Technip (Malaysia), JGC (Nhật Bản) và Tecnicas Reunidas (Tây Ban Nha).[1]
Để mô tả khối lượng công việc lớn của dự án tổng thầu của Technip đã so sánh: "Tổng số tài liệu thiết kế và sổ tay vận hành chất đầy khoảng 100 xe tải; diện tích các gói thầu chính xấp xỉ 600 hecta, tương đương với 1.200 sân bóng đá; hơn 150.000 tấn vật tư, thiết bị, tương đương với một triệu xe máy; trên 5 triệu mét dây cáp điện, đủ để căng 2 lần từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh; gần 17.000 tấn thép các loại, đủ để xây dựng hai tháp Eiffel; và một nhà máy điện công suất trên 100 megawatt đủ dùng cho cả thành phố Quảng Ngãi."[1] Technip cũng thông báo: việc thiết kế thực hiện với tiêu chí sử dụng tối đa các nguồn lực và phương tiện kỹ thuật của Việt Nam, cho nên 75% công việc của nhà máy sẽ do người Việt đảm nhận. Đã có 1.046 kỹ sư và nhân viên nhà máy được đưa đi đào tạo ở nước ngoài để chuẩn bị đảm đương việc vận hành nhà máy Dung Quất trong tương lai.
Tiết 39 LUYỆN TẬP: ANKAN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
Củng cố kĩ năng víêt CTCT và gọi tên các ankan và xicloankan.
2. Kĩ năng: 
Rèn luyện kĩ năng viết CTCT , lập CTPT và viết các phương trình hóa học có chú ý đến quy luật thế và ankan.
3. Các phẩm chất
- Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự lập, cố gắng học tập và yêu thích bộ môn hóa khi vào cấp 3.
II. Thiết bị và học liệu
Giáo viên : Chuẩn bị phiếu học tập (trên giấy, bản trong hoặc powerpoint).
Học sinh : Ôn tập lại những kiến thức quan trọng đã học cần đề cập đến trong bài ôn tập.
III. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NỘI DUNG KIẾN THỨC
1. Khởi động
a. Mục tiêu: : Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên kiểm tra bài cũ
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe và trả lời
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe và thực hiện
-Giáo viên đặt câu hỏi: Nêu tính chất hoá học cơ bản của ankan?
-HS lắng nghe
-HS trả lời
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng víêt CTCT và gọi tên các ankan và xicloankan.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu và dạy các nội dung tiếp theo của bài
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe và ghi nội dung bài học
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe và thực hiện
Phiếu học tập 2:
Viết CTCT của các ankan sau:
1. penten-2.
2. 2-metylbutan.
3. isobutan.
4. neopentan.
Các chất trên còn có tên gọi là gì ?
Phiếu học tập 3:
Đốt cháy hết 3,36 lít hh gồm metan và etan được 4,48 lít CO2. Thể tích đo ở đktc. Tính %(V) của các khí bđầu.
Phiếu học tập 4:
Đốt cháy hoàn toàn 4,2 gam một hidrocacbon no X , sau phản ứng ta thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Xác định CTPT , CTCT và gọi tên X ? 
Phiếu học tập 5:
Khi cho izopentan tác dụng với Br2 theo tỷ lệ mol 1:1 , sản phẩm chính thu được là:
A. 2-brompentan.
B. 1-brompentan.
C. 1,3-dibrompentan.
D. 2-brom,2-metyl pentan.
Phiếu học tập 6:
Ankan Y mạch cacbon không phân nhánh có CTDGN là C2H5 .
a. Tìm CTPT, CTCT và gọi tên Y.
b. Viết phản ứng của Y với Cl2 (askt) theo tỷ lệ mol 1:1, nêu sản phẩm chính.
1. CH3-CH2-CH2-CH2-CH3.
2. CH3-CH(CH3)-CH2-CH3.
Còn có tên gọi là isopentan.
3. CH3-CH(CH3)-CH3.
Còn có tên gọi là 2-metylpropan.
4. CH3-C(CH3)2-CH3.
Còn có tên gọi là 2,2-dimetylpropan.
Gọi V1(l) và V2(l) lần lượt là thể tích của C2H6 và CH4 
 V1 + V2 = 3,36 (1).
Theo phản ứng cháy ta có:
 2V1 + V2 = 4,48 (2).
Giải (1) và (2) ta được :
%(V)C2H4 = 1,12/3,36 = 33,3%.
%(V)CH4 = 66,7%.
* nCO2 = 0,3 mol.
 nH2O = 0,3 mol.
* Số mol CO2 và H2O bằng nhau, nên X là xicloankan, CTTQ CnH2n.
* Theo pư cháy ta có:
14n.n/0,3 = 4,2 → n = 3.
Vậy CTPT X là C3H6.
 CTCT : CH3 - CH3 
 CH3 	
Học sinh giải và chọn ra đáp án, giáo viên kiểm tra lại.
Học sinh giải, giáo viên kiểm tra lại.
II. Bài tập luyện tập:
1. Bài tập 1: Theo phiếu học tập 2.
1. CH3-CH2-CH2-CH2-CH3.
2. CH3-CH(CH3)-CH2-CH3.
Còn có tên gọi là isopentan.
3. CH3-CH(CH3)-CH3.
Còn có tên gọi là 2-metylpropan.
4. CH3-C(CH3)2-CH3.
Còn có tên gọi là 2,2-dimetylpropan.
2. Bài tập2: Theo phiếu học tập 3:
Gọi V1(l) và V2(l) lần lượt là thể tích của C2H6 và CH4 ban đầu, ta có:
 V1 + V2 = 3,36 (1).
Theo phản ứng cháy ta có:
 2V1 + V2 = 4,48 (2).
Giải (1) và (2) ta được :
V1 = 1,12 lít và V2 = 2,24 lít.
%(V)C2H4 = 1,12/3,36 = 33,3%.
%(V)CH4 = 66,7%. 
3. Bài tập 3: Theo phiếu học tập 4:
* nCO2 = 0,3 mol.
 nH2O = 0,3 mol.
* Số mol CO2 và H2O bằng nhau, nên X là xicloankan, CTTQ CnH2n.
* Pư cháy :
CnH2n + 3n/2 O2 -t0-> nCO2 + nH2O. 
* Theo pư cháy ta có:
14n.n/0,3 = 4,2 → n = 3.
Vậy CTPT X là C3H6.
 CTCT : CH3 - CH3 Xiclo propan.
 CH3 	
4. Bài tập 4: Theo phiếu học tập 5:
Chọn đáp án là D.
5. Bài tập 5: Theo phiếu học tập 6:
* CTPT của Y: (C2H5)m. 
* Trong 1 ankan thì số nguyên tử H = 2lân số nguyên tử H cộng 2, nên ta có 
5n = 2n + 2→ n = 2
Vậy CTPT Y là C4H10.
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu làm bài.
b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập luyện tập.
c. Sản phẩm: Học sinh làm bài tập của giáo viên giao cho
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.
Viết các đồng phân cấu tạo có thể có của C6H14 và gọi tên?
4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu làm bài
b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập vận dụng
c. Sản phẩm: Học sinh làm bài tập của giáo viên giao cho
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.
Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lit hỗn hợp khí A gồm metan và etan thu được 4,48 lit khí cacbonic. Các thể tích khí đo ở đktc.Tính thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A?
Tiết 41: BÀI THỰC HÀNH 3:
 Phân tích định tính nguyên tố, điều chế và tính chất của metan.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Cho học sinh biết tiến hành thí nghiệm xác định định tính cacbon và hidro.
- Biết tiến hành thí nghiệm điều chế và thử tính chất của metan.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng thực hành với các hợp chất hữu cơ.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm với một lượng nhỏ hóa chất , đảm bảo an toàn, chính xác và thành công.
3. Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
II. Thiết bị và học liệu
1. Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm; giá thí nghiệm ; ống nhỏ giọt ; giá để ống nghiệm ; nút cao su ; ống dẫn khí hình chữ L(đầu nhánh dài được vuốt nhọn) ; thìa để lấy hóa chất ; đèn cồn.
2. Hóa chất : Saccarozơ(đường kính), CuO, CuSO4 khan, CH3COONa khan, vôi tôi xút, dd Br2, dd KMnO4, bông không thấm nước.
3. Yêu cầu học sinh ôn tập các kiến thức đã học để làm thí nghiệm.
III. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NỘI DUNG KIẾN THỨC
1. Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về bài học mới
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.
Giáo viên nêu các bước tiến hành thí nghiệm?
HS lắng nghe
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NỘI DUNG KIẾN THỨC
2. Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về bài học mới
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm:
I. Thí nghiệm 1: 
Xác định định tính cacbon và hidro.
II. Thí nghiệm 2:
Điều chế và thử tính chất của metan.
III. Viết tường trình thí nghiệm:
Học sinh viết tường trình theo mẫu nộp và cuối giờ.
Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng , giải thích và viết tường trình.
I. Thí nghiệm 1: 
Xác định định tính cacbon và hidro.
II. Thí nghiệm 2:
 Điều chế và thử tính chất của metan.
III. Viết tường trình thí nghiệm:
BẢNG TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm
Dụng cụ và
 hóa chất
Nội dung tiến hành
Hiện tượng
Giải thích , phương trình phản ứng
Ghi chú.
Xác định định tính cacbon và hidro.
2 ống nghiệm
Giá thí nghiệm.
Đường, CuO, dd Ca(OH)2, bông trộn CuSO4 khan.
Đèn cồn. 
- Trộn 0,2 gam đường với 1-2 gam CuO, cho vào ống nghiệm khô, thêm lớp mỏng CuO phủ kín hh, cho bông trộn CuSO4 khan nút phần trên của ống nghiệm. Ống nghiệm còn lại đựng dd Ca(OH)2.
- Lắp dụng cụ thí nghiệm như hình 4.1 SGK.
- Đun ống nghiệm chứa hh phản ứng.
- Màu của CuSO4 hóa xanh.
- Dung dịch Ca(OH)2 vẫn đục.
- CuSO4 khan hóa xanh do hấp thu nước, vậy trong sản phẩm phản ứng có hơi nước, chứng tỏ trong đường có H.
- dd Ca(OH)2 bị vẫn đục do tạo kết tủa, vậy trong sản phẩm phản ứng có CO2, chứng tỏ trong thành phần của đường có C.
- CuO oxi hóa hoàn toàn đường tạo ra sản phẩm là CO2 và hơi nước. 
C12H22O11 + 24CuO -t0-> 
 12CO2 + 11H2O + 24Cu.
* Hơi nước + CuSO4 khan → màu xanh ↓
* CO2 + Ca(OH)2= CaCO3↓ 
 + H2O.
Đun lúc đầu nhẹ quanh ống nghiệm, sau đó đun tập trung ở phần phản ứng.
Điều chế và thử tính chất của metan.
2 ống nghiệm
Giá thí nghiệm.
CH3COONa, CaO, NaOH, dd Br2.
Đèn cồn. 
- Lấy một thìa nhỏ hh đã trộn sẵn gồm CH3COONa + CaO + NaOH cho vào ống nghiệm sạch. Nút ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn hình chữ L. Ống nghiệm còn lại đựng dd Br2.
- Lắp dụng cụ như hình 5.2 SGK.
- Đun nóng đều ống nghiệm.
- Châm lửa đốt ở đầu ống dẫn .
- Đưa ống dẫn vào dd Br2. 
- Khí ở ống dẫn cháy với ngọn lửa xanh.
- dd Br2 không bị mát màu. 
- Phản ứng điều chế metan:
CH3COONa+NaOH 
 -CaO,t0-> CH4 + Na2CO3 
- Khi đốt khí metan cháy tỏa nhiệt và có ngọn lửa xanh.
- CH4 là hidrocacbon no, không làm mất màu dd Br2. 
- Khi đốt cần để cho CH4 sinh ra đủ nhiều để đẩy hết không khí ra ngoài tránh gây nổ.
- Chọn CaO mới nung, nhẹ, xốp, tán nhỏ, trộn nhanh, đều với xút rắn, tỷ lệ 1,5:1(m) (có thể nung trong chén sứ cho khô) trộn nhanh với CH3COONa tỷ lệ 2:3 (m).
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập luyện tập.
c. Sản phẩm: Học sinh làm bài tập của giáo viên giao cho
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.
Giáo viên yêu cầu hs báo cáo thí nghiệm và viết bản tường trình thí nghiệm
4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập vận dụng
c. Sản phẩm: Học sinh làm bài tập của giáo viên giao cho
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.
Viết CTCT và đọc lại tên đúng nếu có:
a) 3-metyl butan
b) 3,3-điclo-2-etyl propan
c) 1,4-đimetyl butan
CHƯƠNG VI: HIDROCACBON KHÔNG NO
Tiết 42: ANKEN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Cho học sinh hiểu và biết:
- Cấu tạo , danh pháp , đồng phân và tính chất của anken.
- Phân loại ankan và anken bằng phương pháp hóa học.
- Giải thích được vì sao anken có nhiều đồng phân hơn ankan, anken có thể tạo polime.
2. Kĩ năng:
- Viết được các đồng phân cấu tạo, các phương trình phản ứng hóa học của anken. 
- Vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập nhận biết.
3. Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
II. Thiết bị và học liệu
Ống nghiệm, cặp ống nghiệm, giá đỡ. Khí etylen, dung dịch brôm, dung dịch thuốc tím.
III. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NỘI DUNG KIẾN THỨC
1. Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về bài học mới
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.
Gv dẫn dắt vào bài :chiếu một đoạn phim giới thiệu những ứng dụng của anken, 
HS lắng nghe
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - Viết được các đồng phân cấu tạo, các phương trình phản ứng hóa học của anken. 
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về bài học mới
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.
1. Viết công thức phân tử của etylen và các đồng đẳng của nó ? Từ dãy các chất đó, nêu công thức chung của dãy đồng đẳng này?
2. Quan sát mô hình phân tử C2H4 và C3H6 từ đó nêu định nghĩa anken ?
3. Viết CTCT của phân tử C4H8 và xét xem có CT nào có đồng phân hình học không ?
4. Gọi tên thay thế của các CT trên ?
5. Viết CTCT của chất có tên: 3-metylpent-2-en ?
6. Tham khảo SGK, nêu các tính chất vật lí của anken ?
7. Viết phản ứng cộng của propen với Cl2, H2, H2O ? Gọi tên các sản phẩm thu được ?
8. Phát biểu quy tắc cộng Maccopnhicop ?
* C2H4, C3H6, C4H8...
* CT chung :
 CnH2n với n ≥ 2.
* là hidrocacbon mạch hở, phân tử có 1 liên kết đôi.
* Các CTCT:
(1) CH2=CH-CH2-CH3.
(2) CH3-CH=CH-CH3.
(3) CH2=C(CH3)-CH3.
* (2) có đồng phân hình học.
(1) but-1-en.
(2) but-2-en.
(3) 2-metylprop-1en.
CH3-CH=C(CH3)-CH2-CH3
* Học sinh nêu, giáo viên bổ sung thêm.
* 
CH2=CH-CH3 + Cl2 -->
 CH2Cl-CHCl-CH3.
 (1,2-diclopropan)
CH2=CH-CH3 + H2 -Ni,t0->
 CH3-CH2-CH3.
 (propan) 
CH2=CH-CH3 + H2O -H+->
 CH3-CH(OH)-CH3.
 izopropylic hoặc propan-2-ol 
Trong phản cộng HX vào liên kết đôi, phần mang điện dương (H+) chủ yếu cộng vào nguyên tử C bậc thấp (có nhiều H hơn) , còn phần mang điện âm (X-) cộng vào C bậc cao hơn (có ít H hơn).
I Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp:
1. Dãy đồng đẳng anken: (olefin)
* C2H4, C3H6, C4H8...lập thành dãy đồng đẳng anken .
* Anken là các hidrocacbon mạch hở, trong phân tử có 1 liên kết đôi hay diolefin.
* Công thức chung : CnH2n với n ≥ 2.
2. Đồng phân: 
a. Đồng phân cấu tạo: Bắt dầu từ C4H8 trở đi có đồng phân anken.
Ví dụ: C4H8 có các đồng phân cấu tạo:
(1) CH2=CH-CH2-CH3.
(2) CH3-CH=CH-CH3.
(3) CH3-C(CH3)=CH2.
b. Đồng phân hình học:
* abC = Ccd điều kiện để có đồng phân hình học là a ≠ b và c ≠ d.
* Đồng phân hình học có mạch chính nằm cùng một phía của liên kết đôi gọi là cis, ngược lại gọi là trans.
Vd : But-2-en có 2 đồng phân hình học là cis but-2-en và trans but-2-en.
3. Danh pháp:
a. Tên thông thường: Giống ankan, thay đuôi an bằng ilen.
VD: 
CH2=CH2 : etilen
CH2=CH-CH3 : propilen.
...
Một số ít anken có tên thông thường.
b. Tên thay thế: Giống ankan, thay đuôi an bằng en. (tham khảo bẳng 6.1)
* Từ C4H8 trở đi có đồng phân nên có thêm số chỉ vị trí nối đôi trước en.
VD: 
CH2=CH-CH(CH3)2: 3-metylbut-1-en.
 * Đánh số ưu tiên vị trí nhóm chức.
II. Tính chất vật lí:
Tương tự ankan , tham khảo bảng 6.1.
III. Tính chất hóa học:
Đặc trưng là phản ứng cộng để tạo hợp chất no.
1. Phản ứng cộng:
a. Cộng H2: xt Ni, t0.
CH2=CH2 + H2 -Ni,t0-> CH3-CH3.
b. Cộng Halogen:
CH2=CH2 + Br2 --> BrH2C-CH2Br.
c. Cộng HX: (X là OH, Cl, Br...)
CH2=CH2 + HCl --> CH3-CH2Cl.
* Với hợp chất ≥ 3C cộng HX tuân theo quy tắc cộng Maccopnhicop .
"Trong phản cộng HX vào liên kết đôi, phần mang điện dương (H+) chủ yếu cộng vào nguyên tử C bậc thấp (có nhiều H hơn) , còn phần mang điện âm (X-) cộng vào C bậc cao hơn (có ít H hơn)".
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập luyện tập.
c. Sản phẩm: Học sinh làm bài tập của giáo viên giao cho
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.
Câu 1: Chất X có công thức CH3 – CH(CH3) – CH = CH2. Tên thay thế của X là
A. 2-metylbut-3-en B. 3-metylbut-1-in.
C. 3-metylbut-1-en D. 2-metylbut-3-in
Đáp án: C
Câu 2: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. but-1-en B. but-2-en.
C. 1,2-dicloetan D. 2-clopropen
Đáp án: B
Câu 3: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_khoi_11_chuong_trinh_hoc_ki_ii.doc