Giáo án Hóa học Lớp 11 - Axit cacboxylic - Nguyễn Thị Thanh

Giáo án Hóa học Lớp 11 - Axit cacboxylic - Nguyễn Thị Thanh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức

Biết được:

 Định nghĩa, phân loại, danh pháp.

 Phương pháp điều chế axit cacboxylic trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

 Ứng dụng của axit axetic và axit khác.

Hiểu được:

 Cấu trúc phân tử, tính chất vật lí và liên kết hiđro.

 Tính chất hoá học :

+ Tính axit và ảnh hưởng của nhóm thế (phân li thuận nghịch trong dung dịch, xét hằng số Ka, ảnh hưởng của gốc hiđrocacbon, của nhóm thế có độ âm điện lớn).

+ Tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn, kim loại hoạt động mạnh.

+ Phản ứng tạo thành dẫn xuất axit (tác dụng với ancol tạo thành este, tách nước liên phân tử).

+ Phản ứng ở gốc hiđrocacbon (no, không no, thơm).

2. Kĩ năng

 Tiến hành thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, mô hình, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất.

 Phân tích mối liên hệ giữa cấu trúc nhóm cacboxyl với liên kết hiđro và tính chất hoá học của axit, tính chất hoá học của axit cacboxylic có gốc no, không no, thơm.

 Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.

 Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol bằng phương pháp hoá học.

 Giải được bài tập : Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch của axit tham gia phản ứng, một số bài tập khác có nội dung liên quan.

Trọng tâm:

 Đặc điểm cấu trúc phân tử của axit cacboxylic.

 Tính chất hoá học của axit cacboxylic

 Phương pháp điều chế axit cacboxylic

 

docx 29 trang Ngát Lê 25/10/2024 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 11 - Axit cacboxylic - Nguyễn Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
Thiết kế bài giảng điện tử E-learning
Bài giảng:
AXIT CACBOXYLIC
(Chương trình Hóa học 11 - Nâng cao)
Giáo viên: 	NGUYỄN THỊ THANH 
	TRẦN THỊ MINH THU
	NGUYỄN THỊ THANH
Email: 	Tranthiminhthu.gvtranphu@vinhphuc.edu.vn
	Nguyenthithanh.gvtranphu@vinhphuc.edu.vn
Đơn vị: 	TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
	Thành phố	Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc
Tháng 10 - 2016
Phần 1: Giáo án
AXIT CACBOXYLIC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức
Biết được:
- Định nghĩa, phân loại, danh pháp. 
- Phương pháp điều chế axit cacboxylic trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Ứng dụng của axit axetic và axit khác.
Hiểu được:
- Cấu trúc phân tử, tính chất vật lí và liên kết hiđro. 
- Tính chất hoá học : 
+ Tính axit và ảnh hưởng của nhóm thế (phân li thuận nghịch trong dung dịch, xét hằng số Ka, ảnh hưởng của gốc hiđrocacbon, của nhóm thế có độ âm điện lớn).
+ Tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn, kim loại hoạt động mạnh.
+ Phản ứng tạo thành dẫn xuất axit (tác dụng với ancol tạo thành este, tách nước liên phân tử).
+ Phản ứng ở gốc hiđrocacbon (no, không no, thơm).
2. Kĩ năng
- Tiến hành thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, mô hình, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất.
- Phân tích mối liên hệ giữa cấu trúc nhóm cacboxyl với liên kết hiđro và tính chất hoá học của axit, tính chất hoá học của axit cacboxylic có gốc no, không no, thơm.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.
- Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol bằng phương pháp hoá học. 
- Giải được bài tập : Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch của axit tham gia phản ứng, một số bài tập khác có nội dung liên quan.
Trọng tâm:
- Đặc điểm cấu trúc phân tử của axit cacboxylic.
- Tính chất hoá học của axit cacboxylic
- Phương pháp điều chế axit cacboxylic
3. Thái độ
	- Có ý thức học tập, say mê và hứng thú với bài học
	- Thấy được tầm quan trọng của axit cacboxylic đối với cuộc sống con người
	- Thấy được vai trò quan trọng của công nghệ hóa học trong cuộc sống
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
Phương tiện:
- Video “phim ngắn: ấu trùng ăn chanh”
- Video “axit axetic tác dụng với natri cacbonat”
- Video “axit axetic tác dụng với ancol etylic (rượu etylic)”
- Video “cách làm dấm táo”
Phương pháp dạy học:
- Đàm thoại, nêu vấn đề
- Vấn đáp, gợi mở
- Sử dụng phương tiện trực quan
2. Học sinh: ôn tập lại kiến thức đã học về hợp chất hữu cơ có nhóm chức, đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 	1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
	2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp khi học bài mới
	3. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV cho HS xem phim ngắn: “ấu trùng ăn chanh”
- GV vào bài mới, nêu mục tiêu của bài học và nội dung chính của bài học.

- Lĩnh hội tiêu đề bài học và nội dung chính của bài học.

Hoạt động 1:
- GV hướng dẫn HS định nghĩa về axit cacboxylic và nhóm chức axit.
- GV yêu cầu HS làm BTVD sau đây:
Cho các chất sau: (1) C2H5OH, (2) CH3COOH, (3) CH3CHO, (4) C2H5COOH, (5) CH3COCH3. Những chất nào là axit cacboxylic?
I. Định nghĩa, phân loại, danh pháp
1. Định nghĩa
- Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -COOH liên tiếp trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro.
- Nhóm chức axit cacboxylic là nhóm –COOH, tên là nhóm cacboxyl có công thức cấu tạo như sau:
- Đáp án BTVD: (2) và (4)
Hoạt động 2: 
- GV hướng dẫn HS cách phân loại axit cacboxylic và cho ví dụ.
- GV yêu cầu HS làm các BTVD sau:
(1) Ghép các Đáp án ở cột 2 vào cột 1 sao cho phù hợp.
Cột 1: công thức
Cột 2: loại axit
1. C2H5COOH
A. no, hai chức
2. CH2=CH-COOH
B. không no, đơn chức
3. CH2(COOH)2
C. no, đơn chức
4. C6H5COOH
D. thơm, đơn chức

(2) Axit X có công thức phân tử là C4H8O2. Vậy X là
A. axit không no, hai chức
B. axit no, hai chức
C. axit không no, hai chức
D. axit no, đơn chức

2. Phân loại
- Công thức tổng quát: R(COOH)n 
+ Phân loại theo R: axit no, không no, thơm
+ Phân loại theo n: axit đơn chức (n=1) và axit đa chức (n ≥ 2)
- Ví dụ: 
Axit 
Ví dụ
no, đơn chức, mạch hở
HCOOH, CH3COOH, .., CnH2n+1COOH
không no, đơn chức
CH2=CH-COOH, CH≡C-COOH 
thơm, đơn chức
C6H5COOH 
no, đa chức
HOOC-COOH, HOOC-CH2-COOH 
- Đáp án BTVD:
(1) 1 – C, 2 – B, 3 – A, 4 – D 
(2) Đáp án đúng là D. 	
Hoạt động 3: 
- GV hướng dẫn HS cách gọi tên axit cacboxylic và lấy ví dụ.
- GV yêu cầu HS làm các BTVD sau:
(1) Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống. 
CH3CH2COOH có tên thông thường là axit propionic, là loại axit đầu tiên được tìm thấy trong chất béo. Tên gọi "axit propionic" xuất phát từ tiếng Hi Lạp: prôtos là [1] piôn là [2]. Tên theo IUPAC của axit này là [3]. 
[1] lần đầu tiên/ lần thứ hai/ lần thứ ba
[2] chất béo/ dầu hỏa/ nước
[3] axit propanoic/ axit axetic/ axit fomic
(2) Chất A có công thức: HOOC-CH2-COOH. Những đáp án nào dưới đây đều là tên gọi của A?
A. axit propanđioic
B. axit axetic
C. axit malonic
D. axit etanđioic
E. axit propanoic
- GV cho cung cấp cho HS bảng tên gọi của một số axit thường gặp, yêu cầu HS chú ý ghi nhớ.
3. Danh pháp
- Có hai cách gọi tên: tên thông thường và tên theo IUPAC
+ tên thông thường: liên quan đến nguồn gốc tìm ra axit
+ tên theo IUPAC (xét axit chứa không quá 2 nhóm –COOH) = axit + tên hidrocacbon tương ứng theo mạch chính + oic
- Ví dụ:
HCOOH: axit fomic (tên thông thường) hoặc axit metanoic (tên theo UPAC)
CH3COOH: axit axetic (tên thông thường) hoặc axit etanoic (tên theo UPAC)
Đáp án bài (1)
[1] lần đầu tiên
[2] chất béo
[3] axit propanoic
(2) Đáp án đúng là A và C
Hoạt động 4:
- GV hướng dẫn HS nhận xét cấu trúc của axit cacboxylic
- GV cho HS quan sát mô hình phân tử axit fomic và axit axetic.
- GV yêu cầu HS làm BTVD sau:
Chọn phát biểu đúng.
A. Nguyên tử H trong nhóm chức axit linh động hơn nguyên tử H trong nhóm chức ancol nhưng kém linh động hơn so với nguyên tử H trong nhóm chức phenol
B. Nhóm cacboxyl được hợp bởi nhóm cacbonyl và nhóm hidroxyl
C. Trong nhóm cacboxyl chỉ chứa liên kết đơn (liên kết xích ma)
D. Trong nhóm cacboxyl có chứa một liên kết pi
E. Phản ứng của nhóm C=O axit giống như của nhóm C=O anđehit, xeton

II. Tính chất vật lí
1. Cấu trúc
Nguyên tử H trong nhóm chức axit rất linh động hơn nguyên tử H trong nhóm chức ancol và phenol nhờ hiệu ứng hút electron của O và nhóm C=O. 
mô hình phân tử axit fomic
mô hình phân tử axit axetic
Đáp án đúng là B và D
Hoạt động 5:
- GV hướng dẫn HS nêu tính chất vật lí của axit cacboxylic. 
- GV hướng dẫn HS hiểu liên kết hidro trong axit cacboxylic
- GV yêu cầu HS làm các BTVD sau.
(1) Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về axit cacboxylic?
A. Axit cacboxylic có nhiệt độ sôi cao hơn ancol có cùng số nguyên tử cacbon
B. Vị chua của trái cây chủ yếu do các axit hữu cơ có trong đó gây nên
C. Axit cacboxylic tan được trong nước do chúng không tạo liên kết hidro với nước
D. Axit xitric gây nên vị chua của quả chanh.
(2) Ghép cột 1 với cột 2 sao cho đúng
Cột 1
Cột 2
1. Sữa chua
A. Axit lactic
2. Chanh
B. Axit xitric
3. Táo
C. Axit malic
4. Giấm ăn
D. Axit axetic

2. Tính chất vật lí
+ Là chất lỏng hoặc rắn.
+ Nhiệt độ sôi cao hơn anđehit, xeton và cả ancol có cùng số nguyên tử cacbon.
+ Các axit fomic, axetic, propionic tan vô hạn trong nước. + Độ tan giảm khi số nguyên tử C tăng lên.
+ Có vị chua riêng biệt.
* Liên kết hidro trong axit cacboxylic
(1) Đáp án là C
(2) Đáp án đúng là:
1-A, 2-B, 3-C, 4-D
Hoạt động 6:
- GV hướng dẫn HS nhận xét phân tử RCOOH từ đó nêu TCHH cơ bản của axit cacboxylic.
III. Tính chất hóa học
Nhận xét:
Hoạt động 7:
- GV hướng dẫn HS viết phương trình điện li của axit cacboxylic, từ đó viết biểu thức Ka và nêu nhận xét.
- GV yêu cầu HS nhắc lại những tính chất của một axit thông thường
- GV yêu cầu HS làm BTVD sau đây: 
(1) Axit axetic phản ứng được với những chất nào sau đây:
A. NaOH
B. Cu(OH)2
C. CaO
D. Mg
E. Cu
G. Na2CO3
F. NaCl
(2) Để phân biệt 3 dung dịch: ancol etylic, natri hidroxit và axit axetic có thể dùng quỳ tím. Đúng hay sai?
(3) Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống. 
Axit axetic tác dụng với kim loại [1] sinh ra khí [2], là chất khí [3].
[1] Mg/ Cu/ Ag
[2] hidro/ oxi/ cacbonic
[3] nhẹ hơn không khí/ nặng hơn không khí
- GV cho HS xem video thí nghiệm: axit axetic tác dụng với natri cacbonat, yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau khi xem video.
* Que diêm đưa lại gần miệng ống nghiệm bị vụt tắt là do nguyên nhân nào?
- GV hướng dẫn HS: sự ảnh hưởng của gốc R đến lực axit.
- GV yêu cầu HS làm các BTVD sau.
Bài 1: Cho các chất sau: (1) CH3COOH, (2) HCOOH, (3) C2H5COOH, (4) HCl. Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần tính axit là?
Bài 2: Chất nào sau đây có lực axit mạnh nhất?
A. CH3-COOH
B. Cl-CH2-COOH
C. F-CH2-COOH
D. C2H5-COOH
1. Phản ứng ở nhóm chức axit
a. Tính axit
- Axit cacboxylic là những axit yếu, hằng số phân li axit Ka càng lớn thì lực axit càng mạnh và ngược lại
- Các phản ứng:
+ Làm quỳ tím hóa đỏ
+ Tác dụng với kim loại hoạt động giải phóng H2
+ Phản ứng với bazơ và oxit bazơ
+ Đẩy được axit yếu hơn ra khỏi muối.
(1) Đáp án là A, B, C, D, G
(2) Đúng. Vì dung dịch NaOH làm quỳ chuyển màu xanh, dung dịch axit axetic làm quỳ chuyển màu đỏ, còn dung dịch ancol etylic không làm quỳ tím chuyển màu.
(3) Đáp án:
[1] Mg
[2] hidro
[3] nhẹ hơn không khí
- HS xem video, quan sát hiện tượng, trả lời câu hỏi
- Trả lời: do có khí CO2 sinh ra, là chất khí không duy trì sự cháy.
* Sự ảnh hưởng của gốc R đến lực axit.
+ R là nhóm ankyl (đẩy electron về phía nhóm cacboxyl) làm giảm lực axit. 
 à Trong dãy axit no, đơn chức, mạch hở, axit fomic (R = H) là mạnh nhất.
+ Các nguyên tử có độ âm điện lớn ở gốc R (hút electron của nhóm cacboxyl) làm tăng lực axit.
Đáp án: (3)<(1)<(2)<(4)
Đáp án: C

Hoạt động 8:
- GV lấy ví dụ phản ứng giữa axit axetic và ancol etylic để hướng dẫn HS về phản ứng este hóa.
- Từ đồ thị, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: “Phản ứng giữa axit axetic với ancol etylic thuộc loại phản ứng gì?”
- GV hướng dẫn HS viết phản ứng este hóa.
- GV yêu cầu HS hoàn thành các phản ứng este hóa sau đây?
(1) HCOOH + CH3OH
(2) A + B à C2H5COOC3H7 + H2O
- GV cho HS xem video thí nghiệm: axit axetic phản ứng với ancol etylic, yêu cầu HS quan sát hiện tượng và trả lời các câu hỏi sau đây.
Câu 1: Tại sao phải hơ nóng đều ống nghiệm trước khi đun tập trung tại một chỗ?
Câu 2: Cốc nước lạnh chứa ống nghiệm đựng sản phẩm có vai trò gì?
Câu 3: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Khi cho dung dịch muối ăn vào sản phẩm, lắc mạnh rồi để yên, ta thấy [1]. Lớp nổi lên trên chính là este, chứng tỏ este [2] và [3]. 
[1] chất lỏng bị phân lớp/ dung dịch đồng nhất
[2] không tan trong nước/ tan tốt trong nước
[3] nhẹ hơn nước/ nặng hơn nước

b. Phản ứng tạo thành dẫn xuất axit
(*) Phản ứng với ancol (phản ứng este hóa)
CH3COOH tác dụng với C2H5OH tạo thành este. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc số mol este vào thời gian phản ứng như sau:
 H+, to
- Đáp án: Phản ứng thuận nghịch hay phản ứng hai chiều.
 H+, to
- CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
 H+, to
Tổng quát:
RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O
 H+, to
- HS hoàn thành bài tập
(1) HCOOH + CH3OH HCOOCH3 + H2O
(2) C2H5COOH + C3H7OH C2H5COOC3H7 + H2O
Đáp án câu 1: Để tránh ống nghiệm bị nứt vỡ
Đáp án câu 2: Để ngưng tụ hơi este tạo thành
Đáp án câu 3: 
[1] chất lỏng bị phân lớp
[2] không tan trong nước
[3] nhẹ hơn nước
Hoạt động 9:
- GV hướng dẫn HS viết phản ứng tách nước liên phân tử, sau đó yêu cầu HS làm BTVD.
- Thực hiện phản ứng tách nước C6H5COOH với chất xúc tác P2O5, thu được sản phẩm là gì?

(*) Phản ứng tách nước liên phân tử (xt: P2O5)
CH3-CO-OH + H-O-OC-CH3 → CH3-CO-O-CO-CH3 + H2O (anhidrit axetic)
Tổng quát 
 2RCOOH → (RCO)2O + H2O
- Đáp án: (C6H5CO)2O có tên gọi anhiđrit benzoic

Hoạt động 10:
- GV hướng dẫn HS viết các phản ứng ở gốc hidrocacbon.
- GV yêu cầu HS làm các BTVD sau. 
Bài 1: Những phát biểu nào sau đây không đúng
A. Axit axetic tác dụng với clo (xúc tác: P) sinh ra axit cloaxetic
B. Nhóm cacboxyl trong axit benzoic định hướng cho phản ứng thế nhân thơm vào vị trí octo và para
C. Nhóm cacboxyl trong axit benzoic làm cho phản ứng thế vào nhân thơm trở nên khó khăn hơn
D. Axit acrylic không làm mất màu dung dịch brom
E. Axit acrylic tác dụng với hidro (xúc tác: Ni) tạo thành axit propionic.
Bài 2: Thuốc thử có thể dùng để phân biệt axit axetic và axit acrylic là?

2. Phản ứng ở gốc hidrocacbon
a. Phản ứng thế ở gốc no
CH3CH2CH2COOH + Cl2 → CH3CH2CHClCOOH + HCl 
 axit butanoic axit 2-clobutanoic
b. Phản ứng thế ở gốc thơm
c. Phản ứng cộng (H2, Br2, Cl2 ) vào gốc không no
 CH2=CH-COOH + H2 → CH3-CH2-COOH
 CH2=CH-COOH + Br2 → CH2Br-CHBr-COOH
Đáp án bài 1: B và D
Đáp án bài 2: dung dịch Br2

Hoạt động 11: 
- GV hướng dẫn HS các phương pháp điều chế axit cacboxylic trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Sau đó yêu cầu HS làm các BTVD sau đây. 
- Quá trình nào dưới đây không sử dụng để sản xuất axit axetic trong công nghiệp?
A. CH3Cl à CH3CN à CH3COOH
B. C2H5OH + O2 (men giấm) à CH3COOH
C. CH3OH + CO (xt, to) à CH3COOH
D. CH3CHO + O2 (xt, to) à CH3COOH

IV. Điều chế và ứng dụng
1. Điều chế
- Đáp án: A

Hoạt động 12:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để nêu ứng dụng của axit cacboxylic
- GV yêu cầu HS làm bài tập: Chọn hình ảnh phù hợp với ứng dụng của axit cacboxylic
- GV thăm dò ý kiến HS sau khi học bài. 
2. Ứng dụng
a. Axit axetic
b. Các axit khác
- Chọn các hình ảnh chính xác và phù hợp
- Nêu ý kiến của bản thân

Đồng ý
Không đồng ý ở một vài chỗ
Không có đánh giá
Chỉ đồng ý ở một vài chỗ
Không đồng ý
(1) Axit cacboxylic có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống con người.






(2) Cần phải có ý thức, tiết kiệm khi sử dụng axit cacboxylic phục vụ nhu cầu cuộc sống






(3) Công nghệ hóa học tạo ra những sản phẩm để nâng cao chất lượng cuộc sống con người.







Hoạt động 13: Củng cố
- GV yêu cầu nhắc lại kiến thức cơ bản của bài, chú ý phần trọng tâm, ghi nhớ và khắc sâu.
Hoạt động 14: 
- GV cho HS xem video “Cách làm dấm táo”. Qua đó mong muốn HS về nhà sẽ thực hành làm thử sản phẩm và trải nghiệm. 
Giải trí
- Biết được cách làm dấm táo đơn giản và một số lợi ích của dấm táo.
Hoạt động 15:
- GV yêu cầu HS làm bài kiểm tra đánh giá: 10 câu hỏi trả lời nhanh. Nếu HS làm đúng 6/10 câu thì đạt yêu cầu: nắm được kiến thức cơ bản của bài. 
Câu 1: Số đồng phân axit cacboxylic ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2: Điền đáp án vào cột 1 sao cho phù hợp với cột 2.
Cột 1: tên axit
Cột 2: loại axit
1. Axit axetic
A. No, đơn chức
2. Axit benzoic
B. Không no
3. Axit acrylic
C. Thơm 
4. Axit oxalic
D. No, đa chức

Câu 3: X có công thức: CH3-CH(CH3)-COOH. Tên theo IUPAC của X là
A. axit 2-metylpropanoic
B. axit 2-metylbutanoic
C. axit butanoic
D. axit đimetyletanoic
Câu 4: Sắp xếp các chất sau theo thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi từ trên xuống dưới:
A. axit axetic
B. ancol etylic
C. nước
D. etan
Câu 5: Axit axetic tác dụng với chất X sinh ra chất khí không màu, làm đục nước vôi trong. X là
A. CaCO3
B. Mg
C. NaOH
D. NaCl
Câu 6: Hãy sắp xếp các chất sau theo thứ tự giảm dần tính axit từ trên xuống dưới. 
A. axit axetic
B. axit cloaxetic
C. axit propanoic
D. ancol etylic
Câu 7: Chọn các đáp án thích hợp điền vào chỗ trống.
Để điều chế HCOOCH3 (metyl fomat) bằng phản ứng [1], người ta cho [2] tác dụng với [3], với chất xúc tác là [4] và đun nóng.
Câu 8: Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic X no, đơn chức, mạch hở cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Tên của X là
A. axit axetic
B. axit fomic
C. axit propanoic
D. axit butanoic
Câu 9: Có ba chất đựng trong các lọ riêng biệt, mất nhãn, bao gồm: axit axetic, ancol etylic, axeton. Hóa chất có thể dùng để phân biệt ba chất trên là
A. quỳ tím và Na kim loại
B. quỳ tím và dung dịch NaOH
C. nước cất và quỳ tím
D. nước cất và Na kim loại
Câu 10: Những phát biểu nào sau đây là đúng.
A. Axit acrylic làm mất màu dung dịch brom
B. Các axit béo được dùng để sản xuất xà phòng
C. Từ axit cacboxylic người ta chế được thuốc diệt cỏ, vì vậy nên các axit cacboxylic rất độc hại với môi trường
D. Có thể điều chế axit axetic từ metanol chỉ bằng 1 phản ứng
E. Tơ axetat chính là tơ tằm, được chế từ axit axetic
Bài kiểm tra đánh giá
Đáp án: B
Đáp án: 
1-A, 2-C, 3-B, 4-D
Đáp án: A
Đáp án: A – C – B – D 
Đáp án: A
Đáp án: B – A – C – D 
Đáp án: 
[1] este hóa
[2] axit fomic
[3] metanol
[4] axit sunfuric
Đáp án: A
Đáp án: A
Đáp án: A, B, D

IV. Tài liệu tham khảo và lời cảm ơn!
Phần 2: Thuyết minh bài trình chiếu
Stt 
Nội dung các hoạt động (các slide)
Kiến thức, kĩ năng HS lĩnh hội
Đa phương tiện
Tài nguyên
(tác giả,
bản quyền)


Trang bìa
 Tên bài học





Video 
Nguồn: youtube.com


Giới thiệu bài học
Video 
Tác giả tự sản xuất bằng máy quay camera


Tiêu đề bài học




Mục tiêu bài học:
+ kiến thức
+ kĩ năng
+ tình cảm, thái độ




Giới thiệu nội dung chính của bài học




- Kiến thức: định nghĩa axit cacboxylic, nhóm chức axit 




- Kiến thức: bài tập về xác định loại hợp chất axit cacboxylic
- Kĩ năng: phân biệt axit cacboxylic với các chất hữu cơ khác

Câu hỏi tương tác



- Kiến thức: Phân loại axit cacboxylic
- Kĩ năng: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa




- Kiến thức: bài tập phân biệt các loại axit khác nhau
- Kĩ năng: làm bài tập ghép nối các đáp án đúng với nhau
Câu hỏi tương tác



- Kiến thức: Bài tập xác định loại axit dựa vào CTPT
- Kĩ năng: phân tích, tổng hợp 
Câu hỏi tương tác



- Kiến thức: Danh pháp axit cacboxylic
- Kĩ năng: gọi tên một số axit đơn giản
Một số hình ảnh liên quan
Nguồn: internet


- Kiến thức: Bài tập về danh pháp của axit cụ thể
-Kĩ năng: phân tích, so sánh
Câu hỏi tương tác



- Kiến thức: tên thông thường và tên theo IUPAC của axit cụ thể
- Kĩ năng: gọi tên axit hai chức
Câu hỏi tương tác



- Kiến thức: Danh pháp của một số axit cacboxylic thường gặp
- Kĩ năng: ghi nhớ




- Kiến thức: cấu trúc của axit cacboxylic
- Kĩ năng: phân tích, tổng hợp, rút ra nhận xét
Một số hình ảnh
Nguồn: internet


- Kiến thức: hiểu cấu trúc của nhóm chức axit
- Kĩ năng: so sánh, tổng hợp
Câu hỏi tương tác



Kiến thức: hiểu cấu trúc của nhóm chức axit
- Kĩ năng: so sánh, tổng hợp
Câu hỏi tương tác



- Kiến thức: tính chất vật lí của axit cacboxylic
- Kĩ năng: Hiểu liên kết hidro có ảnh hưởng đến TCVL của axit cacboxylic
Một số hình ảnh
Nguồn: internet


- Kiến thức: TCVL của axit cacboxylic
- Kĩ năng: phân tích, khái quát hóa
Câu hỏi tương tác



- Kiến thức: vị chua của một số loại axit 
- Kĩ năng: làm bài tập ghép nối các đáp án đúng với nhau
Câu hỏi tương tác



- Kiến thức: Tính chất hóa học cơ bản của phân tử axit cacboxylic
- Kĩ năng: phân tích, so sánh, khái quát hóa




- Kiến thức: Tính axit yếu của axit cacboxylic
- Kĩ năng: tái hiện kiến thức đã học




- Kiến thức: các phản ứng hóa học của axit cacboxylic cụ thể
- Kĩ năng: vận dụng lí thuyết làm bài tập cụ thể
Câu hỏi tương tác



- Kiến thức: nhận biết một số chất hóa học
- Kĩ năng: so sánh, phân tích
Câu hỏi tương tác



- Kiến thức: axit tác dụng với kim loại
- Kĩ năng: làm bài tập điền khuyết chính xác
Câu hỏi tương tác













- Kiến thức: phản ứng của axit với muối cacbonat
- Kĩ năng: quan sát, rút ra nhận xét, giải thích bằng PTHH
Video 
Nguồn: youtube.com


- Kiến thức: sản phẩm của phản ứng axit tác dụng với muối cacbonat
- Kĩ năng: Viết PTHH
Câu hỏi tương tác








- Kiến thức: sự ảnh hưởng của gốc R đến lực axit RCOOH
- Kĩ năng: phân tích, rút ra kết luận




- Kiến thức: so sánh tính axit của một số chất
- Kĩ năng: Phân tích, so sánh, tổng hợp
Câu hỏi tương tác



- Kiến thức: so sánh tính axit của một số chất
- Kĩ năng: Phân tích, so sánh, tổng hợp
Câu hỏi tương tác



- Kiến thức: phản ứng của axit axetic với ancol etylic
- Kĩ năng: phân tích, rút ra nhận xét
Đồ thị sự phụ thuộc số mol este vào thời gian phản ứng
Nguồn: internet


- Kiến thức: xác định loại phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol
- kĩ năng: phân tích, rút ra nhận xét
Câu hỏi tương tác



- Kiến thức: Phản ứng este hóa
- Kĩ năng: viết được PTHH của phản ứng este hóa




- Kiến thức: Bài tập về hoàn thành PTHH của phản ứng este hóa
- Kĩ năng: viết PTHH và xác định đúng chất
Câu hỏi tương tác



- Kiến thức: phản ứng: axit axetic tác dụng với ancol etylic
- Kĩ năng: quan sát, phân tích, nhận xét, giải thích hiện tượng.
Video 
Nguồn: youtube.com


- Kĩ năng: tiến hành thí nghiệm an toàn, chính xác
Câu hỏi tương tác



- Kĩ năng: quan sát, phân tích, rút ra nhận xét
Câu hỏi tương tác



- Kĩ năng: xác định một số TCVL của sản phẩm este tạo thành
Câu hỏi tương tác



- Kiến thức: phản ứng tách nước liên phân tử tạo thành anhidrit axit
- Kĩ năng: viết PTHH




- Kiến thức: phản ứng tách nước liên phân tử tạo thành anhidrit axit
- Kĩ năng: viết PTHH và gọi tên sản phẩm
- Kiến thức: phản ứng tách nước liên phân tử tạo thành anhidrit axit
- Kĩ năng: viết PTHH








- Kiến thức: phản ứng ở gốc hidrocacbon
- Kĩ năng: phân tích, tái hiện kiến thức đã học, viết PTHH
Hình ảnh phản ứng thế ở gốc thơm
Nguồn: internet


- Kiến thức: phản ứng ở gốc hidrocacbon
- Kĩ năng: phân tích, tái hiện kiến thức đã học, viết PTHH
Câu hỏi tương tác



Kĩ năng: nhận biết hai axit no và không no bằng phương pháp hóa học
Câu hỏi tương tác








- Kiến thức: Điều chế axit cacboxylic
- Kĩ năng: so sánh, ghi nhớ




- Kiến thức: Điều chế axit cacboxylic
- Kĩ năng: so sánh, viết PTHH, tổng hợp kiến thức
Câu hỏi tương tác








- Kiến thức: ứng dụng của axit cacboxylic
- Kĩ năng: ghi nhớ, tổng hợp
Một số hình ảnh
Nguồn: internet


- Kiến thức: ứng dụng của axit cacboxylic
- Kĩ năng: ghi nhớ, tổng hợp
Câu hỏi tương tác, một số hình ảnh
Nguồn: internet


Củng cố: kiến thức toàn bài




Củng cố bằng phiếu học tập 




Cách làm dấm táo và một số lợi ích của dấm táo
Video, một số hình ảnh
Nguồn: internet


Kiểm tra đánh giá
Hình ảnh chúc may mắn
Nguồn: internet


- Kiến thức: khái niệm axit cacboxylic
- Kĩ năng: viết đồng phân axit cacboxylic
Câu hỏi tương tác



- Kiến thức: phân loại axit cacboxylic
- Kĩ năng: làm bài tập ghép nối các đáp án đúng vói nhau
Câu hỏi tương tác



- Kiến thức: danh pháp axit cacboxylic theo IUPAC
- Kĩ năng: gọi tên axit cacboxylic theo IUPAC
Câu hỏi tương tác



- Kiến thức: tính chất vật lí của axit cacboxylic
- Kĩ năng: so sánh nhiệt độ sôi của một số hợp chất hữu cơ
Câu hỏi tương tác



- Kiến thức: tính axit yếu của axit cacboxylic
- Kĩ năng: viết PTHH khi cho axit tác dụng với muối
Câu hỏi tương tác



- Kiến thức: sự ảnh hưởng của gốc R đến lực axit
- Kĩ năng: so sánh, sắp xếp lực axit theo chiều giảm dần
Câu hỏi tương tác



- Kiến thức: Phản ứng este hóa 
- Kĩ năng: xác định đúng các chất khi tham gia phản ứng este hóa
Câu hỏi tương tác



- Kiến thức: Phản ứng trung hòa axit cacboxylic bằng kiềm 
- Kĩ năng: giải bài tập xác định axit
Câu hỏi tương tác


 
- Kiến thức: tính chất hóa học của axit cacboxylic và một số chất khác
- Kĩ năng: làm bài tập nhận biết
Câu hỏi tương tác



- Kiến thức: tổng hợp lí thuyết về axit cacboxylic
- Kĩ năng: phân tích, nhận xét, tổng hợp
Câu hỏi tương tác



Kết quả bài kiểm tra đánh giá




Tài liệu tham khảo
Hình ảnh cảm ơn
Nguồn: internet


Lời cảm ơn



Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_11_axit_cacboxylic_nguyen_thi_thanh.docx