Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 33: Acid Sulfuric. Muối Sulfat - Nguyễn Phước Thọ

Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 33: Acid Sulfuric. Muối Sulfat - Nguyễn Phước Thọ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

• Trình bày được tính chất vật lí của acid sulfuric.

• Nắm được cách pha loãng acid sulfuric đặc.

• So sánh được tính chất hóa học giữa acid sulfuric loãng và acid sulfuric đặc.

• Chứng minh được acid sulfuric đặc tác dụng được với các nguyên tố đứng sau hidro.

• Viết được các phương trình hóa học liên quan đến acid sulfuric.

• Trình bày được ứng dụng của acid sulfuric trong đời sống.

2. Kỹ năng

• Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, rút ra được nhận xét về tính chất H2SO4.

• Pha loãng acid sulfuric đặc.

• Viết các phương trình hóa học liên quan đến acid sunlfuric

• Giải các bài tập liên quan đến acid sulfuric.

3. Tình cảm, thái độ

• Cần phải cẩn thận trong khi pha axit trong phòng thí nghiệm.

• Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh .

• Học sinh có hứng thú với môn học.

4. Các năng lực cần hướng tới

• Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: gọi được tên của acid sulfuric,tên các muối sulfat các chất và hợp chất khi tác dụng với acid sulfuric tạo thành.

• Năng lực thực hành thí nghiệm: quan sát và giải thích được cách pha loãng acid đặc, từ đó tiến hành thí nghiệm một cách an toàn, sử dụng an toàn hóa chất đặc biệt là H2SO4 đặc vì nó rất độc.

• Nặng lực tính toán hóa học: giải được các bài tập tính toán liên quan đến acid sulfuric và muối sulfat.

• Năng lực vấn dụng kiến thức hóa học vào đời sống: dựa vào tính chất của acid sulfuric mà có thể sử dụng acid sulfuric để sản xuất rất nhiều thứ phục vụ cho lợi ích của con người.

• Năng lực tự học: Tự học phần tính chất hóa học của acid sulfuric loãng ( vì đã học ở lớp 9 ), tự học phần ứng dụng.

• Năng lực hợp tác, giao tiếp: hợp tác nhóm nhỏ để học 1 số phần trong bài học.

 

docx 8 trang huemn72 11270
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 33: Acid Sulfuric. Muối Sulfat - Nguyễn Phước Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người dạy:
Ngày dạy:
Tiết dạy:
Người soạn: Nguyễn Phước Thọ
Ngày soạn: 25/08/2018
BÀI 33. ACID SULFURIC – MUỐI SULFAT
(Tiết 1)
MỤC TIÊU
Kiến thức
Trình bày được tính chất vật lí của acid sulfuric.
Nắm được cách pha loãng acid sulfuric đặc.
So sánh được tính chất hóa học giữa acid sulfuric loãng và acid sulfuric đặc.
Chứng minh được acid sulfuric đặc tác dụng được với các nguyên tố đứng sau hidro.
Viết được các phương trình hóa học liên quan đến acid sulfuric.
Trình bày được ứng dụng của acid sulfuric trong đời sống.
Kỹ năng
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, rút ra được nhận xét về tính chất H2SO4.
Pha loãng acid sulfuric đặc.
Viết các phương trình hóa học liên quan đến acid sunlfuric
Giải các bài tập liên quan đến acid sulfuric.
Tình cảm, thái độ
Cần phải cẩn thận trong khi pha axit trong phòng thí nghiệm.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh .
Học sinh có hứng thú với môn học.
Các năng lực cần hướng tới
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: gọi được tên của acid sulfuric,tên các muối sulfat các chất và hợp chất khi tác dụng với acid sulfuric tạo thành.
Năng lực thực hành thí nghiệm: quan sát và giải thích được cách pha loãng acid đặc, từ đó tiến hành thí nghiệm một cách an toàn, sử dụng an toàn hóa chất đặc biệt là H2SO4 đặc vì nó rất độc. 
Nặng lực tính toán hóa học: giải được các bài tập tính toán liên quan đến acid sulfuric và muối sulfat.
Năng lực vấn dụng kiến thức hóa học vào đời sống: dựa vào tính chất của acid sulfuric mà có thể sử dụng acid sulfuric để sản xuất rất nhiều thứ phục vụ cho lợi ích của con người.
Năng lực tự học: Tự học phần tính chất hóa học của acid sulfuric loãng ( vì đã học ở lớp 9 ), tự học phần ứng dụng.
Năng lực hợp tác, giao tiếp: hợp tác nhóm nhỏ để học 1 số phần trong bài học.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Thuyết trình - vấn đáp
Đàm thoại - tìm tòi
Hợp tác nhóm nhỏ
Nêu và giải quyết vấn đề
PHƯƠNG TIỆN
Giáo viên
Giáo án bài 33: Acid sulfuric và muối sulfat.
Bài giảng điện tử bài 33: Acid sulfuric và muối sulfat.
Phiếu học tập
Học sinh
Xem bài mới: Bài 33: Acid sulfuric và muối sulfat.
Xem lại kiến thức liên quan tới bài 33: tính chất chung của của acid sulfuric loãng đã học ở lớp 9.
Học bài cũ trước khi đến lớp: bài 32: Hydro Sulfua – Lưu huỳnh Dioxide – Lưu huỳnh Trioxide.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp
Lớp trưởng báo cáo sỉ số lớp
Kiểm tra đồng phục
Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra bài cũ)
Dạy bài mới
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới 
Cho HS xem đoạn video ngắn giới thiệu về acid sulfuric. Và để hiểu rõ về acid này thì hôm nay chúng ta sẽ rìm hiểu về bài 33: Acid sulfuric và muối sulfate.
Hoạt động 2: Tính chất vật lí ( 5 phút )
GV: Cho h/s quan sát ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 đặc.Yêu cầu học sinh cho biết trạng thái, màu sắc và tính chất vật lí khác của H2SO4?
GV: Cho h/s quan sát 2 cách pha loãng acid và gọi h/s trả lời cách pha nào là đúng nhất và có thể sử dụng cách còn lại hay không?
GV: Các em vừa biết được cách pha loãng acid sulfuric đặc và để hiểu rõ hơn về tính chất của nó thì chúng ta bước vào phần tiếp theo của bài: tính chất hóa học.
HS: ống nghiệm ở trạng thái lỏng, không màu, không bay hơi. H2SO4 đặc sánh như dầu.
HS: cách pha loãng đúng nhất là cho từ từ acid vào nước. Không thể sử dụng cách còn lại vì khi cho nước vào acid thì acid sẽ bị phun ra ngoài gây nguy hiểm vì là acid đặc.
Acid Sulfuric
1. Tính chất vật lí
- Acid sulfuric là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng gấp 2 lần nước (H2SO4 98% có D = 1,84g/cm3).
- H2SO4 tan vô hạn trong nước và tỏa ra rất nhiều nhiệt.
- Cách pha loãng acid:muốn pha loãng axit H2SO4 đặc, người ta phải rót từ từ acid vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh, tuyệt đối không làm ngược lại.
Hoạt động 3: Tính chất hóa học 
+ Gọi HS nhắc lại tính chất hóa học chung của acid?
GV: Kết luận
Dung dịch axit sunfuric loãng có đầy đủ tính chất chung của axit.
GV: Yêu cầu HS về nhà viết các phương trình phản ứng có thể có của mỗi tính chất.
GV: Chúng ta vừa rõ được tính chất của acid sulfuric loãng và sau đây chúng ta bắt đầu tìm hiểu về tính chất của acid sulfuric đặc.
+ Tính chất của acid sulfuric đặc:
GV: Cho HS thảo luận nhóm? Và gọi nhóm nào làm nhanh hơn lên bảng trình bày?
Cho h/s xem thí nghiệm và đặt ra vấn đề: chúng ta đã được học đồng không tác dụng được với H2SO4 loãng ,vậy các em dự đoán xem đối với H2SO4 đặc thì sao liệu có tác dụng với Cu không? Vậy chúng ta cùng quan sát thí nghiệm để biết điều đó.
GV: Yêu cầu học sinh rút ra kết luận về tính chất của H2SO4 đặc?
GV: Ngoài tính oxi hóa mạnh H2SO4 đặc còn có tính háo nước, cho học sinh xem thí ngiệm H2SO4 đặc tác dụng với đường để làm rõ thêm về tính chất này.
- Yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng của thí nghiệm trên?
- Vậy chất rắn màu đen là gì có phải đường không?
GV: nhận xét câu trả lời của học sinh.
GV: nhận xét chung về tính hóa nước của H2SO4 đặc.
GV: Sau khi đã tìm hiểu rõ về tính chất của acid sulfuric thì chúng ta tiếp tục phần tiếp theo để xem nó có ứng dụng như thế nào trong đời sống.
HS: nhắc lại tính chất hóa học chung của acid.
HS: Lắng nghe
HS: thảo luận nhóm và lên bảng trình bày?
HS: quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi là đồng có tác dụng với H2SO4 đặc.
HS: viết phương trình
HS: H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh.	
HS: Đường từ màu trắng chuyển sang màu đen sủi bọt đẩy đường trào ra khỏi cốc đồng thời có khí thoát ra.
HS: chất rắn màu đen là cacbon.
2. Tính chất hóa học
a. Tính chất của dung dịch acid sulfuric loãng
+Dung dịch acid sulfuric loãng có những tính chất chung của acid:
- Làm quỳ tím hóa đỏ
- Tác dụng với kim loại hoạt động, giải phóng khí hydro.
- Tác dụng với muối của những acid yếu. (Điều kiện: có chất bay hơi, hoặc kết tủa (chất điện li)).
- Tác dụng với oxide base và base.
b. Tính chất của acid sulfuric đặc
+ Tính oxi hóa mạnh
- Axit sunfuric đặc có tính oxi hóa mạnh nên tác dụng được với kim loại đứng sau hiđro.
* Axit sunfuric đặc, nguội làm một số kim loại như Fe, Al, Cr, bị thụ động hóa.
 + Tính háo nước
- H2SO4 đặc có tính háo nước rất mạnh nên dễ dàng lấy nước từ các hợp chất chứa nước. Vì thể sẽ rất nguy hiểm khi để H2SO4 đặc dính vào da thịt sẽ gây bỏng nặng nên hết sức cẩn thận khi sử dụng.
Phương trình hóa học:
Hoạt động 4: Ứng dụng ( 2 phút )
GV: Cho h/s đọc sgk và gọi h/s trả lời acid sulfuric có những ứng dụng nào trong đời sống?
GV: Acid sulfuric có nhiều ứng dụng trong đời sống, vậy trong công nghiệp nó được điều chế và sản xuất như thế nào? Chúng ta bắt đầu phần điều chế.
HS: Acid sulfuric dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất giặt rửa tổng hợp,......
3. Ứng dụng
- Acid sulfuric là hóa chất hàng đầu được dùng trong nhiều ngành sản xuất.
- Acid sulfuric dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất giặt rửa tổng hợp,......
4. Tổng kết, đánh giá ( 3 phút )
+ Kiến thức trọng tâm: 
- Acid sulfuric là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng gấp 2 lần nước, cách pha loãng đúng nhất là cho từ từ acid vào nước.
 - Dung dịch axit sunfuric loãng có đầy đủ tính chất chung của axit.
 - Acid sulfuric đặc có tính oxi hóa mạnh và tính háo nước.
5. Hướng dẫn tự học ( 1 phút )
+ Làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 143 sách giáo khoa lớp 10 cơ bản.
+ Xem trước phần còn lại của bài 33 và học bài 33: Acid sulfuric và Muối Sulfate.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_11_bai_33_acid_sulfuric_muoi_sulfat_nguy.docx