Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 13: Amoniac va muối Amoni (Tiếp theo)

Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 13: Amoniac va muối Amoni (Tiếp theo)

A MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: HS trình bày được:

- Tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan).

- Tính chất hoá học (phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân) và ứng dụng của muối amoni

TRỌNG TÂM:

- Muối amoni có phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân.

- Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hoá học

2.Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối amoni.

- Viết được các PTHH dạng phân tử, ion thu gọn minh hoạ cho tính chất hoá học.

- Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hóa học.

- Tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở đktc theo hiệu suất.phản ứng

- Tính % về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp.

3.Thái độ: Nhận biết được muối amoni có trong môi trường, có ý thức giữ gìn vệ sinh

4. Định hướng năng lực cần hình thành

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực làm việc độc lập.

- Năng lực tính toán hóa học.

- Năng lực thực hành hóa học

 

doc 5 trang Đoàn Hưng Thịnh 6560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 13: Amoniac va muối Amoni (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 
Tiết 13	BÀI 8: AMONIAC VÀ MUỐI AMONI ( TIẾT 2)	
A MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS trình bày được:
- Tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan).
- Tính chất hoá học (phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân) và ứng dụng của muối amoni
TRỌNG TÂM: 
- Muối amoni có phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân.
- Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hoá học
2.Kĩ năng: 
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối amoni.
- Viết được các PTHH dạng phân tử, ion thu gọn minh hoạ cho tính chất hoá học.
- Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hóa học.
- Tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở đktc theo hiệu suất.phản ứng
- Tính % về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp.
3.Thái độ: Nhận biết được muối amoni có trong môi trường, có ý thức giữ gìn vệ sinh
4. Định hướng năng lực cần hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học
B. CHUẨN BỊ
1.Phương pháp: Hợp tác nhóm; Giải quyết vấn đề.
2.Thiết bị:
- Giáo viên: 
- Hoá chất: Tinh thể NH4Cl, , dd (NH4)2SO4 đậm đặc, dd NaOH, HCl đặc
- Dụng cụ: Giá sắt, bình cầu, nút cao su có ống dẫn, bình tam giác, ống nghiệm, mặt kính đồng hồ, kẹp gỗ, giá gỗ, công tơ hút, đèn cồn
- Học sinh: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
Lớp
Ngày dạy
Tiết/ngày
Sĩ số
HS vắng
Có phép
Không phép
11A2
11A4
11A5
11A6
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1( 3 phút) : Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Người ta vẫn nói: “Không có lửa làm sao có khói”.. Liệu điều này có chính xác hay không. 
Làm thí nghiệm: Không có lửa nhưng vẫn có khói. 
Đặt vấn đề: Vậy tai sao chúng ta có thể làm được như vậy?
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Tập trung, tái hiện kiến thức
* Báo cáo kết quả và thảo luận
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức
Hoạt động 2 ( 35 phút): Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS trình bày được:
- Tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan).
- Tính chất hoá học (phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân) và ứng dụng của muối amoni
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Đưa ra một số VD muối Amoni, yêu cầu HS nhận xét và đưa ra khái niệm?
* Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm:
- Nhóm 1,6
1. Cho HS quan sát tinh thể muối Amoni clorua và nhận xét
2. Lấy một ít tinh thể hòa tan vào nước, dùng Quỳ tím để thử môi trường. NX
Nhóm 2,5: Cho HS quan sát thí nghiệm thí nghiệm muối Amoni tác dụng với kiềm
1. Mô tả hiện tượng? Giải thích? Viết ptpu và pt ion thu gọn
2. Phương pháp nhận biết NH4+
Nhóm 3,4: Cho HS quan sát thí nghiệm nhiệt phân muối moni clorua.
1. Mô tả hiện tượng? Giải thích
2. Sản phẩm của phản ứng nhiêt phân muối amoni chứa gốc của axit không có tính oxi hóa (muối amoni cacbonat, amoni hidrocacbonat) và muối amoni chứa gốc axit có tính oxi hóa như axit nitro, axit nitric? Viết ptpu?
- quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và hỗ trợ cho học sinh, không có học sinh bị bỏ quên.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả
- Trả lời: Muối Amoni là chất thể ion, gồm Cation amoni NH4+ và anion gốc axit
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các thành viên ở các nhóm thảo luận, ghi kết quả
* Báo cáo kết quả học tập
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả
- Nhóm 1,6
I. Tính chất vật lý
- tinh thể ion, màu trắng
- tan nhiều trong nước, ion NH4+ không có màu.
- môi trường axit
II. Tính chất hóa học
-Nhóm 2,5: 
1. Tác dụng với dung dịch kiềm
- Hiện tượng: có mùi khai thoát ra, dung dịch trong suốt
- Giải thích: 
(NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O.
PT ion thu gọn: NH4+ + OH- → NH3 + H2O 
Nhóm 3,4
2. Phản ứng nhiệt phân:
* Muối amoni tạo bởi axít không có tính oxi hoá: (HCl,H2CO3)à NH3
NH4Cl (r) NH3 (k) + HCl (k).
(NH4)2CO3 (r) NH3 (k) + NH4HCO3(r).
NH4HCO3(r)NH3(k) + CO2(k) + H2O 
* Muối amoni tạo bởi axít có tính oxi hoá: (HNO2, HNO3) à N2 , N2O
NH4NO2 N2 + 2H2O 
NH4NO3 N2O + 2H2O
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức.
4. Củng cố:
* Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
+ Phát triển năng lực tính toán hóa học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu 1: Phát biểu không đúng là
A. Các muối amoni đều dễ tan trong nước.
B. Muối amoni kém bền với nhiệt
C. Dung dịch muối NH4+ điện ly hoàn toàn tạo ra môi trường axit
D. Muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng NH3
Câu 2: Khí X không màu mùi xốc đặc trưng, nhẹ hơn không khí, phản ứng với axit mạnh Y tạo nên muối Z. Dung dịch muối Z không tạo kết tủa với BaCl2 và AgNO3. Chất X, Y, Z là 
A. NH3(X); HNO3(Y); NH4NO3(Z)	 B. PH3(X); HCl(Y); PH4Cl(Z)
C. NO2(X); H2SO4(Y); NH4Cl(Z)	 D. SO2(X); NaHSO4(Y); Na2SO4(Z)
Câu 3: Cho 1 lit dd (NH4)2SO4 tác dụng hết với 0,5 lit dd hiđroxit của một kim loại kiềm M thu được 4,48 lit khí (đktc), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 17,4 g chất rắn.
Tính khối lượng (NH4)2SO4 có trong 1 lit dd. 
 a.13.2	b.14,2	
 c.15,2	d.16,2
b. Tính nồng độ mol/l của dd hiđroxit. a.0,5	b.0,25	 c.0,4	d.0,15
c. Xác định kim loại kiềm M. a. Na	b.Li	c.K	d.Rb
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
5. Hướng dẫn về nhà: 
* Hoạt động vận dụng tìm tòi, mở rộng: 
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giải thích tại sao dùng NH4HCO3 làm bột nở 
- Tìm hiểu cách cho trứng tự chui vào bình
- Giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận: 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
- Chuẩn bị bài “Axit nitric và muối nitrat”
Ngày tháng năm 
TỔ TRƯỞNG CM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_13_amoniac_va_muoi_amoni_tiep_th.doc