Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 14: Axit Nitric và muối Ntrat

Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 14: Axit Nitric và muối Ntrat

A MỤC TIÊU:

1. 1. Kiến thức

Trình bày được:

- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan), ứng dụng, cách điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ amoniac).

Giải thích được :

- HNO3 là một trong những axit mạnh nhất.

- HNO3 là chất oxi hoá rất mạnh: oxi hoá hầu hết kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.

. Trọng tâm:

 - HNO3 có đầy đủ tính chất hóa học của một axit mạnh và là chất oxi hóa rất mạnh: oxi hóa hầu hết các kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.

- Áp dụng để giải các bài toán tính thành phần % khối lượng hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3.

2.Kĩ năng

- Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và rút ra kết luận.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh., rút ra được nhận xét về tính chất của HNO3.

- Viết các PTHH dạng phân tử, ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học của HNO3 đặc và loãng.

- Tính thành phần % khối lượng của hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3

3.Thái đô

- Rèn luyện tính cẩn thận, lòng yêu thích môn hóa và phương pháp học tập có hiệu quả.

4. Định hướng năng lực cần hình thành

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực làm việc độc lập.

- Năng lực tính toán hóa học.

- Năng lực thực hành hóa học

 

doc 5 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 5940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 14: Axit Nitric và muối Ntrat", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
	Tiết 14: 	BÀI 9: AXIT NITRIC VÀ MUỐI NTRAT
	Số Tiết:2
A MỤC TIÊU:
1. 1. Kiến thức
Trình bày được:
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan), ứng dụng, cách điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ amoniac).
Giải thích được :
- HNO3 là một trong những axit mạnh nhất.
- HNO3 là chất oxi hoá rất mạnh: oxi hoá hầu hết kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
. Trọng tâm:
 - HNO3 có đầy đủ tính chất hóa học của một axit mạnh và là chất oxi hóa rất mạnh: oxi hóa hầu hết các kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
- Áp dụng để giải các bài toán tính thành phần % khối lượng hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3.
2.Kĩ năng
- Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và rút ra kết luận.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh..., rút ra được nhận xét về tính chất của HNO3. 
- Viết các PTHH dạng phân tử, ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học của HNO3 đặc và loãng. 
- Tính thành phần % khối lượng của hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3
3.Thái đô
- Rèn luyện tính cẩn thận, lòng yêu thích môn hóa và phương pháp học tập có hiệu quả.
4. Định hướng năng lực cần hình thành
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học
B. CHUẨN BỊ
1.Phương pháp:
2.Thiết bị:
GV: thí nghiệm kểm chứng tính chất hóa học của HNO3: tính axit;tính oxi hóa của HNO3.
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
Lớp
Ngày dạy
Tiết/ngày
Sĩ số
HS vắng
Có phép
Không phép
11A2
11A4
11A5
11A6
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Viết phương trình hoá học hoàn thành dãy chuyển hoá sau:
 (NH4)2SO4 NH3 NH4Cl N2 NO NO2
- Bằng phương pháp hoá học, nhận biết chất rắn sau: CaCO3; NH4Cl; NaCl
3. Bài mới:
Hoạt động 1( 3 phút) : Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Những hợp chất khí nào là nguyên nhân gây ra mưa axit? Có hợp chất của nitơ là NO2, kết hợp với nước tạo nên một loại axit, axit này có những tính chất gì mà có thể gây hại đến những công trình xây dựng... Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Tập trung, tái hiện kiến thức
* Báo cáo kết quả và thảo luận
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức
Hoạt động 2 : (37 phút): Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu: Trình bày được:
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan), ứng dụng, cách điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ amoniac).
Giải thích được :
- HNO3 là một trong những axit mạnh nhất.
- HNO3 là chất oxi hoá rất mạnh: oxi hoá hầu hết kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV chia lớp thành 
- Nhóm 1: Phiếu học tập số 1:
+ Công thức electron của HNO3
+ Công thức cấu tạo của HNO3
+ Số oxi hóa của N trong HNO3. 
+ Dự đoán tính chất hóa học HNO3
- Nhóm 2: Phiếu học tập số 2
GV cho HS quan sát lọ đựng dd HNO3, kết hợp SGK cho biết tính chất vật lí HNO3
- Nhóm 3: Phiếu học tập số 3
Hãy cho biết tính axit của HNO3. Lấy ví dụ minh họa
- Nhóm 4: Phiếu học tập số 4:
Nghiên cứu SGK kết hợp các kiến thức đã biết, cho biết tính oxi hóa của HNO3 và lấy VD minh họa
- Nhóm 5: Nghiên cứu SGK, kết hợp kiến thức đã biết hãy cho biết các ứng dụng của axit nitric mà em biết
- Nhóm 6: Nghiên cưu SGK trang 41 hãy cho biết các phương pháp điều chế HNO3 trong PTN và trong CN
- quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và hỗ trợ cho học sinh, không có học sinh bị bỏ quên.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả
- Lắng nghe và nhận nhiệm vụ học tập
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Các thành viên ở các nhóm thảo luận, ghi kết quả
* Báo cáo kết quả học tập
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả
- Nhóm 1:
I. Cấu tạo phân tử:
-CTCT: H – O – N = O
 O
-Trong ptử HNO3: N có SOXH +5
- HNO3 à H+ + NO3- => là axit mạnh
- à Số OXH cao nhất nên chỉ có thể giảm => tính oxi hoá
- Nhóm 2: 
II. Tính chất vật lý: 
HNO3 chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm d= 1,53g/ml; tan tốt trong nước. HNO3 đặc 68% (D = 1,4g/ml)
Nhóm 3:
III. Tính chất hoá học: 
1. Tính axít : HNO3 là axít mạnh
- Quỳ tím hoá đỏ
- Tác dụng với oxít bazơ, bazơ, muối của các axít yếuà muối nitrat. 
2 HNO3 + CuO à Cu(NO3)2 + H2O 
2HNO3 +Ca(OH)2àCa(NO3)2+2H2O 
2HNO3 + CaCO3 à Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
- Nhóm 4:
2. Tính oxi hoá:
- HNO3 có số OXH + 5 có thể bị khử thành: 
 o +1 +2 +4 -3
N2, N2O, NO, NO2, NH4NO3 tuỳ theo nồng độ HNO3 và khả năng khử của chất tham gia. 
a. Tác dụng với kim loại:
-Oxy hoá hầu hết kim loại (trừ Au, Pt).
 0 +5 +2 +2
3Cu +8HNO3(l)à3Cu(NO3)2+ 2NO + 4H2O
 0 +5 +2 +4
Cu + 4HNO3đ àCu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
- Fe, Al, Cr thụ động hoá với HNO3 đặc, nguội
b. Tác dụng với phi kim:
HNO3 đặc, nóng OXH được một số phi kim C,S,P,... à NO2 
 + 4HO3 à O2 + 4O2 + 2H2O
 + 6HO3à H2O4 + 6O2+ 2H2O
c. Tác dụng với hợp chất:
- HNO3 đặc oxi hoá nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ
O +4HO3 à(NO3)3+O2 + 2H2O
- Vải, giấy, mùn cưa, dầu thông .bị phá huỷ khi tiếp xúc HNO3 đặc
- Nhóm 5: 
IV. Ứng dụng
- Dùng sản xuất phân bón NH4NO3
- Dùng để sản xuất thuốc nổ (VD: TNT..)
- Dùng trong thuốc nhuộm, dược phẩm
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức.
4. Củng cố:
* Hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
+ Phát triển năng lực tính toán hóa học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
1.	Kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 không tạo ra được chất nào dưới đây ? 
A. NH4NO3	 B. NO2 
C. N2 D. N2O5
2.	HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào dưới đây ? 
A. Fe; C. FeO; B. Fe(OH)2 	D. Fe2O3
3.	HNO3 loãng thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào dưới đây ?
A. CuO	C. Cu	
B.CuF2 	D. Cu(OH)2
4.	Trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành phản ứng của kim loại Cu tác dụng với HNO3 đặc. Để khí tạo thành trong phản ứng thoát ra ngoài môi trường ít nhất (ít gây độc hại nhất) thì biện pháp xử lí nào sau đây là tốt nhất ?
A. Nút ống nghiệm bằng bông khô. B. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước.
C. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn.	
D. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch Ca(OH)2.
5.	Hiện tượng quan sát được khi cho Cu vào dung dịch HNO3 đặc là
A. dung dịch không đổi màu và có khí màu nâu đỏ thoát ra. 
B. dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ, có khí màu xanh thoát ra. 
C. dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí không màu thoát ra.
 D. dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí màu nâu đỏ thoát ra.
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Đọc trước phần V. Điều chế; B. Muối nitrat
- Làm bài tập 1,2,3,6 (SGK 45)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_14_axit_nitric_va_muoi_ntrat.doc