Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 23+24: Cacbon. Silic

Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 23+24: Cacbon. Silic

1. Kiến thức :

Trình bày được:

- Vị trí của cacbon trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử, các dạng thù hình của cacbon, tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện), ứng dụng

- Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử.

- Tính chất vật lí (dạng thù hình, cấu trúc tinh thể, màu sắc, chất bán dẫn), trạng thái tự nhiên , ứng dụng (trong kĩ thuật điện), điều chế silic (Mg + SiO2).

Giải thích được:

- Cacbon có tính phi kim yếu (oxi hóa hiđro và kim loại canxi,.), tính khử ( khử oxi, oxit kim loại).Trong một số hợp chất, cacbon thường có số oxi hóa +2 hoặc +4.

- Tính chất hoá học : Là phi kim hoạt động hoá học yếu, ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie).

2. Kỹ năng

- Viết được các PTHH thể hiện tính chất của đơn chất Cacbon và Silic và các hợp chất của nó

- Kỹ năng quan sát, phân tích các thí nghiệm, chứng minh, so sánh.

- Giải bài tập hóa học.

- Tư duy khoa học và sáng tạo,liên hệ với thực tiễn đời sống

3. Thái độ

- Có ý thức tìm tòi, khám phá thể giới vật chất để tìm ra bản chất của sự vật hiện tượng trong tự nhiên. Xây dựng lòng tin vào khả năng khám phá khoa học của con người.

- Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận và nghiêm túc trong khoa học.

4. Định hướng năng lực được hình thành

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Năng lực làm việc độc lập.

- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.

- Năng lực tính hóa hóa học.

 

doc 17 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 7150
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 23+24: Cacbon. Silic", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ
BƯỚC 1: Xác định tên chủ đề: CACBON - SILIC
Xây dựng chủ đề với lý do:
+ Hệ thống lại nội dung giảng dạy vì sgk có kiến thức thuộc phần giảm tải
+ Xây dựng chủ đề vì muốn sắp xếp lại chương trình nhằm thuận lợi cho giảng dạy
+Xây dựng chủ đề nhằm đạt được tính chủ động trong giảng dạy
BƯỚC 2: Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và định hướng năng lực cần hình thành
1. Kiến thức :
Trình bày được:
- Vị trí của cacbon trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử, các dạng thù hình của cacbon, tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện), ứng dụng
- Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử.
- Tính chất vật lí (dạng thù hình, cấu trúc tinh thể, màu sắc, chất bán dẫn), trạng thái tự nhiên , ứng dụng (trong kĩ thuật điện), điều chế silic (Mg + SiO2).
Giải thích được:
- Cacbon có tính phi kim yếu (oxi hóa hiđro và kim loại canxi,..), tính khử ( khử oxi, oxit kim loại).Trong một số hợp chất, cacbon thường có số oxi hóa +2 hoặc +4.
- Tính chất hoá học : Là phi kim hoạt động hoá học yếu, ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie).
2. Kỹ năng
- Viết được các PTHH thể hiện tính chất của đơn chất Cacbon và Silic và các hợp chất của nó
- Kỹ năng quan sát, phân tích các thí nghiệm, chứng minh, so sánh.
- Giải bài tập hóa học.
- Tư duy khoa học và sáng tạo,liên hệ với thực tiễn đời sống
3. Thái độ
- Có ý thức tìm tòi, khám phá thể giới vật chất để tìm ra bản chất của sự vật hiện tượng trong tự nhiên. Xây dựng lòng tin vào khả năng khám phá khoa học của con người.
- Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận và nghiêm túc trong khoa học.
4. Định hướng năng lực được hình thành 
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực tính hóa hóa học.
BƯỚC 3: Xây dựng nội dung chủ đề
1.Nôi dung 1:
Vị trí và cấu hình electron
2.Nôi dung 2 :
Tính chất vật lí và ứng dụng của Cacbon - Silic
3.Nôi dung 3 :
Tính chất hóa học
4.Nôi dung 4 :
Trạng thái tự nhiên
BƯỚC 4: Xây dựng bảng mô tả các cấp độ tư duy
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Vị trí và cấu hình electron 
Vị trí của cacbon, Silic trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử 
Trong một số hợp chất, cacbon thường có số oxi hóa +2 hoặc +4.
- Làm các bài tập Xác định số oxi hóa các nguyên tố trong các hợp chất 
Tính chất vật lí và ứng dụng
các dạng thù hình của cacbon, tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện), ứng dụng
Giải thích 1 số hiện tượng liên hệ thực tiến
Tính chất hóa học
Số oxi hóa của Cacbon và Silic trong phản ứng hóa học
- Cacbon có tính phi kim yếu (oxi hóa hiđro và kim loại canxi,..), tính khử ( khử oxi, oxit kim loại).Trong một số hợp chất, cacbon thường có số oxi hóa +2 hoặc +4.
- Tính chất hoá học : Là phi kim hoạt động hoá học yếu, ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie).
Viết được phương trình phản ứng của C và Si
Làm bài tập về tính chất của Cacbon và Silic
Trạng thái tự nhiên
Biết được trạng thái tự nhiên của Cacbon và Silic
BƯỚC 5: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập
HỆ THỐNG CÂU HỎI
1. Nhận biết
Câu 1: Chọn phương trình hóa học viết đúng trong các phương trình dưới đây:
 A. CO + Na2O → 2Na + CO2B. CO + MgO → Mg + CO2
 C. 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2D. 3CO + Al2O3 → 2Al + 3CO2
Câu 2: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là:
 A. CO rắn B. SO2 rắn
 C. H2O rắn D. CO2 rắn
Câu 3: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây ?
 A. Đám cháy do xăng, dầu B. Đám cháy nhà cửa, quần áo
 C. Đám cháy do magie hoặc nhôm D. Đám cháy do khí ga
Câu 4: Để có thể khắc chữ và hình trên thủy tinh người ta dùng dung dịch nào dưới đây ?
 A. Dung dịch HCl B. Dung dịch HBr
 C. Dung dịch HI D. Dung dịch HF
Câu 5: Kim cương và than chì là các dạng thù hình của nguyên tố cacbon, nhưng lại có nhiều tính chất khác nhau như độ cứng, khả năng dẫn điện, chúng có tính chất khác nhau là do :
 A. Chúng có thành phần nguyên tố cấu tạo khác nhau
 B. Kim cương là kim loại còn than chì là phi kim
 C. Chúng có kiến trúc cấu tạo khác nhau
 D. Kim cương cứng còn than chì thì mềm
Câu 6: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính ?
 A. H2 B. N2
 C. CO2 D. O2
Câu 7: Để phân biệt khí CO2 và khí SO2 có thể dùng:
 A. Dung dịch Ca(OH)2 B. Dung dịch Br2
 C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch KNO3
Câu 10: Silic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
 A. O2, C, F2, Mg, HCl, NaOH B. O2, C, F2, Mg, NaOH
 C. O2, C, F2, Mg, HCl, KOH D. O2, C, Mg, HCl, NaOH.
Câu 11: Có các chất sau :
 1. MgO ; 2. C; 3. KOH; 4. HF; 5. HCl.
 SiO2 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ?
 A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 2, 3, 5
 C. 1, 3, 4, 5 D. 1, 2, 3, 4.
Câu 12: C và Si cùng phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ?
 A. HNO3 (đặc nóng), HCl, NaOH B. O2, HNO3(loãng), H2SO4
 C. NaOH, Al, Cl2 D. Al2O3, CaO, H2
Câu 13: Một trong những quá trình nào sau đây không sinh ra khí cacbonic
 A. Đốt cháy khí đốt tự nhiên. B. Sản xuất vôi sống.
 C. Sản xuất vôi tôi. D. Quang hợp của cây xanh.
Câu 14: Trong trường hợp nào sau đây , con người có thể bị tử vong do ngộ độc CO.
 A. Dùng bình gaz để nấu nướng ở ngoài trời.
B. Đốt bếp lò trong nhà không được thông gió tốt.
 C. Nổ(chạy ) máy ôtô trong nhà xe đóng kín.
D. Câu B và C đều đúng.
Câu 15: Cacbon và oxi phản ứng theo phương trình hoá học sau: C + O2 → CO2.
Nếu cho 1,2gam cacbon phản ứng với 1,68 lít khí oxi(đkc) thì lượng tối đâccbon đioxit sinh ra là:
 A. 1,8 lít B. 1,68 lít
 C. 1,86 lít D. 2,52 lít
Câu 16: Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách:
 A. Cho Si tác dụng với dung dịch NaBr
 B. Cho dung dịch K2SiO3 tác dụng với dung dịch Na2CO3
 C. Cho Si tác dụng với dung dịch NaOH loãng 
D. Đun SiO2 với NaOH nóng chảy.
Câu 17: Thành phần hoá học của thuỷ tinh là:
 A. Na2O.6CaO.6SiO2B. Na2O.CaO.5SiO2
 C. 2Na2O.CaO.6SiO2D. Na2O.CaO.6SiO2
2. Thông hiểu
Câu 18: Phản ứng nào sau đây có thể xảy ra thể hiện tính khử mạnh của CO:
 A. CO + Cl2 ¾xt COCl2B. CO + H2O ® HCOOH¾®
 0¾® CO2 + CC. 2CO ¾tD. Cả A và B
Câu 19: Những điều nào sau đây là đúng:
 A. Khí CO kết hợp với các hemoglobin trong máu ngăn không cho máu nhận oxi và cung cấp oxi cho các tế bào và do đó gây tử vong cho con người.
 B. Khí CO2 nặng hơn không khí và không tác dụng với oxi nên nó có tác dụng ngăn không cho vật cháy tiếp xúc với không khí nên CO2 được dùng để dập tắt các đám cháy.
 C. HF được dùng để khắc chữ hoặc các hoạ tiết trên thuỷ tinh.
 D. Câu A, B, C đều đúng.
Câu 20: Silic và nhôm đều phản ứng được với dung dịch các chất trong dãy nào sau đây:
 A. HCl, HF , CO2B. NaCl, K2SO4, NaOH
 C. NaOH, KOH, O2D. CaCl2, HF, O2
Câu 21: Silic oxit phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây:
 A. NaOH, Na2CO3, HF, Mg, CB. HCl, KOH, MgO, HF, Mg
 C. HBr, NaOH, Mg, CO, CD. Tất cả đều sai.
Câu 22: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây:
 A. CO, NaOH, HNO3 đặc, H2SO4 đặcB. Na2O, Ca(OH)2, N2, NaCl
 C. O2, CO2, H2, Al.D. HNO3(đ), Al2O3, SiO2, Al.
Câu 23: Cho các chất khí sau: CO2, CO, NO2, NO, H2S, HCl, SO2. Dãy các chất khí nào sau đây tác dụng với KOH
 A. CO2, H2S, NO, HClB. CO2, NO2, H2S, HCl, SO2
 C. CO, NO2, NO, SO2D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 24: Khí CO và CO2 bị coi là chất ô nhiễm môi trường vì:
 A. Nồng độ (%V) CO cho phép trong không khí là 10-20 phần triệu, nếu đến 50 phần triệu sẽ có hại cho não.
 B. CO2 tuy không độc nhưng gây hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên.
 C. CO2 cần cho cây xanh quang hợp nên không gây ô nhiễm.
 D. Câu A, B đều đúng.
 Chọn câu trả lời đúng.
3. Vận dụng thấp
Câu 25: Cho dung dịch các muối NH4HCO3, Na2CO3, (NH4)2CO3 có cùng nồng độ mol. Sắp xếp các dung dịch nầy theo thứ tự độ pH tăng dần.
 A. (NH4)2CO3 < NH4HCO3 < Na2CO3B. NH4HCO3 < (NH4)2CO3 < Na2CO3
 C. Na2CO3 < NH4HCO3 < (NH4)2CO3D. (NH4)2CO3 < Na2CO3 < NH4HCO3
Câu 26: Nung 62 gam một cacbonat MCO3 cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A và khí CO2. Cho toàn thể khí CO2 đi qua dung dịch Ca(OH)2 thu được 30 gam kết tủa. Đun dung dịch còn lại thì thu thêm 10 gam kết tủa nữa. Xác định khối lượng chất rắn A và kim loại M.
 A. 40 gam, CaB. 40 gam, Cu
 B. 50 gam, ZnD. 32 gam, Ca
Câu 27: Nung 200 gam CaCO3. Cho khí CO2 thu được trong phản ứng đi qua C nung nóng, ta thu được một hỗn hợp CO, CO2 có V = 56 lít (đktc) và tỉ khối đối với O2 bằng 0,975. Tính thể tích CO2 và CO trong hỗn hợp và hiệu suất phản ứng nhiệt phân CaCO3.
 A. 11,2 lít CO2; 44,8 lít CO, 80%B. 11,2 lít CO2; 44,8 lít CO, 75%
 C. 22,4 lít CO2; 33,6 lít CO, 65%D. 5,6 lít CO2; 50,4 lít CO, 80%
Câu 28: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp MgCO3, CaCO3 rồi cho toàn bộ khí thoát ra (khí A) hấp thụ bằng dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa B và dung dịch C. Đun nóng dung dịch C thu được kết tủa B. Hỏi A, B, C lần lượt là những chất gì ?
 A. CO, CaCO3, Ca(HCO3)2B. CO2, Ca(HCO3)2, CaCO3
 C. CO, Ca(HCO3)2, CaCO3D. CO2, CaCO3, Ca(HCO3)2
Câu 29: Trong các cặp chất sau đây :
 a) C và H2Ob) (NH4)2CO3 và KOH
 c) NaOH và CO2d) CO2 và Ca(OH)2
 e) K2CO3 và BaCl2g) Na2CO3 và Ca(OH)2
 h) HCl + CaCO3i) HNO3 + NaHCO3
 k) CO + CuO.
Nhóm gồm các cặp chất mà phản ứng giữa các chất trong cặp tạo thành sản phẩm có chất khí là
 A. a, b, d, i, kB. b, c, d, h, k
 C. c, d, e, g, kD. a, b, h, i, k.
Câu 30: Sục 2,24 l (đktc) CO2 và dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, cho và giọt phenolphtalein vào dung dịch sau phản ứng, màu của dung dịch thu được là:
 A. Màu đỏ.B. Màu xanh.
 C. Màu tím.D. Không màu.
4. Vận dụng cao
Câu 31: Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc kết tủa, cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối clorua khan ?
 A. 2,66 gamB. 22,6 gam
C. 26,6 gamD. 6,26 gam
Câu 32: Hỗn hợp A gồm sắt và oxit sắt có khối lượng 5,92 gam. Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp A đun
nóng, khí đi ra sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư được 9 gam kết tủa. Khối lượng sắt trong hỗn hợp là :
 A. 4,84 gamB. 4,48 gam
 C. 4,45 gamD. 4,54 gam
Câu 33: Dung dịch X chứa a mol NaHCO3 và b mol Na2CO3. Thực hiện các thí nghiệm sau:
TN 1: Cho (a + b) mol CaCl2 vào dung dịch X.
TN 2: Cho (a + b) mol Ca(OH)2 vào dung dịch X. Khối lượng kết tủa thu được trong 2 TN là :
 A. Bằng nhauB. Ở TN 1 < Ở TN2
 C. Ở TN 1 > Ở TN2D. Không so sánh được
Câu 34: Cho V lít khí CO2 (đo ở 54,6 C và 2,4 atm) hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch hỗn hợp KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M thu được 23,64 gam kết tủa. V có giá trị là :
 A. 1,343 lítB. 4,25 lít
 C. 1,343 lít và 4,25 lítD. 1,12 lít và 3,36 lít
Tiết 23 + 24: 	CHỦ ĐỀ: CACBON - SILIC
Ngày soạn: ..../ / 	Số Tiết:02
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
Trình bày được:
- Vị trí của cacbon trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử, các dạng thù hình của cacbon, tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện), ứng dụng
- Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử.
- Tính chất vật lí (dạng thù hình, cấu trúc tinh thể, màu sắc, chất bán dẫn), trạng thái tự nhiên , ứng dụng (trong kĩ thuật điện), điều chế silic (Mg + SiO2).
Giải thích được:
- Cacbon có tính phi kim yếu (oxi hóa hiđro và kim loại canxi,..), tính khử ( khử oxi, oxit kim loại).Trong một số hợp chất, cacbon thường có số oxi hóa +2 hoặc +4.
- Tính chất hoá học : Là phi kim hoạt động hoá học yếu, ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie).
2. Kỹ năng
- Viết được các PTHH thể hiện tính chất của đơn chất Cacbon và Silic và các hợp chất của nó
- Kỹ năng quan sát, phân tích các thí nghiệm, chứng minh, so sánh.
- Giải bài tập hóa học.
- Tư duy khoa học và sáng tạo,liên hệ với thực tiễn đời sống
3. Thái độ
- Có ý thức tìm tòi, khám phá thể giới vật chất để tìm ra bản chất của sự vật hiện tượng trong tự nhiên. Xây dựng lòng tin vào khả năng khám phá khoa học của con người.
- Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận và nghiêm túc trong khoa học.
4. Định hướng năng lực được hình thành 
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực tính hóa hóa học.
B. CHUẨN BỊ
1.Phương pháp: Hợp tác nhóm, Kĩ thuật mảnh ghép
2.Thiết bị: máy chiếu, phiếu hoc tập
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
 Lớp
Ngày dạy
Tiết/ngày
Sĩ số
HS vắng
Có phép
Không phép
11A2
11A4
11A5
11A6
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
3. Bài mới:
Hoạt động 1( 3 phút) : Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Chiếu một số hình ảnh về kim cương, đố trang sức, bút chì, khẩu trang y tế, gợi mở để học sinh dự đoán nguyên tố sẽ được học trong bài học hôm nay.
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Tập trung, tái hiện kiến thức
* Báo cáo kết quả và thảo luận
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức
Hoạt động 2 : Hoạt động hình thành kiến thức
Vị trí và cấu hình electron nguyên tử
Mục tiêu: - Vị trí của cacbon trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử, các dạng thù hình của cacbon, tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện), ứng dụng
- Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 ngườ trả lời các câu hỏi:
 - Cho kí hiệu nguyên tử 6C, 14Si. Viết cấu hình e ngtử từ đó xác định vị trí của C, Si trong bảng tuần hoàn.
- Hãy xác định số oxi hóa của C trong các chất sau: C, CH4, CO2, CO, H2CO3, 
- Hãy xác định số oxi hóa của Si trong các chất sau: Si, SiF4, SiO2 , H2SiO3 
- Nêu các trạng thái oxi hóa có thể có của cacbon, silic? Từ đó dự đoán TCHH của C, Si. (phần tính chất hóa học sẽ chứng minh dự đoán này).
- quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và hỗ trợ cho học sinh, không có học sinh bị bỏ quên.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả
I. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS thảo luận trả lời các câu hỏi.
* Báo cáo kết quả và thảo luận: 
HS đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nghe và nhận xét
Vị trí:Ô thứ 6, nhóm IVA, chu kì 2
- Cấu hình e: à Có 4 e lớp ngoài cùng -Có khả năng tạo 4 liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử nguyên tố khác.
-Lưu ý:Ngoài khả năng tạo liên kết cộng hóa trị với nguyên tử nguyên tố khác,các nguyên tử cacbon có thể liên kết với nhau tạo thành mạch.Mạch cacbon có thể hàng chục hàng trăm nguyên tử cacbon(trong các hợp chất hữu cơ)
-Có khả năng nhường electron và nhận electron khi tham gia phản ứng
-Các số oxi hoá đơn chất và hợp chất: -4, 0,+2,+4
Vị trí:Ô thứ 14, nhóm IVA, chu kì 3
- Cấu hình e: 1s22s22p63s23p2
à Có4e lớp ngoài cùng 
-Có khả năng tạo 4 liên kết cộng hoá trị với một số nguyên tử nguyên tố khác.
-Có khả năng nhường electron và nhận electron khi tham gia phản ứng
-Các số oxi hoá đơn chất và hợp chất: -4, 0,+2,+4
Lưu ý:Trong đó số oxi hóa +2 ít đặc trưng đối với Silic
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức.
II. Tính chất vật lý và ứng dụng của Cacbon – Silic
Mục tiêu: HS trình bày được
- Tính chất vật lí (dạng thù hình, cấu trúc tinh thể, màu sắc, chất bán dẫn), trạng thái tự nhiên , ứng dụng (trong kĩ thuật điện), điều chế silic (Mg + SiO2).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
Yêu cầu HS quan sát mô hình, hình ảnh, mẫu vật, ứng dụng các dạng thù hình của cacbon, silic, thảo luận nhóm và điền thông tin cần tìm hiểu vào phiếu học tập sau:
Dạng thù hình
Cấu trúc
Tính chất vật lí
Ứng dụng
Cacbon
Kim cương
Than chì
C vô định hình
Silic
Silic
tinh thể
Silic
vô định hình
- quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và hỗ trợ cho học sinh, không có học sinh bị bỏ quên.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả
II. Tính chất vật lý và ứng dụng của Cacbon – Silic
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS thảo luận trả lời các câu hỏi.
* Báo cáo kết quả và thảo luận: 
HS đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nghe và nhận xét
Dạng thù hình
Cấu trúc
Tính chất vật lí
Ứng dụng
Cacbon
Kim cương
Tứ diện đều 
Tinh thể trong suốt, rất cứng, không dẫn điện, dẫn nhiệt
làm đồ trang sức, mũi dao, mũi khoan,bột mài 
Than chì
Cấu trúc lớp
Các lớp liên kết yếu với nhau
Tinh thể màu xám đen, mềm
Làm điện cực, ruột bút chì
tạo hợp kim chịu nhiệt .
C vô định hình
tinh thể nhỏ, 
cấu trúc vô trật tự
Màu đen xốp, có khả năng hấp thụ các chất khí, chất tan.
Chế tạo vật liệu siêu dẫn, mặt nạ chống độc, 
Silic
Silic
tinh thể
Tinh thể nguyên tử
(giống kim cương)
Tinh thể màu xám,có ánh kim.
Có tính bán dẫn(Ở nhiệt độ thường khả năng dẫn điện kém,khi nhiệt độ tăng khả năng dẫn điện tăng)
-Là chất bán dẫn dùng trong kĩ thuật vô tuyến,điện tử...
-Sử dụng làm pin năng lượng mặt trời 
Silic
vô định hình
Là chất bột có màu nâu
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức.
III Tính chất hoá học:
Mục tiêu: Giải thích được:
- Cacbon có tính phi kim yếu (oxi hóa hiđro và kim loại canxi,..), tính khử ( khử oxi, oxit kim loại).Trong một số hợp chất, cacbon thường có số oxi hóa +2 hoặc +4.
- Tính chất hoá học : Là phi kim hoạt động hoá học yếu, ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
+ 2 nhóm chuyên sâu: nghiên cứu TCHH của C
+ 2 nhóm chuyên sâu: nghiên cứu TCHH của Si.
+ Nhóm mảnh ghép: Thảo luận trả lời câu hỏi: So sánh tính chất hóa học của C, Si. Viết PHHH minh họa.
- quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và hỗ trợ cho học sinh, không có học sinh bị bỏ quên.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS thảo luận nhóm và điền thông tin cần tìm hiểu vào phiếu học tập
* Báo cáo kết quả và thảo luận: 
HS đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nghe và nhận xét
-Số OXH của Si, C : -4, 0, +2, +4
Cacbon và Silic vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hoá
1. Tính khử:
a) Tác dụng với phi kim: Cacbon cháy trong không khí, toả nhiều nhiệt
Si + O2 SiO2
 0 0 t0 +4 -2
 C + S à CS2
 0 0 +4 -1
 Si + 2F2 à SiF4 
-Với C,N,S: ở to rất cao
 Si + C SiC
b) Tác dụng với hợp chất: Ở nhiệt độ cao, cacbon khử được nhiều oxit, nhiều chất oxi hoá khác nhau
 0 +4
Si+2NaOH+H2O à Na2SiO3 + 2H2 # 
2. Tính Oxi hóa :
 0 0 t0 +3 -4
Al + C à Al4 C3
 Cacbon đóng vai trò là chất oxi hóa
 0 0 t0 -4 +1
H2 + C à C H4
Cacbon đóng vai trò là chất oxi hóa
 0 0 t0 +2 -4
Mg + C à Mg2C
Cacbon đóng vai trò là chất oxi hóa
0 0 t0 +2 -4
Mg + Si à Mg2Si
Silic đóng vai trò là chất oxi hóa
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức.
IV. Trạng thái tự nhiên
Mục tiêu: HS trình bày được trạng thái tự nhiên của C và Si
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
-GV: Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã biết và tham khảo thêm kênh thông tin sách giáo khoa nêu trạng thái tồn tại của Cacbon và Silic trong tự nhiên và điền vào bảng sau:
Trạng thái tồn tại trong tự nhiên của Cacbon và Silic
Ví dụ
Cacbon
Silic
- Dựa vào At – lát địa lý hãy cho biết 
các mỏ than lớn của nước ta nằm ở đâu?
- Tại sao hợp chất của Cacbon là thành phần cơ sở của tế bào động và thực vật?
- quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và hỗ trợ cho học sinh, không có học sinh bị bỏ quên.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả
IV. Trạng thái tự nhiên
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS thảo luận nhóm và điền thông tin cần tìm hiểu vào phiếu học tập
* Báo cáo kết quả và thảo luận: 
HS đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nghe và nhận xét
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức.
4. Củng cố:
* Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
+ Phát triển năng lực tính toán hóa học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS làm các bài tập sau:
Câu 1: Hoàn thành các PTPU sau
Al + C à .
H2 + C à .
Mg + C à ..
Mg + Si à ..
Trong các pư trên Cacbon và Silic đóng vai trò là chất khử hay chất oxi hóa?
Câu 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
a) C ® CO ® CO2® CaCO3® Ca(HCO3)2® CO2
b) Si ® Mg2Si ® SiH4® SiO2® Si
Câu 3: Kim cương, than chì và than vô định hình là
	A. các đồng phân của cacbon.	B. các đồng vị của cacbon.
	C. các dạng thù hình của cacbon.	D. các hợp chất của cacbon.
Câu 4: Trong các hợp chất vô cơ, cacbon có các số oxi hoá là
A. –4; 0; +2; +4.	
B. –4; 0; +1; +2; +4.
C. –1; +2; +4.
D. –4; +2; +4.
Câu 5: Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế là do nó có khả năng
	A. hấp thụ các khí độc.	B. hấp phụ các khí độc.
	C. phản ứng với khí độc.	D. khử các khí độc.
Câu 6: Silic tinh thể có tính chất bán dẫn. Nó thể hiện như sau:
	A. ở nhiệt độ thường độ dẫn điện thấp, khi tăng nhiệt độ thì độ dẫn điện tăng lên.
	B. ở nhiệt độ thường độ dẫn điện cao, khi tăng nhiệt độ thì độ dẫn điện giảm xuống.
	C. ở nhiệt độ thường độ dẫn điện cao, khi tăng nhiệt độ thì nó trở nên siêu dẫn.
	D. ở nhiệt độ thường độ dẫn điện thấp, khi tăng nhiệt độ thì nó không dẫn điện.
Câu 7: Để khắc chữ trên thuỷ tinh, người ta thường sử dụng
	A. NaOH.	B. Na2CO3.	C. HF.	D. HCl.
Câu 8: Trong công nghiệp, silic được điều chế bằng cách nung SiO2 trong lò điện ở nhiệt độ cao với
	A. magiê.	B. than cốc.	C. nhôm.	D. cacbon oxit.
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
5. Hướng dẫn về nhà: 
* Hoạt động vận dụng tìm tòi, mở rộng: 
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi ? (Do than củi xốp có tính hấp phụ nên hấp phụ mùi khét của cơm làm cho cơm đở mùi khê.)
- Nên sử dụng bếp than như thế nào thì giảm thiểu sự gây ô nhiễm không khí? (Nên sử dụng bếp than ở nơi thoáng khí (dư O2) để hạn chế khí CO tạo ra.
- Yêu cầu các nhóm sưu tầm các hình ảnh, video clip về hiệu ứng nhà kính. Cho biết nguyên nhân, tác hại của hiệu ứng nhà kính và biện pháp bảo vệ môi trường?
- Giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận: 
vì trong đất luôn có H2O và O2 nên FeS2 bị ooxxi hóa thành Fe2O3 và SO2 sau đó thành H2SO4 à 2H+ + SO42- . H+ làm cho đất bị chua đồng thời Fe3+ sinh ra cũng làm cho đất bị chua.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
Ngày tháng năm 
TỔ TRƯỞNG CM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_2324_cacbon_silic.doc