Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 33: Ankan - Năm học 2021-2022

Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 33: Ankan - Năm học 2021-2022

TIẾT 33: ANKAN (tiết 1)

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức:

- Trình bầy được Hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng.

- Xác định được công thức chung (CTTQ), đồng phân mạch cacbon và danh pháp.

- Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan).

2. Kĩ năng:

- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.

- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.

3. Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc, tự giác, trung thực trong học tập.

- Có thái độ tích cực, lòng yêu thích bộ môn và biết vận dụng các kiến thức về ankan để vận dụng vào trong đời sống và sản xuất.

4. Năng lực

Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Năng lực chuyên biệt: Năng lực phân tích, năng lực quan sát, năng lực giải quyết các tình huống thực tế.

 

docx 5 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 6390
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 33: Ankan - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Lớp 11A9
Ngày giảng: 22/11/2021
Lớp 11A10
Ngày giảng: 23/11/2021
CHƯƠNG V: HIDROCACBON NO
TIẾT 33: ANKAN (tiết 1)
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: 
- Trình bầy được Hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng. 
- Xác định được công thức chung (CTTQ), đồng phân mạch cacbon và danh pháp.
- Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan).
2. Kĩ năng:
- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc, tự giác, trung thực trong học tập.
- Có thái độ tích cực, lòng yêu thích bộ môn và biết vận dụng các kiến thức về ankan để vận dụng vào trong đời sống và sản xuất.
4. Năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực chuyên biệt: Năng lực phân tích, năng lực quan sát, năng lực giải quyết các tình huống thực tế.
II. Thiết bị và học liệu
1. Giáo Viên: Máy tính, máy chiếu, các câu hỏi. Phiếu học tập.
2. Học sinh: Học sinh chuẩn bị đọc bài mới ở nhà trước.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động khởi động (Thời gian: 5 phút)
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. Giúp học sinh hiểu được tính ứng dụng của Ankan
2. Nội dung: Học sinh trả lời các câu hỏi ô chữ
Câu 1: Đây là vật thường được sử dụng khi gia đình ta mất điện vào buổi tối
Câu 2: Trạng thái khí, áp suất cao tồn tại trạng thái lỏng, dễ cháy, “trong bếp”
Câu 3: Nhiên liệu, trạng thái lỏng, dễ cháy, “Giá đang liên tục tăng”
Câu 4: Là chất lỏng, thường được sử dụng để giảm ma sát trong động cơ, máy móc.
Câu hỏi từ khóa: Đây là một ngành công nghiệp 
3. Sản phẩm: Học sinh trả lời
Câu 1: NẾN Câu 2: GAS
Câu 3: XĂNG Câu 4: DẦU NHỚT
Câu hỏi từ khóa: LỌC HÓA DẦU
4. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi khởi động. Đưa ra kết quả và chấm điểm từng ô chữ. Giới thiệu một số khu công nghiệp hóa dầu nổi tiếng của Việt Nam. 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ Cho hoc sinh các dữ kiện liên quan để giải ô chữ
+ Hoc sinh hoạt động theo nhóm, nhanh chóng tư duy kiến thức và số lượng ô chữ phù hợp để đưa ra đáp án
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Hoc sinh hoạt động nhóm đưa ra đáp án
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
+ Hoc sinh trả lời các ô chữ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá thông qua quan sát.
+ HS có thể sẽ không trả lời được ô từ khóa. Gv có thể gợi ý bằng hình ảnh trang 109
2. Hoạt động hình thành kiến thức (Thời gian: 35 phút)
Nội dung 1: Tìm hiểu về dãy đồng đẳng của Ankan – Gốc Ankyl. CTTQ (10 phút)
1. Mục tiêu:
- Hiểu được hiđrocacbon no về đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng. 
- Trình bầy được dãy đồng đẳng của Ankan(parafin), gốc Ankyl. Công thức chung (CTTQ)
2. Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ cho 4 nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1 phần công thức phân tử - Gốc ankyl
CTPT
Tên
Gốc Ankyl
Tên gốc
CH4
CH3
3. Sản phẩm: Học sinh thảo luận và hoàn thiện
CTPT
Tên
Gốc Ankyl
Tên gốc
CH4
CH3
C2H6
C2H5
C3H8
C3H7
C4H10
C4H9
C5H12
C5H11
C6H14
C6H13
C7H16
C7H15
C8H18
C8H17
C9H20
C9H19
C10H22
C10H22
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ Nhắc lại về khái niệm đồng đẳng.
+ Yêu cầu các nhóm viết tiếp các chất đứng sau CH4
+ Sau khi đã hoàn thành dãy đồng đẳng của Ankan thì giới thiệu về gốc Ankyl và yêu cầu tương tự.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Hoc sinh hoạt động nhóm viết đáp án vào phiếu số 1
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
+ Các nhóm báo cáo sản phẩm phiếu học tập số 1
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá thông qua kết quả phiếu học tập số 1
+ Các nhóm chấm chéo điểm cho nhau.
+ Giáo viên chốt kiến thức về CTTQ
Nội dung 2: Tìm hiểu về đồng phân (10 phút)
1. Mục tiêu: 
- Viết đồng phân mạch cacbon của một số ankan đơn giản
2. Nội dung:
- Giáo viên hướng dẫn cách viết đông phân của C4H10. Hướng dẫn cách viết đồng phân.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho 4 nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2 viết đồng phân của C5H12
C5H12
3. Sản phẩm: Học sinh thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập số 2
C5H12
CH3-CH2-CH2-CH2-CH3
CH3-CH(CH3)-CH2-CH3
CH3-(CH3)2C-CH3.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ Yêu cầu các nhóm viết đồng phân của C5H12
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Hoc sinh hoạt động nhóm hoàn thiện phiếu số 2
+ Gv quan sát và có thể hướng dẫn nhóm còn yếu.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
+ Các nhóm báo cáo sản phẩm phiếu học tập số 2
+ GV hướng dẫn, chỉnh lại cách viết cho đúng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá thông qua kết quả phiếu học tập số 2. Chấm điểm các nhóm
+ Gv chốt kiến thức về số đồng phân của C4H10 và C5H12
Nội dung 3: Tìm hiểu về danh pháp (15 phút)
1. Mục tiêu: 
- Gọi tên các ankan mạch không nhánh (từ C1 đến C10)
- Gọi tên một số ankan có nhánh đơn giản
2. Nội dung:
- Giáo viên hướng dẫn cách gọi tên ankan mạch không nhánh (từ C1 đến C10)
- Giáo viên hướng dẫn cách gọi tên gốc Ankyl tương ứng
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho 4 nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1 phần tên và tên gốc ankyl
- Giáo viên hướng dẫn gọi tên các đồng phân có nhánh của C4H10 và C5H12 theo quy tắc gọi tên
3. Sản phẩm: Học sinh thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập số 1 phần tên và tên gốc ankyl
Tên
Gốc Ankyl
Metan
Metyl
Etan
Etyl
Propan
Propyl
Butan
Butyl
Pentan
Pentyl
Hexan
Hexyl
Heptan
Heptyl
Octan
Octyl
Nonan
Nonyl
Đecan
Đecyl
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ Yêu cầu học sinh thuộc tên Ankan các nhóm viết tên vào phiếu số 1
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Học sinh hoạt động nhóm hoàn thiện phiếu số 1
+ Gv quan sát và giúp đỡ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
+ Các nhóm báo cáo chéo sản phẩm phiếu học tập số 1
+ GV hướng dẫn, chỉnh lại cách viết cho đúng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá thông qua kết quả phiếu học tập số 1. Chấm điểm các nhóm
+ Gv chốt kiến thức về số cách gọi tên các Ankan mạch thẳng và gốc Ankyl
3. Hoạt động luyện tập củng cố (Thời gian: 5 phút)
1. Mục tiêu: 
- Củng cố lại kiến thức đã học
2. Nội dung:
- Giáo viên trình chiếu các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, yêu cầu các nhóm trả lời 
3. Sản phẩm: Học sinh trả lời các câu hỏi Gv đưa ra
4. Tổ chức thực hiện:
Câu 1: Đâu là Hidro cacbon no ?
CH2 = CH2
CH2 = CH- CH3
CH = CH
CH4
Câu 2: Công thức tổng quát của ankan là
A. CnHn+2 B. CnH2n+2 C. CnH2n D. CnH2n-2
Câu 3: Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C5H12 là
A. 6 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 4: Để dập tắt các đám cháy bằng xăng, dầu ta không dùng
Bình bọt cứu hỏa.
Cát.
Nước.
Bình bột cứu hỏa.
Câu 5: Hợp chất CH3-CH(CH3)-CH3 có tên gọi là
A. 2- metylpropan B. 2- metylpentan
C. 2- metylbutan D. 1,1- đimetylbutan.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_33_ankan_nam_hoc_2021_2022.docx