Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 4: Axit, bazơ và muối (Tiếp theo) - Năm học 2017-2018

Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 4: Axit, bazơ và muối (Tiếp theo) - Năm học 2017-2018

A MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS giải thích được :

 Định nghĩa : muối theo thuyết A-rê-ni-ut.

 muối trung hoà, muối axit.

* Trọng tâm:  Phân biệt được muối trung hòa và muối axit theo thuyết điện li

2.Kĩ năng:

 Nhận biết được một chất cụ thể là muối, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa.

 Viết được phương trình điện li của các muối cụ thể.

 Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh

3. Thái độ: - Tạo hứng thú học tập, lòng say mê khoa học

4. Định hướng năng lực cần hình thành

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực làm việc độc lập.

- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.

- Năng lực tính hóa hóa học

 

doc 4 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 4300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 4: Axit, bazơ và muối (Tiếp theo) - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn:2/09/2017
Tiết 04	Bài 2: AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI (tiết 2)
	Số Tiết:2/2
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS giải thích được : 
- Định nghĩa : muối theo thuyết A-rê-ni-ut.
- muối trung hoà, muối axit.
* Trọng tâm: - Phân biệt được muối trung hòa và muối axit theo thuyết điện li 
2.Kĩ năng: 
- Nhận biết được một chất cụ thể là muối, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa.
- Viết được phương trình điện li của các muối cụ thể.
- Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh
3. Thái độ: - Tạo hứng thú học tập, lòng say mê khoa học 
4. Định hướng năng lực cần hình thành
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực tính hóa hóa học
B. CHUẨN BỊ
1.Phương pháp: dạy học nhóm
2.Thiết bị: GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập
 HS : Ôn tập kiến thức đã học
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
Lớp
Ngày dạy
Tiết/ngày
Sĩ số
HS vắng
Có phép
Không phép
11A2
11A4
11A5
11A6
2. Kiểm tra bài cũ: Viết phương trình điện li của các chất sau:
a) Ca(NO3)2; H2SO4; HClO; BaCl2; KOH
b) MgCl2; NaOH; HCl; Ba(NO3)2; H3PO4
3. Bài mới:
Hoạt động 1( 3 phút) : Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Trong thực tế chúng ta gặp nhiều loại muối như muối NaCl, Xoda (NaHCO3) hoặc đá vôi CaCO3 là muối. Vậy muối là gì? Chúng ta tìm hiểu trong bài ngày hôm nay
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Tập trung, tái hiện kiến thức
* Báo cáo kết quả và thảo luận
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức
Hoạt động 2 ( 35 phút): Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu: Phân biệt được muối trung hòa và muối axit theo thuyết điện li
- Rèn luyện năng lực hợp tác.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 Chia học sinh thành cac nhóm nhỏ và hoàn thành phiếu học tập
1. Khái niệm muối đã học ở lớp 8?
2. Viết pt điện li của NaCl; K2SO4; (NH4)2SO4; NaHSO4. Nhận xét
3. Định nghĩa muối theo Areniut
4. Phân loại muối. Cho ví dụ
5. 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV: quan sát, phát hiện và giúp đỡ kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp
* Báo cáo kết quả và thảo luận 
Gọi thành viên bất kì của một nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm
GV: Chú ý: Chỉ có H của nhóm OH mới thể hiện tính axit.
* Nhưng đối với Na2HPO3 và NaH2PO3 vì các hiđro đó không tính axit
- Chú ý lắng nghe
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi
Một thành viên đại diên của lên trình bày kết quả
IV. Muối 
1. Định nghĩa.
Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại ( hoặc cation ) và gốc axit
Ví dụ: NaCl Na+ + Cl-
 K2SO42K+ + SO42-
(NH4)2SO42NH4+ + SO42-
NaHSO4 Na+ + HSO4- 
Muối mà gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+( hiđro có tính axit) * được gọi là muối trung hoà.
Ví dụ: NaCl,(NH4)2SO4, K2SO4, Muối mà gốc axit vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+( hiđro có tính axit) được gọi là muối axit.
Ví dụ:NaHSO4, NaHCO3, NaH2PO4 
NaHSO4 Na+ + HSO4-
HSO4- « H+ + SO42-
2. Sự điện li của muối trong nước.
+ Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn ra cation kim loại ( hoặc) và gốc axit ( Trừ một số muối như HgCl2, Hg(CN)2 
+ Nếu anion gốc axit vẫn còn tính axit, thì gốc này phân li ra ++++H+. 
NaHSO4 " Na+ + HSO4-
HSO4- « H+ + SO42-
+ Một số muối gốc axit vẫn có hiđro, mà không thể hiện tính axit nên vẫn được gọi là muối trung hoà: ví dụ: Na2HPO4.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức.
4. Củng cố:
* Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
+ Phát triển năng lực tính toán hóa học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
1. Viết phương trình điện li của các chất sau : K2CO3, NaClO, NaHS.
Giải:
K2CO3 → 2K+ + CO32-
NaClO → Na+ + ClO-
NaHS → Na+ + HS-
HS- ↔ H+ + S2-
2. Dãy chất nào dưới đây gồm các chất khi tan trong nước đều có khả năng thủy phân
A. Na3PO4; Ba(NO3)2; KCl; K2SO4
B. Mg(NO3)2; NaNO3; KBr; Ba(NO3)2
C. AlCl3; Na3PO4; K2SO3; Ca(HCO3)2
D. KI; K2SO4; K3PO4; NaHSO4
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
5. Hướng dẫn về nhà: 
* Hoạt độngvận dụng tìm tòi, mở rộng: 
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Tại sao người ta dùng dung dịch muối ăn để sát khuẩn? Nồng độ dung dịch NaCl sát khuẩn là bao nhiêu?
- Giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
- Làm bài tập 2 (SGK trang 10) và 1.11; 1.14 (SBT trang 4,5)
Ngày 04 tháng 09 năm 201
TỔ TRƯỞNG CM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_4_axit_bazo_va_muoi_tiep_theo_na.doc