Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) - Năm học 2020-2021

Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài này học sinh sẽ:

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

 - Nắm được những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và những điểm mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực này.

 - Thấy rõ nét chính của một số phong trào cách mạng ở các quốc gia ở Đông Nam Á lục địa (Lào, Campuchia, Miến Điện), Đông Nam Á hải đảo (Inđônêxia, Malaixia) và đặc biệt là cuộc cách mạng tư sản ở Thái Lan (1932).

2. Tư tưởng

 - Thấy được bản sắc tương đồng và sự gắn bó giữa các nước Đông Nam

Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.

 - Nhận thức được quy luật lịch sử “Có áp bức, có đấu tranh”, thấy tính chất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của các dân tộc bị áp bức.

3. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan, kĩ năng phân tích khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện; thực hành khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học; liên hệ, so sánh, đối chiếu, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC

 - Lược đồ Đông Nam Á.

 - Một số hình ảnh, tư liệu về các quốc gia ở Đông Nam Á

 

doc 8 trang huemn72 33471
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:13/01/2021
Ngày dạy: 18/01/2021
Lớp dạy:11D8
Bài 16
CÁC NƯỚC ĐÔNG NÁM Á
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này học sinh sẽ:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
 - Nắm được những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và những điểm mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực này.
 - Thấy rõ nét chính của một số phong trào cách mạng ở các quốc gia ở Đông Nam Á lục địa (Lào, Campuchia, Miến Điện), Đông Nam Á hải đảo (Inđônêxia, Malaixia) và đặc biệt là cuộc cách mạng tư sản ở Thái Lan (1932).
2. Tư tưởng
 - Thấy được bản sắc tương đồng và sự gắn bó giữa các nước Đông Nam
Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
 - Nhận thức được quy luật lịch sử “Có áp bức, có đấu tranh”, thấy tính chất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của các dân tộc bị áp bức.
3. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan, kĩ năng phân tích khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện; thực hành khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học; liên hệ, so sánh, đối chiếu, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử...
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
 - Lược đồ Đông Nam Á.
 - Một số hình ảnh, tư liệu về các quốc gia ở Đông Nam Á
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
 Câu 1. Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc như thế nào?
A.	Từ cách mạng dân chủ sang cách mạng dân tộc
B.	Từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
C.	Từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng vô sản
D.	Từ cuộc đấu tranh chống phong kiến sang đấu tranh chống đế quốc
Đáp án : D
 Câu 2. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc là ?
A.	Giai cấp công nhân xuất hiện trên vũ đài chính trị
B.	Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Trung Quốc
C.	Phong trào Ngũ tứ
D.	Đảng Cộng sản ra đời
Đáp án D
Câu 3. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ phát triển?
A.	Thực dân Anh đẩy nhân dân Ấn Độ vào cuộc sống cùng cực, tăng cường bóc lột, ban hành những đạo luật phản động
B.	Thực dân Anh tiến hành xâm lược Ấn Độ
C.	Mâu thuẫn tôn giáo sâu sắc
D.	Phương pháp đấu tranh ôn hòa không còn tác dụng
Đáp án : A
Câu 4: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ tháng 12 – 1925 có ý nghĩa gì?
A.	Góp phần thúc đẩy làn song đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ
B.	Làm bùng lên làn song đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ
C.	Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia
D.	Một làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh bùng nổ khắp Ấn Độ
3. Giới thiệu bài mới
 - GV đưa biểu tượng bông lúa ASEAN rồi nêu câu hỏi:
 + Nhận biết hình tượng của tổ chức nào?
 + Em biết gì về tổ chức này?
 Gợi ý sản phẩm: Đây là tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN.
Là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
 GV dẫn dắt vào bài mới: Như chúng ta đã thấy hiện tại các nước trong khu vục Đông Nam Á đã và đang từng bước xây dựng và phát triển đất nước trở tahnfh những nước có chỉ số kinh tế phát triển nhanh nhất Thế Giới nhất là trong giai đoạn Covid – 19 đang bao trùm toàn cầu. Trong hiện tại là vậy, xong trong những năm đầu thế kỉ XX khu vực đã xảy ra những gi chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài hôm nay: “CÁC NƯỚC ĐÔNG NÁM Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)”
4. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV hướng dẫn HS đọc SGK
HS đọc SGK
I.Tình hình các nước ĐNA sau chiến tranh thế giới thứ I:
 1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội: SGK
17’
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
HS quan sát lược đồ Đông Nam Á
- GV nêu câu hỏi: So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào độc lập dân tộc có những bước tiến mới gì? Biểu hiện đó là gì?
- GV nhận xét, chốt ý:
- GV nêu câu hỏi: Tại sao đầu thế kỉ XX xu hướng mới, xu hướng vô sản lại xuất hiện ở Đông Nam Á?
- GV nhận xét, chốt ý:
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS ghi bài.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS ghi bài,
2. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở ĐNA:
- Phong trào dân tộc tư sản phát triển mạnh mẽ:
 + Trưởng thành lớn mạnh trong kinh doanh và chính trị.
 + Đảng tư sản được hình thành và ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội.
- Xu hướng vô sản xuất hiện đầu thế kỉ XX, phát triển dẫn đến thành lập đảng CS lãnh đạo cách mạng.
GV hướng dẫn HS đọc SGK
HS đọc SGK
II. Phong trào độc lập dân tộc ở Inđonêxia.
17’
* Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Đông Dương là gì?
Dựa vào SGK điền vào bảng sau
Nước
Tên cuộc khởi nghĩa
Thời gian
-Nêu nhận xét về đặc diểm và tính chất của phong trào đấu tranh ở Lào và Campuchia?
- GV chốt ý:
- GV nêu câu hỏi: Sự ra đời của ĐCS Đông Dương có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào cách mạng ở Lào và Campuchia?
- GV nhận xét, chốt ý:
HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi
Dựa vào SGK điền vào bảng.
Gợi ý trả lời:
Nước
Tên cuộc khởi nghĩa
Thời gian
Lào
Ong Kẹo và Com – ma –đam.
1901 – 1937
1918 – 1922
Cam – pu - chia
Phong trào chống thuế và chống bất phu.
Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Rô – lê – phan.
1925 - 1926
III. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Camphuchia
 1. Ở Lào: 
- Cuộc khởi nghĩa Ong-keo và Com-ma-đam kéo dài hơn 60 năm.
 - Khởi nghĩa Chậu pa-chay từ 1818-1922.
 2. Ở Campuchia:
 - Phong trào bùng lên mạnh mẽ từ 1916-1925.
* Nhân xét:
 - Phát triển tự phát, lẻ tẻ, nhưng mạnh mẽ.
 - Có sự liên minh chiến đấu giữa 3 nước Đông Dương.
 - Cuối cùng đều thất bại.
 -10 /1930 ĐCS Đông Dương được thành lập lãnh đạo phong trào => Cách mạng chuyển sang hướng khác
- Trong những năm 1936-1939 Mặt trận dân chủ Đông Dương ra đời đã tập hợp được đông đảo nhân dân đấu tranh, cơ sở của Đảng được xây dựng và cũng cố.
GV hướng dẫn HS đọc SGK
HS đọc SGK
IV. Cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện
GV hướng dẫn HS đọc SGK
HS đọc SGK
V.Cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm (Thái Lan)
5. Củng cố: 4’
 GV hướng dẫn HS điểm lại nội dung chính của 2 tiết học bằng phiếu học tập
Điền các nội dung vào yêu cầu sau:
Phong trào đấu tranh độc lập dân tộc ở Đông Nam Á bùng lên mạnh mẽ do:
+ Điều kiện chủ quan: ..
+ Điều kiện khách quan: .
6 . Dặn dò: 1’
- Trả lời câu hỏi 3 trong SGK
- Lập bảng hệ thống nét chính về các phong trào đấu tranh của cácnước Lào, Campuchia, Inđônêxia, Mã Lai, Miến Điện.
- Đọc trước bài mới. Sưu tầm tài liệu về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
+ Tiểu sử, hình ảnh Hítle.
+ Trận đánh tiêu biểu (Matxcơva, Stalingrát, Cuốc xcơ, trận Trân Châu Cảng)
Duyệt của Giáo viên Hướng dẫn
Ba Đình, ngày 13 tháng 01 năm 2021
Sinh viên
Thảo
Nguyễn Phương Thảo

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_16_cac_nuoc_dong_nam_a_giua_hai_c.doc