Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 4: Các nước Đông Nam Á (từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) - Năm học 2021-2022

Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 4: Các nước Đông Nam Á (từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Phân tích được từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc mở rộng và hoàn thành việc thống trị các nước Đông Nam á. Hầu hết các nước trong khu vực, trừ Xiêm đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở các nước thuộc địa nói chung, các nước ĐNA nói chung.

- Trình bày các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX diễn ra ở các nước ĐNA, trước tiên là ở Inđônêxia, Việt nam, CPC, Lào.

2. Kỹ năng

- Biết sử dụng lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để trình bày những sự kiện tiêu biểu.

- Phân biệt được những nét chung, riêng của các nước trong khu vực Đông Nam Á thời kỳ này.

 3. Tư tưởng

- Nhận thức đúng về thời kỳ phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.

- Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực.

4. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất công dân

- Hình thành và phát triển các năng lực: sưu tầm và xử lí thông tin lịch sử; trình bày lịch sử; vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề; giao tiếp và hợp tác

- Hình thành và phát triển các phẩm chất công dân: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.

 

docx 9 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 5630
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 4: Các nước Đông Nam Á (từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/9/2021
Tiết số 4
BÀI 4. 
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
 (TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX) - Tiết 1
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức 
- Phân tích được từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc mở rộng và hoàn thành việc thống trị các nước Đông Nam á. Hầu hết các nước trong khu vực, trừ Xiêm đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở các nước thuộc địa nói chung, các nước ĐNA nói chung.
- Trình bày các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX diễn ra ở các nước ĐNA, trước tiên là ở Inđônêxia, Việt nam, CPC, Lào.
2. Kỹ năng
- Biết sử dụng lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để trình bày những sự kiện tiêu biểu. 
- Phân biệt được những nét chung, riêng của các nước trong khu vực Đông Nam Á thời kỳ này. 
 3. Tư tưởng
- Nhận thức đúng về thời kỳ phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. 
- Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực.
4. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất công dân
- Hình thành và phát triển các năng lực: sưu tầm và xử lí thông tin lịch sử; trình bày lịch sử; vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề; giao tiếp và hợp tác 
- Hình thành và phát triển các phẩm chất công dân: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Các tài liệu, tranh ảnh các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học. Máy vi tính kết nối máy chiếu 
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài ở nhà
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TRÊN LỚP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
1. Mục tiêu: Gv trình chiếu lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: Yêu cầu HS quan sát, chỉ ra và đọc tên 10 nước trong khu vực và nêu hiểu biết chung về Đông Nam Á. Qua một số hiểu biết của HS thì GV đặt vấn đề : trong bối cảnh chung khi các nước Châu Á lần lượt trở thành thuộc địa của các nước phương Tây thì số phận của Đông Nam á như thế nào ?
- Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
2. Phương thức: 
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV giáo nhiệm vụ cho HS (theo sách HDH). Cụ thể như sau: Hãy quan sát lược đồ ĐNÁ cuối thế kỉ XIX, Trả lời câu hỏi sau: Tại sao cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây ?
- Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đã bùng nổ mạnh mẽ như thế nào và tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau ra sao ?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Hs làm việc cá nhân hoặc cặp đôi.
 *Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.
- GV gọi hs trả lời. Hs bổ sung.
* Bước 4. Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, chốt ý.
3. Gợi ý sản phẩm:
- Mỗi nhóm HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
- Nắm được tình hình các nước Đông Nam Á từ sau thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực này. 
- Nắm được những nét chính về các cuộc đấu tranh giải phóng tiêu biểu Lào, Campuchia và Xiêm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở các nước Đông Nam Á. 
- Để trả lời các câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á
1. Mục tiêu: Trình bày được theo lược đồ những nét chính về quá trình xâm lược của các nước đế quốc đối với Đông Nam Á 
2. Phương thức: 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đưa lược đồ ĐNA cuối XIX đầu XX, sau đó yêu cầu HS quan sát lược đồ kết hợp nghiên cứu kiến thức SGK đàm thoại với HS về lịch sử, văn hóa , vị trí chiến lược của Đông Nam Á và nêu vấn đề:
+ Tại sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây? 
+ Quá trình thực dân xâm lược Đông Nam Á?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi hs trả lời. Hs khác bổ sung.
* Bước 4. Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, chốt ý. Hs lắng ghe, ghi chép vào vở.
3. Gợi ý sản phẩm:
- Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược. 
- Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào và Campuchia; Tây Ban Nha, rồi Mĩ chiếm Philíppin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia.
- Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành "vùng đệm" của tư bản Anh và Pháp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào chống Pháp của nhân dân Campuchia và Lào
1. Mục tiêu: Trình bày được một số cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Campuchia và Lào nêu được những nét độc đáo của các cuộc khởi nghia này.
2 Phương thức: 
 *Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
 - GV yêu cầu HS theo dõi SGK: Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Cam-pu-chia và Lào, lập bảng thống kê theo mẫu. HS theo dõi SGK tự lập bảng. 
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV quản lý lớp, hướng dẫn các em lập bảng. Sau đó treo lên bảng thống kê do GV tự làm để giúp HS chỉnh sửa. 
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV yêu cầu HS nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Cam-pu-chia cuối thế kỉ XIX và Lào đầu thế kỉ XX. 
 *Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, chốt ý. Hs lắng nghe, chốt ý.
* Gợi ý sản phẩm:
Tên khởi nghĩa
Thời gian
Địa bàn hoạt động
Kết quả
Khởi nghĩa Si-vô-tha
1861-1892
Tấn công U-đong và Phnôm Pênh
Thất bại 
Khởi nghĩa A-cha Xoa
1863- 1866
Các tỉnh giáp biên giới Việt Nam
Châu Đốc, Hà Tiên
Thất bại
Khởi nghĩa Pu-côm- bô
1866-1867
Lập căn cứ ở Tây Ninh( Việt Nam) sau đó tấn công về Cam-pu-chia kiểm soát Pa-man tấn công U-đong.
Thất bại
Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc
1901-1903
Xa-va-na-khet, Đường 9, Biên giới Việt - Lào
Thất bại
Khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam
1901-1937
Cao nguyên Bô-lô-ven
Thất bại
Khởi nghĩa Châu Pa-chay
1918-1922
Bắc Lào, Tây Bắc Việt Nam
Thất bại
Hướng dẫn học sinh rút ra kết quả và nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Cam-pu-chia và Lào
*Kết quả
- Các cuộc đấu tranh đều thất bại do tự phát thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức vững vàng.
- Thể hiện tinh thần yêu nước và tình đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương
*Nhận xét (đặc điểm)
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Lào, và Cam-pu-chia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng còn mang tính tự phát.
- Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
- Lãnh đạo là các sĩ phu yêu nước và nông dân. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: 
- Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào Đông Nam Á; những cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia; tác dụng của cải cách Rama V.
2. Phương thức: 
 *Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
+ Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp
+ Nhiệm vụ 2: HS trả lời một số câu hỏi.
 *Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- Hs làm việc cá nhân hoặc cặp đôi.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.
- GV gọi hs trả lời. HS khác bổ sung.
 *Bước 4. Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, chốt ý. Hs lắng nghe, ghi chép.
3. Gợi ý sản phẩm:
* Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp
Câu 1. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp có sự liên minh chiến đấu giữa nhân dân các nước trên bán đảo Đông Dương là 
A. khởi nghĩa Xi-vô-tha.	B. khởi nghĩa A-cha-xoa và Pu-côm-bô.
C. khởi nghĩa Ong Kẹo.	D. khởi nghĩa Com-ma-đam.
Câu 2: Trước sự đe doạ của thự dân Phương Tây, Xiêm đã thực hiện chính sách gì để bảo vệ được nền độc lập? 
A. Chuẩn bị lực lượng quân đội hùng mạnh.
B. Cầu viện Trung Quốc. 
C. Đầu hàng.
D. Mở cửa buôn bán với bên ngoài.
Câu 3. Từ nửa sau thế kỉ XIX, những quốc gia nào ở Đông Nam Á đã bị thực dân Pháp xâm chiếm? 
A. Phi-lip-pin, Bru-nây, Xing-ga-po.	 B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
C. Xiêm (Thái Lan), In-đô-nê-xi-a.	 D. Ma-lai-xi-a, Miến Điện (Mianma).
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
1. Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào Đông Nam Á; những cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia; tác dụng của cải cách Rama V.
2. Phương thức: 
* Bước 1:
- GV giao nhiệm vụ: 
+ Liên hệ cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào, Campuchia với phong trào chống Pháp ở Việt Nam.
+ Sưu tầm một số câu chuyện về tình đoàn kết trong chống Pháp của 3 nước Đông Dương.
* Bước 2: HS về nhà làm việc (có thể trao đổi cùng bạn bè, thầy cô).
* Bước 3. HS nộp bài cho giáo viên.
 *Bước 4: GV nhận xét, đánh giá. (Có thể lấy điểm để khuyến khích học sinh)
3. Gợi ý sản phẩm:
+ Liên hệ cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào, Campuchia với phong trào chống Pháp ở Việt Nam.
+ Sưu tầm một số câu chuyện về tình đoàn kết trong chống Pháp của 3 nước Đông Dương.
Tiết số 5
BÀI 4. 
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
 (TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX) - Tiết 2
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức 
- Tóm tắt được tình hình các nước Đông Nam Á từ sau thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực này. 
- Phân tích được vai trò của các giai cấp (đặc bịêt là tư sản dân tộc và giai cấp công nhân) trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. 
- Trình bày được những nét chính về các cuộc đấu tranh giải phóng tiêu biểu ở các nước Đông Nam Á: Lào, Thái Lan
2. Kỹ năng
- Biết sử dụng lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để trình bày những sự kiện tiêu biểu. 
- Phân biệt được những nét chung, riêng của các nước trong khu vực Đông Nam Á thời kỳ này. 
 3. Tư tưởng
- Nhận thức đúng về thời kỳ phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. 
- Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực.
4. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất công dân
- Hình thành và phát triển các năng lực: sưu tầm và xử lí thông tin lịch sử; trình bày lịch sử; vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề; giao tiếp và hợp tác 
- Hình thành và phát triển các phẩm chất công dân: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Các tài liệu, tranh ảnh các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học. Máy vi tính kết nối máy chiếu 
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài ở nhà
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.
III. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
* Mục tiêu: Trình bày được theo lược đồ những nét chính về quá trình xâm lược của các nước đế quốc đối với Đông Nam Á .Trình bày được phong trào giải phóng dân tộc ở Cam-pu-chia và những cải cách tiến bộ của Xiêm. Trong bài học giáo viên cần vận dụng sáng tạo linh hoạt các phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh nhằm đặt mục tiêu được đặt ra.
* Phương thức: 
 - GV giáo nhiệm vụ cho HS . Cụ thể như sau: 
+ Những tiến bộ của Xiêm so với các nước ĐNA khác trong cùng bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ là gì? Biểu hiện và kết quả?
- Học sinh trình bày hiểu biết có thể không đầy đủ, nhưng đây chính là cơ sở để các em khám phá những phần kiến thức mà giáo viên gợi mở ở phần sau.
- GV có thể tổ chức hoạt động cho HS hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi. 
* Gợi ý sản phẩm:
Mỗi nhóm HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu Xiêm giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
1. Mục tiêu: Trình bày được các biện pháp cải cách của Rama V, phân tích được ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của Xiêm.
2. Phương thức: 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tiếp tục yêu cầu HS cứ 2 bàn một ghép thành một nhóm cùng nghiên cứu SGK .
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- GV yêu cầu hs điền vào phiếu học tập. 
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.
- GV gọi đại diện một số nhóm trả lời, nhận xét bổ sung và kết luận.
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, chốt ý. Hs lắng nghe, ghi chép vào vở.
* Gợi ý sản phẩm:
* Bối cảnh lịch sử
- 1752 triều đại Ra ma được thiết lập, theo đuổi chính sách đóng cửa.
- Giữa thế kỷ XIX đứng trước sự đe doạ xâm lược của phương Tây, Ra ma IV (Mông Kút ở ngôi từ 1851 - 1868) đã thực hiện mở cửa buôn bán với nước ngoài.
- Rama V (Chu-La-long con ở ngôi từ 1868 - 1910) đã thực hiện nhiều chính sách cải cách.
* Nội dung cải cách
- Kinh tế: 
+ Nông nghiệp: để tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu nhà nước giảm nhẹ thuế ruộng, xóa bỏ chế độ lao dịch.
+ Công thương nghiệp: Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng
- Chính trị: Cải cách theo khuôn mẫu Phương Tây. Đứng đầu nhà nước vẫn là vua. Giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện). Chính phủ có 12 bộ trưởng. 
- Quân đội, tòa án, trường học được cải cách theo khuôn mẫu phương Tây. 
- Về xã hội: xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ ® giải phóng người lao động. 
- Đối ngoại: 
+ Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo: “ngoại giao cây tre”. 
+ Lợi dụng vị trí nước đệm.
+ Lợi dụng mâu thuẫn giữa 2 thế lực Anh - Pháp Þ lựa chiều có lợi để giữ chủ quyền đất nước. 
* Tính chất: Cải cách Rama V đã giúp Thái Lan phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa và giữ được chủ quyền độc lập. Vì vậy, cải cách mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào Đông Nam Á; những cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào; tác dụng của cải cách Rama V.
2. Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
+ Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp
+ Nhiệm vụ 2: HS trả lời một số câu hỏi
- Hs làm bài tập tại lớp.
- Gv gọi hs lên bảng làm bài tập. Hs khác bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý.
3. Gợi ý sản phẩm:
* Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp
Câu 1: Trước sự đe doạ của thự dân Phương Tây, Xiêm đã thực hiện chính sách gì để bảo vệ được nền độc lập? 
A. Chuẩn bị lực lượng quân đội hùng mạnh. B. Cầu viện Trung Quốc. 
C. Đầu hàng. D. Mở cửa buôn bán với bên ngoài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
1. Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào Đông Nam Á; những cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia; tác dụng của cải cách Rama V.
2. Phương thức: 
* Bước 1
- GV giao nhiệm vụ: 
1. So sánh cuộc Duy tân Minh trị và cải cách ở Xiêm.
2. Chỉ ra những điều kiện cơ bản để tạo dựng nên tình đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương. 
	Học sinh hoạt động cá nhân thảo luận tại lớp 
Sản phẩm:
1. So sánh cuộc Duy tân Minh trị và cải cách ở Xiêm
- Điểm giống nhau:
+ Hoàn cảnh
+ Mục đích
+ Lãnh đạo
- Điểm khác nhau:
+ Nội dung
+ Sự chuẩn bị
* Bước 2. HS về nhà làm việc (có thể trao đổi cùng bạn bè, thầy cô).
* Bước 3. HS nộp bài cho giáo viên.
* Bước 4. GV nhận xét, đánh giá. (Có thể lấy điểm để khuyến khích học sinh)
VÌ SAO CUỘC CẢI CÁCH CỦA VUA RAMA V ĐƯỢC COI LÀ
CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN KHÔNG TRIỆT ĐỂ???
Năm 1861, Ra ma V đã tiến hành cải cách toàn diện đất nước mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản không triệt để và trở thành nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị mất độc lập. 
Là cuộc cách mạng tư sản dưới hình thức cải cách do giai cấp phong kiên tiến hành đã xóa bỏ những cản trở của phong kiến mở đường cho kinh tế TBCN phát triển đưa nước Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Nhưng là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì không xóa bỏ phong kiến, không giải quyết ruộng đất và dân chủ cho nông dân.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_11_bai_4_cac_nuoc_dong_nam_a_tu_cuoi_the.docx