Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Chương trình học kì I - Phạm Thị Loan

Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Chương trình học kì I - Phạm Thị Loan

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

- Trình bày và nhận xét được sự thống trị tàn bạo của thực dân Anh ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là nguyên nhân của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở Ấn Độ.

- Phân tích được vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ phong trào giải phóng dân tộc. Tinh thần đấu tranh anh cũng của nông dân, công nhân và binh lính Ấn Độ chống lại thực dân Anh được thể hiện rõ nét qua cuộc khởi nghĩa Xi - pay .

- Phân biệt rõ một số khái niệm: “châu Á thức tỉnh” và “phong trào giải phóng dân tộc”, “thời kỳ đế quốc chủ nghĩa”.

2. Thái độ

- Giúp HS thấy được sự thống trị dã man, tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc và tinh thần kiên cường đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa đế quốc.

 3. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng sử dụng lược đồ Ấn Độ để trình bày diễn biến các cuộc đấu tranh tiêu biểu

4. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất công dân

- Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt (môn Lịch sử): tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học gắn với cuộc sống.

- Phẩm chất công dân: yêu nước, chăm chỉ và trách nhiệm.

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Thiết bị dạy học: Lược đồ phong trào cách mạng ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Tranh ảnh về đất nước Ấn Độ cuối thế kỉ XIX - đầu thề kỉ XX.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước bài ở nhà

- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học

 

doc 92 trang huemn72 6550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Chương trình học kì I - Phạm Thị Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..............................................
Ngày kí duyệt: ........................................
Tiết số 1
PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
CHƯƠNG I.
CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH
(THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX)
Bài 1. NHẬT BẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Trình bày và phân tích được những nội dung cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị, kết quả, tính chất, ý nghĩa cuộc cải cách Minh Trị.
- Khái quát được đặc điểm của Đế quốc chủ nghĩa Nhật Bản cuối TK XIX đầu TK XX.
- Giải thích được vì sao chiến tranh thường gắn liền với chủ nghĩa đế quốc.
- Phân biệt rõ một số khái niệm: “cải cách”, “chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt”.
2. Thái độ
- Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội.
3. Kỹ năng
- Biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học
- Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh để rút ra nhận xét, đánh giá, liờn hệ
4. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất công dân
- Hình thành và phát triển các năng lực: sưu tầm và xử lí thông tin lịch sử; trìnhbày lịch sử; vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề; giao tiếp và hợp tác 
- Hình thành và phát triển các phẩm chất công dân: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, bản đồ thế giới. Máy vi tính kết nối máy chiếu 
- Học liệu (tư liệu tham khảo): Tư liệu lịch sử 11, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử THPT (phần LSTG),...
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài ở nhà
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TRÊN LỚP
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 1. Mục tiêu: HS nhớ lại kiến thức về âm mưu và thủ đoạn của các nước Âu Mĩ đối với châu Á, nhận ra được một vài đặc điểm của Nhật Bản, nhất là sự phát triển của Nhật Bản ngày nay. Tuy nhiên, học sinh chưa biết được sự phát triển của NB từ cuối thế kỉ XIX bắt nguồn từ sự những thành công của cuộc Duy tân Minh Trị, từ đó kích thích sự tò mò về cuộc duy tân này như thế nào và nó có tác động ra sao đối với nước Nhật và khu vực sau đó.
 2. Phương thức: 
- GV dẫn dắt: Ở chương trình lịch sử lớp 10, các em đã tìm hiểu về lịch sử thế giới cận đại. Các em đã biết rằng, cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu – Mĩ đã chuyển sang đoạn đế quốc chủ nghĩa và đẩy mạnh xâm lược châu Á, Phi, khu vực Mĩ Latinh. Vậy đứng trước bối cảnh đó, các nước ở châu Á đã có những đối sách như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần I, Chương I.
- GV yêu cầu học sinh quan sát một số hình ảnh
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: 
+ Những hình ảnh trên gợi cho các em suy nghĩ về quốc gia nào? 
+ Em đã được đến đất nước đó chưa?
+ Hãy nêu một vài hiểu biết của mình về quốc gia đó?
- Học sinh trình bày hiểu biết của mình ở những mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống nối vào bài mới.
- GV dẫn: Để đạt được những thành tựu phát triển như ngày nay, Nhật Bản cũng phải trải nhiều giai đoạn khó khăn (như ở cuối thế kỉ XIX). Đứng trước nguy cơ xâm lược của tư bản phương Tây, Nhật Bản đã tiến hành cuộc cải cách toàn diện do Thiên hoàng Minh Trị khởi xướng. Vậy, cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành như thế nào? Tác động của nó đối với Nhật Bản và các nước trong khu vực ra sao? Để tìm hiểu nội dung này, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung Bài 1. NHẬT BẢN (GV kết hợp viết bảng)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình Nhật Bản trước cuộc cải cách Minh Trị
1. Mục tiêu: Tóm tắt được những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Nhật Bản trước cuộc cải cách Minh Trị và hiểu được đây cũng là nguyên nhân dẫn tới cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868.
- Phương pháp: 
+ Sử dụng nhóm phương pháp thông tin tái hiện lịch sử
+ Phương pháp dùng lời để tái hiện lịch sử (Nêu vấn đề, thuyết trình)
+ Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan (Tranh ảnh, phim tư liêu, máy vi tính kết nối máy chiếu).
2. Phương thức:
- GV: Sử dụng bản đồ thế giới kết hợp với những kiến thức môn Địa lí giới thiệu về vị trí Nhật Bản: là một quần đảo ở Đông Bắc Á, trải dài theo hình cánh cung bao gồm các đảo lớn nhỏ trong đó có 4 đảo lớn: Honsu, Hokaiđo, Kyusu và Sikôku. Nhật Bản nằm giữa vùng biển Nhật Bản và Nam Thái Bình Dương, phía đông giáp Bắc Á và Nam Triều Tiên diện tích khoảng 374.000 km2. Vào nữa dầu thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản khủng hoảng suy yếu. 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+ Những mâu thuẫn tồn tại trong kinh tế, chính trị, xã hội của Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là gì?
+ Hướng giải quyết những mâu thuẫn trên của Nhật Bản ? 
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm (tùy từng lớp) để tìm hiểu về những mâu thuẫn tồn tại trong lòng xã hội Nhật Bản.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi 1-2 HS bất kì báo cáo, các HS khác lắng nghe, sau đó phản biện, bổ sung, chỉnh sửa.
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, phân tích ý kiến của học sinh, chốt ý.
- Hs: chú ý lắng nghe, ghi chép vào vở.
 3. Gợi ý sản phẩm
- Về kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, tuy nhiên những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã hình thành và phát triển nhanh chóng.
- Về chính trị: Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân - Sôgun.
- Về xã hội: Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế, song không có quyền lực về chính trị. Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc Duy tân Minh Trị
1. Mục tiêu: Trình bày được những nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá giáo dục, quân sự, từ đó hiểu rõ ý nghĩa, vai trò của những cải cách đó. Lý giải được vì sao Cuộc cải cách Minh Trị còn mang tính chất là một cuộc CMTS.
2. Phương thức: 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc nội dung cơ bản của cải cách Minh Trị trong SGK và trả lời câu hỏi:
 + Cho biết những điểm mới của Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực?
 + Trong các nội dung cải cách, theo em nội dung nào quan trọng nhất? Vì sao?
 + Ý nghĩa, vai trò của cuộc cải cách ?
 * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu.
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.
- GV gọi 1-2 HS bất kì báo cáo, các HS khác lắng nghe, sau đó phản biện, bổ sung, chỉnh sửa.
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, đánh giá ý kiến hs và chốt ý. HS chý ý lắng nghe và ghi chép vào vở
 *Gợi ý sản phẩm:
- Tháng 1-1868, Minh Trị thực hiện một loạt những cải cách tiến bộ, trên tất cả các lĩnh vực.
- Nội dung:
+ Về chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân. 
+ Về kinh tế: thống nhất tiền tệ, thị trường; xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến; tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn; xây dựng cơ sở hạ tầng... 
+ Về quân sự: Quân đội tổ chức và huấn luyện kiểu phương Tây; chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí, đạn dược.
+ Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng giảng dạy nội dung KH-KT; cử học sinh giỏi đi du học. 
- Tính chất, ý nghĩa: Cuộc cải cách Minh Trị mang tính chất là cuộc CMTS, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Nội dung quan trọng nhất là Giáo dục: Vì góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo điều kiện tiếp thu KHKT phát triển kinh tế. 
- Ý nghĩa, vai trò của cải cách:
+ Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.
+ Tạo điều kiện cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản, đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á.
→ GV đặt vấn đề: So với yêu cầu đặt ra, cuộc cải cách Minh Trị còn những hạn chế nào ? 
- HS giải đáp theo nội dung sau: 
- Thế lực phong kiến còn mạnh trong đời sống kinh tế, chính trị.
- Vai trò quần chúng bị phai mờ, nông dân chưa được chia ruộng đất; các tầng lớp nhân dân lao động khác bị áp bức, bóc lột nặng nề.
Hoạt động 3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa.
1. Mục tiêu:
- Phân tích được những biểu hiện về sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế XIX - đầu thế kỉ XX.
2. Phương thức: 
* Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: 
 + Sự chuyển biến kinh tế của Nhật Bản sau cải cách? 
 + Lãnh thổ của Nhật Bản thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó?
 + Đặc điểm của đế quốc Nhật?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Trong hoạt động này GV tổ chức hoạt động học tập ở cá nhân sau đó trao đổi nhóm và báo cáo kết quả làm việc trước lớp. 
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS, nhóm để có thể gợi ý học trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
- GV có thể sử dụng các phương pháp dạy học trao đổi đàm thoại và sử dụng đồ dụng trực quan để khai thác tranh ảnh trong hoạt động này.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.
- GV gọi hs trình bày ý kiến, hs khác bổ sung.
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, phân tích ý kiến hs và chốt ý. Hs lắng nghe và ghi chép vào vở.
 * Gợi ý sản phẩm:
- Quan sát hình 2. Lễ khánh thành một đoàn tàu ở Nhật Bản để biết được sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị.
- Quan sát hình 3. Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật Bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, xác định những vùng đất Nhật Bản xâm chiếm và bành trướng cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản dẫn tới sự ra đời các công ti độc quyền như Mítxưi, Mítsubisi,... Sự lũng đoạn của các công ti độc quyền này đối với kinh tế, chính trị Nhật Bản.
- Sự phát triển kinh tế đã tạo sức mạnh về quân sự, chính trị ở Nhật Bản. Giới cầm quyền đã thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến : chiến tranh Đài Loan, chiến tranh Trung - Nhật, chiến tranh Nga - Nhật ; thông qua đó, Nhật chiếm Liêu Đông, Lữ Thuận, Sơn Đông, bán đảo Triều Tiên,... 
- Nhật Bản tiến lên chủ nghĩa tư bản song quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì. Tầng lớp quý tộc vẫn có ưu thế chính trị lớn và chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là đế quốc phong kiến quân phiệt.
- Quần chúng nhân dân, tiêu biểu là công nhân bị bần cùng hoá. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân lên cao, dẫn tới sự thành lập của Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản năm 1901. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về hoàn cảnh, nội dung, kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách Minh Trị
2. Phương thức: 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:
Nội dung
 Cách mạng tư sản P. Tây
 Cải cách Minh trị
Nhiệm vụ- Mục tiêu
Lãnh đạo
Lực lượng
Hình thức
Kết quả
Tính chất
- Yêu cầu này nhằm củng cố kiến thức về cách mạng tư sản ở Nhật nói riêng, CMTS nói chung. Với việc điền những nội dung phù hợp vào bảng thống kê trên HS phải dựa vào những kiến thức đã học về cách mạng tư sản
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Hs làm việc theo yêu cầu của giáo viên ( làm việc cá nhân).
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.
- GV gọi hs trình bày ý kiến, hs khác bổ sung.
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện 
- GV Nhận xét ý kiến của học sinh, chốt ý. Hs lắng nghe và ghi chép vào vở.
* Gợi ý sản phẩm
Nội dung
Cách mạng tư sản P. Tây
Cải cách Minh trị
Nhiệm vụ- Mục tiêu
Lật đổ CĐPK, mở đường cho CNTB phát triển
Lật đổ chế độ Sôgun, mở đường cho CNTB phát triển
Lãnh đạo
Tư sản 
Thiên hoàng Minh Trị
Lực lượng
Quần chúng nhân dân
Tư sản, Quí tộc tư sản hóa
Phương pháp CM
Chủ yếu đấu tranh vũ trang
Cải cách
Kết quả
Lật đổ CĐPK, mở đường cho CNTB phát triển
Xóa bỏ cản trưở của CĐPK, mở đường cho CNTB phát triển, đưa Nhật thoát khỏi thân phận nước thuộc địa
Tính chất
Cách mạng tư sản
Cách mạng tư sản
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
1. Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để liên hệ với tình hình, nhiệm vụ cách mạng của các nước trong khu vực và Việt Nam cuối thế kỉ XIX
2. Phương thức: 
* Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi:
+ Cuộc cải cách Minh Trị ảnh hưởng như thế nào đến các nước trong khu vực ?
+ Việt Nam có chịu tác động bởi cuộc cải cách Minh Trị không? Lấy dẫn chứng?
+ Em học được những đức tính gì từ con người Nhật?
+ Lấy dẫn chứng về sự hợp tác, giúp đỡ của Nhật Bản đối với việt Nam trong lĩnh vực giáo dục?
* Bước 2: Hs làm bài tập tại lớp.
* Bước 3: GV gọi hs lên bảng làm bài tập.
* Bước 4: GV nhận xét, chốt ý.
* Gợi ý sản phẩm:
- Cuộc cải cách Minh Trị ảnh hưởng như thế nào đến các nước trong khu vực ?
- Tác động sâu sắc đến nhiều nước trong khu vực: Trung Quốc với cuộc Duy Tân năm Mậu Tuất: Tình hình TQ cuối TK XIX cũng giống như Nhật nhưng triều đình Mãn Thanh thực hiện chính sách thủ cựu nên bị các nước đế quốc xâu xé mâu thuẫn xã hội gay gắt. Năm 1898 cuộc vận động Duy Tân nổ ra do Khang Hữu vi và Lương Khải Siêu thực hiện do tác động bởi cuộc cải cách Minh Tri ở Nhật
- Việt Nam có chịu tác động bởi cuộc cải cách Minh Trị không? Lấy dẫn chứng
+ VN có bị ảnh hưởng bởi cuộc cải cách Minh Trị
+ Dẫn chứng: Cụ Phan Bội Châu coi Nhật là anh cả da vàng muốn noi gương Nhật, dựa vào Nhật để cứu nước .
- Em học được những đức tính gì từ con người Nhật?
+ Tinh thần tự lực tự cường, vượt khó, tính cộng đồng, ý thức tự giác
+ Tinh thần ham học tiếp thu KHKT...
- Lấy dẫn chứng về sự hợp tác, giúp đỡ của Nhật Bản đối với việt Nam trong lĩnh vực giáo dục? + Nguồn vốn đầu tư của Nhật cho Giáo dục VN
 + Du học sinh VN ở Nhật...
Ngày soạn: ..............................................
Ngày kí duyệt: .......................................
Tiết số 2
BÀI 2. ẤN ĐỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: 
- Trình bày và nhận xét được sự thống trị tàn bạo của thực dân Anh ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là nguyên nhân của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở Ấn Độ. 
- Phân tích được vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ phong trào giải phóng dân tộc. Tinh thần đấu tranh anh cũng của nông dân, công nhân và binh lính Ấn Độ chống lại thực dân Anh được thể hiện rõ nét qua cuộc khởi nghĩa Xi - pay . 
- Phân biệt rõ một số khái niệm: “châu Á thức tỉnh” và “phong trào giải phóng dân tộc”, “thời kỳ đế quốc chủ nghĩa”. 
2. Thái độ
- Giúp HS thấy được sự thống trị dã man, tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc và tinh thần kiên cường đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa đế quốc. 
 3. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng sử dụng lược đồ Ấn Độ để trình bày diễn biến các cuộc đấu tranh tiêu biểu
4. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất công dân
- Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt (môn Lịch sử): tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học gắn với cuộc sống.
- Phẩm chất công dân: yêu nước, chăm chỉ và trách nhiệm.
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Lược đồ phong trào cách mạng ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Tranh ảnh về đất nước Ấn Độ cuối thế kỉ XIX - đầu thề kỉ XX.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài ở nhà
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
* Mục tiêu: 
Với việc HS quan sát chân dung nhà hàng hải Va-xcô đơ Ga-ma, các em có thể biết được đây là người phương Tây đầu tiên đã vượt mũi Hảo Vọng tìm tới Ấn Độ. Từ đó các nước phương Tây từng bước xâm nhập Ấn Độ. Tuy nhiên các em chưa thể biết cụ thể: Các nước tư bản phương Tây và thực dân Anh đã xâm chiếm Ấn Độ như thế nào? Thực dân Anh đã thực hiện chính sách thống trị trên đất Ấn Độ ra sao? Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ diễn ra như thế nào? Điều đó sẽ kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
* Phương thức: 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
 - GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát những bức ảnh và thảo luận một số vấn đề dưới đây: (Trình chiếu trên Powerpoint)
- Ai là người tìm được con đường biển tới tiểu lục Ấn Độ?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- Gv có thể tổ chức hoạt động cho Hs hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.
- GV gọi hs trình bày ý kiến, hs khác bổ sung.
- Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá ý kiến hs. 
- GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
* Gợi ý sản phẩm: 
- Năm 1498 nhà hàng hải Vasco da Game đã vượt mũi Hảo Vọng tìm được con đường biển tới tiểu lục Ấn Độ. Từ đó các nước phương Tây đã xâm nhập vào Ấn Độ. Các nước phương Tây đã xâm lược Ấn Độ như thế nào? Thực dân Anh đã độc chiếm và thực hiện chính sách thống trị trên đất Ấn Độ ra sao? Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giải phóng dân tộc ở Ấn Độ diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 2. Ấn Độ để trả lời.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.
1. Mục tiêu: Hs tóm tắt được quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ và trình bày được chính sách cai trị của thực dân Anh.
2. Phương thức.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đưa ra câu hỏi: Quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ như thế nào? Thực dân Anh đã thi hành chính sách cai trị ra sao? Những chính sách thống trị của thực dân Anh đưa đến hậu quả gì?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Trong hoạt động này Gv có thể tổ chức cho Hs hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Hs suy nghĩ, trao đổi thảo luận thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình Hs làm việc, Gv chú ý đến các Hs để có thể gợi ý hoặc trợ giúp các em.
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, chốt ý. Hs lắng nghe và ghi chép vào vở.
* Gợi ý sản phẩm
- Qúa trình thực dân xâm lược Ấn Độ: 
+ Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu ® các nước phương Tây chủ yếu Anh - Pháp đua nhau xâm lược. 
+ Kết quả: Giữa thế kỉ XVII Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ. 
- Chính sách cai trị của thực dân Anh: 
+ Về kinh tế: Thực dân Anh thực hiện chính sách vơ vét tài nguyên cùng kiệt và bóc lột nhân công rẻ mạt ® nhằm biến Ấn Độ thành thị trường quan trọng của Anh 
+ Về chính trị - xã hội: Chính phủ Anh Thiết lập chế độ cai trị trực tiếp Ấn Độ với những thủ đoạn chủ yếu là : chia để trị, mua chuộc giai cấp thống trị, khơi sâu thù hằn dân tộc, tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội. 
+ Về văn hóa - giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa. 
- Hậu quả
+ Kinh tế giảm sút, bần cùng 
+ Đời sống nhân dân người dân cực khổ
Hoạt động 2: Tìm hiểu Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc ( 1885 - 1908).
1. Mục tiêu: Hs trình bày được sự thành lập Đảng Quốc đại, làm rõ được sự phân hóa trong Đảng Quốc đại và các phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.
2. Phương thức: 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv giao nhiệm vụ cho HS: Hãy đọc thông tin trang 11SGK, cho biết Đảng Quốc đại được thành lập như thế nào? Chủ trương của Đảng Quốc đại đem lại kết quả gì? Hãy so sánh phong trào cách mạng 1885 – 1908 với khởi nghĩa Xipay?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Hs suy nghĩ, trao đổi thảo luận thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình Hs làm việc, Gv chú ý đến các Hs để có thể gợi ý hoặc trợ giúp các em.
* Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận.
- GV gọi hs trình bày ý kiến. Hs khác bổ sung.
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, chốt ý. Hs chý ý lắng nghe, ghi chép vào vở.
3. Gợi ý sản phẩm: 
- Sự thành lập Đảng Quốc đại 
+ Năm 1885 giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc đại 
+ Trong 20 năm Đảng chủ trương đấu tranh ôn hòa. 
+ Do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính quyền sách 2 mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hóa thành 2 phái: ôn hòa và phái cực đoan (kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu) 
+ Phong trào đấu tranh chống đạo luật chia cắt Ben-gan 1905. 
+ Đỉnh cao của phong trào là cuộc tổng bãi công ở Bom-bay 1908. 
+ Tháng 7/1908 thực dân Anh bắt Ti - Lắc, kết án 6 năm tù ® công nhân Bom-bay đã tổng bãi công kéo dài 6 ngày để ủng hộ Ti- lắc. 
- Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ.
+ Lực lượng tham gia: Công nhân, nông dân, tư sản, trong đó có vai trò của công nhân. 
+ Phong trào do giai cấp tư sản lãnh đạo mang đậm ý thức dân tộc, đánh dấu sự thức tỉnh tinh thần độc lập của nhân dân Ấn Độ. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ, chính sách của thực dân Anh, và chủ trương của Đảng Quốc đại.
2. Phương thức: 
* Bước 1: Gv giao nhiệm vụ vho Hs:
+ Nhiệm vụ 1: Hs làm bài trắc nghiệm tại lớp.
+ Nhiệm vụ 2: ( Hs làm việc ở nhà) Hs hoàn thiện việc trả lời câu hỏi sau:
Câu 1. Những nét lớn trong chính sách thống trị của thực dân Anh? Chính sách đó dẫn đến những hậu quả gì đối với đất nước Ấn Độ
Câu 2: Quá trình thành lập và hoạt động của Đảng Quốc Đại Ấn Độ. 
* Bước 2: Hs làm bài tập tại lớp.
* Bước 3. Gv gọi hs lên bảng làm bài tập. Hs khác chu ý theo dõi.
* Bước 4: Gv nhận xét, chốt ý.
3. Dự kiến sản phẩm: 
* Nhiệm vụ 1: Hs làm bài tập tắc nghiệm
Câu 1. Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp gì để đấu tranh đòi Chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ?
A. Dùng phương pháp ôn hòa. B. Dùng phương pháp thương lượng 
C. Dùng phương pháp bạo lực. D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.
Câu 2. Thực dân Anh tiến hành khai thác Ấn Độ về kinh tế nhằm mục đích
A. khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
B. đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
C. áp đặt sự nô dịch về chính trị, xã hội. 
D. chú trọng phát triển về kinh tế Ấn Độ.
Câu 3. Trong khoảng 25 năm cuối thế kỉ XIX, dưới chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Anh số người chết đói ở Ấn Độ là
A. 36 triệu người. C. 26 triệu người. B. 27 triệu người. D. 16 triệu người. 
* Nhiệm vụ 2: Hs hoàn thiện các câu trả lời.
 D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
* Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: Tinh thần kiên quyết đấu tranh chống ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân để giành độc lập dân tộc. Từ đó giải thích được các khái niệm và liên hệ với thực tiễn lịch sử Việt Nam.
* Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể trình bày ở lớp hoặc làm bài tập ở nhà):
1. Nêu hiểu biết của em về khái niệm “châu Á thức tỉnh”. 
2. Qua hoạt động của Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc Ấn Độ trong những năm 1905 – 1908, hãy liên hệ về thái độ, khả năng cách mạng và hoạt động của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong cách mạng dân tộc đầu thế kỉ XX.
* Dự kiến sản phẩm:
- HS có thể trình bày trên lớp hoặc viết báo cáo ở nhà.
- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử 
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi 
Ngày soạn: ..............................................
Ngày kí duyệt: .......................................
Tiết số 3
BÀI 3. TRUNG QUỐC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức 
- Tóm tắt được cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, do chính quyền mãn Thanh suy yếu, bạc nhược mà đất nước TQ rộng lớn, có nền văn minh lâu đời đã bị các nước đế quốc xâu xé, trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
- Trình bày được những nét chính về các phong trào đấu tranh chống phong kiến và đế quốc diễn ra hết sức sôi nổi, tiêu biểu là cuộc vận động Duy tân(1898), phong trào Nghĩa Hoà đoàn(1900), cách mạng Tân Hợi (1911). Ý nghĩa lịch sử của các phong trào đó.
- Phân biệt rõ một số khái niệm: “Nửa thuộc địa, nửa phong kiến”, “Vận động Duy Tân” 
2. Kỹ năng:
- Giúp HS bước đầu biết đánh giá về trách nhiệm của triều đình phong kiến Mãn Thanh trong việc để Trung Quốc rơi vào tay các nước đế quốc, biết sử dụng lược đồ Trung Quốc để trình bày các sự kiện của phong trào Nghĩa Hòa đoàn và cách mạng Tân Hợi. 
3. Tư tưởng.
- Giúp HS có biểu lộ sự cảm thông, khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc, phong kiến, đặc biệt là cuộc cách mạng Tân Hợi. 
4. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất công dân
- Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt (môn Lịch sử): tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học gắn với cuộc sống.
- Phẩm chất công dân: yêu nước, chăm chỉ và trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Bản đồ Trung Quốc, lược đồ Cách mạng Tân Hợi, lược đồ “Phong trào Nghĩa Hòa đoàn”, tranh ảnh, tài liệu cần thiết phục vụ bài giảng. Máy vi tính kết nối máy chiếu 
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài ở nhà
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
* Mục tiêu: Với việc HS quan sát hình ảnh Các nước đế quốc “xâu xé” cái bánh ngọt Trung Quốc, các em có thể biết được cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX các nước tư bản phương Tây đã cơ bản hoàn thành việc xâm lươc Trung Quốc, điều đó làm bùng lên phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân Trung Quốc. Tuy nhiên, các em có thể chưa biết đầy đủ và chi tiết về các phong trào cách mạng này (nguyên nhân, diễn biến, kết quả, tính chất và ý nghĩa). Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
* Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát hình ảnh Các nước đế quốc “xâu xé” cái bánh ngọt Trung Quốc và thảo luận một số vấn đề dưới đây:
1. Tác giả bức tranh muốn nói lên điều gì?
2. Các em rút ra được điều gì về lịch sử Trung Quốc cuối thế kỉ XIX được thể hiện qua bức tranh?
* Gợi ý sản phẩm: 
- Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
- Vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, châu Á có những biến đổi lớn, riêng Nhật Bản đã chuyển sang chủ nghĩa tư bản sau cải cách Minh Trị. Còn lại hầu hết các nước Châu Á khác đều bị biến thành thuộc địa hoặc phụ Trung Quốc - một nước lớn của Châu Á song cũng không thoát khỏi thân phận một thuộc địa./ để hiểu được Trung Quốc đã bị các đế quốc xâm lược như thế nào và cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến, đế quốc ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu bài: Trung Quốc. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
1. Mục tiêu: Hs tóm tắt được diễn biến chính, lãnh đạo, lực lượng, tính chất, ý nghĩa của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.
2. Phương thức
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv yêu cầu Hs đọc kiến thức trong SGK, rồi yêu cầu Hs lập bảng thống kê về các phong trào đấu tranh theo các tiêu trí sau: diễn biến chính, lãnh đạo, lực lượng, tính chất và ý nghĩa ( Khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc, Phong trào Duy Tân, Phong trào Nghĩa Hòa đoàn).
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Trong hoạt động này Gv có thể tổ chức cho Hs hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu.
- Trong quá trình Hs làm việc, Gv chú ý đến các Hs để có thể gợi ý hoặc trợ giúp các em.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv yêu cầu Hs trả lời câu hỏi sau: Em rút ra nhận xét gì về các cuộc đấu tranh chống phong kiến, đế quốc ở Trung Quốc.
- Hs suy nghĩ, trao đổi thảo luận thực hiện theo yêu cầu.
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, chốt ý. HS lắng nghe, ghi chép.
3. Gợi ý sản phẩm.
Nội dung
khởi nghĩa Thái bình Thiên Quốc
Phong trào Duy Tân
Phong trào Nghĩa Hòa đoàn
Diễn biến chính
Bùng nổ ngày 1/1/1851 tại kim Điền (Quảng Tây) ® lan rộng khắp cả nước ® bị phong kiến đàn áp ® năm 1864 thất bại 
Năm 1898 diễn ra cuộc vận động Duy Tân, tiến hành cải cách cứu vãn tình thế.
Năm 1899 bùng nổ ở Sơn Đông lan sang Trực Lệ, Sơn Tây, tấn cong sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh, bị liên quân 8 nước đế quốc tấn công ® thất bại 
Lãnh đạo
Hồng Tú Toàn 
Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu.
Lực lượng
Nông dân 
Quan lại, sỹ phu tiến bộ, vua Quang Tự 
Nông dân 
Tính chất - ý thức
Là cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại chống phong kiến làm lung lay triều đình phong kiến Mãn Thanh 
Cải cách dân chủ, tư sản, khởi xướng khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc 
Phong trào yêu nước chống đế quốc. Giáng một đòn mạnh vào đế quốc. 
- Nguyên nhân thất bại 
+ Chưa có tổ chức lãnh đạo
+ Do sự bảo thủ, hèn nhát của triều đình phong kiến. 
+ Do phong kiến và đế quốc cấu kết đàn áp 
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi 1911.
1. Mục tiêu: Hs tóm tắt được đôi nét về tiểu sử của Tôn trung Sơn và sự thành lập trung quốc Đồng minh hội. Trình bày được nguyên nhân, diễn biến, tính chất và ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi 1911.
2. Phương thức
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Hs quan sát bức ảnh sau và trả lời câu hỏi: (Trình chiếu trên Powerpoint)
- Nêu hiểu biết củ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_chuong_trinh_hoc_ki_i_pham_thi_loan.doc