Hóa học 11 - Chuyên đề 2: Hiđrocacbon no

Hóa học 11 - Chuyên đề 2: Hiđrocacbon no

Câu 1 :

a. Nêu khái niệm về hiđrocacbon no và lấy ví dụ minh họa.

b. Viết các đồng phân có công thức phân tử tương ứng là C4H10, C5H12, C6H14, C4H9Cl, C5H11Cl, C3H5Br3.

Câu 2 :

a. Trình bày cách gọi tên ankan theo danh pháp quốc tế và danh pháp thường, lấy ví dụ minh họa.

b. Cho các chất sau :

 Hãy gọi tên từng chất theo danh pháp thường và danh pháp quốc tế.

c. Viết công thức cấu tạo của các chất có tên như sau : iso-butan; neo-pentan; pentan; 2,3-đimetylbutan; 2,2,3,3-tetrametylbutan; 2,4-đimetylheptan.

d. Thế nào là gốc ankyl. Gọi tên các gốc ankyl và dẫn xuất halogen có cấu tạo như sau :

Câu 3 : Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống :

- Các ankan có số nguyên tử C .(1). ở trạng thái khí, .(2). ở trạng thái lỏng, .(3). ở trạng thái rắn.

- Các ankan đều không tan trong .(4). nhưng tan nhiều trong .(5).

- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của ankan tăng dần khi .(6). tăng. Khi cấu trúc phân tử càng gọn thì ankan có nhiệt độ sôi .(7). và ngược lại.

Câu 4 : Viết phương trình hóa học ứng với các trường hợp sau :

a. Clo hóa (as) propan; n-butan; neopentan; isopentan; 2,3-đimetylbutan tạo ra sản phẩm thế monoclo.

b. Tách 1 phân tử H2 từ etan; propan; n-butan.

c. Crackinh propan; iso-butan; n-butan; n-pentan. Tìm mối liên hệ giữa số mol sản phẩm và số mol ankan ban đầu khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.

d. Đốt cháy ankan ở dạng tổng quát. Tìm mối liên hệ giữa số mol CO2, H2O và số mol ankan tham gia phản ứng.

e. Đốt cháy hiđrocacbon ở dạng tổng quát. Tìm mối liên hệ giữa số mol CO2, H2O và số mol hiđrocacbon tham gia phản ứng.

 

doc 114 trang lexuan 33740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hóa học 11 - Chuyên đề 2: Hiđrocacbon no", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 2 : 	HIĐROCACBON NO
A. HỆ THỐNG CÂU HỎI CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Câu 1 : 
a. Nêu khái niệm về hiđrocacbon no và lấy ví dụ minh họa.
b. Viết các đồng phân có công thức phân tử tương ứng là C4H10, C5H12, C6H14, C4H9Cl, C5H11Cl, C3H5Br3.
Câu 2 : 
a. Trình bày cách gọi tên ankan theo danh pháp quốc tế và danh pháp thường, lấy ví dụ minh họa.
b. Cho các chất sau :
 Hãy gọi tên từng chất theo danh pháp thường và danh pháp quốc tế.
c. Viết công thức cấu tạo của các chất có tên như sau : iso-butan; neo-pentan; pentan; 2,3-đimetylbutan; 2,2,3,3-tetrametylbutan; 2,4-đimetylheptan.
d. Thế nào là gốc ankyl. Gọi tên các gốc ankyl và dẫn xuất halogen có cấu tạo như sau :
Câu 3 : Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống :
- Các ankan có số nguyên tử C ...(1)... ở trạng thái khí, ...(2)... ở trạng thái lỏng, ...(3)... ở trạng thái rắn.
- Các ankan đều không tan trong ...(4)... nhưng tan nhiều trong ...(5)...
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của ankan tăng dần khi ...(6)... tăng. Khi cấu trúc phân tử càng gọn thì ankan có nhiệt độ sôi ...(7)... và ngược lại.
Câu 4 : Viết phương trình hóa học ứng với các trường hợp sau :
a. Clo hóa (as) propan; n-butan; neopentan; isopentan; 2,3-đimetylbutan tạo ra sản phẩm thế monoclo. 
b. Tách 1 phân tử H2 từ etan; propan; n-butan.
c. Crackinh propan; iso-butan; n-butan; n-pentan. Tìm mối liên hệ giữa số mol sản phẩm và số mol ankan ban đầu khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
d. Đốt cháy ankan ở dạng tổng quát. Tìm mối liên hệ giữa số mol CO2, H2O và số mol ankan tham gia phản ứng.
e. Đốt cháy hiđrocacbon ở dạng tổng quát. Tìm mối liên hệ giữa số mol CO2, H2O và số mol hiđrocacbon tham gia phản ứng.
Câu 5 : Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau :
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1 : 
a. Hiđrocacbon no là những hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn (liên kết σ). Hiđrocacbon no có 2 loại là mạch hở (ankan) và mạch vòng (xicloankan). Ví dụ :
Ankan
Xicloankan
b. 
C4H10
C5H12
C6H14
C4H9Cl
C5H11Cl
C3H5Br3
Câu 2 : 
a. 
● Danh pháp quốc tế của ankan :
Các bước gọi tên ankan mạch nhánh theo danh pháp quốc tế :
Bước 1 : Chọn mạch cacbon dài nhất (có nhiều nguyên tử C nhất) làm mạch chính.
Bước 2 : Đánh số thứ tự (1, 2, 3,...) trên mạch chính từ phía gần nhánh hơn. Nếu có nhiều nhánh thì đánh số thự tự sao cho tổng chỉ số vị trí của các nhánh là nhỏ nhất.
Bước 3 : Gọi vị trí (2, 3,...) mạch nhánh + Tên mạch nhánh (metyl, etyl,...) + Tên mạch chính (prop, but, pent,...) + an. Nếu ankan có nhiều nhánh giống nhau thì thêm các từ đi, tri, tetra,.. ngay trước tên nhánh để chỉ số lượng nhánh. Ví dụ có 2 nhánh CH3- thì gọi là đimetyl; 3 nhánh CH3- thì gọi là trimetyl, 
Ví dụ : Ankan 
có tên gọi là 2,4-đimetylheptan.
Giải thích : Cách chọn mạch chính và đánh số thứ tự các nguyên tử C trên mạch chính như sau:
● Danh pháp thường của ankan
Danh pháp thường chỉ dùng để gọi tên ankan có mạch C như sau :
Đặc điểm mạch C
Tên gọi
Mạch không nhánh
n-ankan
Có 1 nhánh CH3- gắn vào nguyên tử C số 2 trên mạch chính
iso-ankan (tính cả nguyên tử C ở mạch nhánh)
Có 2 nhánh CH3- gắn vào nguyên tử C số 2 trên mạch chính
neo-ankan (tính cả nguyên tử C ở mạch nhánh)
Ví dụ :
Công thức cấu tạo
Tên thường
n-pentan
iso-pentan
neo-pentan
b. 
Công thức cấu tạo
Danh pháp quốc tế
Danh pháp thường
Butan
n-butan
2-metylpropan
iso-butan
2-metylbutan
iso-pentan
2,2-đimetylbutan
neo-hexan
c. 
Tên gọi
Công thức cấu tạo
iso-butan
neo-pentan
pentan
2,3-đimetylbutan
2,2,3,3-tetrametylbutan
2,4-đimetylheptan
d. Khi phân tử ankan mất đi một hay một vài nguyên từ H sẽ tạo thành gốc ankyl. Ankan mất 1 nguyên tử H sẽ tạo ra gốc ankyl hóa trị 1, mất 2 nguyên tử H sẽ tạo ra gốc ankyl hóa trị 2,...
Công thức
Tên gọi
iso-butyl
tert-butyl
iso-propyl
sec-butyl
n-butyl
isobutyl clorua
hoặc 1-clo-2-metylpropan
tert-butyl clorua
hoặc 2-clo-2-metylpropan
iso-propyl bromua
hoặc 2-brompropan
sec-butyl clorua
hoặc 2-clobutan
n-butyl clorua
hoặc 1-clobutan
iso-pentyl clorua
hoặc 1-clo-3-metylbutan
2-clo-3-metylpetan
Câu 3 : 
(1) : từ 1 đến 4
(2) : từ 5 đến 17
(3) : từ 18 trở lên
(4) : không tan trong nước
(5) : các dung môi hữu cơ
(6) : số nguyên tử tăng (khối lượng mol tăng)
(7) : càng thấp
Câu 4 : Viết phương trình hóa học ứng với các trường hợp sau :
a. 
b. 
c. 
● Khi crackinh hoàn toàn ankan có 3 hoặc 4 nguyên tử C thì 
● Khi crackinh hoàn toàn ankan có từ 5 nguyên tử C trở lên thì 
● Khi crackinh hoàn toàn hoặc không hoàn toàn ankan ta luôn có :
d. 
e. 
Câu 5 : 
B. HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ nhận biết
Câu 1: Ankan là những hiđrocacbon no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n+2 (n ≥1).	B. CnH2n (n ≥2).	
C. CnH2n-2 (n ≥2).	D. CnH2n-6 (n ≥6).
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh – Đăk Nông, năm 2015)
Câu 2: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào sai ?
A. Tất cả các ankan đều có công thức phân tử CnH2n+2.
B. Tất cả các chất có công thức phân tử CnH2n+2 đều là ankan.
C. Tất cả các ankan đều chỉ có liên kết đơn trong phân tử.
D. Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Lê Quý Đôn, năm 2016)
Câu 3: Ở điều kiện thường hiđrocacbon nào sau đây ở thể lỏng ?
A. C4H10. B. C2H6. 	C. C3H8.	D. C5H12. 
Câu 4: Ankan hòa tan tốt trong dung môi nào sau đây ?
A. Nước.	B. Benzen.	
C. Dung dịch axit HCl.	D. Dung dịch NaOH.
Câu 5: Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là :
A. Phản ứng tách.	B. Phản ứng thế.	
C. Phản ứng cộng.	D. Phản ứng oxi hóa.
Câu 6: Các ankan không tham gia loại phản ứng nào ?
A. Phản ứng thế.	B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng tách.	D. Phản ứng cháy.
Câu 7: Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là :
A. metan.	B. etan.	C. propan.	D. n-butan.
2. Mức độ thông hiểu
Câu 8: Phân tử metan không tan trong nước vì lí do nào sau đây ?
A. Metan là chất khí.	B. Phân tử metan không phân cực.
	C. Metan không có liên kết đôi.	D. Phân tử khối của metan nhỏ.
Câu 9: Trong các chất dưới đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất ?
A. Butan.	B. Etan.	C. Metan.	D. Propan.
(Đề thi kiểm tra 1 tiết – THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ, năm 2016)
Câu 10: Trong số các ankan đồng phân của nhau, đồng phân nào có nhiệt độ sôi cao nhất ?
A. Đồng phân mạch không nhánh.
B. Đồng phân mạch phân nhánh nhiều nhất.
C. Đồng phân isoankan.
D. Đồng phân tert-ankan.
Câu 11: Cho các chất sau :
C2H6 (I); 	C3H8 (II); 	n-C4H10 (III); 	i-C4H10 (IV)
Nhiệt độ sôi tăng dần theo dãy là :
A. (III) < (IV) < (II) < (I). 	B. (III) < (IV) < (II) < (I).	C. (I) < (II) < (IV) < (III).	D. (I) < (II) < (III) < (IV).
Câu 12: Cho các chất sau :
	CH3–CH2–CH2–CH2–CH3 (I)
Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là :
A. I < II < III.	B. II < I < III.	
C. III < II < I.	D. II < III < I.
Câu 13: Cho các chất :
Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là :
A. (I) < (II) < (III).	B. (II) < (I) < (III).	
C. (III) < (II) < (I).	D. (II) < (III) < (I).
Câu 14: Cho các chất sau :
CH3–CH2–CH2–CH3 (I); CH3–CH2–CH2–CH2–CH2–CH3 (II)
Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất là :
A. (I) > (II) > (III) > (IV).	B. (II) > (III) > (IV) > (I).
C. (III) > (IV) > (II) > (I).	D. (IV) > (II) > (III) > (I).
Câu 15: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C5H12 ?
A. 3 đồng phân.	B. 4 đồng phân.	C. 5 đồng phân.	D. 6 đồng phân.
Câu 16: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C6H14 ?
A. 3 đồng phân.	B. 4 đồng phân.	C. 5 đồng phân.	D. 6 đồng phân.
Câu 17: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C4H9Cl ?
A. 3 đồng phân.	B. 4 đồng phân.	C. 5 đồng phân.	D. 6 đồng phân.
Câu 18: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C5H11Cl ?
A. 6 đồng phân.	B. 7 đồng phân. 	
C. 5 đồng phân.	D. 8 đồng phân.
Câu 19: Hợp chất X có công thức cấu tạo thu gọn nhất là : 
Hãy cho biết trong phân tử X các nguyên tử C dùng bao nhiêu electron hoá trị để tạo liên kết C–H.
 	A. 10. B. 16. 	C. 14. 	D. 12. 
Câu 20: Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là : 
A. C2H6.	B. C3H8. 	C. C4H10.	D. C5H12. 
Câu 21: Cho các ankan sau :
Tên thông thường của các ankan sau đây có tên tương ứng là :
A. (1) : iso-pentan; (2) : tert-butan; (3) : iso-propan ; (4) : n-butan; (5) : neo-hexan.
B. (1) : iso-pentan; (2) : neo-pentan; (3) : iso-propan ; (4) : n-butan; (5) : neo-hexan.	
C. (1) : iso-pentan; (2) : neo-pentan; (3) : sec-propan; (4) : n-butan; (5) : neo-hexan.	
D. (1) : iso-pentan; (2) : neo-pentan; (3) : iso-butan; (4) : n-butan; (5) : neo-hexan.
Câu 22: Ankan X có công thức cấu tạo như sau :
Tên của X là	
A. 1,1,3-trimetylheptan.	B. 2,4-đimetylheptan.
C. 2-metyl-4-propylpentan.	D. 4,6-đimetylheptan.
Câu 23: Ankan X có công thức cấu tạo như sau :
Tên gọi của X là :
A. 3,4-đimetylpentan. 	B. 2,3-đimetylpentan. 
C. 2-metyl-3-etylbutan. 	D. 2-etyl-3-metylbutan. 
Câu 24: Ankan X có công thức cấu tạo như sau :
Tên gọi của X là :
A. 3- isopropylpentan.	B. 2-metyl-3-etylpentan.
C. 3-etyl-2-metylpentan.	D. 3-etyl-4-metylpentan.
Câu 25: Ankan X có công thức cấu tạo như sau :
Tên gọi của X là :
A. 2-metyl-2,4-đietylhexan. 	B. 2,4-đietyl-2-metylhexan.
C. 3,3,5-trimetylheptan.	 	D. 3-etyl-5,5-đimetylheptan.
Câu 26: Hợp chất hữu cơ X có công thức cấu tạo như sau : 
Tên của X là :
 	A. 3-etyl-2-clobutan. 	B. 2-clo-3-metylpetan.
 	C. 2-clo-3-etylpentan. 	D. 3-metyl-2-clopentan.
Câu 27: Cho ankan có công thức cấu tạo như sau : (CH3)2CHCH2C(CH3)3. 
Tên gọi của ankan là :
A. 2,2,4-trimetylpentan.	B. 2,4-trimetylpetan.
C. 2,4,4-trimetylpentan.	D. 2-đimetyl-4-metylpentan.
Câu 28: Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2-clo-3-metylpentan. Công thức cấu tạo của X là: 
A. CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2.	B. CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3. 
C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl.	D. CH3CH(Cl)CH3CH(CH3)CH3.
Câu 29: 2,2,3,3-tetrametylbutan có bao nhiêu nguyên tử C và H trong phân tử ?
A. 8C,16H.	B. 8C,14H.	C. 6C, 12H.	D. 8C,18H.
Câu 30: Hợp chất 2,2-đimetylpropan có thể tạo thành bao nhiêu gốc hóa trị I ?
A. 1 gốc.	B. 4 gốc.	C. 2 gốc.	D. 3 gốc.
Câu 31: Hợp chất 2,3-đimetylbutan có thể tạo thành bao nhiêu gốc hóa trị I ?
A. 6 gốc.	B. 4 gốc.	C. 2 gốc.	D. 5 gốc.
Câu 32: Số gốc ankyl hóa trị I tạo ra từ isopentan là :
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 33: Các gốc ankyl sau đây có tên tương ứng là :
A. (1) : iso-butyl; (2) : tert-butyl; (3) : sec-propyl; (4) : sec-butyl; (5) : n-butyl.
B. (1) : iso-butyl; (2) : neo-butyl; (3) : iso-propyl; (4) : sec-butyl; (5) : n-butyl.
C. (1) : sec-butyl; (2) : tert-butyl; (3) : iso-propyl; (4) : iso-butyl; (5) : n-butyl.	
D. (1) : iso-butyl; (2) : tert-butyl; (3) : iso-propyl; (4) : sec-butyl; (5) : n-butyl.
Câu 34: Sản phẩm của phản ứng thế clo (1 : 1, ánh sáng) vào 2,2-đimetylpropan là:
 (1) CH3C(CH3)2CH2Cl 	(2) CH3C(CH2Cl)2CH3 	(3) CH3ClC(CH3)3
A. (1); (2).	B. (2); (3).	C. (2).	D. (1). 
Câu 35: Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau?
A. isopentan.	B. neopentan.	C. pentan.	D. butan.
Câu 36: Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là :
	A. 3. 	B. 5. 	C. 4. 	D. 2. 
 (Đề thi tuyển sinh Đại học khối A năm 2008)
Câu 37: Trong điều kiện thích hợp, hiđrocacbon X phản ứng với khí Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được tối đa bốn dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau. Hiđrocacbon X là chất nào sau đây?
A. pentan.	B. 2,2-đimetylpropan.	
C. 2,2-đimetylbutan	D. 2-metylbutan.
 (Đề thi thử Đại học lần 2 – THPT Minh Khai – Hà Tĩnh, năm 2014)
Câu 38: Khi clo hóa C5H12 với tỉ lệ mol 1 : 1 thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan đó là :
A. 2,2-đimetylpropan.	B. 2-metylbutan.	
C. pentan.	D. 2-đimetylpropan.
Câu 39: Khi clo hóa một ankan có công thức phân tử C6H14, người ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan đó là :
A. 2,2-đimetylbutan.	B. 2-metylpentan.	
C. n-hexan.	D. 2,3-đimetylbutan.
Câu 40: Cho neo-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là :
A. 2.	B. 3.	C. 5.	D. 1.
Câu 41: Hợp chất Y có công thức cấu tạo :
Y có thể tạo được bao nhiêu dẫn xuất monohalogen đồng phân của nhau ?
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 42: Iso-hexan tác dụng với clo (có chiếu sáng) có thể tạo tối đa bao nhiêu dẫn xuất monoclo ?
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 43: Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1:1, thu được nhiều dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau nhất?
	A. butan.	B. neopentan.	
C. pentan.	D. isopentan.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Nguyễn Khuyến – TP.HCM, năm 2015)
Câu 44: Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 thì tạo ra sản phẩm chính là 
A. 1-clo-2-metylbutan.	B. 2-clo-2-metylbutan.	
C. 2-clo-3-metylbutan.	D. 1-clo-3-metylbutan.
Câu 45: Cho hỗn hợp iso-hexan và Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 để ngoài ánh sáng thì thu được sản phẩm chính monoclo có công thức cấu tạo là :
A. CH3CH2CH2CCl(CH3)2.	B. CH3CH2CHClCH(CH3)2.
C. (CH3)2CHCH2CH2CH2Cl.	D. CH3CH2CH2CH(CH3)CH2Cl.
Câu 46: Cho iso-pentan tác dụng với Br2 theo tỉ lệ 1 : 1 về số mol trong điều kiện ánh sáng khuếch tán thu được sản phẩm chính monobrom có công thức cấu tạo là 
A. CH3CHBrCH(CH3)2.	B. (CH3)2CHCH2CH2Br.
	C. CH3CH2CBr(CH3)2.	D. CH3CH(CH3)CH2Br.
Câu 47: Khi clo hóa hỗn hợp 2 ankan, người ta chỉ thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Tên gọi của 2 ankan đó là :
A. etan và propan.	B. propan và iso-butan.
C. iso-butan và n-pentan.	D. neo-pentan và etan.
Câu 48: Ankan X là chất khí ở nhiệt độ thường, khi cho X tác dụng với clo (as), thu được một dẫn xuất monoclo và 2 dẫn xuất điclo. Tên gọi của X là:
	A. metan.	B. etan.	C. propan.	D. isobutan.
(Đề thi thử Đại học lần 4 – THPT chuyên KHTN Hà Nội, năm 2014)
Câu 49: Thực hiện crackinh hoàn toàn a mol C6H14, thu được 2a mol anken và x mol ankan. Mối liên hệ giữa a và x là:
A. a x.	D. a = 2x.
Câu 50: Đây là thí nghiệm điều chế và thu khí gì ?
KClO3 +MnO2
O2
KClO3 +MnO2
O2
A. O2.	B. CH4.	C. C2H2.	D. H2.
Câu 51: Trong phòng thí nghiệm, khí metan được điều chế bằng cách nung nóng hỗn hợp natri axetat với vôi tôi xút. Hình vẽ nào sau đây lắp đúng?
A. (4).	B. (2) và (4).	C. (3).	D. (1).
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Quỳnh Lưu 1 – Nghệ An, năm 2015)
Câu 52: Không thể điều chế CH4 bằng phản ứng nào ?
A. Nung muối natri malonat với vôi tôi xút.	B. Canxi cacbua tác dụng với nước.
C. Nung natri axetat với vôi tôi xút.	
D. Nhôm cacbua tác dụng với nước.
Câu 53: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây ? 
A. Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút.	
B. Crackinh butan. 
C. Cho nhôm cacbua tác dụng với nước.	
D. Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút hoặc cho nhôm cacbua tác dụng với nước.
Câu 54: Phản ứng nào sau đây điều chế được CH4 tinh khiết hơn ?
A. (1), (2), (3), (5), (4). 	B. (3), (4), (5). 
C. (1), (3), (4). 	D. (3), (4).
3. Mức độ vận dụng
Câu 55: Công thức đơn giản nhất của hiđrocacbon M là CnH2n+1. M thuộc dãy đồng đẳng nào ? 
A. ankan.	B. không đủ dữ kiện để xác định. 	 
C. ankan hoặc xicloankan.	D. xicloankan. 
Câu 56: Hiđrocacbon X tác dụng với brom, thu được dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi so với H2 bằng 75,5. Chất X là
A. pentan.	B. 2,2-đimetylpropan.	
C. 2-metylbutan.	D. but-1-en.
Câu 57: Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là 	
A. 3.	 	B. 4.	C. 2.	D. 5.
Câu 58: Hai hiđrocacbon X và Y có cùng công thức phân tử C5H12 tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1, X tạo ra 1 dẫn xuất duy nhất, còn Y cho 4 dẫn xuất. Tên gọi của X và Y lần lượt là
A. 2,2-đimetylpropan và 2-metylbutan.	B. 2,2-đimetylpropan và pentan.
C. 2-metylbutan và 2,2-đimetylpropan.	D. 2-metylbutan và pentan.
Câu 59: Ankan nào sau đây chỉ cho 1 sản phẩm thế duy nhất khi tác dụng với Cl2 (as) theo tỉ lệ mol (1 : 1): CH3CH2CH3 (a), CH4 (b), CH3C(CH3)2CH3 (c), CH3CH3 (d), CH3CH(CH3)CH3 (e)
A. (a), (e), (d).	B. (b), (c), (d).	
C. (c), (d), (e).	D. (a), (b), (c), (e), (d).
Câu 60: Có bao nhiêu ankan là chất khí ở điều kiện thường khi phản ứng với clo (có ánh sáng, tỉ lệ mol 1:1) tạo ra 2 dẫn xuất monoclo ?
A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
Câu 61: Khi thực hiện phản ứng đề hiđro hóa C5H12 (X), thu được hỗn hợp 3 anken đồng phân cấu tạo của nhau. Vậy tên của X là :
A. 2,2-đimetylpentan.	B. 2-metylbutan.
C. 2,2-đimetylpropan.	D. pentan.
Câu 62: Dãy ankan nào sau đây thỏa mãn điều kiện: mỗi công thức phân tử có một đồng phân khi tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1 tạo ra 1 dẫn xuất monocloankan duy nhất?
A. CH4, C3H8, C4H10, C6H14.	B. CH4, C2H6, C5H12, C8H18.
C. CH4, C4H10, C5H12, C6H14.	D. CH4, C2H6, C5H12, C4H10.
 (Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Phú Thọ, năm học 2015)
4. Vận dụng cao 
Câu 63: Cho C7H16 tác dụng với clo có chiếu sáng theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được hỗn hợp gồm 3 dẫn xuất monoclo. Số công thức cấu tạo của C7H16 có thể có là
	A. 4.	B. 5.	C. 2.	D. 3.
 (Đề thi thử Đại học lần 1 – THPT chuyên Nguyễn Huệ – Hà Nội, năm học 2011 – 2012)
Câu 64: Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu thu được số mol H2O > số mol CO2 thì CTPT chung của dãy là :
A. CnHn, n ≥ 2. 	B. CnH2n+2, n ≥1 (các giá trị n đều nguyên).
C. CnH2n-2, n≥ 2.	D. Tất cả đều sai.
Câu 65: Khi đốt cháy ankan thu được H2O và CO2 với tỉ lệ tương ứng biến đổi như sau :
A. tăng từ 2 đến +.	B. giảm từ 2 đến 1.	
C. tăng từ 1 đến 2.	D. giảm từ 1 đến 0.
Câu 66: Đốt cháy các hiđrocacbon của dãy đồng đẳng nào dưới đây thì tỉ lệ mol H2O : mol CO2 giảm khi số cacbon tăng.
A. ankan.	B. anken.	C. ankin.	D. aren.
Câu 67: Khi clo hóa một ankan thu được hỗn hợp 2 dẫn xuất monoclo và 4 dẫn xuất điclo. Công thức cấu tạo ankan là 
A. CH3CH2CH3.	B. (CH3)2CHCH2CH2CH3. 
C. (CH3)2CHCH2CH3.	D. CH3CH2CH2CH3.
Câu 68*: Khi clo hóa một ankan thu được hỗn hợp 3 dẫn xuất monoclo và 7 dẫn xuất điclo. Công thức cấu tạo ankan là 
A. CH3CH2CH2CH2CH2CH3.	B. (CH3)2CHCH2CH2CH3.
C. (CH3)3CCH2CH3.	D. (CH3)2CHCH(CH3)2.
Câu 69: Tiến hành nhiệt phân hexan (giả sử chỉ xảy ra phản ứng cracking ankan) thì thu được hỗn hợp X. Trong X có chứa tối đa bao nhiêu chất có công thức phân tử khác nhau?
A. 6.	B. 9.	C. 8.	D. 7.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
1A
2D
3D
4B
5B
6B
7A
8B
9C
10A
11C
12C
13D
14B
15A
16C
17B
18D
19D
20D
21D
22B
23B
24C
25C
26B
27A
28B
29D
30A
31C
32B
33D
34D
35C
36C
37D
38C
39D
40D
41B
42C
43D
44B
45A
46C
47A
48B
49B
50C
51D
52B
53D
54D
55A
56B
57C
58A
59B
60D
61B
62B
63A
64B
65B
66A
67A
68C
69B
Câu 1: Ankan là những hiđrocacbon no, mạch hở, có công thức chung là CnH2n+2 (n ≥1). Ví dụ các chất thuộc dãy đồng đẳng của ankan là CH4, C2H6, C3H8,...
Câu 2: Nhận xét sai là : “Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan”. Ví dụ 3 chất dưới đây trong phân tử của chúng chỉ có liên kết đơn, nhưng chúng là những loại hợp chất khác nhau.
Ankan
Xicloankan
Ancol
Câu 3: Ở điều kiện thường, hiđrocacbon ở thể lỏng là C5H12. 
Câu 4: Ankan hòa tan tốt trong dung môi benzen.
Câu 5: Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là phản ứng thế.
Câu 6: Các ankan không tham gia phản ứng cộng.
Câu 7: Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là metan.
Câu 8: Metan không tan trong nước vì phân tử của nó không phân cực.
Câu 9: Trong số các ankan thì metan có nhiệt độ sôi thấp nhất do phân tử có khối lượng mol nhỏ nhất.
Câu 10: Trong số các ankan đồng phân của nhau, đồng phân mạch không nhánh có nhiệt độ sôi cao nhất. 
Câu 11:
- Nhiệt độ sôi của các ankan phụ thuộc vào các yếu tố :
+ Khối lượng phân tử : Khối lượng phân tử càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao và ngược lại.
+ Mạch cacbon : Đối với các ankan là đồng phân của nhau thì ankan nào có nhiều nhánh hơn sẽ có nhiệt độ sôi thấp hơn.
- Suy ra nhiệt độ sôi của các chất biến đổi như sau :
(I) < (II) < (IV) < (III).
Câu 12: Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là : III < II < I.	
Câu 13: Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là : (II) < (III) < (I).
Câu 14: Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất là : (II) > (III) > (IV) > (I).
Câu 15: C5H12 có 3 đồng phân, cụ thể là :
Câu 16: C6H14 có 5 đồng phân, cụ thể là :
Câu 17: C4H9Cl có 4 đồng phân.
● Cách 1 : Viết cụ thể từng đồng phân
● Cách 2 : Viết định hướng nhanh 
Câu 18: C5H11Cl có 8 đồng phân.
● Cách 1 : Viết cụ thể từng đồng phân
● Cách 2 : Viết định hướng nhanh 
Câu 19: Từ công thức cấu tạo thu gọn của X, suy ra X có công thức cấu tạo là :
Trong phân tử của X có 10 liên kết C – H, tức là 10 nguyên tử C đã dùng 10 electron hóa trị để liên kết với 10 nguyên tử H.
Câu 20: 
Câu 21: Từ công thức cấu tạo của các chất, suy ra : (1) : iso-pentan; (2) : neo-pentan; (3) : iso-butan; (4) : n-butan; (5) : neo-hexan.	
Câu 22: Thứ tự nguyên tử C trên mạch chính của X như sau :
Vậy X có tên là 2,4-đimetylheptan.
Câu 23: Thay đổi vị trí của nhóm C2H5- và nhóm CH3-, sau đó đánh số C trên mạch chính như sau : 
Vậy tên của X là 2,3-đimetylpentan. 
Câu 24: Thay đổi vị trí của nhóm C2H5- và nhóm (CH3)2CH-, sau đó đánh số C trên mạch chính như sau : 
Vậy tên của X là 3-etyl-2-metylpentan.
Câu 25: Thay đổi vị trí của nhóm C2H5- và nhóm CH3-, sau đó đánh số C trên mạch chính như sau : 
Vậy tên của X là 3,3,5-trimetylheptan.	
Câu 26: Thay đổi vị trí của nhóm C2H5- và nhóm CH3-, sau đó đánh số C trên mạch chính như sau : 
Tên của X là 2-clo-3-metylpetan.
Câu 27: Công thức (CH3)2CHCH2C(CH3)3 được viết ở dạng triển khai như sau :
Suy ra tên của nó là 2,2,4-trimetylpentan.	
Câu 28: Hợp chất 2-clo-3-metylpentan có công thức cấu tạo là :
hay có thể viết ngắn gọn là CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3.
Câu 29: 
Công thức cấu tạo của 2,2,3,3-tetrametylbutan là :
Trong phân tử của chất này có 8C và 18H.
Câu 30: Hợp chất 2,2-đimetylpropan chỉ tạo thành một gốc hóa trị I :
Câu 31: Hợp chất 2,3-đimetylbutan có thể tạo 2 gốc hóa trị I :
Câu 32: Số gốc ankyl hóa trị I tạo ra từ isopentan là 4 :
Câu 33: Các gốc ankyl có tên tương ứng là : (1) : iso-butyl; (2) : tert-butyl; (3) : iso-propyl; (4) : sec-butyl; (5) : n-butyl.
Câu 34: Phương trình hóa học :
Vậy sản phẩm tạo thành là (1).
Câu 35: Pentan tham gia phản ứng với Cl2 (as, tỉ lệ mol 1 : 1) tạo ra 3 dẫn xuất monoclo. Phương trình phản ứng :
 Câu 36: Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là 4.
● Cách 1 : Viết phương trình phản ứng để suy ra số đồng phân
● Cách 2 : Viết cụ thể từng đồng phân
● Cách 3 : Viết định hướng nhanh số đồng phân
Câu 37: X là 2-metylbutan. Công thức cấu tạo của X và sản phẩm là :
Câu 38: Khi clo hóa C5H12 với tỉ lệ mol 1 : 1 thu được 3 sản phẩm thế monoclo, suy ra ankan đó là pentan. 
Các sản phẩm thế là :
Câu 39: Khi clo hóa một ankan có công thức phân tử C6H14, người ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế monoclo. Suy ra ankan đó là 2,3-đimetylbutan.
Công thức của hai sản phẩm monoclo.
Câu 40: Cho neo-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là 1.
Câu 41: Dựa vào công thức cấu tạo của Y, suy ra Y có thể tạo ra 4 gốc hóa trị 1 nên tạo ra được 4 đồng phân monohalogen khác nhau.
Câu 42: Iso-hexan tác dụng với clo (có chiếu sáng) có thể tạo tối đa 5 dẫn xuất monoclo.
Câu 43: Hiđrocacbon tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1 tạo ra nhiều dẫn xuất monoclo nhất là isopentan.
Sản phẩm thế của isopentan.
Sản phẩm thế của pentan
Sản phẩm thế của butan
Sản phẩm thế của neopentan
Câu 44: 
+ Trong phản ứng clo hóa ankan (phản ứng thế clo vào ankan), nguyên tử Cl sẽ ưu tiên thay thế nguyên tử H có bậc cao nhất.
+ Đối với 2-metylbutan, nguyên tử C số 2 có bậc cao nhất, bậc 3. Vậy sản phẩm chính tạo thành khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 tỉ lệ mol 1 : 1 là 2-clo-2-metylbutan.
+ Phương trình phản ứng :
Câu 45: Trong phản ứng thế clo vào ankan, nguyên tử Cl ưu tiên thay thế nguyên tử H ở C bậc cao. Suy ra : Cho hỗn hợp iso-hexan và Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 để ngoài ánh sáng thì thu được sản phẩm chính monoclo có công thức cấu tạo là CH3CH2CH2CCl(CH3)2 hay 
Câu 46: Cho iso-pentan tác dụng với Br2 theo tỉ lệ 1 : 1 về số mol trong điều kiện ánh sáng khuếch tán thu được sản phẩm chính monobrom có công thức cấu tạo là CH3CH2CBr(CH3)2 hay 
Câu 47: Khi clo hóa hỗn hợp 2 ankan, thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Suy ra có một ankan tạo ra 2 monoclo, ankan còn lại tạo ra 1 monoclo. Hai ankan đó là etan và propan.
Câu 48: Theo giả thiết, suy ra X là etan. Hai dẫn xuất điclo của etan là : CHCl2CH3 và CH2ClCH2Cl.
Câu 49: Trong phản ứng crackinh, ta luôn có : 
Câu 50: Dựa vào hình vẽ, ta thấy đây là thí nghiệm điều chế CH4.
Phương trình phản ứng : 
CH4 thu được bằng cách đẩy nước vì nó không tan trong nước.
Câu 51: Trong các hình vẽ điều chế metan thì hình (1) đúng. Miệng ống nghiệm chứa nguyên liệu điều chế CH4 hơi chếch xuống phía dưới, làm cho khí dễ thoát ra. Khí được thu bằng cách đẩy nước vì metan không tan trong nước.
Hình (2), (3), (4) sai. Với cách để ống nghiệm chứa nguyên liệu điều chế metan như vậy thì khí rất khó thoát ra.
Câu 52: Không thể điều chế CH4 bằng phản ứng giữa canxi cacbua với nước, vì phản ứng này sinh ra C2H2.
Các phản ứng còn lại đều sinh ra CH4.
Câu 53: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách : Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút hoặc cho nhôm cacbua tác dụng với nước.
Phương trình phản ứng :
Câu 54: Phản ứng nào sau đây điều chế được CH4 tinh khiết hơn là (3) và (4).
Câu 55: 
Câu 56: Theo giả thiết, ta có :
	Vì tác dụng với Br2 thu được dẫn xuất monobrom duy nhất nên cấu tạo của X là:
Câu 57: 
+ Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là 2.
Câu 58: 
+ Theo giả thiết và tính chất của phản ứng clo hóa, suy ra X, Y lần lượt là 2,2-đimetylpropan và 2-metylbutan.
+ Công thức cấu tạo của X, Y và sản phẩm là :
Câu 59: Ankan chỉ cho 1 sản phẩm thế duy nhất khi tác dụng với Cl2 (as) theo tỉ lệ mol (1 : 1) là (b), (c), (d).
Câu 60: Có ba 3 ankan là chất khí ở điều kiện thường khi phản ứng với clo (có ánh sáng, tỉ lệ mol 1:1) tạo ra 2 dẫn xuất monoclo, đó là các chất propan, n-butan, iso-butan.
Câu 61: Khi thực hiện phản ứng đề hiđro hóa C5H12 (X), thu được hỗn hợp 3 anken đồng phân cấu tạo của nhau. Suy ra X là 2-metylbutan.
Các anken sản phẩm là :
Câu 62: 
+ Dãy chất thỏa mãn điều kiện đề bài là CH4, C2H6, C5H12, C8H8.
+ Công thức của các đồng phân và dẫn xuất monoclo duy nhất là :
Câu 63: 
C7H16 có 9 đồng phân :
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
Trong đó có đồng phân thỏa mãn điều kiện đề bài là: Đồng phân (5), (7), (8), (9).
Câu 64: 
Câu 65: 
Sơ đồ phản ứng:
Câu 66: 
Sơ đồ phản ứng :
Vậy hiđrocacbon thỏa mãn tính chất trên là 
Câu 67: Từ giả thiết : clo hóa ankan thu được 2 dẫn xuất monoclo ta loại được phương án B, C.
Từ giả thiết : clo hóa ankan thu được 4 dẫn xuất điclo ta loại được phương án D (vì số dẫn xuất điclo tạo ra từ CH3CH2CH2CH3 chắc chắn là nhiều hơn 4).
Đáp án đúng là A.
Câu 68: Từ giả thiết : clo hóa ankan thu được 3 dẫn xuất monoclo ta loại được phương án B, D.
Từ giả thiết : clo hóa ankan thu được 7 dẫn xuất điclo ta loại được phương án A (vì số dẫn xuất điclo tạo ra từ CH3CH2CH2CH2CH2CH3 chắc chắn là nhiều hơn 7).
Đáp án đúng là C.
Câu 69: 
+ Tiến hành nhiệt phân hexan (giả sử chỉ xảy ra phản ứng cracking ankan) thì thu được hỗn hợp X chứa tối đa công thức phân tử khác nhau. Vì ngoài 8 công thức phân tử sản phẩm thì có thể còn C6H14 dư.
+ Sơ đồ phản ứng :
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ANKAN
I. Phản ứng thế Cl2, Br2 (phản ứng clo hóa, brom hóa)
Dạng bài tập thường gặp nhất liên quan đến phản ứng thế clo, brom là tìm công thức cấu tạo của ankan.
Phương pháp giải
 Tính khối lượng mol của sản phẩm hoặc khối lượng mol trung bình của hỗn hợp sản phẩm để tìm số nguyên tử cacbon của ankan hoặc mối liên hệ giữa số nguyên tử cacbon và số nguyên tử clo, brom trong sản phẩm thế. Từ đó xác định được số nguyên tử cacbon, clo, brom để suy ra công thức phân tử của ankan và sản phẩm thế. Dựa vào số lượng sản phẩm thế để suy ra cấu tạo của ankan và các sản phẩm thế.
PS : Nếu đề bài không cho biết sản phẩm thế là monohalogen, đihalogen, thì ta viết phản ứng ở dạng tổng quát :
hoặc	
► Các ví dụ minh họa ◄
Ví dụ 1: Ankan Y phản ứng với clo tạo ra 2 dẫn xuất monoclo có tỉ khối hơi so với H2 bằng 39,25. Tên của Y là :
A. butan.	B. propan.	C. iso-butan.	D. 2-metylbutan.
Phân tích và hướng dẫn giải
+ Vì khối lượng mol của dẫn xuất monoclo tạo ra từ Y đã biết, nên dễ dàng tìm được số nguyên tử C của Y và tên gọi của nó.
Ví dụ 2: Khi brom hóa một ankan X chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là:
A. 2,2,3,3-tetrametylbutan.	B. 3,3-đimetylhecxan.
C. 2,2-đimetylpropan.	D. isopentan.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Chuyên Hà Giang, năm 2015)
Hướng dẫn giải
+ Dựa vào số lượng sản phẩm dẫn xuất monobrom và khối lượng mol của nó, dễ dàng tìm được số nguyên tử C và công thức cấu tạo cũng như tên gọi của X.
Ví dụ 3: Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng hiđro bằng 16,28%) tác dụng với clo theo tỉ lệ số mol 1 : 1 (trong điều kiện chiếu sáng), chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên của X là
A. butan.	B. 2,3-đimetylbutan.	C. 3-metylpentan.	D. 2-metylpropan.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Thị Xã Quảng Trị, năm 2015)
Hướng dẫn giải
+ Dựa vào phần trăm khối lượng của hiđro trong X, sẽ tìm được công thức phân tử của nó. Kết hợp với giả thiết về số lượng sản phẩm monoclo tạo thành từ X sẽ suy ra được công thức cấu tạo và tên của X.
Ví dụ 4: Khi clo hóa metan thu được một sản phẩm thế X chứa 89,12% c

Tài liệu đính kèm:

  • dochoa_hoc_11_chuyen_de_2_hidrocacbon_no.doc