Tài liệu học tập Vật Lí 11

Tài liệu học tập Vật Lí 11

Chương I. ÐIỆN TÍCH VÀ ÐIỆN TRƯỜNG

1.1 Có hai điện tích điểm đứng yên q1 và q2 tương tác nhau bằng lực đẩy. Khẳng định nào sau đây là đúng?

 A. q1 > 0 và q2 < 0.="" b.="" q1="">< 0="" và="" q2=""> 0. C. q1.q2 > 0. D. q1.q2 <>

1.2 Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?

 A. Điện tích của A và D trái dấu. B. Điện tích của A và D cùng dấu.

 C. Điện tích của B và D cùng dấu. D. Điện tích của A và C cùng dấu.

1.3 Phát biểu nào sau đây đúng?

 A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn di chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.

 B. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn di chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.

 C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron di chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.

 D. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện không thay đổi.

1.4 Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí

 A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.

 B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.

 C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.

 D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.

1.5 Tổng điện tích dương và tổng điện tích âm trong một 1 cm³ khí Hiđrô ở điều kiện tiêu chuẩn là

 A. 4,3.10³ (C) và –4,3.10³ (C). B. 8,6.10³ (C) và –8,6.10³ (C).

 C. 4,3 (C) và –4,3 (C). D. 8,6 (C) và –8,6 (C).

1.6 Khoảng cách giữa một proton và một electron là r = 5.10–9 (cm), coi rằng prôton và electron là các điện tích điểm. Lực tương tác giữa chúng là

 A. lực hút với F = 9,216.10–12 (N). B. lực đẩy với F = 9,216.10–12 (N).

 C. lực hút với F = 9,216.10–8 (N). D. lực đẩy với F = 9,216.10–8 (N)

1.7 Hai điện tích điểm giống nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F = 1,6.10–4 (N). Độ lớn của hai điện tích đó là

 A. q1 = q2 = 2,67.10–9 (μC). B. q1 = q2 = 2,67.10–7 (μC).

 C. q1 = q2 = 2,67.10–9 (C). D. q1 = q2 = 2,67.10–7 (C).

 

doc 61 trang lexuan 5001
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu học tập Vật Lí 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DTĐ
Tài liệu học tập
VẬT LÍ 11
(phần bài tập)
Họ và tên:................................................................................................................
Trường:..................................................................................Lớp:..........................
Chương I. ÐIỆN TÍCH VÀ ÐIỆN TRƯỜNG
1.1 Có hai điện tích điểm đứng yên q1 và q2 tương tác nhau bằng lực đẩy. Khẳng định nào sau đây là đúng?
	A. q1 > 0 và q2 0.	C. q1.q2 > 0.	D. q1.q2 < 0.
1.2 Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
	A. Điện tích của A và D trái dấu.	B. Điện tích của A và D cùng dấu.
	C. Điện tích của B và D cùng dấu.	D. Điện tích của A và C cùng dấu.
1.3 Phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn di chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.
	B. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn di chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.
	C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron di chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.
	D. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện không thay đổi.
1.4 Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí
	A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
	B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.
	C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
	D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
1.5 Tổng điện tích dương và tổng điện tích âm trong một 1 cm³ khí Hiđrô ở điều kiện tiêu chuẩn là
	A. 4,3.10³ (C) và –4,3.10³ (C).	B. 8,6.10³ (C) và –8,6.10³ (C).
	C. 4,3 (C) và –4,3 (C).	D. 8,6 (C) và –8,6 (C).
1.6 Khoảng cách giữa một proton và một electron là r = 5.10–9 (cm), coi rằng prôton và electron là các điện tích điểm. Lực tương tác giữa chúng là
	A. lực hút với F = 9,216.10–12 (N).	B. lực đẩy với F = 9,216.10–12 (N).
	C. lực hút với F = 9,216.10–8 (N).	D. lực đẩy với F = 9,216.10–8 (N)
1.7 Hai điện tích điểm giống nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F = 1,6.10–4 (N). Độ lớn của hai điện tích đó là
	A. q1 = q2 = 2,67.10–9 (μC).	B. q1 = q2 = 2,67.10–7 (μC).
	C. q1 = q2 = 2,67.10–9 (C).	D. q1 = q2 = 2,67.10–7 (C).
1.8 Hai điện tích điểm đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10–4 N. Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2 = 2,5.10–4 (N) thì khoảng cách giữa chúng là
	A. 1,6 m.	B. 1,6 cm.	C. 1,28 m.	D. 1,28 cm.
1.9 Hai điện tích điểm q1 = +3 (μC) và q2 = –3 (μC), đặt trong dầu (có ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là
	A. lực hút với độ lớn F = 45 (N).	B. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).
	C. lực hút với độ lớn F = 90 (N).	D. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).
1.10 Hai điện tích điểm giống nhau được đặt trong nước (có ε = 81) và cách nhau 3 (cm). Lực đẩy giữa chúng bằng 0,2.10–5 (N). Hai điện tích đó
	A. trái dấu, độ lớn là 4,472.10–2 (μC).	B. cùng dấu, độ lớn là 4,472.10–10 (μC).
	C. trái dấu, độ lớn là 4,025.10–9 (μC).	D. cùng dấu, độ lớn là 4,025.10–3 (μC).
1.11 Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10–7 (C) và 4.10–7 (C), tương tác với nhau bởi lực 0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là
	A. 0,6 cm.	B. 0,6 m.	C. 6,0 m.	D. 6,0 cm.
1.12* Có hai điện tích q1 = +2.10–6 (C), q2 = –2.10–6 (C), đặt tại hai điểm A, B trong chân không và cách nhau một khoảng 6 (cm). Một điện tích q3 = +2.10–6 (C), đặt trên đương trung trực của AB, cách AB một khoảng 4 (cm). Độ lớn của hợp lực điện do hai điện tích q1 và q2 tác dụng lên điện tích q3 là
	A. F = 14,40 (N).	B. F = 17,28 (N).	C. F = 20,36 (N).	D. F = 28,80 (N).
1.13 Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Hạt electron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10–19 (C).
	B. Hạt electron là hạt có khối lượng m = 9,1.10–31 (kg).
	C. Nguyên tử có thể mất đi hoặc nhận thêm electron và trở thành ion.
	D. electron không thể di chuyển từ vật này sang vật khác.
1.14 Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron.
	B. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa electron.
	C. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.
	D. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm electron. 
1.15 Phát biết nào sau đây không đúng?
	A. Vật dẫn điện có chứa nhiều điện tích tự do.
	B. Vật cách điện có chứa rất ít điện tích tự do.
	C. Vật cách điện có rất ít điện tích so với vật dẫn điện.
	D. Chất điện môi và vật cách điện đều chứa rất ít điện tích tự do.
1.16 Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Trong quá trình nhiễm điện do cọ sát, electron đã chuyển từ vật này sang vật kia.
	B. Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hòa điện.
	C. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì electron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện.
	D. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì điện tích dương từ vật nhiễm điện chuyển sang vật chưa nhiễm điện.
1.17 Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì
	A. hai quả cầu đẩy nhau.	B. hai quả cầu hút nhau.
	C. không hút mà cũng không đẩy nhau.	D. hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.
1.18 Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Vật dẫn điện có chứa rất nhiều điện tích tự do nhưng vẫn có thể trung hòa về điện.
	B. Vật cách điện có chứa rất ít điện tích tự do nhưng vẫn có thể bị nhiễm điện.
	C. Vật đã nhiễm điện âm thì vẫn còn điện tích dương.
	D. Vật đã nhiễm điện dương thì không còn điện tích âm.
1.19 Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra.
	B. Tính chất cơ bản của điện trường là nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.
	C. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên điện tích thử đặt tại điểm đó trong điện trường.
	D. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó trong điện trường.
1.20 Đặt một điện tích dương, khối lượng rất nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động
	A. dọc theo chiều đường sức điện trường.
	B. ngược chiều đường sức điện trường.
	C. vuông góc với đường sức điện trường.
	D. theo một quỹ đạo không thể xác định.
1.21 Đặt một điện tích âm, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động
	A. dọc theo chiều đường sức điện trường.
	B. ngược chiều đường sức điện trường.
	C. vuông góc với đường sức điện trường.
	D. theo một quỹ đạo bất kỳ.
1.22 Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?
	A. Tại một điểm trong điện tường có thể vẽ được một đường sức đi qua.
	B. Các đường sức là các đường cong không kín.
	C. Các đường sức không bao giờ cắt nhau.
	D. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
1.23 Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Điện phổ cho ta biết sự phân bố các đường sức trong điện trường.
	B. Tất cả các đường sức đều xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
	C. Cũng có khi đường sức điện không xuất phát từ điện tích dương mà xuất phát từ vô cùng.
	D. Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau.
1.24 Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là
	A. E = kQ/r²	B. E = –kQ/r²	C. E = kQ/r	D. E = –kQ/r
1.25 Một điện tích đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 (V/m). Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10–4 (N). Độ lớn điện tích đó là
	A. q = 8.10–6 μC.	B. 12,5.10–6 μC.	C. q = 8 μC.	D. q = 12,5 μC.
1.26 Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10–9 (C), tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10 (cm) có độ lớn là
	A. 0,450 (V/m).	B. 0,225 (V/m).	C. 4500 (V/m).	D. 2250 (V/m).
1.27 Ba điện tích q giống hệt nhau được đặt cố định tại ba đỉnh của một tam giác đều có cạnh a. Độ lớn cường độ điện trường tại tâm của tam giác đó là
	A. E = kQ/a²	B. E = 3kQ/a²	C. E = 9kQ/a²	D. E = 0.
1.28 Hai điện tích q1 = 5.10–9 (C), q2 = –5.10–9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách đều hai điện tích là
	A. 18000 (V/m).	B. 36000 (V/m).	C. 1,800 (V/m).	D. 0 (V/m).
1.29 Hai điện tích q1 = q2 = 5.10–16 (C), đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC cạnh bằng 8 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại đỉnh A có độ lớn là
	A. E = 1,2178.10–3 (V/m).	B. E = 0,6089.10–3 (V/m).
	C. E = 0,3515.10–3 (V/m).	D. E = 0,7031.10–3 (V/m).
1.30 Hai điện tích q1 = 5.10–9 (C), q2 = –5.10–9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách q1 bằng 5 (cm), cách q2 bằng 15 (cm) là
	A. 16000 (V/m).	B. 20000 (V/m).	C. 1,600 (V/m).	D. 2,000 (V/m).
1.31 Hai điện tích q1 = 5.10–16 (C), q2 = –5.10–16 (C), đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC cạnh bằng 8 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại đỉnh A có độ lớn là
	A. E = 1,2178.10–3 (V/m).	B. E = 0,6089.10–3 (V/m).
	C. E = 0,3515.10–3 (V/m).	D. E = 0,7031.10–3 (V/m).
1.32 Công thức xác định công của lực điện trường làm di chuyển điện tích q trong điện trường đều E là A = qEd, trong đó d là
	A. khoảng cách từ điểm đầu đến điểm cuối.
	B. khoảng cách giữa hình chiếu điểm đầu và hình chiếu điểm cuối lên một đường sức.
	C. độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức, tính theo chiều đường sức điện.
	D. độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức.
1.33 Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đoạn đường đi trong điện trường.
	B. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường làm di chuyển điện tích giữa hai điểm đó.
	C. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường tác dụng lực mạnh hay yếu khi đặt điện tích thử tại hai điểm đó.
	D. Điện trường tĩnh là một trường thế.
1.34 Mối liên hệ giữa hiệu điện thế UMN và hiệu điện thế UNM là
	A. UMN = UNM.	B. UMN = –UNM.	C. UMN UNM = 1.	D. UMN UNM = –1.
1.35 Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là U, đoạn MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng?
	A. U = VM – VN.	B. U = E.d	C. A = q.U	D. E = U.d
1.36 Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì
	A. A > 0 nếu q > 0.	B. A > 0 nếu q < 0.	C. A ≠ 0.	D. A = 0.
1.37 Hai tấm kim loại song song, cách nhau 2 (cm) và được nhiễm điện trái dấu nhau. Muốn làm cho điện tích q = 5.10–10 (C) di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn một công A = 2.10–9 (J). Coi điện trường trong khoảng giữa hai tấm kim loại là đều và có các đường sức điện vuông góc với các bản. Cường độ điện trường bên trong hai tấm kim loại đó là
	A. E = 2 (V/m).	B. E = 40 (V/m).	C. E = 200 (V/m).	D. E = 400 (V/m).
1.38 Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường E = 100 (V/m). Vận tốc ban đầu của electron bằng 300 (km/s). Khối lượng của electron là m = 9,1.10–31 (kg). Từ lúc bắt đầu chuyển động đến lúc dừng lại thì electron chuyển động được quãng đường là
	A. S = 5,12 (mm).	B. S = 2,56 (mm).	C. S = 5,12 (μm).	D. S = 2,56 (μm).
1.39 Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 1 (V). Công của điện trường làm di chuyển điện tích q = –1 (μC) từ M đến N là
	A. –1 (μJ).	B. +1 (μJ).	C. –1 (J).	D. +1 (J).
1.40 Một quả cầu nhỏ khối lượng 3,06.10–15 (kg), mang điện tích 4,8.10–18 (C), nằm lơ lững giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang nhiễm điện trái dấu, cách nhau một khoảng 2 (cm). Lấy g = 10 (m/s²). Hiệu điện thế đặt vào hai tấm kim loại đó là
	A. U = 255,0 (V).	B. U = 127,5 (V).	C. U = 63,75 (V).	D. U = 734,4 (V).
1.41 Công của lực điện trường di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000 (V) là A = 1 (J). Độ lớn của điện tích là
	A. q = 2.10–4 (C).	B. q = 2.10–4 (μC).	C. q = 5.10–4 (C).	D. q = 5.10–4 (μC).
1.42 Một điện tích q = 1 (μC) di chuyển từ điểm A đến điểm B trong điện trường, thu được một năng lượng W = 0,2 (mJ). Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là
	A. U = 0,20 (V).	B. U = 0,20 (mV).	C. U = 200 (kV).	D. U = 200 (V).
1.43 Cho hai điện tích dương q1 = 2 (nC) và q2 = 0,018 (μC) đặt cố định và cách nhau 10 (cm). Đặt thêm điện tích thứ ba qo tại một điểm trên đường nối hai điện tích q1, q2 sao cho qo nằm cân bằng. Vị trí của qo là
	A. cách q1 2,5 (cm) và cách q2 7,5 (cm).	B. cách q1 7,5 (cm) và cách q2 2,5 (cm).
	C. cách q1 2,5 (cm) và cách q2 12,5 (cm).	D. cách q1 12,5 (cm) và cách q2 2,5 (cm).
1.44 Hai điện tích điểm q1 = 2.10–2 (μC) và q2 = – 2.10–2 (μC) đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn a = 30 (cm) trong không khí. Lực điện tác dụng lên điện tích qo = 2.10–9 (C) đặt tại điểm M cách đều A và B một khoảng bằng a có độ lớn là
	A. 4,0.10–10 (N).	B. 3,46.10–6 (N).	C. 4,0.10–6 (N).	D. 6,93.10–6 (N).
1.45 Hai điện tích điểm q1 = 0,5 (nC) và q2 = –0,5 (nC) đặt tại hai điểm A, B cách nhau 6 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại trung điểm của AB có độ lớn là
	A. 0 (V/m).	B. 5000 (V/m).	C. 10000 (V/m).	D. 20000 (V/m).
1.46 Hai điện tích điểm q1 = 0,5 (nC) và q2 = –0,5 (nC) đặt tại hai điểm A, B cách nhau 6 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm M nằm trên trung trực của AB, cách trung điểm của AB một khoảng ℓ = 4 (cm) có độ lớn là
	A. 0 (V/m).	B. 1080 (V/m).	C. 1800 (V/m).	D. 2160 (V/m).
1.47 Cho hai bản kim loại phẳng đặt song song tích điện trái dấu, một electron bay vào điện trường giữ hai bản kim loại nói trên, với vận tốc ban đầu vo vuông góc với các đường sức điện. Bỏ qua tác dụng của trong trường. Quỹ đạo của electron là
	A. đường thẳng song song với các đường sức điện.
	B. đường thẳng vuông góc với các đường sức điện.
	C. một phần của đường hypebol.
	D. một phần của đường parabol.
1.48 Cho hai bản kim loại phẳng đặt song song tích điện trái dấu, thả một electron không vận tốc ban đầu vào điện trường giữa hai bản kim loại trên. Bỏ qua tác dụng của trọng trường. Quỹ đạo của electron là
	A. đường thẳng song song với các đường sức điện.
	B. đường thẳng vuông góc với các đường sức điện.
	C. một phần của đường hypebol.
	D. một phần của đường parabol.
1.49 Một điện tích q = 10–7 (C) đặt tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm Q, chịu tác dụng của lực F = 3.10–3 (N). Cường độ điện trường do điện tích Q gây ra tại điểm M có độ lớn là
	A. 3.105 V/m	B. 3.104 V/m	C. 3.10³ V/m	D. 3.10² V/m
1.50 Một điện tích điểm dương Q trong chân không gây ra tại điểm M cách điện tích một khoảng r = 30 (cm), một điện trường có cường độ E = 30000 (V/m). Độ lớn điện tích Q là
	A. Q = 3.10–5 C.	B. Q = 3.10–6 C.	C. Q = 3.10–7 C.	D. Q = 3.10–8 C.
1.51 Hai điện tích điểm q1 = 2.10–2 μC và q2 = –2.10–2 μC đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn a = 30 cm trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm M cách đều A và B một khoảng bằng a có độ lớn là
	A. 0,2 V/m	B. 1732 V/m	C. 3464 V/m	D. 2000 V/m
1.52 Phát biểu nào sau đây đối với vật dẫn cân bằng điện là không đúng?
	A. Cường độ điện trường bên trong vật dẫn bằng không.
	B. Vectơ cường độ điện trường ở bề mặt vật dẫn luôn vuông góc với bề mặt vật dẫn.
	C. Điện tích của vật dẫn chỉ phân bố trên bề mặt vật dẫn.
	D. Điện tích của vật dẫn luôn phân bố đều trên bề mặt vật dẫn.
1.53 Một tụ điện phẳng có điện dung C, được mắc vào một nguồn điện, sau đó ngắt khỏi nguồn điện. Người ta nhúng hoàn toàn tụ điện vào chất điện môi có hằng số điện môi ε. Khi đó hiệu điện thế của tụ điện
	A. Không thay đổi.	B. Tăng lên ε lần.	C. Giảm đi ε lần.	D. Tăng lên 2ε lần.
1.54 Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Khi đưa một vật nhiễm điện dương lại gần một quả cầu bấc thì quả cầu bị hút lại gần vật.
	B. Khi đưa một vật nhiễm điện âm lại gần một quả cầu bấc thì quả cầu bị hút lại gần vật.
	C. Khi đưa một vật nhiễm điện âm lại gần một quả cầu bấc thì quả cầu bị đẩy ra xa vật.
	D. Khi đưa một vật nhiễm điện lại gần một quả cầu bấc thì quả cầu bị hút về phía vật.
1.55 Một quả cầu nhôm rỗng được nhiễm điện thì điện tích của quả cầu
	A. chỉ phân bố ở mặt trong của quả cầu.
	B. chỉ phân bố ở mặt ngoài của quả cầu.
	C. phân bố đồng thời ở cả mặt trong và mặt ngoài của quả cầu.
	D. phân bố ở mặt trong nếu nhiễm điện dương, ở mặt ngoài nếu nhiễm điện âm.
1.56 Phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Một vật dẫn nhiễm điện dương thì điện tích luôn luôn được phân bố đều trên bề mặt vật dẫn.
	B. Một quả cầu bằng đồng nhiễm điện âm thì vectơ cường độ điện trường tại điểm bất kì bên trong quả cầu có hướng về tâm quả cầu.
	C. Vectơ cường độ điện trường tại một điểm bên ngoài vật nhiễm điện luôn có phương vuông góc với mặt vật đó.
	D. Điện tích ở mặt ngoài của một quả cầu kim loại nhiễm điện được phân bố như nhau ở mọi điểm.
1.57 Hai quả cầu bằng kim loại có bán kính như nhau, mang điện tích cùng dấu. Một quả cầu đặc, một quả cầu rỗng. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau thì
	A. điện tích của hai quả cầu bằng nhau.
	B. điện tích của quả cầu đặc lớn hơn điện tích của quả cầu rỗng.
	C. điện tích của quả cầu rỗng lớn hơn điện tích của quả cầu đặc.
	D. hai quả cầu đều thành trung hòa điện.
1.58 Đưa một cái đũa nhiễm điện lại gần những mẩu giấy nhỏ, ta thấy mẩu giấy bị hút về phía đũa. Sau khi chạm vào đũa thì
	A. mẩu giấy càng bị hút chặt vào đũa.
	B. mẩu giấy bị nhiễm điện tích trái dấu với đũa.
	C. mẩu giấy bị trở lên trung hòa điện nên bị đũa đẩy ra.
	D. mẩu giấy lại bị đẩy ra do nhiễm điện cùng dấu với đũa.
1.59 Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc. Mỗi vật đó gọi là một bản tụ.
	B. Tụ điện phẳng là tụ điện có hai bản tụ là hai tấm kim loại đặt đối diện với nhau.
	C. Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện và được đo bằng thương số giữa điện tích của tụ và hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
	D. Hiệu điện thế giới hạn là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai bản tụ điện sao cho lớp điện môi của tụ điện đã bị đánh thủng.
1.60 Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào
	A. Hình dạng, kích thước của hai bản tụ.	B. Khoảng cách giữa hai bản tụ.
	C. Bản chất của hai bản tụ.	D. Chất điện môi giữa hai bản tụ.
1.61 Một tụ điện phẳng gồm hai bản tụ có diện tích phần đối diện là S, khoảng cách giữa hai bản tụ là d, lớp điện môi có hằng số điện môi ε, điện dung được tính theo công thức
	A. C = 	B. C = 	C. C = 	D. C = 
1.62 Một tụ điện phẳng, nếu tăng khoảng cách giữa hai bản tụ lên hai lần thì
	A. Điện dung của tụ điện không thay đổi.	B. Điện dung của tụ điện tăng lên hai lần.
	C. Điện dung của tụ điện giảm đi hai lần.	D. Điện dung của tụ điện tăng lên bốn lần.
1.63 Bốn tụ điện giống nhau có điện dung C được ghép nối tiếp với nhau thành một bộ tụ điện. Điện dung của bộ tụ điện đó là
	A. Cb = 4C.	B. Cb = C/4.	C. Cb = 2C.	D. Cb = C/2.
1.64 Bốn tụ điện giống nhau có điện dung C được ghép song song với nhau thành một bộ tụ điện. Điện dung của bộ tụ điện đó là
	A. Cb = 4C.	B. Cb = C/4.	C. Cb = 2C.	D. Cb = C/2.
1.65 Một tụ điện có điện dung 500 (pF) được mắc vào hiệu điện thế 100 (V). Điện tích của tụ điện là
	A. q = 5.104 (μC).	B. q = 5.104 (nC).	C. q = 5.10–2 (μC).	D. q = 5.10–4 (C).
1.66 Một tụ điện phẳng gồm hai bản có dạng hình tròn bán kính 3 cm, đặt cách nhau 2 cm trong không khí. Điện dung của tụ điện đó là
	A. C = 1,25 (pF).	B. C = 1,25 (nF).	C. C = 1,25 μF.	D. C = 1,25 (F).
1.67 Một tụ điện phẳng gồm hai bản có dạng hình tròn bán kính 5 cm, đặt cách nhau 2 cm trong không khí. Điện trường đánh thủng đối với không khí là 3.105 V/m. Hiệu điện thế lớn nhất của tụ điện là
	A. 3000 V.	B. 6000 V.	C. 15.10³ V.	D. 6.105 V.
1.68 Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế 50 V. Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi tăng khoảng cách giữa hai bản tụ gấp hai lần thì
	A. Điện dung của tụ điện không thay đổi.	B. Điện dung của tụ điện tăng lên hai lần.
	C. Điện dung của tụ điện giảm đi hai lần.	D. Điện dung của tụ điện tăng lên bốn lần.
1.69 Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế 50 V. Tăng khoảng cách giữa hai bản tụ gấp hai lần thì
	A. Điện tích của tụ điện không thay đổi.	B. Điện tích của tụ điện tăng lên hai lần.
	C. Điện tích của tụ điện giảm đi hai lần.	D. Điện tích của tụ điện tăng lên bốn lần.
1.70 Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50 V. Ngắt tụ ra khỏi nguồn rồi tăng khoảng cách giữa hai bản tụ gấp hai lần thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ có giá trị là
	A. 50 (V).	B. 100 (V).	C. 150 (V).	D. 200 (V).
1.71 Hai tụ điện có điện dung C1 = 0,4 μF, C2 = 0,6 μF mắc song song rồi mắc bộ tụ điện vào nguồn điện có hiệu điện thế U < 60 V thì một trong hai tụ có điện tích là 3.10–5 C. Hiệu điện thế của nguồn là
	A. 7,5 V.	B. 50 V.	C. 75 mV.	D. 25 V.
1.72 Bộ tụ điện gồm ba tụ điện C1 = 10 μF, C2 = 15 μF, C3 = 30 μF mắc nối tiếp với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là
	A. 5 μF.	B. 10 μF.	C. 15 μF.	D. 55 μF.
1.73 Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 10 μF, C2 = 15 μF, C3 = 30 μF mắc song song. Điện dung của bộ tụ là
	A. 5 μF.	B. 10 μF.	C. 15 μF.	D. 55 μF.
1.74 Bộ tụ điện gồm hai tụ điện C1 = 20 μF, C2 = 30 μF mắc nối tiếp, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 V. Điện tích của bộ tụ là
	A. 3,0 mC	B. 1,2 mC	C. 1,8 mC	D. 0,72 mC.
1.75 Bộ tụ điện gồm hai tụ điện C1 = 20 μF, C2 = 30 μF mắc nối tiếp, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 V. Điện tích của tụ điện C1, C2 lần lượt là
	A. 3,0 mC; 3,0 mC	B. 1,2 mC; 1,8 mC	C. 1,8 mC; 1,2 mC	D. 720 μC; 720 μC
1.76 Bộ tụ điện gồm hai tụ điện: C1 = 20 μF, C2 = 30 μF mắc nối tiếp, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 V. Hiệu điện thế trên tụ điện C1, C2 lần lượt là
	A. 60 V và 60 V.	B. 15 V và 45 V.	C. 45 V và 15 V.	D. 30 V và 30 V.
1.77 Bộ tụ điện gồm hai tụ điện: C1 = 20 μF, C2 = 30 μF mắc song song, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 V. Hiệu điện thế trên tụ điện C1, C2 lần lượt là
	A. 60 V và 60 V.	B. 15 V và 45 V.	C. 45 V và 15 V.	D. 30 V và 30 V.
1.78 Bộ tụ điện gồm hai tụ điện: C1 = 20 μF, C2 = 30 μF mắc song song, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 V. Điện tích của tụ điện C1, C2 lần lượt là
	A. 3,0.10–3 C và 3,0.10–3 C	B. 1,2.10–3 C và 1,8.10–3 C
	C. 1,8.10–3 C và 1,2.10–3 C	D. 7,2.10–4 C và 7,2.10–4 C
1.79 Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng
	A. hóa năng.	B. cơ năng.
	C. năng lượng từ trường.	D. năng lượng điện trường.
1.80 Có hai tụ điện: tụ điện 1 có điện dung C1 = 3 μF tích điện đến hiệu điện thế U1 = 300 V, tụ điện 2 có điện dung C2 = 2 μF tích điện đến hiệu điện thế U2 = 200 V. Nối hai bản mang điện tích cùng dấu của hai tụ điện đó với nhau. Nhiệt lượng tỏa ra sau khi nối là
	A. 175 mJ.	B. 169 mJ.	C. 6,0 mJ.	D. 6,0 J.
1.81 Một bộ tụ điện gồm 10 tụ giống nhau có điện dung C = 8 μF ghép nối tiếp rồi mắc bộ tụ vào hiệu điện thế không đổi U = 150 V. Độ biến thiên năng lượng của bộ tụ điện sau khi có một tụ điện bị đánh thủng là
	A. 9,0 mJ.	B. 10 mJ.	C. 19 mJ.	D. 1,0 mJ.
1.82 Một tụ điện có điện dung C = 6 μF được mắc vào nguồn điện 100 (V). Sau khi ngắt tụ điện khỏi nguồn, do có quá trình phóng điện qua lớp điện môi nên tụ điện mất dần điện tích. Nhiệt lượng tỏa ra trong lớp điện môi kể từ khi bắt đầu ngắt tụ điện khỏi nguồn điện đến khi tụ phóng hết điện là
	A. 0,3 mJ.	B. 30 kJ.	C. 30 mJ.	D. 3.104 J.
1.83 Một tụ điện có điện dung C = 5 μF được tích điện, điện tích của tụ điện bằng 10–3 (C). Nối tụ điện đó vào bộ acquy suất điện động 80 (V), bản điện tích dương nối với cực dương, bản điện tích âm nối với cực âm của bộ acquy. Sau khi đã cân bằng điện thì
	A. năng lượng của bộ acquy tăng lên một lượng 84 (mJ).
	B. năng lượng của bộ acquy giảm đi một lượng 84 (mJ).
	C. năng lượng của bộ acquy tăng lên một lượng 84 (kJ).
	D. năng lượng của bộ acquy giảm đi một lượng 84 (kJ).
1.84 Một tụ điện không khí phẳng mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 200 (V). Hai bản tụ cách nhau 4 (mm). Mật độ năng lượng điện trường trong tụ điện là
	A. w = 1,105.10–8 (J/m³).	B. w = 11,05 (mJ/m³).
	C. w = 8,842.10–8 (J/m³).	D. w = 88,42 (mJ/m³).
1.85 Hai bản của một tụ điện phẳng là hình tròn, tụ điện được tích điện sao cho điện trường trong tụ điện bằng E = 3.105 (V/m). Khi đó điện tích của tụ điện là Q = 100 (nC). Lớp điện môi bên trong tụ điện là không khí. Bán kính của các bản tụ là
	A. 11 cm.	B. 22 cm.	C. 11 m.	D. 22 m.
1.86 Có hai tụ điện: tụ điện 1 có điện dung C1 = 3 μF tích điện đến hiệu điện thế U1 = 300 (V), tụ điện 2 có điện dung C2 = 2 μF tích điện đến hiệu điện thế U2 = 200 (V). Nối hai bản mang điện tích cùng dấu của hai tụ điện đó với nhau. Hiệu điện thế giữa các bản tụ điện sau đó là
	A. U = 200 (V).	B. U = 260 (V).	C. U = 300 (V).	D. U = 500 (V).
C. Hướng dẫn giải và trả lời.
1.1 Chọn C. Hai điện tích đẩy nhau thì cùng dấu.
1.2 Chọn B. Vật A hút vật B nhưng lại đẩy C suy ra A và C cùng dấu, A và B trái dấu. Vật C hút vật D suy ra C và D cùng dấu. Vậy A, C và D cùng dấu đồng thời trái dấu với D.
1.3 Chọn C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ di chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.
1.4 Chọn C. Lực tương tác giữa hai điện tích điểm tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
1.5 Chọn D. Một mol khí hiđrô ở điều kiện tiêu chuẩn có thể tích là 22,4 lít. Mỗi phân tử H2 lại có 2 nguyên tử, mỗi nguyên tử hiđrô gồm 1 prôton và 1 electron. Điện tích của prôton là +1,6.10–19 (C), điện tích của electron là –1,6.10–19 (C). Từ đó ta tính được tổng điện tích dương trong 1 (cm³) khí hiđrô là 8,6 (C) và tổng điện tích âm là –8,6 (C).
1.6 Chọn C. Áp dụng công thức F = k|q1q2|/r² = 9,216.10–8 (N).
1.7 Chọn C. Áp dụng F = k|q1q2|/r² với |q1| = |q2| = q tính được q = 2,67.10–9 (C).
1.8 Chọn B. Công thức suy ra , từ đó ta tính được r2 = 1,6 (cm).
1.9 Chọn A. Hai điện tích trái dấu nên chúng hút nhau. Áp dụng công thức tính F = = 45 N.
1.10 Chọn D. Hai điện tích điểm đẩy nhau do đó chúng cùng dấu. Áp dụng q = = 4,025.10–3 (μC).
1.11 Chọn D. Áp dụng công thức F = k|q1q2|/r² suy ra r = 0,06 m = 6 cm.
1.12 Chọn B. Lực do q1 tác dụng q3 là 14,4 N, có hướng từ q1 tới q3. Lực do q2 tác dụng lên q3 là 14,4 N, có hướng từ q3 tới q2. Lực tổng hợp F = 2.F13.cos α với cos α = 3/5 = 0,6 → F = 17,28 N
1.13 Chọn D. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm electron để trở thành ion.
1.14 Chọn C. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa electron, một vật nhiễm điện âm là vật nhận thêm electron. Phát biểu “một vật nhiễm điện dương là vật nhận thêm các ion dương” là không đúng.
1.15 Chọn C. Vật cách điện có thể có nhiều điện tích nhưng chỉ có rất ít điện tích tự do.
1.16 Chọn D. Khi nhiễm điện do tiếp xúc chỉ có electron di chuyển từ vật này sang vật khác. Vậy “điện tích dương chuyển từ vật nhiễm điện sang chưa nhiễm điện” là không đúng.
1.17 Chọn B. Khi đưa quả cầu A không tích điện lại gần quả cầu B tích điện thì quả cầu A sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng và phần điện tích trái dấu với quả cầu B nằm gần quả cầu B hơn so với phần tích điện cùng dấu. Tức là quả cầu B vừa đẩy lại vừa hút quả cầu A, nhưng lực hút lớn hơn lực đẩy nên quả cầu B đã hút quả cầu A.
1.18 Chọn D. Vật đã nhiễm điện âm thì vẫn có thể còn electron nhưng chỉ ít hơn lúc trung hòa điện mà không phải mất hết.
1.19 Chọn C. Nếu phát biểu “ Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên điện tích thử đặt tại điểm đó trong điện trường” là không đúng vì có thể là điện tích âm.
1.20 Chọn A. Dưới tác dụng của lực điện, điện tích dương sẽ chuyển động dọc theo chiều của đường sức điện trường. Điện tích âm chuyển động ngược chiều đường sức điện trường.
1.21 Chọn B.
1.22 Chọn D. Các đường sức điện xuất phát từ điện tích dương hoặc ở vô cực và kết thúc ở điện tích âm hoặc ở vô cực. Nên phát biểu “Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm” là không đúng.
1.23 Chọn B.
1.24 Chọn B.
1.25 Chọn C. Áp dụng công thức q = F/E = 8.10–6 (C).
1.26 Chọn C. Áp dụng công thức E = k|Q|/r² = 4500 (V/m)
1.27 Chọn D. Khoảng cách từ tâm của tam giác đều cạnh a đến mỗi đỉnh của tam giác là . Cường độ điện trường do mỗi điện tích Q gây ra tại tâm của tam giác có độ lớn bằng nhau là E1 = E2 = E3 = 3kQ/a². Hướng của mỗi vectơ cường độ điện trường hướng ra xa mỗi điện tích. Cường độ điện trường tổng hợp tại tâm là E = 0
1.28 Chọn B. Điểm M nằm trên đường thẳng nối hai điện tích và cách đều hai điện tích, điểm đó cách mỗi điện tích một khoảng r = 5 cm = 0,05 m. Cường độ điện trường do điện tích q1 = 5.10–9 (C) gây ra tại M có độ lớn 18000 (V/m), có hướng ra xa điện tích q1. Cường độ điện trường do điện tích q2 = –5.10–9 (C) gây ra tại M có độ lớn 18000 (V/m), có hướng về phía q2 hay ra xa điện tích q1. Cường độ điện trường tổng hợp tại M có độ lớn là E = E1 + E2 = 36000 V/m.
1.29 Chọn A. Cường độ điện trường do điện tích q1 gây ra tại A có độ lớn E1 = 7,03.10–4 (V/m), có hướng từ B tới A. Cường độ điện trường do điện tích q2 gây ra tại A có độ lớn E2 = 7,03.10–4 (V/m), có hướng từ C tới A. Cường độ điện trường tổng hợp tại điểm A có độ lớn là E = 2.E1.cos 30° = 1,2178.10–3 (V/m)
1.30 Chọn A. Điểm M nằm trên đường thẳng nối hai điện tích và cách q1 một khoảng r1 = 5 (cm) = 0,05 (m); cách q2 một khoảng r2 = 15 (cm) = 0,15 (m). Điểm M nằm ngoài khoảng nối tâm q1, q2. Cường độ điện trường do điện tích q1 gây ra tại M có độ lớn E1 = 18000 (V/m), có hướng ra xa điện tích q1. Cường độ đ

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_hoc_tap_vat_li_11.doc