Thuyết minh bài giảng Công nghệ Lớp 11 - Bài 34: Động cơ đốt trong dùng cho xe máy

Thuyết minh bài giảng Công nghệ Lớp 11 - Bài 34: Động cơ đốt trong dùng cho xe máy

1.1. Kiến thức:

- Biết được đặc điểm và cách bố trí của động cơ đốt trong dùng cho xe máy.

- Biết được đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy.

1.2. Kỹ năng:

- Kỹ năng hoạt động nhóm.

- Kỹ năng tự học

- Kỹ năng giải quyết một số tình huống thực tế

- Kỹ năng sống và làm việc theo pháp luật.

- Kỹ năng sử dụng máy tính và mạng Internet.

 1.3. Thái độ:

- Học sinh hứng thú khi học, có ý thức tự học ở mọi nơi, mọi lúc.

- Học sinh biết tích hợp bảo vệ môi trường: Ô nhiễm môi trường do các chất thải của các phương tiện giao thông trong đó có xe máy như khí thải, dầu bôi trơn, đối với các môi trường đất, nước và không khí. Từ đó có các biện pháp bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹp.

 

docx 9 trang Ngát Lê 25/10/2024 510
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh bài giảng Công nghệ Lớp 11 - Bài 34: Động cơ đốt trong dùng cho xe máy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM DỰ THI CUỘC THI
“THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E – LEARNING NĂM HỌC 2016 - 2017”
Bài giảng: Bài 34 . Động cơ đốt trong dùng cho xe máy”.
Bộ môn: Công Nghệ lớp 11
Giáo viên: Đào Thị Thủy
Đơn vị: Trường THPT Phúc Yên
Ngày nay với sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật – công nghệ, đã làm thay đổi toàn bộ xã hội và nhu cầu của xã hội về yếu tố con người. Khi xã hội càng phát triển người ta càng quan tâm tới việc đổi mới giáo dục và đào tạo để tạo ra những con người mới có thể đương đầu với những đòi hỏi của nghề nghiệp không ngừng thay đổi và với một thế giới không ngừng biến động.
Giáo dục và đào tạo hiện nay hướng tới đổi mới căn bản, mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện: biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo nghĩa là thay vì truyền thụ kiến thức một cách thụ động, một chiều thì người học phải tích cực, độc lập, sáng tạo, trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới. 
Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đang rất được quan tâm và phát triển ở mọi bậc học nói chung và bậc học trung học nói riêng, bởi ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy là một trong những hình thức sử dụng đồ dùng trực quan sinh động và hiện đại, phù hợp với nhu cầu đổi mới các hình thức giáo dục, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển trong thời đại hiện nay, đồng thời nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên trước khả năng hội nhập giáo dục. Đồng thời, đó là một trong những cách thức để học sinh tự chủ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới, dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin 
Với thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay thì các trường đã cài đặt và khai thác khá nhiều phần mềm vui chơi, học tập đa dạng và phong phú. Trong đó giáo viên có thể ứng dụng các phần mềm như powerpoint, photoshop, flash, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring vv... để xây dựng các bài học, trò chơi, câu chuyện, bài thơ...phù hợp với các hoạt động dạy học cụ thể. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó. Nhưng quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về E-Learning là SCORM, AICC . 
Chính vì lẽ đó, tôi tiến hành nghiên cứu và ứng dụng phần mềm E - learning để thiết kế hoạt động dạy và học trong bài giảng của mình “Bài 34. Động cơ đốt trong dùng cho xe máy” nhằm mục đích giúp người học:
 	- Tiếp cận với hình thức vui học mới “học trực tuyến”
- Với video, hình ảnh, âm thanh sinh động các em sẽ thấy hứng thú qua đó tiếp thu những kiến thức của bài một các chính xác hơn. 
- Phát triển ở học sinh khả năng tập trung chú ý, ghi nhớ có chủ định, kĩ năng quan sát, tư duy, tưởng tượng
- Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.
- Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc.
- Giúp giáo viên hình thành kiến thức cho học sinh đầy đủ, chính xác, khoa học.	
- Giúp các bậc phụ huynh có thể dễ dàng hình thành kiến thức cho con mình một cách chính xác, khoa học.
Qua hoạt động người học sẽ học được cách suy nghĩ, phát triển khả năng tư duy, sáng tạo cùng với các thao tác thực hành các em có thể biết được tên gọi, đặc điểm và ứng dụng thực tiễn của bài học.
1. MỤC ĐÍCH .
1.1. Kiến thức:
- Biết được đặc điểm và cách bố trí của động cơ đốt trong dùng cho xe máy.
- Biết được đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy. 
1.2. Kỹ năng:
- Kỹ năng hoạt động nhóm.
- Kỹ năng tự học 
- Kỹ năng giải quyết một số tình huống thực tế 
- Kỹ năng sống và làm việc theo pháp luật.
- Kỹ năng sử dụng máy tính và mạng Internet. 
 1.3. Thái độ:
- Học sinh hứng thú khi học, có ý thức tự học ở mọi nơi, mọi lúc.
- Học sinh biết tích hợp bảo vệ môi trường: Ô nhiễm môi trường do các chất thải của các phương tiện giao thông trong đó có xe máy như khí thải, dầu bôi trơn, đối với các môi trường đất, nước và không khí. Từ đó có các biện pháp bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹp. 
2. PHƯƠNG PHÁP
- Phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy như phương pháp trực quan, làm mẫu, đàm thoại, phân tích, giảng giải, gợi mở 
- Luôn t́ìm tòi, học hỏi về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học.
3. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- Máy vi tính, headphone.
- Phần mềm Office PowerPoint
- Phần mềm Camtasia studio 8.6
- Phần mềm Adobe Presenter.
4. NỘI DUNG
STT
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Slide 1
Giới thiệu bài dự thi

Slide 2
Video đặt vấn đề vào bài: Chào mừng các em đến với bài giảng hôm nay. Như chúng ta đã biết ĐCĐT là nguồn động lực được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, GTVT,....
ĐCĐT dùng làm nguồn động lực cho các phương tiện, thiết bị cần di chuyển trong phạm vi rộng với khoảng cách dài như máy bay, ô tô, tàu thủy,... 
Và một phương tiện giao thông chúng ta không còn xa lạ và số lượng ngày càng tăng ngày nay đó chính là xe máy.
Vậy ĐCĐT dùng trên xe máy có đặc điểm gì, tại sao xe máy có thể di chuyển được trên đường. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: Tiết 43: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO XE MÁY.
Học sinh theo dõi và chuẩn bị sẵn sàng cho bài học
Slide 3
Mục tiêu bài học:
Kiến thức
Kỹ năng
Thái độ

Slide 4
Nội dung của bài học gồm 2 phần: 
I. Đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong dùng cho xe máy.
II. Đặc điểm của HTTL trên xe máy

Học sinh theo dõi bài học.
Slide 5
Gv đưa ra một vài trích dẫn cơ bản về lịch sử ra đời chiếc xe máy đầu tiên trên thế giới. 

Học sinh quan sát những hình ảnh trên màn hình.
Slide 6
Gv đưa ra video về lịch sử ra đời chiếc xe máy đầu tiên trên thế giới. 
Học sinh cùng theo dõi video.
Slide 7
 Gv đưa ra video về lịch sử phát triển xe máy từ khi ra đời cho đến ngày nay.
Hs cùng theo dõi video
Slide 8
Gv : ngày nay với sự phát triển của KHKT, sau hàng trăm nay ra đời. Xe máy ngày nay có nhiều hình dáng khác nhau
GV cho học sinh quan sát một số loại xe máy ngày nay
Học sinh quan sát hình ảnh gv đưa ra trên màn hình.
Slide 9
I. Đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong dùng cho xe máy
1. Đặc điểm:
Gv đưa ra hình ảnh một số loại xe máy đã được gặp trong thực tế đời sông. Cùng với hướng dẫn của Gv, hs dần có được những đặc điểm cơ bản của động cơ đốt trong dùng cho xe máy. 
Học sinh quan sát hình ảnh và những hiểu biết của mình có trong thực tế . từ đó nắm rõ hơnđặc điển của động cơ đốt trong dùng cho xe máy. 
Hs ghi kết luận của GV.
Slide 10
GV: tiếp tục gợi ý và đưa ra những đặc điểm cơ bản của động cơ đốt trong dùng cho xe máy.

- Học sinh quan sát hình ảnh trên màn hình. 
Hs ghi kết luận của Gv. 

Slide 11
 Gv tổng hợp lại những đặc điểm cơ bản của động cơ đốt trong dùng cho xe máy
Gv đặt câu hỏi: vì sao trên xe máy không sử dụng phương án làm mát động cơ bằng nước?

Học sinh theo dõi 
Hs suy nghĩ để có câu trả lời.
Ghi bài theo kết luận của Gv.
Slide 12
2. Bố trí động cơ trên xe máy:
Gv đưa ra hình ảnh hai loại xe má cho hs quan sát và đưa ra câu hỏi: Trên xe máy động cơ thường được bố trí như thế nào?
Động cơ trên xe máy thường được bố trí theo hai cách:
+ bố trí ở giữa xe 
+ bố trí lệch về đuôi xe. 

Hs quan sát hình ảnh , suy nghĩ để có câu trả lời. 
Quan sát hình ảnh, ghi nhận kiến thức.
Hs ghi kết luận của Gv.
Slide 13
GV: đưa ra câu hỏi: với các cách bố trí như vậy chúng sẽ có ưu và nhược điểm gì? 

Hs theo dõi và suy nghĩ để có câu trả lời. 

Slide 14
b. Động cơ đặt ở giữa xe:
Gv đưa ra câu hỏi: với cách bố trí này chúng có ưu và nhược điểm gì? 
Ưu điểm:
 - Phân bố khối lượng đều trên xe
Làm mát động cơ tốt. 
Nhược điểm:
Hệ thống truyền lực phức tạp
Nhiệt thải ảnh hưởng tới người lái. 
Hs theo dõi
Hs suy nghĩ dựa vào những kiến thức thực tế và qua việc nghiên cứu SGK để có câu trả lời.
Hs ghi kết luận của GV
Slide 15
b. Động cơ bố trí lệch về đuôi xe:
Gv đưa ra hình ảnh xe máy có đc bố trí lệch về đuôi xe và yêu cầu học sinh suy nghĩ về ưu và nhược điểm của cách bố trí này. 
Hs theo dõi
Hs suy nghĩ dựa vào những kiến thức thực tế và qua việc nghiên cứu SGK để có câu trả lời.
Hs ghi kết luận của Gv
Slide 16
Video về giáo dục kỹ năng sống
Hs theo dõi video và hình thành cho mình những kỹ năng tốt cho cuộc sống. 
Slide 17
II. Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy
Gv đưa ra các bộ phận có trên hệ thống truyền lực trên xe máy và yêu cầu cùng học sinh sắp xếp lại để được hệ thống truyền lực trên xe máy. 

Hs theo dõi
Hs cùng suy nghĩ để có câu trả lời. 
Hs ghi kết luận của Gv
Slide 18
Gv đưa ra đặc điểm của các bộ phận trên hệ thống truyền lực

Hs theo dõi
Hs ghi kết luận của Gv. 
Slide 19
Gv đưa ra cấu tạo của các bộ phận của hệ thống truyền lực trên xe máy. 

Hs theo dõi
Hs ghi kết luận của Gv. 

Slide 20
 Nguyên lý làm việc:
Gv đưa hình vẽ hệ thống truyền lực trên xe máy. Yêu cầu học sinh quan sát hiệu ứng trên hình ảnh, từ đó hình thành được nguyên lý làm việc của hệ thống truyền lực trên xe máy như thế nào.?
Khi ly hợp đóng, momen quay được truyền sang hộp số, qua xích hoặc cácđăng tới bánh xe chủ động, làm xe chuyển động. 
 
Hs quan sát hình ảnh
Hs suy nghĩ
Hs ghi kết luận của Gv.
Slide 21
Gv đưa ra lời cảnh báo: với số lượng xe máy tham gia như hiện nay, số tai nạn giao thông liên quan đến xe máy chiếm tỉ lệ lớn. 

Hs theo dõi
Hs cùng suy ngẫm

Slide 22
Gv đưa ra một số hình ảnh về tai nạ giao thông liên quan đến xe máy. 

Hs theo dõi.
Hs cùng suy ngẫm
Slide 23
Gv đưa ra lời dạy: để đảm bảo an toàn giao thông cho bạn và những người thân yêu của bạn, hãy chấp hành ATGT.

Học sinh quan sát
Slide 24
Gv đưa ra hình ảnh vi phạm giao thông và nhắc nhở: để đảm bảo an toàn giao thông không đua xe dưới mọi hình thức, không lạng lách đánh võng, không chở quá số người quy đinh, nghiêm túc khi tham gia giao thông. 
Hs theo dõi
Học sinh cùng suy ngẫm.

Slide 25
Video cô: hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. 

Học sinh theo dõi.
Slide 26
Gv đưa ra hình ảnh về khí thải từ các phương tiện giao thông thải ra môi trường khi tham gia giao thông trong đó có xe máy. 
Học sinh quan sát 
Slide 27
Gv: Trước thực trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng, do khí thải của các phương tiện giao thông, trong đó có một số lượng lớn xe máy. Và sự cạn kiệt của xăng dầu, đã có nhiều giải pháp về nhiên liệu thay thế cho dầu mỏ, trong số đó, nguyên liệu hydro và các nguồn nhiên liệu khác là một trong những giải pháp tối ưu giải quyết được hai vấn đề trên

Học sinh quan sát 
Hs cùng suy ngẫm

Slide 28
Gv đưa ra hình ảnh về các nhiên liệu thay thế:
Nhiên liệu sinh học 
Nhiên liệu hydro
Học sinh quan sát
Slide 29

Nhiên liệu etanol
Nhiên liệu nito lỏng
Nhiên liệu khí nén. 

Học sinh quan sát hình ảnh 
Slide 30
Gv : Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy cùng chung tay, cùng ghóp những công sức nhỏ bé của mình để cùng cộng đồng bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp.

Hs cùng suy ngẫm
Hs theo dõi
Slide 31
Gv đưa ra những hành ảnh chung tay bảo vệ môi trường sống.
 Hs theo dõi.
Hs cùng suy ngẫm để có được những hành động riêng cho bản thân mình. 
Slide 32
Gv đưa ra hình ảnh cùng lời dẫn: hãy chung tay bảo vệ hành tinh xanh.

 Hs theo dõi 

Slide
33+34+35+36+37+38
Củng cố
Vận dụng kiến thức vừa ghi nhận được cùng trả lởi các câu hỏi Gv đưa ra để ghi nhớ sâu hơn kiến thức trọng tâm của bài.

Slide 39
Video kết thúc bài học

Học sinh theo dõi 
Slide 40

Tài liệu tham khảo
 Học sinh theo dõi. 

Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng E- Learning “Bài 34. Tiết 44. Động cơ đốt trong dùng cho xe máy” của tôi. 
Để bài giảng của tôi được tốt hơn nữa tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ để tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!
 Phúc yên, tháng 10 năm 2016
 Xác nhận của thủ trưởng đơn vị 
Người thực hiện
 Đào Thị Thủy

Tài liệu đính kèm:

  • docxthuyet_minh_bai_giang_cong_nghe_lop_11_bai_34_dong_co_dot_tr.docx