Thuyết minh bài giảng Địa lí Lớp 11 - Tiết 5, Bài 5: Một số vấn đề của châu Phi - Nguyễn Thị Mai

Thuyết minh bài giảng Địa lí Lớp 11 - Tiết 5, Bài 5: Một số vấn đề của châu Phi - Nguyễn Thị Mai

Mục đích của việc xây dựng các bài giảng điện tử:

- Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Biết cách vận dụng kiến thức để giải các bài tập.

- Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.

- Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc.

2.1. Trình bày bài giảng:

Màu sắc không lòe loẹt, dễ nhìn

Chữ đủ to, rõ.

Mỗi slide đều có nội dung chủ đề.

Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn.

2.2. Kĩ năng Multimedia:

Có âm thanh

Có hình ảnh, video clips minh họa nội dung kiến thức bài học.

 Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễ dựng, có thể online hay offline (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi).

 

doc 8 trang Ngát Lê 25/10/2024 470
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh bài giảng Địa lí Lớp 11 - Tiết 5, Bài 5: Một số vấn đề của châu Phi - Nguyễn Thị Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING
NĂM HỌC 2016 - 2017
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
- Tác giả (giáo viên): Nguyễn Thị Mai
 - Điện thoại: 0986.310.299
- Email:nguyenthimai.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn
- Quận/huyện: Tam Dương
- Tên sản phẩm: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI (Tiết 5 –Bài 5)
- Đối tượng: học sinh lớp 11.
- Tên môn (lĩnh vực): Địa lí
- Tên trường: THPT Trần Hưng Đạo – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc. 	
II. PHẦN THUYẾT MINH
1. Lý do chọn phần mềm 
Trong xu thế hiện nay thì công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của chúng ta. Đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào trong ngành giáo dục rất là cần thiết. Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng phát triển giúp trẻ tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp..v..v, thì học trực tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú về hình thức học tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội kiến thức của bài tốt. 
Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của học sinh THPT trong giai đoạn này. Bộ GD&ĐT đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E - Learning. 
Với thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ thì hiện nay, có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring...v..v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó. Quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về E-Learning là SCORM, AICC .
 Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Chúng tôi nhận thấy phần mềm Adobe presenter có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm Adobe presenter để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. Adobe presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Adobe Presenter đó biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ có thể ghi lại lời giảng, bài giải hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khỏc qua flash, có thể đưa bài giảng lời giảng trực tuyến Bài giảng điện tử E-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT. 
2. Mục đích của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
- Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Biết cách vận dụng kiến thức để giải các bài tập. 
- Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.
- Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc.
2.1. Trình bày bài giảng: 
Màu sắc không lòe loẹt, dễ nhìn 
Chữ đủ to, rõ.
Mỗi slide đều có nội dung chủ đề.
Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn.
2.2. Kĩ năng Multimedia:
Có âm thanh
Có hình ảnh, video clips minh họa nội dung kiến thức bài học.
 Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễ dựng, có thể online hay offline (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi).
2.3. Nội dung các câu hỏi của GV: 
Các câu hỏi GV đưa ra ở đây mang tính gợi mở, hướng dẫn, củng cố nội dung bài học. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung gv đưa ra cho học sinh làm trong thời gian nhất định sau đó giáo viên đưa ra kết quả cho học sinh so sánh với bài làm của học sinh đã làm.
III. CÁCH BỐ TRÍ , SỦ DỤNG BÀI HOC, PHẦN MỀM SỬ DỤNG:
1. Giao diện: Chủ yếu bài giảng được bố trí thành các vùng chính như sau:
Vùng 1: Nội dung chi tiết của bài học, nơi đây cũng chính là nội dung ghi vở của học sinh
Vùng 2: Ảnh và logo của người dạy
Vùng 3:Các liên kết để giúp người học trỏ nhanh đến các nội dung chính của bài học
2. Các phần mềm sử dụng, cách sử dụng bài giảng: 
Các video clip, âm thanh được biên tập cẩn thận để có dung lượng nhỏ nhất nhưng cũng cố gắng để đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể.
Bài giảng này được thiết kế và biên soạn trên PowerPoint và Presenter cùng với một số phần mềm khác. Được xuất theo chuẩn SCOM nên khá thông dụng với mọi người.
Đặc biệt là bài giảng sử dụng phần nhiều sự trợ giúp của phần mềm Camtasia 9 với nhiều tính năng nổi trội:
 + Ghi lại màn hình từ các slide PowerPoint, thử nghiệm phần mềm, các trang web 
 + Chỉnh sửa lại video ghi màn hình bằng cách cắt, nối và kết hợp nhiều đoạn video lại với nhau một cách dễ dàng.
 + Import video camera, âm nhạc, ảnh vào đoạn video ghi hình của bạn để tăng thêm độ trung thực.
 + Tùy chỉnh màn hình ghi video với nhiều theme khác nhau, chèn thêm được ảnh nền, đồ họa, các dòng mô tả 
 + Tạo video tương tác có thể kích vào liên kết, nội dung bảng, tìm kiếm .
 + Dễ dàng chia sẻ video bằng nhiều cách khác nhau, trên nhiều thiết bị.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Kiểm tra đánh giá chất lượng người học:
Trong bài giảng này tôi cố gắng để tích hợp vào phần kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh bằng cách đưa vào các bài tập có chấm điểm với thang điểm . Tùy vào kết quả điểm đạt được của học sinh mà đưa ra các nhận xét cũng như lời khuyên tương ứng. Với cách kiểm tra cũng cố (cuối bài) thì tôi thiết lập một bài tập chỉ được làm một lần, khác với dạng bài tập vận dụng thì cho phép học sinh có thể làm nếu sai thì cho phép làm lại.
2. Phương pháp dạy học:
Ở trong bài giảng này tôi sử dụng một số phương pháp dạy học sau đây: 
a. Thuyết trình, gợi mở:
Với một số nội dung mang tính chất lý thuyết , thì tôi sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với các hình ảnh mô tả giúp học sinh có thể hiểu và nhớ lâu kiến thức.
b. Nêu và giải quyết vấn đề:
Với một số nội dung mà học sinh có thể tự nhìn thấy, tự làm được, hay tự suy luận được thì tôi sử dụng phương pháp này. Khi đặt ra vấn đề để giúp học sinh có thời gian suy nghĩ, sau khi xong có sự nhận xét và đánh giá của giáo viên giúp cho học sinh bổ sung những thiếu sót của mình.
c. Phương pháp bản đồ - biểu đồ.
Thông qua việc quan sát bản đồ, học sinh có thể đọc được nội dung và phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng.
V. NỘI DUNG TỪNG SLIDE
Slide
Nội dung
1
Giới thiệu thông tin
2
Mở đầu
3
Mục tiêu bài học
4
Bố cục bài học
- Châu Phi gồm 54 quốc gia, là châu lục có diện tích lớn thứ 3 thế giới (30,4 triệu km2), với số dân khoảng 908 triệu người (năm 2005).
- Phía Bắc Châu Phi giáp Địa Trung Hải, thông qua biển này, châu Phi có thể đi tới châu Âu. Phía Đông Châu Phi giáp với biển Đỏ, bên bờ biển này là vùng đất Châu Á. Phần còn lại, Châu Phi giáp với Ấn Độ Dương Và Đại Tây Dương.Vị trí địa lí cùng với những đặc thù về tự nhiên, con người Châu Phi đã tạo nên những điểm nổi bật của Châu lục này. Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các nội dung chính: 
 I. Một số vấn đề về tự nhiên
 II. Một số vấn đề về dân cư và xã hội.
 III. Một số vấn đề về kinh tế của Châu lục này.
5
Một số vấn đề về tự nhiên.
- Phần lớn lãnh thổ Châu Phi có khí hậu khô nóng.Ở đây, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm không đáng kể. Tuy nhiên, phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam của châu lục này lại có khí hậu cận nhiệt.
- Khí hậu Châu phí rất khắc nghiệt. Tại các vùng sa mạc, lượng mưa chỉ có 50-100mm/năm. Vào mùa hè, nhiệt độ trên hoang mạc Namip lên tới 50-600C.
- Cảnh quan chính ở châu Phi là hoang mạc, bán hoang mạc, xa van và xa van rừng Tuy vậy, ở đây vẫn có diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm phân bố dọc xích đạo và khu vực phí Tây Bắc – ven vịnh Ghine.
- Thực vật tự nhiên ở Châu Phi có tính đa dạng cao. Rừng Châu Phi là nơi sinh sống của nhiều loài thú quý như voi châu Phi, hươu cao cổ, ngựa vằn, tê giác .
6,7
- Châu Phi rất giàu tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, vàng, kim cương, đồng, photphorit, crom, mangan, uranium 
- Tuy nhiên, khoáng sản và rừng là những tài nguyên đang bị khai thác mạnh. Rừng bị khai thác mạnh để lấy gỗ, chất đốt và mở rộng diện tích đất canh tác cùng với khí hậu khắc nghiệt, tình trạng hạn hán kéo dài đã làm cho nhiều khu vực bị hoang hóa, nhất là ven các hoang mạc, bán hoang mạc.
- Việc khai thác khoáng sản nhằm mang lại lợi nhuận cho nhiều công ti tư bản nước ngoài đã làm cho nguồn tài nguyên này bị cạn kiệt va môi truowngf bị tàn phá.
Do vậy, biện pháp cấp bách đối với đa số các quốc gia Châu Phi là phải sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế sự khô hạn,
- Khí hậu khô hạn và cảnh quan hoang mạc, bán hoang mac và xa van là những trở ngại chính đối với đời sống sinh hoạt cũng như sự phát triển kinh tế Châu Phi. Sự gia tăng của biến đổi khí hậu toàn cầu đã đặt Châu Phi đứng trước nhiều thử thích lớn. Chúng ta cùng theo dõi đoạn phong sự sau để hiểu hơn về ván đề này.
8
Video Châu Phi với biến đổi khí hậu 
9
II. Một số vấn đề về dân cư và xã hội.
1. Dân cư
- Năm 2004, tổng dân số Châu Phi khoảng 719 người. Hiện nay Châu Phi vẫn là châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số cao so với các châu lục khác và so với mức trung bình của thế giới.
- Theo số liệu năm 2005, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Châu Phi là 2,3%, trong khi đó trung bình thế giới là 1,2%, các nước đang phát triển 1,6%, các nước phát triển là 0,1%. Việt Nam là 1,32%.
- Nguyên nhân là do tỉ suất sinh cao 38%0 năm 2005. Điều này đã làm cho dân số Châu Phi tăng lên nhanh chóng. Con số này ở các quốc gia là khac nhau. 
- Tuy nhiên, đói nghèo và dịch bệnh và chất lượng cuộc sống thấp đã làm cho tuổi thọ người dân Châu Phi rất thấp, chỉ 52 tuổi, trong khi thế giới là 67 tuổi.
10,11
2. Xã hội.
- Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi từ sau Thế chiến thứ hai. Đến năm 1960, hầu hết các quốc gia Châu Phi đều giành được độc lập và thiết lập chế độ Cộng hòa.Chế độ quân chủ lập hiến chỉ tồn tại ở Maroc, Lê-xô-thô..
- Hiện nay, nhiều quốc qia Châu Phi vẫn xảy ra các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành quyền lực như các cuộc xung đột tại Bờ Biển Ngà (Cốt-đi-voa), Xu-đăng, Công-gô, Xu-ma-li đã cướp đi sinh mạng của hang triệu người. 
12

- Trình độ dân trí thấp. Tỉ lệ người trên 14 tuổi biết chữ chỉ chiếm từ 35%-50%.
- Chỉ số HDI rất thấp. Chỉ có 3 quốc gia đạt trên 0,7 là An-gie-ri, Tuy-ni-di, Cap-ve, còn tói 28 quốc gia dưới 0,5. Trong khi mức trung bình của thế giới là 0,741. 
13
- Đói nghèo, dịch bệnh là những vấn nạn mà châu lục này đang phải gánh chịu.
+ Theo điều tra của trường ĐH Pensylvnia (Hoa Kì), trong 160 nước trên thế giới, Châu Phi có tới 37% dân số sống dưới mức nghèo khổ. Mỗi năm thế giới tăng 25 triệu người nghèo thì đa số lại thuộc các nước Châu Phi.
 + Có đến 50% dân số các nước Châu Phi không được sử dụng nước sạch.
 + Trong 54 quốc gia kinh tế nghèo nhất thì Châu Phi có 34 nước. Trong hơn 5 thế kỉ qua, chưa bao giờ châu Phi đạt mức lương thực bình quân đầu người 180kg/ người để no về lượng. 
- Châu Phi chỉ chiếm 14% dân số thế giới nhưng tập trung hơn 2/3 tổng số người nhiễm HIV toàn thế giới. Trên thế giới mỗi ngày có them 7.500 người nhiễm HIV thì Châu Phi chiếm hơn 3.500 người. Chi phí chăm sóc cho người mắc AIDS ở Châu Phi hằng năm hiện nay lên tới trên 300 triệu USD.



- Ở đây còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu chưa được xóa bỏ. Cùng với bệnh tật, nghèo đói va những cuộc xung đột đẫm máu đã và đang là mối đe dọa lớn đối với Châu lục này.
- Hiện nay, các nước Châu Phi đang nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế thông qua các dự án.
- Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã gửi chuyên gia sang giảng dạy và tư vấn kĩ thuật cho một số nước Châu Phi.
- Để hiểu rõ hơn về cái đói, cái nghèo ở nơi đây, chúng ta hãy theo dõi đoạn phim sau:
14
Video đói nghèo châu Phi
16
III. Một số vấn đề về kinh tế.
- Mặc dù tài nguyên vô cùng phong phú, xong đa số các nước Châu Phi là những nước nghèo, kinh tế kém phat triển.
- Năm 2004, Châu Phi chỉ đóng góp 1.9% cho GDP toàn cầu.
- GDP/người của các nước Châu Phi rất thấp. Chỉ có 4 quốc gia: Nam Phi, Ga Bông, Li Bi, Bôt-xoa-na có GDP/người trên 2500 USD. Có các quốc gia như CH Sat, Xô-ma-li, Ê-ti-ô-pi-a, Ni-giê thu nhập bình quân dưới 200 USD.
17
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước Châu Phi chậm và không ổn định. Năm 2004 chỉ có An-giê-ri và Ga-na cao nhất, đạt 5,2%.
- Nguyên nhân chủ yếu là do bị chủ nghĩa thực dân thống trị qua nhiều thế kỉ.
Cộng thêm đó là các cuộc xung đột sắc tộc; Sự yếu kém trong bộ máy quản lí nhà nước của nhiều quốc gia non trẻ; Dân số tang nhanh, trình độ dân trí thấp cũng đã hạn chế nhiều sự phát triển của châu lục này.
- Hiện nay, nhiều nước châu Phi đã thực hiện cải cách kinh tế - xã hội theo hướng: Tăng cường tư nhân hóa, cải thiện môi trường pháp lí, tang cường kĩ thuật công nghệ, cải tổ cơ cấu kinh tế, chống tham nhũng, tích cực xuất khẩu, tự do hóa thương mại, tang cường tiết kiệm, giảm nợ nước ngoài, tang cường hợp tác với khu vực và quốc tế.
 Đặc biệt, các nước Châu Phi đều chú trọng giảm gia tang dân số, đẩy mạnh y tế, giáo dục, thu hút đầu tư nước ngoài và giành quyền kiểm soát về tài nguyên.
- Do vây, trong những năm gần đây, nhìn chung nền kinh tế các nước Châu Phi bước đầu được cải thiện, cơ cấu giá trị sản lượng các ngành kinh tế trong GDP đã được chuyển biến, tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao. 
- Sau đây chúng ta cùng theo dõi một số phóng sự để thấy được một số dự án của các tổ chức quốc tế giúp đỡ Châu Phi, trong đó có Việt Nam.
17. 
Mô hình hợp tác Nam-Nam
18
Video hợp tác Châu Phi-Mê Koong song ngữ
19
Củng cố 
20
Kết bài
21-33
Câu hỏi tương tác
34
Tài liệu tham khảo

Xin chân thành cảm ơn!
 Tam Dương, ngày tháng 10 năm 2016
 Người thực hiện
 Nguyễn Thị Mai

Tài liệu đính kèm:

  • docthuyet_minh_bai_giang_dia_li_lop_11_tiet_5_bai_5_mot_so_van.doc