Bài giảng Hóa học 11 - Bài 8: Amoniac và muối amoni - Năm học 2022-2023 - Liên Hà Anh - Trường THPT Đức Hòa

Bài giảng Hóa học 11 - Bài 8: Amoniac và muối amoni - Năm học 2022-2023 - Liên Hà Anh - Trường THPT Đức Hòa

- Amoni hydroxit NH4OH và các muối amoni được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm

Cung cấp thông tin về việc tạo ra axit hàng ngày của một bệnh nhân nào đó thông qua nồng độ amoni trong nước tiểu.

- Là nguồn cung cấp nito thiết yếu cho các loại cây trồng, đặc biệt là khi chúng phát triển ở khu vực đất thiếu oxy. Nito liên kết với protein trong sinh khối chết, sau đó vi sinh vật sẽ tiêu thụ và chuyển thành ion NH4+ giúp rễ cây hấp thụ được.

 

pptx 6 trang Trí Tài 03/07/2023 2250
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học 11 - Bài 8: Amoniac và muối amoni - Năm học 2022-2023 - Liên Hà Anh - Trường THPT Đức Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ứng dụng và tác hại của muối amoni 
Trong phòng thí nghiệm 
Điều chế N2 
01 
Điều chế N2O 
02 
Trong đời sống 
- Là nguồn cung cấp nito thiết yếu cho các loại cây trồng, đặc biệt là khi chúng phát triển ở khu vực đất thiếu oxy. Nito liên kết với protein trong sinh khối chết, sau đó vi sinh vật sẽ tiêu thụ và chuyển thành ion NH4+ giúp rễ cây hấp thụ được. 
Cung cấp thông tin về việc tạo ra axit hàng ngày của một bệnh nhân nào đó thông qua nồng độ amoni trong nước tiểu. 
- Amoni hydroxit NH4OH và các muối amoni được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm 
Khi làm bánh bao người ta thường cho ít bột nở NH4HCO3 vào bột mì. Khi nướng bánh, NH4HCO3 phân hủy thành các chất khí và hơi thoát ra nên làm cho bánh xốp và nở. 
NH4HCO3(r) -> NH3↑ + CO2↑ + H2O↑ 
Do khí NH3 sinh ra nên làm cho bánh bao có mùi khai. 
Vì NH4Cl phân hủy tạo ra NH3 có tính khử tác dụng với oxit kim loại do đó nó có tác dụng đánh sạch bề mặt kim loại để mối hàn được bền hơn 
NH4Cl -> NH3 + HCl 
3CuO+2NH3 -> 3Cu+N2+3H2O 
Liên hệ 
Tại sao “bánh bao” thường rất xốp và có mùi khai 
Tại sao trước khi hàn kim loại, người ta thường dùng NH4Cl đánh lên bề mặt của kim loại 
Tác hại 
 Về bản chất, amoni không gây độc, tuy nhiên, nếu nguồn nước bị nhiễm amoni thì dẫn chất của nó bởi sự oxy hóa là nitrit NO2- với nitrat NO3- khá độc hại. Nitrat gây nên hiện tượng thiếu hụt vitamin. Nếu kết hợp thêm với các amin sẽ tạo ra nitrosamin, đây là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư ở người. 
Ở trẻ sơ sinh nitrat đặc biệt nguy hiểm, khi xâm nhập vào cơ thể nhờ vi khuẩn trong ruột mà nitrat sẽ chuyển thành nitrit. Đây là chất còn độc hại hơn nitrat rất nhiều lần. Khi xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ khiến trẻ bị xanh xao, ốm yếu, thiếu máu, khó thở do thiếu oxy trong máu. 
Trong khử trùng nước, amoni sẽ làm hao tốn clo do amoniac tác dụng với clo làm nó mất khả năng sát khuẩn nước, hơn nữa, chất độc như cloramin (monocloramin, dicloramin, triclonitơ) có thể được tạo thành. 
Thanks 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_8_amoniac_va_muoi_amoni_13484718.pptx