Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết 74: Tràng giang - Năm học 2022-2023 - Nhóm 1 - Trường THPT Nguyễn Trãi

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết 74: Tràng giang - Năm học 2022-2023 - Nhóm 1 - Trường THPT Nguyễn Trãi

 c, Lời đề từ

“ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”

- Là cảm xúc (bâng khuâng, nhớ) trước khung cảnh thiên nhiên rộng lớn ( trời rộng, sông dài).

 - Một nỗi buồn phảng phất được gợi lên bởi sự xa cách, chia lìa giữa trời và sông (trời rộng nhớ sông dài).

→ Câu đề từ toát lên cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

 

ppt 22 trang Trí Tài 03/07/2023 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết 74: Tràng giang - Năm học 2022-2023 - Nhóm 1 - Trường THPT Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 74: Đọc văn 
 ( Huy Cận) 
TRÀNG GIANG 
I, Tìm hiểu chung 
 1, Tác giả 
 - Huy Cận ( 1919- 2005), tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở Hà Tĩnh. 
 - Tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Lửa thiêng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời 
 - Là một trong những đại biểu xuất sắc nhất của phong trào thơ mới với hồn thơ ảo não. 
 - Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí. 
→ Huy Cận vừa là nhà thơ lớn vừa là nhà hoạt động văn hoá, xã hội. 
Em hãy trình bày những nét tiêu biểu nhất về nhà thơ Huy Cận ? 
 2, Văn bản. 
 a, Hoàn cảnh ra đời. 
 - Viết vào mùa thu 1939. Bài thơ chủ yếu được khơi gợi từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước 
 - Tràng giang được rút trong tập thơ “Lửa thiêng” ( 1940). 
 Là một trong những bài thơ hay nhất tiêu biểu cho phong cách thơ Huy Cận trước cách mạng tháng Tám. 
 b, Nhan đề bài thơ 
 - Tràng giang ( trường giang): sông dài; từ Hán Việt gợi màu sắc trang trọng, cổ kính. 
 - Điệp vần “ang” gợi không gian mênh mang, lan toả, gợi hình ảnh con sông dài, rộng. 
Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ? 
 c, Lời đề từ 
“ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” 
- Là cảm xúc (bâng khuâng, nhớ) trước khung cảnh thiên nhiên rộng lớn ( trời rộng, sông dài). 
 - Một nỗi buồn phảng phất được gợi lên bởi sự xa cách, chia lìa giữa trời và sông (trời rộng nhớ sông dài). 
→ C âu đề từ toát lên cảm xúc chủ đạo của bài thơ. 
Em hãy giải thích ý nghĩa của câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”? 
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, 
Con thuyền xuôi mái nước song song, 
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả; 
Củi một cành khô lạc mấy dòng. 
 Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, 
 Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. 
 Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; 
 Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. 
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng; 
Mênh mông không một chuyến đò ngang. 
Không cầu gợi chút niềm thân mật, 
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. 
 Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, 
 Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. 
 Lòng quê dợn dợn vời con nước, 
 Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà 
TRÀNG GIANG 
 Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài 
c. Bố cục: 
Khổ 1 
Cảnh sông nước mênh mông,  gợi nỗi  sầu buồn,  cô đơn. 
Khổ 2 
Cảnh được mở rộng, thêm cồn cát nhưng hoang vắng, trơ trọi.  Nỗi buồn của con người thấm đẫm vào không gian. 
Khổ 3 
Cảnh có thêm  màu sắc với bãi bờ tít tắp mà k hông  chút niềm thân mật.  Con người khát khao giao hòa trong tình người, tình đời. 
Khổ 4 
Cảnh hùng vĩ,  rợn ngợp, làm  dậy lên trong  lòng người nỗi  nhớ nhà, nhớ quê. 
Tràng Giang 
 II, ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN. 
CÂU HỎI THẢO LUẬN 
Bức tranh thiên nhiên ở các khổ thơ được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào? Nhận xét về bức tranh thiên nhiên đó? Từ đó cho biết tâm trạng của nhà thơ? 
 - Nhóm 1: Khổ 1 
 - Nhóm 2: Khổ 2 
 - Nhóm 3: Khổ 3 
 - Nhóm 4: Khổ 4 
 1, Khổ thơ 1: 
-Mở đầu bài thơ là cảnh sông nước mênh mông, bất tận. 
 + Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp → t ừ láy gợi những con sóng gợn trên dòng sông hết đợt này đến đợt khác gợi nỗi bu ồn triền miên, không dứt, 
 + Con thuyền thật trôi trên sông gợi ra kiếp người nhỏ bé đơn côi, vô định. Con thuyền lênh đênh thả mái xuôi dòng, phó mặc, buông xuôi. Câu thơ như chất chứa một nỗi buồn chia li, xa cách. 
 + Thuyền về, nước lại → phép đối và nhân hóa gợi nỗi sầu chia li, tan tác. bởi được nhìn qua đôi mắt của một con người đang cô đơn 
1 
+ Củi một cành khô lạc mấy dòng ( yếu tố hiện đại). Cành củi lạc lõng giữa muôn ngả sông dài. Đây cũng là một hình ảnh biểu trưng ẩn dụ cho kiếp người nhỏ nhoi, lạc lõng, cô đơn, mất phương hướng giữa dòng đời. 
→ Khổ thơ vẽ nên cảnh sông nước không gian bao la, mênh mông; sự vật bé nhỏ, trôi nổi, lạc loài. 
 - Tâm trạng: Buồn, cô đơn, lạc loài giữa không gian, vũ trụ rộng lớn. 
2, Khổ thơ 2: 
-Khổ 2 vẫn tiếp tục mạch tình ý của khổ 1 có thêm những sáng tạo mới : 
 + Câu thơ đầu là một nét vẽ mềm mại, uốn lượn, nhịp nhàng các từ láy lơ thơ, đìu hiu gợi tả cảnh vật cồn bãi nhỏ bé, cô độc, vô định, lạnh vắng và hiu hắt. 
 + Âm thanh “ tiếng làng xa vãn chợ chiều ” -> gợi nên sự xa xôi không rõ rệt, đồng thời gợi nên sự tàn tạ. 
 Câu hỏi “ Đâu tiếng...” 
 + Thể hiện sự khao khát, mong mỏi về 1 chút hoạt động âm thanh, sự sống của con người. 
 + Phủ định hoàn toàn : chung quanh đây không hề có 1 chút sự sống -> cảnh buồn, vắng và cô đơn hơn 
-Hai câu sau : Không gian mở rộng nhiều chiều 
+ Nắng xuống > < trời lên; sông dài - trời rộng→phép đối lập : 
 + Bến cô liêu→ Buồn, vắng vẻ. 
->Bức tranh thiên nhiên 3 chiều ( dài, rộng, sâu ) làm tăng thêm sự vắng vẻ, lẻ loi cô độc. 
→ Bức tranh thiên nhiên: Đẹp, hoang sơ, vắng lặng, cô tịch; không gian đa chiều nhưng thiếu bóng dáng, hoạt động sống của con người. 
 - Tâm trạng: Nỗi buồn, cô đơn, trống vắng, con người trở nên bé nhỏ, rợn ngợp trước thiên nhiên, vũ trụ; niềm khát khao giao cảm với cuộc sống con người. 
3. Khổ 3: 
- Bức tranh tràng giang tiếp tục được ghi lại với những hình ảnh gợi tả : 
 +Hàng bèo trôi dạt trên sông mênh mông về đâu ẩn dụ cho những kiếp người chìm nổi vô định giữa dòng đời. (yếu tố hiện đại) 
 + Điệp từ “không” ( 2 lần) tiếp tục tô đậm cái mênh mông , lặng lẽ cô đơn của cảnh vật vì không có hoạt động của cuộc sống con người. 
 k 
→Bức tranh thiên nhiên: Vắng vẻ, tĩnh lặng, mênh mông, thiếu sự sống con người . Cảnh vật tuy có t hêm màu sắc, nhưng vẫn nhạt nhòa, vô cảm, rời rạc, không một mối dây ràng buộc gắn kết. 
 - Tâm trạng: Nỗi buồn trước vũ trụ, trước cuộc sống thiếu vắng con người, tình người, nỗi buồn nhân thế; Lòng người thấm thía sự cô đơn, lạnh lùng , nỗi buồn quê hương đất nước được thể hiện kín đáo, sự khát khao được hòa hợp với cuộc sống con người. 
 4, Khổ thơ 4 
 - Bức tranh thiên nhiên: 
 + Những núi mây trắng được ánh nắng chiếu vào như dát bạc. → Kh ông gian mênh mông, vô tận. Hình ảnh mang nét đẹp cổ điển khơi nguồn cảm hứng từ tứ thơ Đường của Đỗ Phủ ( mặt đất mây đùn cửa ải xa ) 
+ Hình ảnh cánh chim nhỏ nghiêng đi như không chịu đựng được sức nặng của bóng chiều đang sa xuống, đối lập với cảnh bầu trời cao rộng, hùng vĩ càng làm tôn lên vẻ đẹp của đất trời. Dấu hai chấm g ợi mối quan hệ giữa cánh chim và bóng chiều: Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều cùng sa xuống, hay chính bóng chiều sa, đè nặng làm nghiêng lệch đ ôi cánh chim. 
 =>B ức tranh thiên nhiên hùng vĩ, đẹp, buồn 
- Nỗi lòng nhà thơ: 
 + Từ láy dợn dợn diễn tả nỗi lòng nhớ quê h ư ơng cứ tăng mãi lên, mạnh mãi lên theo nhịp những con sóng. Gợi nỗi nhớ đang dâng ngập không gian, ngập cả lòng người 
 → C ảm xúc dâng trào 
 + Cách nói phủ định: không khói hoàng hôn - nhớ nhà . 
Nhà th ơ học ý th ơ của Thôi Hiệu đời Đ ư ờng. Thôi Hiệu nhìn khói song nhớ nhà. Ở đây không có khói sóng trào dâng nỗi nhớ nhà, nhớ quê h ư ơng. Nỗi lòng quê của tác giả rất da diết mà kín đáo. 
→ Nỗi buồn nhớ quê hương của nhà thơ đến đây đã được bộc lộ trực tiếp . N ỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết, cháy bỏng, thường trực, dâng lên như nhịp những con sóng. Từ đó bài thơ mở ra một tình yêu lớn lao - Tình yê u quê hương đất nước thiết tha. 
III, Tổng kết 
 1, Nghệ thuật: 
- Thể thơ thất ngôn trang nghiêm cổ kính, với cách ngắt nhịp quen thuộc (4/3) tạo nên sự cân đối, hài hoà. 
- Thủ pháp tương phản được sử dụng triệt để : hữu hạn / vô hạn, nhỏ bé / lớn lao, không / có. 
- Những từ láy đìu hiu, chót vót, lơ thơ, điệp điệp, song song, lớp lớp, dợn dợn gợi nhịp điệu triền miên. 
 - Yếu tố cổ điển, hiện đại của bài thơ. 
 - Biện pháp nghệ thuât: nhân hoá, ẩn dụ, câu thơ giàu tính nhạc, từ láy được sử dụng hiệu quả 
2, Nội dung: 
 - Nỗi buồn trong sáng của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trước cuộc đời. 
 - Nỗi buồn nhớ quê hương da diết, mãnh liệt. 
 - Tình yêu thiên nhiên, khát khao giao cảm với đời. 
 - Tình yêu nước thầm kín mà thiết tha. 
“ Tràng giang là một bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn tổ quốc ” 
Yếu tố cổ điển 
- H ình ảnh quen thuộc trong thơ cổ, nhiều hình ảnh, tứ thơ được gợi từ thơ cổ ( tràng giang, bờ bãi đìu hiu, cánh chim trong bóng chiều ) 
Yếu tố hiện đại 
- Thể thất ngôn, 4 khổ thơ như bức tứ bình tả cảnh ngụ tình. 
Sử dụng nhiều từ Hán Việt, nhiều thi liệu truyền thống. 
 Hàm súc, cô đọng, tao nhã cao sâu, khái quát. 
Hình ảnh ước lệ, tượng trưng. 
Tràng giang mang nỗi sầu từ vạn cổ của con người bé nhỏ, hữu hạn trước thời gian, không gian vô hạn, vô cùng 
Nỗi buồn sầu cô đơn nhưng lại bâng khuâng man mác - nỗi buồn thời đại. 
Cảnh vật gần gũi , thân thuộc . 
Trực tiếp thể hiện cái Tôi cô đơn trước vũ trụ , lòng yêu quê hương đất nước thầm kín, tha thiết. 
Hình ảnh gần gũi, chân thực. củi khô, tiếng vãn chợ chiều, bèo dạt 
Bài tập củng cố. 
Hãy chọn đáp án em cho là đúng nhất. 
Câu 1 . Bài thơ “Tràng giang ” được gợi cảm hứng từ con sông nào? 
Sông Hồng. C. Sông Hương. 
Sông Đà. D. Trường Giang. 
Câu 2. Thi liệu “Củi một cành khô ” có giá trị như thế nào? 
Gợi cái tầm thường, nhỏ nhoi, vô nghĩa. 
Tạo nên sự mới mẻ cho câu thơ. 
Tạo cảm giác cô đơn, lạc lõng. 
Gợi cái tầm thường,tạo nên tính hiện đại, gợi kiếp người nhỏ bé, vô định. 
` 
Câu 3.Tâm trạng của nhà thơ trong khổ 3? 
Nỗi buồn mênh mông trước cuộc đời. 
Tâm sự u uất trước thời đại. 
Nỗi buồn mênh mông trước cảnh trời rộng sông dài, nỗi buồn nhân thế. 
Buồn vì thiếu kẻ tri âm giữa cuộc đời. 
Câu 4. Câu thơ “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” tạo ấn tượng về: 
Thiên nhiên tuy buồn nhưng tráng lệ. 
Sự hùng vĩ của thiên nhiên. 
Cảnh đẹp của thiên nhiên. 
Sự sống động của thiên nhiên. 
5. Lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” trong bài thơ Tràng giang thể hiện rõ nhất cảm xúc gì? 
a. Nỗi buồn, nỗi cô đơn trước thời gian, vũ trụ, cuộc đời. 
b. Nỗi buồn nhớ về một quá khứ xa xôi. 
c. Nỗi xao xuyến khó tả trước vẻ đẹp của thế giới tự nhiên. 
d. Nỗi buồn nhớ đất nước, quê hương. 
Luyện tập. Tìm những yếu tố về số tiếng, nhịp điệu, từ láy, hình ảnh đối lập ở khổ thơ 1 bài thơ Tràng Giang (Huy Cận) để chứng minh ảnh hưởng của thơ Đường luật với thơ mới: 
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp 
Con thuyền xuôi mái nước song song 
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả 
Củi một cành khô lạc mấy dòng 
 - Số tiếng, số dòng: 7 tiếng, 4 dòng. 
 - Nhịp điệu : 4/3(câu 1, 2, 4); 2/2/3 (câu 3) 
 - Từ láy: điệp điệp, song song. 
 - Hình ảnh đối lập: thuyền về > < nước lại 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_11_tiet_74_trang_giang_nam_hoc_2022_2023_n.ppt